Cách kiểm tra ổ cứng còn bao nhiêu phần trăm

Cách xem dung lượng ổ cứng cho phép người dùng có kế hoạch sử dụng, lưu trữ và quản lý dữ liệu trên máy tính của mình dễ dàng và hiệu quả hơn. Trong bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết cách kiểm tra dung lượng ổ cứng máy tính Windows để quản lý bộ nhớ máy tính tốt nhất.

Kiểm tra dung lượng ổ cứng máy tính để làm gì?

Cách kiểm tra thông số ổ cứng laptop giúp người dùng xem được dung lượng ổ cứng máy tính. Thông qua đó, bạn biết được dung lượng ổ cứng đang sử dụng và dung lượng ổ cứng còn trống trên máy tính hay laptop. 

Từ đó có kế hoạch phân chia, sắp xếp dữ liệu lưu trữ hợp lý. Đồng thời theo dõi hệ thống ứng dụng, phần mềm nào đang tiêu tốn nhiều tài nguyên nhất thì có thể chọn cách loại bỏ hoặc xóa những dữ liệu không cần thiết.

Cách kiểm tra dung lượng ổ cứng máy tính

Ngoài cách kiểm tra cấu hình máy tính như mình đã chia sẻ. Để xem dung lượng ở cứng máy tính, mọi người có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây.

1. Xem dung lượng ổ cứng trong My Computer/This PC

Trên màn hình máy tính Windows bạn nhấn chọn mục My Computer/This PC >> chọn mục Devices and drives. Tại đây sẽ hiển thị tất cả ổ đĩa đang chạy trên máy tính. 

Xem dung lượng ổ cứng trong My Computer/This PC

Trong đó, phần màu xanh hiển thị mức dung lượng đã sử dụng và phần màu trắng là mức dung lượng còn trống. Dưới biểu tượng cũng hiển thị cụ thể số dung lượng dung lượng còn trống và đã sử dụng.

  • Tham khảo: Tổng hợp 8 phần mềm kiểm tra thông số máy tính và cấu hình siêu nhanh

2. Xem dung lượng ở cứng tại mục Properties

Cách xem dung lượng ổ cứng này rất đơn giản, bạn chỉ cần nhấn chuột phải vào ổ đĩa máy tính muốn kiểm tra rồi chọn mục Properties. 

Xem dung lượng ở cứng tại mục Properties

Tại đây sẽ hiển thị đầy đủ thông tin về ổ đĩa gồm dung lượng đã sử dụng [Used Space] màu xanh và dung lượng còn trống [Free Space] màu trắng.

3. Kiểm tra dung lượng ổ cứng máy tính tại Disk Manager

Với cách xem dung lượng ổ cứng máy tính Windows này, bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run > nhập từ khóa “diskmgmt.msc” > nhấn OK hoặc Enter. 

Kiểm tra dung lượng ổ cứng máy tính tại Disk Manager

Tại cửa sổ mới hiển thị bạn kiểm tra thông tin dung lượng ổ cứng còn trống tại phần Free Space.

Có nên dọn dẹp ổ cứng máy tính thường xuyên không?

Ổ cứng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của máy tính, dùng để lưu trữ dữ liệu. Việc kiểm tra ổ cứng thường xuyên sẽ giúp ích cho người dùng trong quá trình sử dụng. Dưới đây là một số lợi ích khi kiểm tra ổ cứng máy tính thường xuyên và dọn dẹp ổ cứng khi cần thiết.

1. Quản lý không gian lưu trữ

Việc kiểm tra dung lượng ổ cứng máy tinh thường xuyên giúp người dùng kiểm soát các thông tin, file lưu trữ và bảo vệ máy tính. Người dùng có thể biết được số file, thư mục trống, file rác tiêu hao tài nguyên ổ cứng. Từ đó loại bỏ những thư mục, dữ liệu không cần thiết để giải phóng không gian lưu trữ của bộ nhớ máy tính.

2. Tăng tốc độ máy tính

Khi máy tính chứa quá nhiều thư mục, tài liệu khiến máy tính chạy chậm hơn. Khi đó việc kiểm tra và loại bỏ các tệp tin rác, thư mục trống giúp giảm tải cho bộ nhớ máy tính, giúp thao tác xử lý các tác vụ trên máy tính sẽ nhanh chóng, mượt mà, ít bị đơ, giật lag.

  • Xem thêm: 11 mẹo tăng tốc máy tính Windows được dân IT thường xuyên sử dụng

3. Tăng tuổi thọ sử dụng máy tính

Việc dọn dẹp ổ cứng máy tính thường xuyên giúp tăng tuổi thọ sử dụng thiết bị, bảo vệ máy tính khỏi những virus hay phần mềm độc hại. Do vậy, việc kiểm tra dung lượng ổ cứng ổ cứng máy tính thường xuyên sẽ giúp bảo vệ máy tính, kéo dài thời gian sử dụng thiết bị.

Toàn bộ bài viết trên đây đã chia sẻ đến người dùng những cách xem dung lượng ổ cứng máy tính Windows đơn giản và tốt nhất. Hy vọng những thủ thuật này sẽ giúp người dùng kiểm soát tốt hơn việc sử dụng và nâng cao tuổi thọ máy tính.

Ổ cứng là nơi lưu trữ dữ liệu của máy tính. Để đánh giá được độ bền và trạng thái hoạt động, chúng ta sẽ sử dụng hệ thống SMART [Self-Monitoring, Analysis, and Reporting Technology]. Tuy nhiên, Windows không cho phép người dùng có thể dễ dàng tìm cũng như hiểu được thông số quan trọng này.

