Cách kéo pháo của bộ đội ta ở Điện Biên Phủ

"Sau 27 ngày hành quân đến Điện Biên, tiểu đoàn 394, trung đoàn 367 chúng tôi nhận được lệnh tháo pháo khỏi xe, dùng sức người để kéo pháo vào chiếm lĩnh trận địa. Ai cũng lo lắng vì pháo nặng hàng tấn mà lại bỏ xe, rời đường cái để cùng với người đi xuyên sơn hàng chục km, lại phải qua núi cao, vực sâu", cựu chiến binh Phạm Đức Cư kể về nhiệm vụ đầu tiên khi đến lòng chảo Mường Thanh.

Giải thích về yêu cầu nói trên, Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp khi đó nói: "Chúng ta phải hết sức giữ bí mật, bất ngờ, nhất là bất ngờ về hỏa lực lựu pháo và cao xạ - những lực lượng lần đầu tiên tham chiến. Lấy sức người thay cơ giới, đưa pháo vào trận địa không phải vì bộ đội không làm được đường cho xe chạy mà chính là để giữ bí mật, bất ngờ".

Cựu chiến binh Phạm Đức Cư hiện sống ở TP Điện Biên. Ảnh: Hoàng Thuỳ

Hiểu rõ nhiệm vụ, sau khi các đơn vị công binh ngày đêm liên tục mở rộng đường, đêm 16/1, ông Cư và đồng đội bắt đầu xuất quân làm nhiệm vụ. Tiểu đoàn 383 được lệnh chiếm lĩnh ở sườn núi phía Đông Nam lòng chảo Mường Thanh, Tiểu đoàn 394 của ông Cư bao quát ở bên sườn núi phía Tây Nam lòng chảo.

Hai tiểu đoàn bố trí thế trận hình cánh cung ôm lấy lòng chảo, xây dựng cơ động 41 trận địa pháo, hình thành lưới lửa khống chế vùng trời Điện Biên nhằm chiến đấu với không quân của địch, bảo vệ bộ binh tiến quân.

"Chúng tôi được phát mỗi người một đôi giày vải trước khi lên đường. Mỗi khẩu pháo nặng khoảng 2,4 tấn, được khoảng 80-100 người kéo. Đường ra mặt trận phần lớn mới mở, nhỏ hẹp, một bên là vực sâu, lại phải vượt qua nhiều điểm thường xuyên bị máy bay và pháo binh Pháp bắn phá", vị cựu binh kể.

Ông nhớ, sau khi tổ chức kéo thử, cấp trên đã cho làm các dây tời để hỗ trợ chiến sĩ ghìm pháo khi xuống dốc. Lúc kéo, các chiến sĩ cũng phải nắm chặt dây tời, chân dạng ra lấy sức, khi người chỉ huy hô "hai... ba..." thì tất cả gồng sức lên mà kéo. Bánh pháo nhích được đoạn nào là ngay lập tức hai chiến sĩ phải lấy thanh gỗ chèn lại, không cho pháo tụt lại phía sau.

Quảng cáo

Núi rừng Điện Biên hiểm trở, có nơi dốc đến 70 độ khiến ông Cư và đồng đội phải tìm những thân cây to trên đỉnh dốc để buộc dây tời giữ pháo. Hàng trăm con người phía dưới thì dùng sức lực đẩy pháo đi.

"Không chỉ vật lộn với núi cao, vực sâu, chúng tôi còn phải đương đầu với thời tiết khắc nghiệt của Điện Biên. Có những hôm mưa tầm tã, đường trơn trượt, chỉ cần sơ sẩy là pháo có thể rơi xuống vực thẳm. Đôi giày vải được phát sau vài hôm lội bùn, ghì dây kéo pháo đã nát bươm. Anh em phải đi chân trần, dẫm lên gốc cây, đá nhọn, tứa máu", ông Cư cho hay.

