Cách kiểm tra mainboard trên máy tính

Với những bộ máy Workstation cũ đời xưa thường sẽ đóng chặt kín mít và khó có thể rõ thông tin sản xuất tên sản phẩm ra sao ở linh kiện mainboard khi chúng ta tháo ra, điều này sẽ khiến cho bạn khó xác minh mainboard đang dùng là gì và nhà sản xuất của bo mạch chủ có tốt không. Hoàng Hà PC sau đây sẽ hướng dẫn bạn xem đầy đủ mọi thông tin liên quan đến máy tính chỉ với vài click chuột đơn giản.

Sandra

Sau khi bạn cài đặt phần mềm Sandra thì bạn click đúp chuột vào biểu tượng Mainboard Information có hiển thị trên màn hình chính của chương trình. Lúc này Sandra sẽ có nhiệm vụ cập nhật hết tất cả mọi thông tin liên quan đến máy tính của bạn.

Sau thời gian thu nhập thông tin bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy mọi thông tin liên quan đến máy cũng như nhà sản xuất của bo mạch chủ.

Ngoài thông tin về bo mạch chủ thì bạn cũng có thể biến được một số thông tin khác quan trọng như máy tính có bao nhiêu slot và slot nào sẽ được sử dụng trong quá trình hoạt động của máy tính. Bên cạnh đó bạn cũng biết được model của chipset bo mạch chủ máy tính gồm những gì.

Đặc biệt lúc này bạn cũng dễ dàng xem được cả số serial của BIOS trong System BIOS.

Xem thêm: Mainboard Giá Rẻ, Bo mạch chủ máy tính Chính Hãng, Uy Tín Số #1 Việt Nam

Everest

Máy tính sau khi cài đặt xong phần mềm Everest thì bạn bắt đầu khởi động nó lên và vào phần Motherboard. Lúc này màn hình máy tính sẽ xuất hiện bảng gồm 2 thông tin chính là Model và nhà sản xuất của máy. Bằng phương pháp này thì chỉ với một click chuột đơn giản là bạn đã có thể xem mọi thông tin quan trọng về máy tính mà không cần phải tháo các bộ phận trong máy.

Bên cạnh đó, khi mở cửa sổ phần mềm Everest bạn cũng sẽ thấy một vài thông tin hữu ích về bo mạch máy tính như tốc độ clock mà bộ nhớ của máy tính đang chạy, số khe mở rộng, số khe nhớ và những phần nào đang được máy tính sử dụng. Ngoài ra bạn cũng biết được model của chipset mà bo mạch chủ của bạn sử dụng.

Điều đặc biệt là bạn cũng có thể xem được số serial của BIOS ở phần cuối màn hình máy tính. Nhờ có bảng thông số này mà bạn có thể xem mọi thông tin, đặc biệt thông tin BIOS quan trọng nếu bạn đang có kế hoạch nâng cấp BIOS của bo mạch chủ máy tính.

Xem thêm: VGA | Giá Card Màn Hình, Card Đồ Họa giá Khuyến Mãi lên tới 2 Triệu

Kiểm tra bo mạch chủ bằng CMD

Với hai cách ở trên thì muốn xem thông số máy tính bạn cần phải cài đặt phần mềm. Tuy nhiên, với phương pháp chúng tôi chia sẻ ngay sau đây thì bạn không cần phải cài phần mềm mà vẫn có thể kiểm tra mọi thông tin về bo mạch chủ.

Theo đó bạn có thể kiểm tra thông tin của bo mạch chủ máy tính bằng công cụ dòng lệnh cmd. Bởi các máy tính hệ điều hành windows sẽ có công cụ WMI đi kèm với dòng lệnh Windows Management Instrumentation Command-line [WMIC] cho phép người dùng có thể kiểm tra mọi thông tin liên quan đến phần cứng và bo mạch chủ máy tính.

Ngoài ra bảng cũng có thể dễ dàng kiểm tra mọi thông tin về máy như model, nhà sản xuất, tên máu, mã phụ tùng, số series, slot layout và kèm theo một vài thông tin quan trọng khác về bo mạch chủ.

Bạn có thể dễ dàng mở cửa sổ cmd trong máy tính hệ điều hành Windows bằng cách nhập tên cmd vào Run [Muốn hiện Run bạn dùng tổ hợp phím Win + R]. Bạn cũng có thể tìm kiếm Run bằng menu ở Start. Sau đó bạn hãy nhập vào cmd dòng lệnh như sau:

wmic baseboard get product, Manufacturer, version, serialnumber

Lúc này trên màn hình máy tính sẽ hiện ra những dữ liệu liên quan đến bo mạch chủ bạn đang quan tâm và muốn tìm hiểu.

Speccy

Speccy là một trong những công cụ miễn phí có thể giúp bạn dễ dàng kiểm tra mọi thông tin hữu ích liên quan đến máy tính. Công cụ Speccy của nhà sản xuất Piriform là một ứng dụng hữu ích dành riêng cho cho những ai cần kiểm tra thông tin về bo mạch chủ và model mainboard.

