Cách hạ huyết áp cho người tiểu đường

Tăng huyết áp là một trong những biến chứng nguy hiểm và thường gặp ở người bệnh tiểu đường. Vậy tăng huyết áp ở người tiểu đường nguyên nhân do đâu, có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây, Thầy thuốc Việt Nam sẽ giải đáp và cung cấp cho bạn đọc cách phòng ngừa tăng huyết áp khi bị tiểu đường hiệu quả

1. Mối liên hệ giữa tiểu đường và tăng huyết áp

Tiểu đường [hay còn gọi là Đái tháo đường] là bệnh lý chuyển hóa. Là tình trạng nồng độ đường trong máu tăng cao, vượt quá 6,9 mmol/L khi kiểm tra đường huyết lúc đói.

Có 2 typ tiểu đường chính:

  • Tiểu đường typ 1: thường liên quan đến di truyền]
  • Tiểu đường typ 2: do cơ thể kháng insulin – hormon hạ đường huyết của cơ thể.

Tăng huyết áp là tình trạng áp lực thành mạch tăng cao. Đơn vị đo của huyết áp là mmHg. Khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc trị số trung bình của huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg được coi là tăng huyết áp. Đây là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường. Khi bị đồng thời tiểu đường và huyết áp cao có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. 

Theo thống kê của Blood Pressure UK, số lượng bệnh nhân tiểu đường typ 1 bị tăng huyết áp chiếm 25%. Tỉ lệ này lên đến 75% ở bệnh nhân tiểu đường typ 2. 

Một nghiên cứu khác của Hiệp hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ [ADA] đã chỉ ra rằng, 60% người bị tiểu đường gặp tình trạng tăng huyết áp. 

2. Nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp ở người bệnh tiểu đường

Huyết áp cao biểu hiện như thế nào?

Người bệnh tiểu đường có đường huyết cao, kéo theo nước trong tế bào ra ngoài lòng mạch. Điều này làm tăng thể tích máu, gây áp lực lớn lên thành mạch. Tình trạng này kéo dài dẫn đến bệnh tăng huyết áp. 

Ngoài ra, tiểu đường gây tổn thương lớp tế bào nội mạc trong lòng mạch, tạo điều kiện cho cho LDL-Cholesterol [mỡ xấu] bám vào, gây xơ vữa động mạch. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây tăng huyết áp và các biến chứng tim mạch khác ở người bệnh tiểu đường như nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc huyết áp cao ở bệnh nhân tiểu đường như: 

  • Tiền sử gia đình: Gia đình có người mắc các bệnh tim mạch hay bệnh huyết áp sẽ có nguy cơ cao mắc biến chứng tăng huyết áp. 
  • Tuổi cao: Thành mạch của người cao tuổi có xu hướng xơ hóa, giảm độ đàn hồi, dễ bị tăng huyết áp. 
  • Béo phì: Béo phì làm tăng lắng đọng mỡ, có nguy cơ cao bị máu nhiễm mỡ. Máu nhiễm mỡ là nguyên nhân chính gây xơ vữa động mạch, làm tổn thương mạch máu với biểu hiện xơ, cứng, dẫn đến tăng huyết áp. 
  • Lười vận động: Lười vận động khiến năng lượng trong cơ thể dư thừa, tích trữ dưới dạng mỡ. Lượng mỡ tích trữ càng nhiều, nguy cơ máu nhiễm mỡ, tăng huyết áp càng cao. 
  • Chế độ ăn không hợp lý: Chế độ ăn nhiều đường dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn, bệnh tiến triển nhanh dẫn đến xuất hiện sớm biến chứng tăng huyết áp. Ngoài ra, thường xuyên ăn nhiều thực phẩm chứa Lipid cũng có thể dẫn đến máu nhiễm mỡ, gây ra tăng huyết áp. 
  • Hút thuốc lá: Nicotin trong thuốc lá kích thích co mạch, tăng huyết áp, lâu ngày dẫn đến bệnh tăng huyết áp. 