Do việc hành quân phải đảm bảo bí mật nên đơn vị cho trinh sát đi trước, dò xét mìn, gián điệp biệt kích. Ban ngày đường nguỵ trang, ban đêm kéo pháo cũng không được soi đèn, chỉ có hai chiến sĩ khoác vải dù trắng đi trước chỉ đường cho đoàn kéo pháo đi.

Đem sức người chống chọi với thiên nhiên, kẻ thù, mỗi đêm, ông Cư và đồng đội chỉ kéo pháo đi được hơn 1 km. Sau 9 đêm, các đơn vị pháo binh đã kéo pháo đi 14 km, lập kỳ tích đưa pháo vào chiếm lĩnh trận địa an toàn, bí mật. Tất cả sẵn sàng chờ lệnh nổ súng tấn công.

"Lúc bấy giờ, anh em chúng tôi quần áo lấm lem bùn đất, chân tay sớt sát máu me, hai mắt trũng sâu vì thiếu ngủ. Thế nhưng, tất cả đều rạng ngời hạnh phúc vì đã làm được việc tưởng chừng như không thể", người cựu binh nhớ lại.

Thế nhưng, trong niềm hân hoan chuẩn bị được tấn công địch, trong khi sức lực còn chưa kịp hồi lại, ông và đồng đội lại nhận được lệnh kéo pháo ra.

Quảng cáo

"Chúng tôi ai cũng bàng hoàng đặt câu hỏi tại sao, không đánh hay có vấn đề gì? Những băn khoăn đó đã được tiểu đoàn trưởng Phạm Đăng Ty giải đáp rằng tinh thần chiến dịch không thay đổi, nhưng chiến thuật thay đổi vì địch có động thái mới. Từ đánh nhanh thắng nhanh, ta chuyển sang đánh chắc tiến chắc", ông Cư nói.

Thấm nhuần tư tưởng, từ chập tối ngày 26/1/1954, những thanh niên tuổi đôi mươi lại bắt tay vào nhiệm vụ kéo pháo về địa điểm tập kết. Cuộc chiến đấu với đèo cao, dốc thẳm lại bắt đầu. Vị cựu binh cho hay, kéo pháo vào vô cùng gian khổ nhưng kéo pháo ra lại càng gian khổ hơn vì lúc này quân Pháp đã phát hiện thấy các hoạt động của bộ đội Việt Nam nên liên tục cho máy bay ném bom, pháo kích.

Tiểu đoàn 394 của ông do tiểu đoàn trưởng Trịnh Duy Hậu chỉ huy, lần lượt kéo ra. Tuy nhiên, khẩu pháo cuối cùng do Tô Vĩnh Diện làm khẩu đội trưởng lại gặp bất trắc.

"Anh Tô Vĩnh Diện lái càng pháo, càng dài 2,2 m, nặng như bắp cày trong khi anh Diện chỉ khoảng 60 kg. Đến đoạn dốc Chuối thì một chùm đại bác của Pháp bắn ra. Một trong hai dây tời chủ để kéo pháo bị đứt, khẩu pháo nặng 2,4 tấn đang xuống dốc bị lộn vòng. Anh Diện hô to tất cả cứu lấy pháo, pháo sắp xuống vực rồi", ông Cư nói và cho biết, lúc này đang xuống dốc, trời lại mưa, đường trơn, Tô Vĩnh Diện thấy gốc cây gần đó thì đưa một chân vào đạp để lấy đà đưa khẩu pháo vào taluy dương. Thế nhưng khẩu pháo quá nặng, quay quật vào người khiến anh gục xuống.

Ông Cư nhớ, khi đồng đội xuống cứu, Tô Vĩnh Diện chỉ hỏi "pháo có làm sao không". Sau đó anh hi sinh, được đồng đội chôn ở bìa rừng.

