Cách kiểm tra máy đo huyết áp

Việc sử dụng máy đo huyết áp để kiểm soát huyết áp tại nhà hiện khá phổ biến từ thành thị đến nông thôn.

Hầu hết mọi người khi kiểm tra huyết áp tại nhà đều dùng máy đo huyết áp điện tử Việc sử dụng máy đo huyết áp để kiểm soát huyết áp tại nhà hiện khá phổ biến từ thành thị đến nông thôn. Hầu hết mọi người khi kiểm tra huyết áp tại nhà đều dùng máy đo huyết áp điện tử, rất ít người sử dụng máy đo huyết áp thủy ngân.

Lý do chính bởi vì máy đo huyết áp điện tử dễ sử dụng, không đòi hỏi kĩ thuật quá phức tạp và không cần người thứ 2 hỗ trợ. Tuy nhiên, có không ít người đo sai cách nhưng lại quá tin tưởng vào kết quả dẫn đến tai biến khó lường.

Đo huyết áp bắp tay hay cổ tay đều phải đảm bảo băng quấn tay ngang với tim.

Việc sử dụng máy đo huyết áp để kiểm soát huyết áp điện tử [thiết bị y tế gia đình] tại nhà hiện khá phổ biến từ thành thị đến nông thôn. Đây là một phương pháp được các chuyên gia khuyến khích áp dụng, nhất là đối với người bệnh tăng huyết áp. Tuy nhiên, có không ít người đo sai cách nhưng lại quá tin tưởng vào kết quả dẫn đến tai biến khó lường.

Trường hợp điển hình

Bà Lê Thị T. ở Ninh Bình, năm nay 61 tuổi, gần đây thấy thường bị ù tai, mặt đỏ, đôi khi lại có biểu hiện buồn nôn. Bà đi khám bệnh thì được các bác sĩ kết luận bị tăng huyết áp và cho thuốc điều trị, hẹn 1 tháng sau tái khám.

Về nhà, bà T. đến cửa hàng thiết bị y tế sắm ngay cho mình một chiếc huyết áp kế điện tử vì theo lời giới thiệu của người bán hàng, dụng cụ này dễ sử dụng mà kết quả lại chính xác. Những ngày đầu, bà uống thuốc đều đặn và đo huyết áp ngày một lần vào buổi sáng. Các chỉ số tâm thu và tâm trương đều bình thường. Bà rất yên tâm.

Tháng thứ nhất trôi qua suôn sẻ, bà T. tin rằng mình đã biết cách kiểm soát tốt bệnh. Sang tháng thứ hai, bà vẫn được bác sĩ cho thuốc điều trị huyết áp. Ở nhà, bà vẫn đo huyết áp mỗi ngày một lần nhưng khi thấy chỉ số huyết áp ổn định lại sợ uống thuốc có tác dụng phụ, bà tự ý ngừng thuốc.

Chỉ sau vài hôm, bà phải vào viện cấp cứu do tai biến mạch máu não vì huyết áp tăng quá cao không được kiểm soát. Rất may sau thời gian điều trị tích cực, di chứng của bệnh để lại không nhiều.

Theo giải thích của bác sĩ, nguyên nhân khiến bà T. bị tai biến là do bà tự đo huyết áp nhưng chưa đúng cách, máy cho kết quả sai nhưng bà lại quá tin tưởng, bỏ thuốc điều trị dẫn đến tai biến.

Khắc phục thế nào?

Thời gian và số lần đo: GS.TS. Nguyễn Văn Thông khuyên người bệnh đo huyết áp tại nhà nên thực hiện vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy. Tránh đo khi vừa leo cầu thang, tập thể dục, đi bộ, vừa mới ăn no hay quá đói, quá mệt… vì huyết áp khi đó có thể cao hoặc thấp hơn con số trung thực.

Cần phải đo liên tiếp 3 lần, cách nhau 5 phút rồi lấy chỉ số trung bình trong ít nhất ba ngày liền nhau để kết luận chắc chắn huyết áp có cao hay không. Nên đo ở cả hai cánh tay, bên nào có số đo cao thì lấy số đó làm kết quả chính thức. Ngoài ra, người bệnh cần ghi chép lại kết quả mỗi lần đo vào sổ để kiểm soát, tránh việc nhớ nhớ, quên quên không chính xác.

