Cách khắc phục ô nhiễm hệ sinh thái

Ô nhiễm môi trường đất đang trở thành một vấn đề nhức nhối khi tình trạng ô nhiễm đã dần đến mức báo động. Ô nhiễm môi trường đất không chỉ ảnh hưởng đến hệ sinh thái, sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp. Chính vì thế, hãy cùng thực hiện 6 biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất dưới đây để bảo vệ cho chính bạn và những người xung quanh mình.

Ô nhiễm môi trường đất là gì?

Ô nhiễm môi trường đất xảy ra gì đất bị nhiễm hóa chất xenobiotic [thải ra từ các sản phẩm của con người] hoặc do sự biến đổi tự nhiên trong đất. Ô nhiễm đất thường bởi các hoạt động hóa chất từ nông nghiệp, rác thải, xả thải công nghiệp gây ra. Các hóa chất gây ô nhiễm đất phổ biến là: thuốc trừ sâu, kim loại nặng, hydrocacbon dầu, kim loại nặng, dung môi,… Mức độ ô nhiễm đất sẽ tương quan với cường độ dùng chất hóa học và mức độ công nghiệp hóa.

Đất bị ô nhiễm khi nồng độ chất độc hại trong đất vượt ngưỡng an toàn. Điều này làm mất đi khả năng tự làm sạch của đất.

Thực trạng ô nhiễm môi trường đất

Thực trạng ô nhiễm môi trường đất đang ở mức đáng báo động ở Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.

Thực trạng ô nhiễm môi trường đất trên toàn thế giới

Tài nguyên đất trên thế giới đang bước vào giai đoạn xuống cấp nghiêm trọng do ô nhiễm, bị nhiễm mặn, rửa trôi, nhiễm phèn, bạc màu, biến đổi khi hậu.

Cụ thể hơn, trên tổng số 14.777 triệu ha đất có 1.527 triệu ha bị đóng băng và còn lại là 13.251triệu ha đất thường. Trong đó, 32% đất rừng, 24% đồng cỏ, 12% đất canh tác, 32% dân cư trú và đầm lầy.

Diện tích để canh tác là khoảng 3.200 triệu ha và mới được khai thác gần 1 nửa. Tỷ trọng đất có khả năng canh tác chiếm 70% nằm ở nước phát triển và 30% tại nước đang phát triển.

Thực trạng ô nhiễm môi trường đất tại Việt Nam

Việt Nam có diện tích đất là hơn 33 triệu ha, được phân loại cụ thể như sau:

  • Đất phù sa: hơn 3 triệu ha
  • Đất feralit: hơn 16 triệu ha
  • Đất xám bạc màu: hơn 3 triệu ha
  • Đất mặn: 1,8 triệu ha
  • Đất phèn: 1,7 triệu ha
  • Đất mùn vàng đỏ: hơn 3 triệu ha
  • Đất trống, đồi núi trọc: hơn 13 triệu ha.

Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp của Việt Nam có khoảng 11 triệu ha, trong đó có 7 triệu ha đã sử dụng vào nông nghiệp, còn lại là trồng cây lâu năm, hàng năm. Việt Nam cũng đang là một quốc gia đứng trước nguy cơ lớn về ô nhiễm đất.

Nguyên nhân ô nhiễm môi trường đất

Nguyên ngân gây nên sự ô nhiễm môi trường đất là do con người và tự nhiên gây nên. Cụ thể là:

  • Theo nguồn gốc phát sinh: Hoạt động sinh hoạt dân cư, chất thải công nghiệp, tác động của các hoạt động nông nghiệp
  • Tác nhân gây ô nhiễm: Ô nhiễm vậy lý, ô nhiễm hóa học và ô nhiễm sinh học.

Hậu quả ô nhiễm môi trường đất

Hậu quả của ô nhiễm đất là vô cùng nghiêm trọng, ảnh hướng rất lớn đến môi trường và tự nhiên:

  • Đất dễ bị xói mòn khi thảm thực vật bị phát hủy. Chất dinh dưỡng của đất bị mất đi do bị rửa trôi.
  • Đất dư thừa muối nhưng lại thiếu đi rất nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết để thực vật phát triển.
  • Sự xuống cấp hóa học: Hình thành các độc tố mạnh như Al3+, Fe2+ vượt quá ngưỡng cho phép ảnh hưởng lớn đến môi trường.
  • Sự xuống cấp sinh học: Tỉ lệ khoáng mùn gia tăng nhưng không có sự bù đắp của các chất hữu cơ làm cho đất trở nên nghèo kiệt, giảm khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho sinh vật, giảm khả năng hấp thụ. Vì thế, dần mất đi sự đa dạng môi trường sinh vật trong đất.
  • Thay đổi tính chất và thành phần của đất: đất bị chua, cứng, thay đổi sự cân bằng dinh dưỡng do hàm lượng nito dư thừa trong đất quá nhiều.
  • Đất sẽ gây ra một số bệnh truyền nhiễm từ giun, sán, ký sinh trùng sẽ gây nên các bệnh nghiêm trọng về tiêu hóa, nhất là ở vùng nông thôn.
  • Các chất độc hại như kim loại nặng, nylon, chất phóng xạ không phân hủy được gây hư hại cho đất.

Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất

Để khắc phục tình trạng ô nhiễm và phục hồi đất, bảo vệ môi trường thì bạn cần tham khảo một số biện pháp hữu ích sau:

Giảm thiểu rác thải ra môi trường đất

Biện pháp đầu tiên cần làm đó chính là hạn chế rác thải sinh hoạt ra ngoài môi trường đất. Đặc biệt, cần cấm tuyệt đối việc xả thải các loại chất thải chưa qua xử lý cẩn thận, chất thải sinh hoạt, chất hóa học ra ngoài gây ô nhiễm môi trường đất.

Tăng năng suất nông nghiệp

Thực hiện tăng năng suất nông nghiệp bằng cách áp dụng nhiều loại gen chống chịu bệnh tật, sâu hại tốt, cho sản lượng cao để tránh việc phải sử dụng thuốc hóa học hàm lượng cao. Đồng thời, giúp các loại cây có khả năng chống chọi, thích nghi được với cả những dạng thời tiết cực đoan, duy trì tính phì nhiêu cho đất trồng. Nên áp dụng những phương pháp trồng cây đan xen giữa cây hàng năm và những cây lâu năm.

Bảo vệ, cải thiện môi trường sống

Phải thường xuyên thực hiện cải thiện môi trường sống xung quanh và bảo vệ chúng luôn sạch sẽ. Hãy thực hiện giảm thiểu rách thải, loại bỏ các chất hóa học, phân khoáng để bảo vệ môi trường đất, nước.

Áp dụng các biện pháp canh tác chống xói mòn

Bên cạnh đó, cần áp dụng các biện pháp canh tác để chống xói mòn đất đai như: kết hợp canh tác nông – lâm – ngư nghiệp với các loại hình đa dạng; xây dựng mô hình trồng trọt – chăn nuôi hợp lý, xây dựng kênh tưới tiêu và thoát nước kịp thời.

Tái chế các loại rác thải

Bên cạnh đó, cần biết cách phân loại rác và tái chế để bảo vệ môi trường. Các loại rác có thể tái chế như nhôm, nhựa, thủy tinh, thùng carton,… Bạn nên phân loại rác theo quy định của công ty tái chế hoặc quy định chung của chính quyền đô thị.

Bớt sử dụng nhựa

Rác thải nhựa chính là loại rác thải khó phân hủy và hiện hữu ở khắp mọi nơi. Bạn nên tránh việc sử dụng nhựa, các sản phẩm từ nhựa như túi nilon, đồ dùng bằng nhựa,… Bạn có thể thay thế chúng bằng cách đựng đồ đạc vào các thùng giấy, túi vải để bảo vệ môi trường.

Trên đây là những biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất hiệu quả, dễ thực hiện. Hy vọng bài viết đã cung cấp được nhiều thông tin hữu ích cho bạn và gia đình! Hãy cùng chung tay với cộng đồng để bảo vệ môi trường luôn xanh – sạch – đẹp!

Năm 2020, môi trường sống đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do chính các tác nhân mà con người gây ra. Để hiểu rõ thêm bạn có thể tham khảo các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và biện pháp khắc phục hiệu quả sau đây.

Đây là một hiện tượng môi trường bị nhiễm bẩn do các tác nhân gây ra. Ngoài ra khi đó môi trường bị thay đổi các tính chất hóa học, vật lý, sinh học, gây tổn hại đến sức khỏe con người và sinh vật.
Ô nhiễm môi trường được chia thành 4 dạng chính: ô nhiễm môi trường đất, không khí, nước và các loại ô nhiễm khác. Cụ thể:

  • Ô nhiễm môi trường đất thường xuất hiện khi đát nhiễm các chất hóa học độc hại với hàm lượng vượt giới hạn cho phép. Loại ô nhiễm này thường xảy ra do các hoạt động khai thác, sử dụng phân bón, sử dụng thuốc trừ sâu…Kim loại nặng, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu.. là các tác nhân phổ biến nhất gây ô nhiễm môi trường đất.
  • Ô nhiễm môi trường không khí thường do khí thải từ nhà máy, xe cộ, hoặc đốt các loại rác… Đây là hiện tượng của một chất lạ xuất hiện hoặc thay đổi quan trọng trong thành phần không khí. Chúng làm không khí có mùi khó chịu, nhiều khói bụi và không còn sạch nữa.
  • Ô nhiễm môi trường nước có thể hiểu là một thay đổi tiêu cực các tính lý, hóa, sinh của nước. Sự xuất hiện các chất lạ ở dạng lỏng, rắn gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp cho con người, sinh vật.
    Các loại ô nhiễm khác: ô nhiễm tiếng ồn [gồm các tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn từ công nghiệp, sản xuất… ], ô nhiễm sóng [sóng vệ tinh, sóng truyền hình,… ] ô nhiễm ánh sáng, ô nhiễm phóng xạ…