"Tôi chưa từng khóc nhưng đêm hôm ấy không thể cầm được nước mắt. Tiểu đoàn 394 chúng tôi cùng mặc niệm giữa cánh rừng thanh vắng u tối. Chúng tôi chôn anh không có một nén hương, chỉ có gió rừng ào ạt và hạt mưa, hạt sương đêm như giọt lệ, nhỏ xuống nấm mồ anh", vị cựu binh ngậm ngùi.

Cố thượng tướng Phạm Ngọc Mậu, nguyên Chính uỷ đại đoàn công pháo 351 trong cuốn hồi ký của mình đã viết: Trong đêm tối, mỗi khi ánh chớp loé sáng từ phía Mường Thanh, tiếp sau là hàng loạt đạn xé gió, chưa biết sẽ nổ vào đâu, nhưng các cán bộ, chiến sĩ ta chỉ qua giây phút bồn chồn yên lặng, rồi tiếng "hai... ba..." lại nổi lên vang động cả núi rừng. Có lúc từng loạt đạn rơi ngay bên dòng người kéo pháo, thì lập tức những khẩu hiệu vang lên:"Dũng cảm giữ pháo", "Dù hy sinh không rời pháo", "Còn người còn pháo".

Tinh thần đó đã giúp bộ đội Việt Nam chân trần vượt đạn bom, đưa khẩu pháo cuối cùng về vị trí tập kết lúc mờ sáng ngày 5/2/1954 [tức mùng 3 Tết âm lịch], hoàn thành nhiệm vụ kéo pháo ra. Sau thời gian chuẩn bị "đánh chắc, tiến chắc", chiều ngày 13/3/1954, pháo binh nổ phát súng đầu tiên, mở màn cho cuộc tấn công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và giành thắng lợi vào ngày 7/5.

Chứng kiến mọi diễn biến của chiến dịch, thấy được những gian nan vất vả của bộ đội, những tấm gương hi sinh anh dũng của chiến sĩ Điện Biên, nhạc sĩ Hoàng Vân đã viết nên những lời ca cháy bỏng: "Hò dô ta nào kéo pháo ta vượt qua đèo/ Hò dô ta nào kéo pháo ta vượt qua núi/ Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi/ Vực sâu thăm thẳm vực nào sâu bằng chí căm thù".

Sau những thất bại liên tiếp trên chiến trường, cuối năm 1953, Pháp cho quân nhảy dù xuống lòng chảo Điện Biên Phủ, chiếm lĩnh tất cả các điểm cao của một vùng thung lũng rộng lớn, sau đó xây dựng tập đoàn cứ điểm liên hoàn nhằm "bình định Đông Dương".

Ban đầu, bộ đội Việt Nam vạch ra kế hoạch "đánh nhanh", nghĩa là lợi dụng lúc quân địch đứng chân chưa vững ập vào tấn công cả 4 mặt và có một mũi thọc sâu, đánh thẳng vào trung tâm - sở chỉ huy của tướng De Castries. Tuy nhiên, sau khi thị sát nắm rõ tình hình thực địa, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định thay đổi sang đánh chắc tiến chắc. Lý do là đánh nhanh không chắc thắng vì chỉ trong thời gian ngắn, Pháp đã tăng cường không phải là lâm thời phòng ngự nữa mà đã trở thành tập đoàn cứ điểm kiên cố. Trong khi đó, trình độ thực tế của bộ đội Việt Nam lúc bấy giờ chưa thể áp dụng được cách đánh nhanh thắng nhanh.

"Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có hơn chục ngày đêm theo dõi tình hình, hầu như không ngủ. Ông suy nghĩ liên miên đến mức đầu bốc hỏa bừng bừng, làm cho y sĩ phải buộc nắm ngải cứu lên trán cho nhẹ bớt. Tôi biết, đây là một trong những quyết định khó khăn nhất trong đời chỉ huy của ông", tướng Phạm Hồng Cư nói.

Kéo pháo vào, kéo pháo ra - "Quyết định khó khăn nhất!"