3. Tăng huyết áp ở người tiểu đường có nguy hiểm không? 

Tăng huyết áp được coi là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất do tiểu đường gây ra, đặc biệt có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. 

Bởi lẽ, tăng huyết áp làm suy giảm chức năng một số cơ quan như suy tim, suy thận, hay biến chứng trên mắt… 

  • Suy tim: Áp lực thành mạch cao khiến tim luôn phải tăng cường hoạt động để đẩy máu đi, dẫn đến suy tim.
  • Suy thận: Tăng huyết áp làm ảnh hưởng đến chức năng lọc của thận, đồng thời ức chế cơ chế điều hòa huyết áp của thận khiến tình trạng tăng huyết áp không được kiểm soát.
  • Biến chứng trên mắt: Huyết áp tại động mạch mắt tăng cao có thể gây xơ mạch hay vỡ mạch máu võng mạc, dẫn đến mờ mắt thậm chí mù vĩnh viễn. 

Nguy hiểm hơn, tăng huyết áp có thể làm tổn thương mạch vành hoặc mạch máu não. Tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim hay đột quỵ, ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân. 

Do đó, người bệnh tiểu đường cần kiểm soát bệnh nghiêm ngặt để tránh biến chứng tăng huyết áp. 

4. Cách phòng ngừa biến chứng tăng huyết áp khi bị tiểu đường

Để tránh biến chứng tăng huyết áp khi bị tiểu đường, người bệnh cần thay đổi lối sống lành mạnh. Dưới đây là một vài lời khuyên cho bạn. 

Thay đổi chế độ ăn

  • Tránh ăn thực phẩm nhiều đường khiến đường huyết tăng đột ngột. Thực phẩm nên tránh như chè, bánh ngọt, sữa đặc… 
  • Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh thức ăn giàu Lipid để tránh mỡ máu tăng cao. Giảm nguy cơ gặp biến chứng mạch máu như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. 
  • Thay vào đó, bạn nên bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe. Nên ăn nhiều rau xanh, cá, thịt nạc [hạn chế thịt mỡ]. Thay mỡ động vật thành dầu thực vật, trái cây… Đồng thời, người bệnh tiểu đường cần duy trì thói quen ăn sáng. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày để kiểm soát đường máu hiệu quả. 

Tập thể dục, thể thao thường xuyên

Người bệnh tiểu đường nên thường xuyên tập thể dục [Nguồn: Internet]

Tập luyện thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe. Giúp thành mạch dẻo dai, giảm nguy cơ mắc tăng huyết áp. Đồng thời, việc này cũng giúp tiêu hao mỡ thừa, tránh máu nhiễm mỡ và các biến chứng mạch máu do bệnh mỡ máu cao gây ra. 

Do đó, khi bị tiểu đường, người bệnh cần duy trì thói quen tập thể dục nhẹ nhàng. Nên chạy bộ, đi bộ… mỗi ngày ít nhất 30 phút. 

Khám sức khỏe định kỳ

Theo bác sĩ, người bệnh tiểu đường cần đi khám định kỳ 3 tháng/lần để theo dõi đường huyết. Đồng thời giúp phát hiện sớm các biến chứng của bệnh. 

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần tuân thủ điều trị. Dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ để ngăn bệnh tiến triển. 

Như vậy, tiểu đường và huyết áp có mối quan hệ mật thiết với nhau. Người bệnh cần phòng ngừa và kiểm soát bệnh cũng như biến chứng tăng huyết áp. Ngoài ra, nếu có câu hỏi khác, bạn có thể để lại bình luận phía dưới để được Thầy thuốc Việt Nam giải đáp tận tình. 

