Cách hạch toán mua tài sản cố định trên misa năm 2024

Căn cứ vào kế hoạch mua sắm tài sản, nhu cầu sử dụng tài sản, bộ phận có nhu cầu lập yêu cầu mua sắm tài sản.

  • Bộ phận quản lý tài sản [tại đơn vị lớn thường thành lập thành 1 phòng riêng, đối với các đơn vị nhỏ thường là bộ phận hành chính hoặc phòng tổng hợp] kiểm tra sự phù hợp của yêu cầu mua sắm tài sản chuyển Giám đốc phê duyệt.
  • Giám đốc ra quyết định mua sắm tài sản chuyển bộ phận phụ trách mua sắm tài sản.
  • Bộ phận mua sắm tài sản chuẩn bị hồ sơ mua sắm tài sản bao gồm các công việc sau: Xem xét các báo giá [ít nhất là 3 bảng báo giá của 3 nhà cung cấp khác nhau], tổ chức đấu thầu [nếu cần thiết], sau khi xem xét xong sẽ chọn nhà cung cấp phù hợp.
  • Bộ phận mua sắm tài sản chuyển bộ hồ sơ mua sắm tài sản trên và kết quả lựa chọn nhà cung cấp chuyển Giám đốc phê duyệt.
  • Căn cứ vào phê duyệt của Giám đốc, Bộ phận mua sắm tài sản thực hiện mua sắm tài sản: Ký hợp đồng mua sắm tài sản, nhận tài sản, hóa đơn mua sắm tài sản, biên bản thanh lý hợp đồng và các tài liệu có liên quan khác và thông báo cho bộ phận có liên quan.
  • Bộ phận quản lý tài sản và bộ phận mua sắm tài sản nhận tài sản và bàn giao tài sản cho bộ phận sử dụng.
  • Căn cứ vào bộ hồ sơ tài sản, bộ phận kế toán sẽ ghi nhận tài sản vào thẻ tài sản cố định và sổ theo dõi tài sản cố định theo các bước công việc sau:
    • Khai báo TSCĐ: gắn mã số cho tài sản, khai báo thông tin về tên, số lượng, chủng loại, đặc tính kỹ thuật và các thông tin khác.
    • Xác định và ghi nhận nguyên giá Tài sản cố định dựa trên bộ hồ sơ mua sắm Tài sản cố định.
    • Khai báo bộ phận sử dụng, ngày sử dụng, thời gian tính khấu hao và các thông tin về phân bổ khấu hao cho các bộ phận sử dụng.

3. Ví dụ

Ngày 10/01/2017, mua mới màn hình Samsung 40 inches sử dụng tại phòng Giám đốc: Nguyên giá 56.000.000đ [đã thanh toán bằng chuyển khoản], thuế GTGT 10%. Ngày bắt đầu sử dụng 10/01/2017.
  • Thời gian sử dụng 5 năm.

4. Xem phim hướng dẫn

Tải phim hướng dẫn tại đây [Xem hướng dẫn tải phim]

5. Hướng dẫn trên phần mềm

Nghiệp vụ mua sắm tài sản cố định được thực hiện trên phần mềm theo các bước sau:
Bước 1: Hạch toán nghiệp vụ mua tài sản Bước 2: Ghi tăng TSCĐ vào sổ TSCĐ
Lưu ý: Trường hợp mua tài sản cố định có phát sinh nhiều khoản chi phí. Chẳng hạn, khi mua ô tô nhập khẩu, kế toán thực hiện như sau: Lập chứng từ mua hàng có loại là Mua hàng nhập khẩu không qua kho, hình thức thanh toán là Ủy nhiệm chi. Tab Hàng tiền. Khai báo các thông tin về đơn giá của xe ô tô
Tab Thuế. Khai báo thông tin thuế suất: Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng

Lập chứng từ ghi tăng tài sản cố định, có chọn chứng từ nguồn gốc tài sản cố định là chứng từ mua hàng vừa lập và các chứng từ chi phí phát sinh.