[ĐCSVN] - Trong chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây 60 năm, việc quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ “Đánh nhanh thắng nhanh” sang “Đánh chắc tiến chắc”, tiến hành lui quân và kéo pháo rađược đánh giá là có ý nghĩa quyết định cho thắng lợi của trận quyết chiến chiến lược. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, để đưa ra quyết định lui quân và kéo pháo ra giữa lúcbộđộita vừa trải qua những ngày gian khổ để kéo pháo vào trận địa và đang sẵn sàng chờ lệnh tiến công là rất khó khăn. Câu chuyện kéo pháo vào, kéo pháo ra thắng lợi đã lý giải rất nhiều điều về sức mạnh của quân đội ta, cả về trí, lực và quyết tâm "Tất cả cho chiến trường, tất cảđể chiến thắng".

Như chúng ta đã biết, thực hiện chủ trương và kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953 - 1954, ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị họp quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ với quyết tâm tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đây, coi Điện Biên Phủ là điểm quyết chiến chiến lược với địch và quyết định tập trung đại bộ phận bộ đội chủ lực và toàn bộ lực lượng pháo binh dự bị của ta lên mặt trận Điện Biên Phủ. Và bắt đầu từ đây, mọi công việc chuẩn bị cho chiến dịch được tiến hành khẩn trương với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”; các đơn vị bộ đội chủ lực nhanh chóng tập kết, bạt rừng, xẻ núi mở đường kéo pháo, xây dựng trận địa, sẵn sàng tiến công địch; dân công, thanh niên xung phong bất chấp bom đạn bảo đảm hậu cần phục vụ chiến dịch.

Ngày 13/1/1954, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã họp bàn kế hoạch tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ theo phương châm "Đánh nhanh thắng nhanh". Để giữ bí mật việc sử dụng pháo lớn trong chiến dịch, Bộ Chỉ huy quyết định dùng sức người kéo pháo vào chiếm lĩnh trận địa bắn. Ngay sau đó, Kế hoạch tổ chức làmđường và kéo pháo đã được triển khai với các nội dung:Thành lập Ban Chỉ huy kéo pháo gồm các đồng chí: Lê Trọng Tấn, Đại đoàn trưởng Đại đoàn 12; Phạm Ngọc Mậu,Chính ủy Đại đoàn công pháo 351; Phạm Kiệt, Phó Cục trưởng Cục bảo vệ. Lực lượng mở đường là Đại đoàn 308 và Trung đoàn Công binh 151. Lực lượng kéo pháo là cán bộ chiến sĩ Đại đoàn 312 và trung đoàn sơn pháo. Bắt đầu kéo pháo vào chiếm lĩnh trận địa từ đêm 16/1/1954 với thời gian 7 ngày để chuẩn bị cho ngày nổ súng - dự định vào 25/1/1954.[1].

Bộ đội ta kéo pháo vào chiến dịch Điện Biên Phủ [Ảnh tư liệu: TTXVN]

Tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ đội pháo binh có Trung đoàn 45 [gồm 2 tiểu đoàn với 24 khẩu pháo 105mm], Trung đoàn sơn pháo 75 và tiểu đoàn súng cối 120mm. Cuối chiến dịch có thêm 2 tiểu đoàn DKZ75mm và Tiểu đoàn hỏa tiễn H6 [gồm 12 dàn, mỗi dàn 6 nòng]. Các đại đoàn bộ binh còn có 4 tiểu đoàn pháo, cối, DKZ...Tổng cộng có khoảng 240 khẩu pháo, cối, DKZ các loại.[2]