Khi click vào Speccy sẽ không thể hiển thị thông tin ngay liên được. Lúc này bạn phải nhấp chuột vào mục Motherboard - bo mạch chủ máy tính nằm ở cột tùy chỉnh bên trái. Đặc biệt bạn có thể kiểm tra thêm nhiều thông tin liên quan đến bo mạch chủ như chipset và cài đặt điện áp.

System Information for Windows [SIW]

System Information for Windows có tên viết tắt là SIW - là một ứng dụng của Windows portable. Ứng dụng này rất dễ sử dụng và nó cung cấp đến cho người dùng rất nhiều thông tin quan trọng.

Thông tin SIW cung cấp sẽ chia thành ba phần Software, Hardware và Network giúp người dùng dễ hiểu hơn. Với ứng dụng SIW bạn có thể thấy mọi thông tin liên quan đến bo mạch chủ, CPU, BIOS, bộ nhớ, file mở, thời gian hoạt động của hệ thống, số seri, chương trình máy tính đã cài đặt, ổ đĩa, mật khẩu ẩn, video, cổng, thiết bị ngoại vi, hệ điều hành, chia sẻ mạng,...

Xem thêm: Mua CPU - Bộ vi xử lý giá tốt, chính hãng bao CPU Intel và AMD Ryzen

Ngoài những thông tin cơ bản của máy tính thì SIW còn cung cấp cho người dùng tất cả mọi thông tin liên quan đến các ứng dụng đã cài đặt trên máy. Điều đặc biệt là bạn có thể tạo báo cáo tóm tắt trên ứng dụng này và nó cho phép bạn xuất thông tin sang file HTML.

Theo đó, khi vào ứng dụng này bạn có thể dễ dàng thấy mọi thông tin quan trọng đến máy tính mà chỉ cần mất chút ít thời gian để hệ thống khởi chạy.

ASTRA32

ASTRA32 được biết đến là một trong những công cụ portable đa nền tảng do hệ điều hành Windows thiết kế. Phần mềm này cho phép bạn có thể dễ dàng đọc mọi thông tin liên quan đến máy tính một cách chi tiết và cụ thể nhất.

Cơ chế hoạt động của ASTRA32 là quét một loạt các thành phần trong máy và đưa ra số liệu thống kê chuẩn xác và chi tiết nhất về thông số kỹ thuật của máy tính.
Khi sử dụng ASTRA32 bạn sẽ được cung cấp thông tin về 8 phần quan trọng là: màn hình máy tính, bộ nhớ, cổng, hệ điều hành, mạng, bo mạch chủ máy tính, cạc video, ổ cứng máy tính.

ASTRA32 cung cấp những thông tin quan trọng về bo mạch chủ bao gồm: số model, chipset, nhà cung cấp, ngày BIOS cũng như một số tính năng khác hỗ trợ BIOS trong quá trình hoạt động như PnP, ACPI và một số ứng dụng nhất định khác.

Bên cạnh đó ASTRA32 cũng cung cấp những thông tin liên quan đến bộ vi xử lý bao gồm nhiệt độ, điện áp, brand ID, tốc độ hiện tại, thông tin bộ nhớ cache, tốc độ xung nhịp của bộ vi xử lý, hỗ trợ,...

Ngoài ra, ASTRA32 cũng cung cấp đến bạn danh sách các ứng dụng đã được cài đặt trên máy tính.

Nói tóm lại ASTRA32 là một phần mềm miễn phí hỗ trợ người dùng dễ dàng tìm kiếm mọi thông tin quan trọng về máy tính và nó phù hợp với tất cả các phiên bản của Windows.

Belarc Advisor

Đây cũng là một phần mềm miễn phí cho phép người dùng xem mọi thông tin liên quan đến hệ điều hành và những thông số về phần cứng.

Nhìn chung Belarc Advisor sẽ không tiện ích, đa năng bằng những ứng dụng khác nhưng nó vẫn cung cấp đầy đủ những thông tin cơ bản về máy tính như: bộ vi xử lý, màn hình hiển thị, bo mạch chủ, bộ nhớ và bus adapter.

Ngoài những thông tin quan trọng về phần cứng thì Belarc Advisor cũng cung cấp đến bạn đầy đủ những cổng USB đã được kết nối với máy tính trong vòng 1 tháng trở lại đây.

Trong cấu tạo của một chiếc máy tính, mainboard là một trong những chi tiết phần cứng quan trọng bậc nhất không thể thiếu được. Trong trường hợp mainboard của bạn không may bị hư hỏng thì điều đầu tiên bạn cần làm chính là kiểm tra main máy tính sống hay chết. Vậy làm thế nào để kiểm tra main máy tính đơn giản và nhanh chóng ngay tại nhà? 

Người dùng hãy tham khảo một số thông tin hướng dẫn liên quan đến mainboard và các xác định mainboard có bị hư hỏng hay không dưới đây nhé! 