Có 5 tác nhân gây ô nhiễm môi trường chính là:

Nguyên nhân do chất thải từ nhà máy, xí nghiệp

Đây là một nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường không khí, khiến bầu không khí chúng ta đang hít thở ngày một nhiễm bẩn. Trong quá trình sản xuất, các nhà máy xí nghiệp đã thải ra khí CO2, CO, SO2, NO vào không khí. Hơn nữa chúng còn thải ra các chất như muội than, bụi làm không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Nguyên nhân do chất thải từ nhà máy, xí nghiệp

Ô nhiễm do chất thải từ các phương tiện giao thông

Chất thải, khói bụi từ các phương tiện giao thông, xe cơ giới, xe tải, máy bay dễ làm ô nhiễm không khí. Nhất là vào các tháng ít mưa chúng sẽ khiến không khí có tính axit. Làm tác động xấu ảnh hưởng sức khỏe con người.

Tác nhân gây ô nhiễm môi trường từ các chất hóa học

Để đảm bảo cây trồng phát triển mạnh, tăng năng suất thì cần phải dùng các kỹ thuật mới, các loại thuốc bảo vệ thực vật. Nhưng người dân thường lạm dụng các loại thuốc và không sử dụng đúng cách, từ đó gây ô nhiễm môi trường đất. Đặc biệt chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người.

Chất thải rắn không xử lý đúng cách và đảm bảo an toàn

Số lượng chất thải rắn ngày một nhiều. Gồm rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, xây dựng, y tế… Các loại này nếu không thu gom, phân loại và xử lý đúng cách sẽ tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đất, nước, không khí đều sẽ gặp ảnh hưởng.

Các chất thải ra môi trường trong sinh hoạt

Bên cạnh các nguyên nhân kể trên thì chính ý thức kém cũng là một trong các tác nhân gây ô nhiễm môi trường ngày nay. Ví dụ các hoạt động sử dụng than, chất đốt tạo ra khói bụi gây nên ô nhiễm không khí, hoặc việc xả rác bừa bãi ra các con sống, kênh mương, ao hồ làm môi trường nước ô nhiễm tạo ra ô nhiễm trắng vô cùng nguy hiểm.

Các chất thải ra môi trường trong sinh hoạt

Bạn cần 1 đơn vị thu mua phế liệu miền Bắc uy tín nhanh chóng? Hãy liên hệ 0901 304 700

Hậu quả ô nhiễm môi trường đối với con người

Tầng ozone bị phá hủy nếu ô nhiễm không khí không được khắc phục. Vấn đề này sẽ gây nên nhiều bệnh lý về đường hô hấp, tim mạch, viêm họng, khó thở… Còn đối với ô nhiễm môi trường nước làm 14.000 người chết do sử dụng phải nước bẩn chưa xử lý. Ngoài ra các chất hóa học kim loại nặng trong nước làm gia tăng nguy cơ ung thư.

Hậu quả ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái

Đất bị ô nhiễm dần trở nên cằn cỗi và không thể trồng trọt được. Khói bụi hòa trong sương sẽ giảm ánh sáng mặt trời khiến cho thực vật không đủ ánh sáng để quang hợp. Việc này ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong chuỗi thức ản. Nhất là khí CO2 từ các nhà máy, xe cộ làm tăng hiệu ứng nhà kính khiến cả tráii đất nóng lên, các khi sinh thái bị phá hủy.

Hậu quả ô nhiễm môi trường đối với con người

Ô nhiễm môi trường là một vấn đề kéo dài không chỉ ở Việt Nam mà là trên thế giới. Chúng gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm, ảnh hưởng đến con người và sinh vật. Do đó cần áp dụng các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường để giảm thiểu và xử lý tình trạng này:

Hoàn thiện luật pháp, chế tài bảo vệ môi trường

Để khắc phục ô nhiễm môi trường một cách hiệu quả cần phải hoàn thiện tốt hệ thống pháp luật về bảo vẹ môi trường. Cần đưa ra các mức án phạt nặng, chế tài nặng hơn để răn đe các đối tượng vi phạm.

cải thiện ô nhiễm môi trường

Nghiêm ngặt hơn về giám sát môi trường

Nên phối hợp với các cơ quan có chuyên môn để tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm định các hệ thống xử lý chất thải tại nhà máy, xí nghiệp và khu công nghiệp để kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm.

Quy hoạch các khu công nghiệp hợp lý và khoa học

Nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp cần phải quy hoạch thành cụm hợp lý. Chúng nên tránh xa các khu dân cư đển không ảnh hưởng người dân. Đồng thời cần trang bị hạ tầng đầy đủ tiên tiến để thu gom, xử lý nước thải khoa học.

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân

Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về các vấn đề môi trường. Phát huy tinh thần tự giác của mỗi cá nhân cộng đồng để tham gia gìn giữ môi trường sống của chúng ta.
Mua Phế Liệu 247 chuyên thu mua các loại phế liệu với mục đích giảm rác thải là một nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

Video liên quan

Chủ Đề