Để có thể đưa pháo vào trận địa Điện Biên Phủ, việc đầu tiên là phải tiến hành mở đường. Trong một thời gian ngắn, bộ đội công binh đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, bạt núi xẻ đồi, bắc được hàng chục cây cầu băng qua suối, qua các địa hình hiểm trởđể mở các conđường qua các sườn núi và các ngọnđèo xung quanhĐiện Biên Phủ,phục vụ cho việc kéo pháo vào trậnđịa.Thực hiện phương châm "Đánh nhanh thắng nhanh", bắt đầu từđêm 16/1/1954, cácđơn vị pháo binhđã hành quân lênĐiện Biên Phủ với tinh thần "Tớiđíchđúng thời gian, bảođảm an toàn người, xe, pháo và khí tài, bí mật tuyệtđối".Đường hành quân ra mặt trận gặp không ít khó khăn, phần lớn làđườngmới mở,phải vượt qua nhiều trọngđiểm thường xuyên bị máy bay và pháo binh Pháp bắn phá; rồi trời mưa, đường trơn, đồi dốc, việc dùng sức người kéo những khẩu pháo 105mm và pháo cao xạ 37mm vượt đèo cao, suối sâu trong gần 10 ngày đêm trên đoạn đường rừng núi hiểm trở là một thử thách rất lớn đối với bộ đội ta trong lần đầu tiên đưa pháo lớn ra trận. Nhưng với quyết tâm vượt qua mọi khó khăn gian khổ của cán bộ, chiến sĩ và sự hiệpđồng chặt chẽ của các lực lượng phối hợp, cho đến ngày 25/1/1954, cácđơn vị pháo binhđã hoàn thành nhiệm vụ, lập kỳ tích đưa pháo vào kịp chiếm lĩnh trận địa an toàn, bí mật, sẵn sàng chờ lệnh nổ súng tấn công.

Thế nhưng, khi pháo vừa vào đến trận địa thì lại được lệnh phải lui quân và kéo pháo ra. Ngày 26/1/1954, sau nhiều ngày theo dõi nhữngdiễn biến mới nhất trên chiến trường và tương quanlực lượnggiữa ta vàđịch,Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giápđã triệu tập Hội nghịĐảngủy và BộChỉ huy chiến dịch vàđiđến kết luận:Đểđảm bảo nguyên tắc "Đánh chắc thắng", cần chuyển phương châm tiêu diệtđịch từ "Đánh nhanh thắng nhanh" sang "Đánh chắc tiến chắc". Quyếtđịnh hoãn cuộc tấn công, ra lệnh cho bộđội trên toàn tuyến lui vềđịađiểm tập kết, xây dựng trậnđịa kiên cốđể đánh dài ngày, tất cả lực lượng pháo binh kéo trở lại vị trí tập kết ban đầu ngay trong đêm 26/1.Ngay sau Hội nghị, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã báo cáo và quyết định đó đã được Bác Hồ và Bộ Chính trị nhất trí thông qua.

Quyết định thay đổi phương châm tác chiến dẫn đến việc kéo pháo ra là một thử thách không nhỏ với các cán bộ, chiến sĩ pháo binh. Quyết định đó đã gây xáo trộn lớn về tư tưởng bởi bao nhiêu mồ hôi và xương máu của hàng ngàn con người đã đổ xuống trên đường kéo pháo, bao nhiêu gian khổ đã vượt qua... giờ lại phải kéo pháo ra. Trước tình hình đó, cấp ủy các đơn vị đã triệu tập hội nghị cán bộ,tập trung làm công tác tư tưởng, phổbiến tỷ mỷ phương châm và kế hoạch tác chiến mới, giải thích cặn kẽ lý do để bộ đội hiểu, động viên mọi người vượt qua khó khăn thủ thách, hoàn thành nhiệm vụ mới.