Dấu hiệu nhận biết mainboard có bị hư hỏng hay không

Một trong những điều tối quan trọng khi kiểm tra main máy tính sống hay chết chính là người dùng cần phải biết sử dụng VOM kim hoặc số. VOM chính là thiết bị cần thiết để giúp xác định mainboard máy tính liệu có bị hư hỏng. 

Chi tiết cách kiểm tra bằng VOM như sau: 

Bước 1: Bạn bắt đầu cắm nguồn vào mainboard và đo trong điều kiện chưa kích nguồn.

Bước 2: Tiến hành đo đạc các thông số bao gồm: 

  • Dây màu tím yêu cầu phải đủ 5V, trường hợp chưa đủ chỉ số trên thì cần kiểm tra lại bộ nguồn rời có ổn chưa. Nếu phần nguồn rời không gặp vấn đề gì nhưng khi cắm vào main lại bị sụt áp thì nguyên nhân có thể do đã bị chạm tải ở vị trí nào đó. Một số vị trí thường gặp như: Chip NAM, LAN, Sound hay SIO... bạn có thể kiểm tra từng phần để xác định vị trí lỗi.
  • Dây màu xanh lá phải đảm bảo số chỉ hiệu điện thế là 5V hoặc trong khoảng từ 2,5V đến 5V, tùy thuộc main bạn đang sử dụng. Lưu ý, khi cắm nguồn nhưng không lên đủ 5V thì cần kiểm tra lại, bởi nếu số chỉ về 0V thì bắt buộc nguồn phải chạy. Tuy nhiên nếu chưa bật công tác mà nguồn đã chạy thì rất có thể phát sinh lỗi tự kích nguồn. 

>> THAM KHẢO: 5 cách kiểm tra ổ cứng máy tính đơn giản, dễ thực hiện

1. Kiểm tra chi tiết chân A14 khe PCI với nguồn cấp 3V3

Cách kiểm tra main có bị hư không tiếp theo được chia sẻ chính là cách kiểm tra chân nguồn cấp trước 3V3 cho chipset Nam. Nếu nguồn mất đi 3V3 này thì chắc chắn chipset Nam sẽ không thể hoạt động, dẫn đến không kích nguồn lên được. 

Lỗi mất 3V3 này được các chuyên gia máy tính nhận định là do máy của bạn đã bị chết IC 1117 hoặc bị chạm, chip Nam bị chết. 

2. Kiểm tra chân kích nguồn ps_on

Sau khi kiểm tra xong chi tiết chipset Nam đã có 3V3 và thạch anh 32Mhz thì ngay sau đó chip Nam sẽ cấp trực tiếp đủ 5V kích cho 1 chân của nút công tắt PS_ON. Nếu 5V hiển thị này bị mất đi thường sẽ do lỗi SIO hoặc chip Nam gặp sự cố gây ra.

Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng tất cả các chi tiết và tiến hành tất cả cách kiểm tra main máy tính sống hay chết đã chia sẻ ở trên thì bước tiếp theo người dùng cần tiến hành kích nguồn máy tính lên. Trong trường hợp sau khi kích mà nguồn máy tính vẫn không lên được thì chỉ còn cách kiểm tra lại các bước thực hiện ở trên và kết luận có khả năng cao là máy tính của bạn đã bị hỏng main nhé! 

3. Kiểm tra các chi tiết: Kích nguồn, quạt và máy không boot 

Các bước kiểm tra bộ phận kích nguồn, máy boot và quạt máy tiến hành đơn giản theo các thông số suy định sau:

  • Đo nguồn RAM:
  • DDR1: Cần kiểm tra chân số 143 hoặc chân số 7 phải đạt số chỉ là 2V5;
  • DDR2: Cần đạt số chỉ là 1V8;
  • DDR3: Tại chân 51 phải có 1V5. 

Trong trường hợp RAM mất nguồn thì lỗi có thể do FET chết hoặc chết IC giao động nguồn RAM từ bên trong.

  • Đo nguồn BUS RAM: Thông thường phải đạt số chỉ là 1V25 cho loại DDR1. Nếu Bus RAM mất nguồn thì có thể dẫn đến việc không cắm RAM và phát ra âm báo tít tít. Nhưng khi cắm RAM máy tính trở lại sẽ không phát ra tiếng động và ngừng chạy.
  • Với nguồn cấp Vcore cho CPU: Xác định mainboard hư hỏng bằng cách đo tại chân các cuộn dây giống nhau về xung socket gắn với CPU yêu cầu cần  phải có số chỉ từ 1v1 đên 1v8. Trường hợp không có bộ cấp nguồn này thì CPU sẽ bị lạnh tanh và mainboard không hoạt động, ảnh hưởng đến quá trình sử dụng máy tính.

Nhìn chung việc kiểm tra main máy tính sống hay chết là cực kỳ quan trọng, giúp đảm bảo hoạt động ổn định trên thiết bị. Nếu bạn không may gặp sự cố liên quan đến mainboard mà không biết nó còn hoạt động hay không thì hãy thử áp dụng các biện pháp đã được chia sẻ ở trên nhé!

>> XEM THÊM: Có thể kiểm tra công suất máy tính bằng phần mềm không?

Video liên quan

Chủ Đề