Vị trí đo: khi dùng máy đo điện tử, người bệnh có thể đo ở bắp tay hoặc cổ tay nhưng thường máy đo ở bắp tay cho độ chính xác cao hơn vì khi đo ở cổ tay, cánh tay khó giữ yên trong quá trình đo.

Đối với máy đo ở bắp tay, có thể đặt cánh tay nằm ngửa trên mặt bàn với điểm cảm ứng nằm trên nếp gấp khuỷu tay 3cm. Đối với máy đo ở cổ tay, phải gập cánh tay một góc khoảng 45 độ. Cần chú ý, cả hai cách đo phải đặt điểm cảm ứng trong băng quấn tay nằm ngang với tim.

Tư thế đo: khi đo huyết áp, người bệnh phải ở trong trạng thái thả lỏng người, thư giãn, ngồi thoải mái trên ghế có dựa lưng, tay đặt trên bàn ngang tim, chân chạm đất, để thẳng không bắt chéo chân. Trước khi đo, nên đi tiểu vì bàng quang đầy nước tiểu cũng khiến cho huyết áp tâm thu tăng tới 10-15mmHg. Trong khi đo, không nên nói chuyện, ăn uống vì dễ làm huyết áp tăng cao hơn.

Thiết bị đo: cần đảm bảo máy đo đủ năng lượng hoạt động, tốt nhất là thay pin trước khi đo. Không nên để máy đo ở nhiệt độ quá nóng vì có thể gây ra sai lệch 1 - 2 đơn vị. Nhiệt độ trong phòng khi đo cũng cần đảm bảo ở mức độ bình thường, không nên quá lạnh làm mạch máu co lại khiến huyết áp tạm thời tăng cao.

Bao quấn tay đảm bảo độ dài vừa phải vì nếu quá nhỏ so với cánh tay làm tăng huyết áp [có thể lên đến hàng chục mmHg], băng quá lớn lại cho chỉ số thấp hơn. Mỗi năm một lần, người bệnh nên mang máy đo đến nhờ bác sĩ hoặc y tá kiểm soát xem máy còn hoạt động tốt hay không.

Hiện tại có 2 loại máy đo huyết áp tại nhà phổ biến là huyết áp kế điện tử và huyết áp kế dùng tay [khó thực hiện hơn do đòi hỏi người đo phải biết đếm nhịp tim nên ít được sử dụng hơn]. Đối với mỗi loại máy đo có những đặc điểm riêng nhưng yêu cầu chung về tư thế, thời gian, số lần đo… thì người bệnh cần thực hiện nghiêm chỉnh. Bên cạnh đó, người bệnh không nên quá tin tưởng, phụ thuộc vào chỉ số huyết áp tự đo được mà không tái khám hay bỏ dở điều trị vì dễ dẫn đến tai biến oan.

Sai lầm thường gặp nhất

GS.TS. Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam cho biết, khi đo huyết áp tại nhà, nguyên nhân khiến kết quả sai lệch thường do người bệnh chỉ đo một lần, đặt điểm cảm ứng trong băng quấn tay không đúng vị trí, vừa đo vừa nói chuyện hay quên không ghi lại các chỉ số đã đo để kiểm soát. Ngoài ra, chỉ số huyết áp sai còn do thiết bị như máy sắp hết pin, máy được bảo quản ở nhiệt độ không thích hợp.

[Theo SK&ĐS]

Đo huyết áp là cách để bạn có thể theo dõi chỉ số huyết áp, kiểm soát sự tăng/giảm huyết áp bất ngờ và phòng tránh các nguy cơ tai biến do huyết áp cao gây ra. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách đo huyết áp chuẩn tại nhà. 