Thực hiện quyết định của Bộ Chỉ huy chiến dịch, ngay từ chập tối ngày 26/1/1954, lực lượng pháo binh của ta đã đồng loạt tiến hành rút khỏi trận địa. Cuộc chiến đấu với đèo cao, dốc thẳm lại được bắt đầu trở lại. Kéo pháo vào đã vô cùng gian khổ nhưng kéo pháo ra lại càng gian khổ hơn. Rồi trong quá trình kéo pháo ra, quân Pháp đã phát hiện thấy các hoạt động của bộ đội ta nên đã liên tục cho máy bay ném bom, pháo kích gây cho chúng ta nhiều tổn thất. Và cũng chính tại thờiđiểmđó,đã xuất hiện nhiều tấm gương dũng cảm hysinh thân mìnhđể cứu pháo với những tên tuổi đãđi vào lịch sử như Tô Vĩnh Diện, Nguyễn Văn Chức...và bài hát "Hò kéo pháo" của nhạc sĩ Hoàng Vân đã được ra đời trong cuộc chiến đầy sự tích anh hùng này.

Với những nỗ lực và quyết tâm của bộ đội pháo binh, mờ sáng ngày 5/2/1954 [tức mùng 3 Tết âm lịch], khẩu pháo cuối cùng đã được kéo về vị trí tập kết, nhiệm vụ kéo pháo ra đã hoàn thành thắng lợi. Bộ đội pháo binh đã sẵn sàng chuẩn bị tác chiến theo phương châm "Đánh chắc tiến chắc" để cho đến chiều ngày 13/3/1954, pháo binh ta nổ phát súng đầu tiên, mở màn cho cuộc tấn công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Có thể nói, quyếtđịnh thayđổi phương châm tác chiến từ "Đánh nhanh thắng nhanh" sang "Đánh chắc tiến chắc", thực hiện lui quân, kéo pháo ralà một quyết định hết sức đúng đắn, sáng suốt của Bộ Chỉ huy chiến dịch, đứng đầu là Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Sau này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại rằng, trước khi lên đường ra mặt trận, Bác Hồ căn dặn Đại tướng: "Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh". Cho đến giữa tháng 1/1954,trước những diễn biến mới trên chiến trường, nhất là việc quân Pháp tập trung co cụm tăng cường phòng thủ cho tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, khi các đơn vị pháo binh của ta đã được kéo vào trận địa, nếu lúc đó thực hiện phương châm "Đánh nhanh thắng nhanh" sẽ không thành công và sẽ tổn thất nặng nề. Trong những ngày lịch sử đó, Đại tướng đã trải qua hàng chục đêm thức trắng, trăn trở để đi đến quyết định chọn phương án tác chiến "Đánh chắc tiến chắc". Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đó là "một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình" [3]. Quyếtđịnhđó thểhiện tinh thần trách nhiệm cao nhất củaĐảngủy, Bộ Chỉ huy chiến dịch và củaĐại tướng Tổng Tư lệnhtrướcĐảng, trước nhân dânở bước ngoặt quyếtđịnh của cuộc kháng chiến chống Phápđể làm nên chiến thắnglịch sử Điện Biên Phủ "Lừng lẫy non sông, chấn động địa cầu".



Chú thích:
[1]: Đại tướng Hoàng Văn Thái: Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954. NXB Quân đội Nhân dân, H, 1984, trang 41.
[2]: Bộ Quốc phòng - Bộ Tư lệnh Pháo binh: Pháo binh quân đội nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ. NXB Quân đội Nhân dân, H, 2004, trang 51 - 52.
[3]: Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ. NXB Chính trị Quốc gia, H, 1998, trang 43 - 45.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào đón nhận bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt
  • Triển lãm 37 tác phẩm mỹ thuật chào mừng Quốc khánh 2/9
  • Đẩy mạnh công tác tuyên truyền kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt
  • Khai quật khảo cổ tại Ba Nền [Phú Thọ]
  • Ngày văn hóa Hàn Quốc 2022 tổ chức tại Quảng Ninh
  • 11 tác phẩm đoạt giải cuộc thi ảnh "Khoảnh khắc SEA Games 31"
  • 50 thí sinh bước vào vòng Chung kết Hoa hậu Việt Nam Thời đại 2022

Video liên quan

Chủ Đề