[Visited 2.976 times, 1 visits today]

  • Tags:
  • tiểu đường
  • tiểu đường gây tăng huyết áp

Thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ cho thấy hầu hết số người tiểu đường cuối cùng sẽ phát triển tăng huyết áp và các vấn đề về tim mạch khác. Huyết áp cao có thể dẫn đến nhiều biến chứng hoặc làm chúng trở nên tồi tệ hơn, gây giảm nhanh tuổi thọ của người bệnh. Vì vậy, hiểu được mối liên hệ giữa tăng huyết áp và tiểu đường cũng như cách phòng ngừa, điều trị là chiến lược then chốt để giảm rủi ro biến chứng nguy hiểm.

Nhiều người tiểu đường bị tăng huyết áp.

Cơ chế bệnh sinh tăng huyết áp ở người tiểu đường là do đường huyết cao làm giảm khả năng giãn mạch máu; ảnh hưởng đến thận gây tăng khối lượng dịch trong cơ thể; đồng thời thay đổi cách mà cơ thể sử dụng lnsulin.

Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ chung, như béo phì; chế độ ăn nhiều chất béo và muối; chứng viêm mạn tính và lười vận động cũng khiến hai căn bệnh này cùng tồn tại.

Sự kết hợp giữa bệnh tiểu đường và tăng huyết áp có thể làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch như đau tim và đột quỵ, cuối cùng là tử vong. Mắc đồng thời cả hai bệnh cũng làm gia tăng đáng kể tỷ lệ mắc bệnh thận và các vấn đề về mạch máu, võng mạc.

Nhiều bằng chứng còn cho thấy, huyết áp cao mãn tính có thể làm tăng tốc độ xuất hiện các vấn đề về trí nhớ ở người cao tuổi, chẳng hạn như Alzheimer và chứng mất trí. Nguyên nhân là do các mạch máu trong não dễ bị tổn thương bởi huyết áp cao cộng với xơ vữa động mạch não do tiểu đường gây cản trở dòng máu đến cơ quan này.

Đặc biệt với phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao sẽ khiến họ dễ bị tiền sản giật rất nguy hiểm.

Người tiểu đường kèm tăng huyết áp có rất nhiều rủi ro về sức khỏe. Do đó, trong hướng dẫn điều trị đái tháo đường mới nhất, kiểm soát huyết áp dưới 140/90 mmHg là mục tiêu mà mọi người tiểu đường cần hướng tới.

Người tiểu đường cần giữ huyết áp dưới 140/90 mmHg

Kiểm soát huyết áp giúp giảm đáng kể nguy cơ biến chứng tim mạch và tử vong cho người tiểu đường. Dưới đây là một số cách giúp bạn làm được điều này.

Những người bị tăng huyết áp và tiểu đường nên cố gắng hoạt động ít nhất 5 ngày một tuần trong tối thiểu 30 phút mỗi ngày. Vận động thường xuyên sẽ giúp giảm huyết áp, tăng sức mạnh cơ tim, giảm xơ cứng động mạch và giảm kháng lnsulin trong tiểu đường tuýp 2.

Bạn có thể thực hiện bất cứ bài tập nào yêu thích như đi bộ nhanh 30 phút mỗi ngày, nhưng phải theo dõi đường huyết cẩn thận. Nếu thấy có hiện tượng hạ đường huyết [mờ mắt, chân tay run, đổ mồ hôi lạnh, đói cồn cào] cần dừng lại và ăn chút thức ăn nhẹ như 2-3 chiếc kẹo, bánh quy…

Với những người thừa cân, chỉ những thay đổi nhỏ trong cân nặng cũng tạo ra sự khác biệt về huyết áp. Bạn hãy thử tính chỉ số BMI của mình [= cân nặng [kg] : chiều cao [m] : chiều cao [m]]. Nếu BMI từ 23 trở lên, bạn nên giảm 10% cân nặng của mình.

Giảm cân giúp giảm huyết áp cho người tiểu đường.

Nicotine trong thuốc lá làm tăng huyết áp và nhịp tim, đồng thời tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ. Những người tiểu đường hút thuốc cũng dễ bị biến chứng trên mắt, loét bàn chân, suy thận hơn bình thường. Vì vậy, nếu bạn đang hút thuốc, hãy từ bỏ thói quen này.