1. Lưu ý cần khi đo huyết áp để phát hiện huyết áp cao hoặc huyết áp thấp

Cách đo huyết áp chuẩn là phương pháp cần thiết cho người có nguy cơ hoặc người bệnh huyết áp. Theo bác sĩ Lương Lễ Hoàng [Trung tâm Oxy cao áp TP Hồ Chí Minh], để đo huyết áp chuẩn ngay tại nhà, cần lưu ý những điều sau đây:

Tư thế đo huyết áp

Trước khi đo, người bệnh cần lựa chọn tư thế thoải mái, thư giãn 5 phút. Kết quả đo sẽ không chính xác nếu đo ngay sau khi chạy nhanh, ăn no hoặc quá mệt.

Vị trí đo huyết áp

– Đối với máy đo huyết áp điện tử, có thể đo ở bắp hoặc cổ tay. Trong hướng dẫn cách đo huyết áp chuẩn, người bệnh phải đặt điểm cảm ứng trong băng quấn tay nằm ngang mực tim.

– Trong trường hợp đo ở bắp tay, người bệnh có thể để cánh tay nằm ngửa trên mặt bàn. Sao cho điểm cảm ứng ở vị trí trên nếp khuỷu tay chừng 2 cm.

– Nếu tiến hành đo ở cổ tay, người bệnh phải gập cánh tay một góc tầm 45 độ để cổ tay ngang với tim.

– Đo huyết áp ở cổ tay dễ sai lệch hơn so với bắp tay do khó giữ cánh tay ổn định.

Phương tiện đo huyết áp

Máy đo huyết áp 

Đa phần máy đo huyết áp hiện nay đều có độ chính xác cao. Nếu muốn chắc chắn chỉ số huyết áp, bạn có thể so sánh kết quả đo của máy tự động với máy cơ học. Nếu muốn dùng máy đo điện tử, bạn nên chọn loại:

  • Vận hành đơn giản chỉ có 1 nút. Điều này giúp người đo bớt phân tâm.
  • Bơm nhanh, không tạo ra tiếng động lớn.
  • Máy có tính cảm ứng cao. Tính năng này thể hiện ở việc máy sẽ ngưng hoạt động nếu cánh tay cử động.

Băng quấn tay đo huyết áp 

Tiêu chuẩn của bao quấn tay nếu đo ở bắp phải dài tối thiểu 33 cm. Nếu đo ở cổ tay thì khoảng 19.5 cm. Nhất định phải dùng bao tay có chiều dài thích hợp với tay người bệnh. Quấn băng tay phải chặt nhưng không được tạo cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.

Thao tác thực hiện đo huyết áp

  • Không ăn, uống và nói chuyện trong khi đo.
  • Nếu lần đầu xác định huyết áp, cần đo cả 2 tay. Cánh tay có khuynh hướng huyết áp cao hơn sẽ được chọn để đo những lần sau đó.
  • Tốt nhất nên đo huyết áp 2 lần/ngày: Buổi sáng trước khi uống thuốc và buổi chiều sau ăn chừng 1 giờ. Ghi tất cả kết quả: Ngày, giờ, số đo để thuận tiện cho việc theo dõi và đánh giá tình trạng bệnh.

2. Hướng dẫn cách đo huyết áp tại nhà

Để tiện cho việc chăm sóc sức khỏe các thành viên trong gia đình, theo dõi tình hình huyết áp, nhiều gia đình đã sử dụng máy đo tại nhà. Tuy nhiên, do không biết cách đo huyết áp chuẩn nên trong quá trình sử dụng gặp nhiều khó khăn.

2.1. Cách đo huyết áp bằng máy đo huyết áp cơ

Các bộ phận của máy đo huyết áp cơ 

Cách đo huyết áp [Ảnh: Internet]

  • Vòng bít
  • Quả bóp để bơm khí đến vòng bít
  • Đồng hồ áp suất
  • Tai nghe nhịp tim

Cách đo huyết áp tại nhà bằng máy đo huyết áp cơ

Bước 1: Quấn vòng bít

Quấn vào bít vào cánh tay người bệnh, sao cho mép dưới của vòng bít cách khuỷu tay 3cm. Lưu ý rằng, vạch dấu của vòng bít phải đặt cùng hướng với mạch máu. Vòng sắt tuyệt đối không được đặt trên mạch máu.