Cách hạch toán khấu hao khi mua tài sản cố định như thế nào? Để giúp bạn làm rõ vấn đề này, MISA MeInvoice xin chia sẻ các thông tin liên quan đến hạch toán khấu hao tài sản cố định.

Lưu ý: Trước khi tìm hiểu về cách hạch toán khấu hao tài sản cố định, bạn có thể tìm hiểu trước về những thông tin chi tiết của tài sản cố định trong bài viết xem thêm

Xem thêm: [Cập nhật] TSCĐ là gì? Phân loại các loại tài sản cố định

Khấu hao tài sản cố định là việc định giá và phân bổ giá trị của tài sản một cách có hệ thống do có sự hao mòn tài sản sau một khoảng thời gian sử dụng.

Khấu hao tài sản cố định là khoản khấu hao được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng tài sản đó. Hiểu hơn về khấu hao tài sản cố định là có liên quan đến việc hao mòn tài sản, là sự giảm dần về giá trị hoặc giá trị sử dụng do được sử dụng hay tham gia vào quá trình sản xuất có thể là do hao mòn từ tác động của tự nhiên hoặc do tiến bộ khoa học công nghệ.

2. Cách hạch toán khấu hao khi mua tài sản cố định

2.1 Hạch toán khấu hao khi mua tài sản cố định không phải lắp đặt, chạy thử

Nếu mua tài sản mà không phải lắp đặt, chạy thử, đầu tư,… [không phát sinh các chi phí khác] sử dụng được ngay thì hạch toán:

Nợ TK 211 : [Nguyên giá không bao gồm thuế GTGT] Nợ TK 1332 : Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 1121 / TK 331 :

– Trường hợp mua sắm tài sản cố định hữu hình được nhận kèm thiết bị phụ tùng thay thế, ghi:

Nợ TK 211 : Tài sản cố định hữu hình Nợ TK 153 : Công cụ, dụng cụ [1534] [thiết bị, phụ tùng thay thế] Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ [1332] Có các TK 111, 112, 331…

– Trường hợp mua tài sản cố định hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp:

Khi mua tài sản cố định hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp và đưa về sử dụng ngay cho sản xuất kinh doanh, ghi là:

Nợ TK 211 : Tài sản cố định hữu hình [nguyên giá – ghi theo giá mua trả tiền ngay] Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ [1332] [nếu có] Nợ TK 242 : Chi phí trả trước [[Phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ giá mua trả tiền ngay và thuế GTGT [nếu có]] Có các TK 111, 112, 331.

Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán, ghi:

Nợ TK 331 : Phải trả cho người bán Có các TK 111, 112 [số phải trả định kỳ bao gồm cả giá gốc và lãi trả chậm, trả góp phải trả định kỳ].

Định kỳ, tính vào chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp phải trả của từng kỳ, ghi:

Nợ TK 635 : Chi phí tài chính Có TK 242 : Chi phí trả trước.

– Trường hợp được tài trợ, biếu, tặng tài sản cố định hữu hình đưa vào sử dụng ngay cho sản xuất kinh doanh, ghi:

Nợ TK 211 : Tài sản cố định hữu hình Có TK 711 : Thu nhập khác.

Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến tài sản cố định hữu hình được tài trợ, biếu, tặng tính vào nguyên giá, ghi:

Nợ TK 211 : Tài sản cố định hữu hình Có các TK 111, 112, 331,…

– Trường hợp mua Tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất, đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ghi:

Nợ TK 211 : Tài sản cố định hữu hình [nguyên giá – chi tiết nhà cửa, vật kiến trúc] Nợ TK 213 : Tài sản cố định vô hình [nguyên giá – chi tiết quyền sử dụng đất] Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ [nếu có] Có các TK 111, 112, 331,… Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:

Chủ Đề