Người mắc tiểu đường và tăng huyết áp không nên uống quá nhiều rượu, bia… Những chất kích thích này không tốt cho huyết áp của bạn. Giới hạn tối đa là 3 ly/ngày; 7 ly/tuần với phụ nữ và 4 ly/ngày, 14 ly/tuần với đàn ông.

Chế độ ăn không chỉ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu mà còn ảnh hưởng đến huyết áp của bạn. Để duy trì đường huyết và huyết áp khỏe mạnh, bạn nên:

– Cắt giảm lượng tinh bột còn ¼ khối lượng bữa ăn.

– Tăng cường hoa quả tươi và rau xanh lá.

– Sử dụng nguồn đạm nạc từ thịt gà bỏ da, cá, thịt heo nạc,…

– Hạn chế chất béo, đặc biệt là nguồn cholesterol xấu có trong các loại thịt màu đỏ, nội tạng, mỡ và da động vật, sữa nguyên béo.

– Tránh chiên xào mà nên nấu chín thức ăn bằng cách luộc, hấp, nướng.

– Giảm tối đa lượng muối khi chế biến món ăn và trong khi ăn để duy trì huyết áp.

Người bệnh tiểu đường và cao huyết áp không nên ăn nhiều muối

Bên cạnh thuốc hạ đường huyết, người bệnh tiểu đường nên sử dụng thuốc huyết áp theo chỉ định của bác sĩ nếu huyết áp luôn trên mức 140/90 mmHg. Các nhóm thuốc huyết áp cao có thể dùng là thuốc ức chế men chuyển angiotensin, thuốc ức chế thụ thể angiotensin II, thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi hoặc lợi tiểu. Tùy theo tình trạng cụ thể bác sĩ sẽ kê đơn loại khác nhau.

Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc huyết áp cho người tiểu đường khi chỉ số > 140/90 mmHg

Người bị tiểu đường và tăng huyết áp có nguy cơ bị biến chứng, đặc biệt là biến chứng tim mạch cao hơn. Vì vậy, bên cạnh các giải pháp kiểm soát huyết áp, sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ phòng và cải thiện biến chứng cũng được nhiều người bệnh lựa chọn.

Trong số các sản phẩm hỗ trợ dành riêng cho người tiểu đường, tpbvsk Hộ Tạng Đường là sản phẩm dành riêng cho biến chứng. Nghiên cứu tại TT Oxy cao áp TP HCM cho thấy, kết hợp Hộ Tạng Đường cùng thuốc điều trị giúp người bệnh giảm đường huyết, huyết áp, mỡ máu, cải thiện biến chứng, đặc biệt là biến chứng tim, thần kinh, mắt, thận tốt hơn.

Chia sẻ về hiệu quả của Hộ Tạng Đường, bà Vũ Thị Thanh Luyên [68, ngõ 1/16, Phạm Ngũ Lão, Ngô Quyền, Hải Phòng] cho biết: “Từ ngày dùng thêm sản phẩm này, tôi thấy sức khỏe được cải thiện hẳn, người đỡ mỏi mệt, nhất là biểu hiện của biến chứng như đau hai ngón chân cái, ngứa bàn chân… giảm hẳn”.

Chia sẻ của bà Vũ Thị Thanh Luyên [Hải Phòng]

Hành động ngay hôm nay là cách duy nhất để bảo vệ cơ thể khỏi những tổn thương do tăng huyết áp và tiểu đường. Hãy sử dụng thuốc theo kê đơn đều đặn và điều chỉnh lối sống, đừng để bản thân phải hối tiếc vì đã không điều trị sớm hơn bạn nhé!

Nguồn tham khảo:

//www.medicalnewstoday.com/articles/317220.php

//www.healthline.com/health/type-2-diabetes/hypertension#prevention

//www.webmd.com/diabetes/high-blood-pressure

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. 

Video liên quan

Chủ Đề