Tiếp theo, kéo đầu vòng bít qua vòng sắt quanh bắp tay. Siết vòng bằng khóa dán với một lực vừa phải. Quấn vòng bít chính xác là bước đầu của cách đo huyết áp chuẩn.

Bước 2: Tiến hành đo huyết áp

Gắn ống nghe lên tai để xác định mạch đập trong quá trình đo.

Nắm quả bóng cao su bên tay phải để bơm vòng bít lên. Bóp căng khóa tay sao cho áp lực lên tới 20 – 30 mmHg. Nới lỏng bộ truyền động lực phía tay trái để lực nén khí trong vòng bít giảm nhẹ. Kiểm tra vòng bít.

Khi nghe rõ nhịp tim, đọc chính xác giá trị hiện trên đồng hồ hiển thị. Kết quả này chính là huyết áp tâm thu và tâm trương thu được.

Bước 3: Ghi chép kết quả và vệ sinh máy.

Sau khi thu được kết quả, tiến hành ghi chép lại để tiện cho việc theo dõi. Đo xong, bạn nên tháo pin ra khỏi sản phẩm và cất máy vào hộp.

Xem thêm

Bấm huyệt hạ huyết áp – phương pháp thường dùng trong đông y

2.2. Phương pháp đo huyết áp chuẩn bằng máy điện tử

Cách đo huyết áp bằng máy điện tử cổ tay

Các bộ phận chính của máy đo huyết áp cổ tay

  • Pin.
  • Vòng bít.
  • Màn hình hiển thị được gắn liền trên vòng bít.

Cách đo huyết áp bằng máy điện tử cổ tay [Ảnh: Internet]

Cách đo huyết áp

Bước 1: Chuẩn bị đo

Kiểm tra pin xem lắp vào đùng vị trí hay chưa. Đeo vòng bít lên cổ tay trần sao cho vòng bít vừa vặn với cổ tay. Vị trí màn hình nằm trong cổ tay. Đặt cổ tay ngang với tim.

Bước 2: Bắt đầu đo

Ấn nút START, máy tiến hành bơm hơi vào vòng bít. Màn hình bắt đầu hiển thị các con số. Máy bơm đủ hơi sẽ tự động ngắt và vòng bít tiến hành xả hơi. Lúc này, giữ nguyên tư thế ngồi ban đầu. Biểu tượng trái tim thể hiện nhịp đập của  tim.

Bước 3: Sau khi đo

Ghi lại kết quả thu được vào sổ theo dõi. Tháo máy ra khỏi cổ tay. Sử dụng vải mềm, khô vệ sinh máy. Cất máy vào hộp.

Cách đo huyết áp bằng máy điện tử bắp tay

Cách đo huyết áp bằng máy điện tử bắp tay [Ảnh: Internet]

Bước 1: Trước khi đo

– Kiểm tra pin xem đã lắp đúng vị trí hay chưa.

– Quấn vòng bít vào bắp tay

  • Quấn vòng bít vào bắp tay sao cho mép dưới của vòng bít cách khuỷu tay từ 2 – 3cm. Vạch dấu của vòng bít phải để cùng hướng với mạch máu. Vòng sắt không được để trên mạch máu.
  • Kéo nhẹ đầu vòng bít qua vòng sắt quanh bắp tay. Siết vòng bít bằng khoá dán với lực vừa phải. Không nên kéo vòng bít quá chặt, khoảng hở giữa cánh tay và vòng bít nên vừa 2 ngón tay.

Bước 2: Trong khi đo

Nhấn nút “START”, vòng bít tự động sẽ tự động bơm đúng áp suất đo và xả hơi khi đo xong. Đọc kết quả hiển thị trên màn hình.

Bước 3: Sau khi đo:

Kết quả tự động lưu vào bộ nhớ máy.

Đo huyết áp là cách kiểm soát các chỉ số huyết áp của bản thân. Người già, người bị huyết áp  cao hoặc có nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao nên biết cách đo huyết áp chuẩn ngay tại nhà để theo dõi huyết áp thường xuyên.

Mai Phương Anh [Thầy thuốc Việt Nam]

[Visited 9.777 times, 1 visits today]

Video liên quan

Chủ Đề