Vì thế, Quantrimang.com sẽ giới thiệu cho bạn những cách sau đây để kiểm tra ổ cứng, đánh giá tình trạng hoạt động hiện tại của ổ cứng trên máy tính đang sử dụng. Từ đó sớm phát hiện những bất ổn để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh tình trạng ổ cứng hỏng, mất dữ liệu.

  • Hướng dẫn kiểm tra nhiệt độ CPU, VGA, ổ cứng máy tính, laptop
  • 14 bí quyết của thợ mua laptop cũ

Cách kiểm tra ổ cứng định kỳ

1. Tối ưu hóa và chống phân mảnh trong Windows 10

Các ổ cứng SATA truyền thống đã dần bị những ổ SSD nhanh hơn nhiều “soán ngôi”, nhưng chúng vẫn rất phổ biến và là một cách với chi phí hợp lý để lưu trữ những thứ như hình ảnh, video và các loại file không quá nặng khác. SSD hoạt động hơi khác một chút và mặc dù chúng không bao giờ cần chống phân mảnh [vì việc phân mảnh liên quan đến nơi dữ liệu được lưu trữ trên ổ và đó không phải là một yếu tố cần quan tâm trên SSD], nhưng đôi khi chúng cần được tối ưu hóa.

Hãy tối ưu hóa và chống phân mảnh ổ!

Nếu bạn cảm thấy ổ cứng không phải SSD của mình bị chậm, thì bạn nên kiểm tra xem nó bị phân mảnh ra sao. Bạn có thể thực hiện việc này bằng cách sử dụng công cụ chống phân mảnh được tích hợp trong Windows 10 [nhập defrag vào menu Start, rồi truy cập vào Defragment and Optimise Drives], sau đó chọn ổ và nhấp vào Analyse. Nếu việc phân mảnh được phát hiện, hãy nhấp vào Optimise [trước đây được gọi là Defrag] cho ổ đó.

Bài viết thực sự thấy rằng ứng dụng miễn phí Defraggler thực hiện công việc phát hiện và giảm phân mảnh tốt hơn, nhưng không phải ai cũng muốn cài đặt các ứng dụng bổ sung khi có chức năng tương tự được tích hợp ngay trong hệ điều hành.

Bạn cũng có thể tối ưu hóa SSD của mình trên công cụ chống phân mảnh và tối ưu hóa Windows 10, mặc dù Windows 10 sẽ tự động xử lý quá trình này.

2. Sử dụng công cụ của nhà sản xuất HDD

Hầu hết các nhà sản xuất ổ cứng lớn đều cung cấp những công cụ mạnh mẽ miễn phí để theo dõi sức khỏe và hiệu suất của ổ cứng. Bước đầu tiên để biết nên sử dụng cái nào, dĩ nhiên, là tìm nhà sản xuất ổ cứng.

Hầu hết các nhà sản xuất lớn đều cung cấp những công cụ để theo dõi sức khỏe ổ cứng

Nếu đã biết nhà sản xuất ổ cứng, bạn có thể bỏ qua phần này. Còn nếu chưa, hãy bấm phím Win, nhập device manager và bấm vào nó khi nó xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.

Trong Device Manager, hãy mở khóa tùy chọn Disk drives và ghi chú số model của ổ cứng. Tiếp theo, nhập số model vào Google để hiển thị kết quả sẽ hiển thị cho bạn tên nhà sản xuất ổ cứng.

Ghi chú số model của ổ cứng

Sau đó, hãy truy cập trang hỗ trợ của nhà sản xuất và tìm kiếm tiện ích ổ cứng của họ. Sau đây là các liên kết đến những trang tải xuống có liên quan của một số thương hiệu ổ cứng lớn nhất:

  • Western Digital
  • Seagate
  • Samsung
  • Adata

Mỗi công cụ này hoạt động khác nhau một chút, nhưng quan trọng nhất là mỗi tùy chọn đều có các tính năng chẩn đoán, cho phép bạn kiểm tra sức khỏe ổ cứng.

3. Cách kiểm tra ổ cứng bằng lệnh WMIC trong CMD

WMIC là một giao diện dòng lệnh cho phép bạn thực hiện nhiều tác vụ quản trị, bao gồm cả kiểm tra tình trạng ổ cứng. Nó sử dụng tính năng SMART [Công nghệ tự giám sát, phân tích và báo cáo] của đĩa cứng để xem trạng thái và đưa ra những kết luận đơn giản về tình trạng thực của ổ cứng như “OK”, “Pred Fail”, v.v. Nhìn chung, WMIC vẫn là một lệnh cực kỳ cơ bản và cung cấp khá ít thông tin. Nhưng đổi lại nó cho kết quả nhanh chóng và vẫn là một tính năng được tích hợp sẵn của Windows.

Để kiểm tra tình trạng ổ cứng bằng WMIC, trước hết, bạn hãy nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở cửa sổ Run. Tiếp theo, bạn nhập từ khóa cmd rồi nhấn OK để mở cửa sổ Command Prompt.

Tại cửa sổ Command Prompt, bạn gõ lệnh:

wmic diskdrive get model,status

Kết quả sẽ trả về Pred Fail nếu ổ của bạn sắp hỏng hoặc OK nếu nó cho rằng ổ đang hoạt động tốt.

Trên máy Mac, mở Disk Utility từ /Applications/Utilities/, nhấp vào ổ và xem S.M.A.R.T. Trạng thái ở dưới cùng bên trái, sẽ có nội dung Verified hoặc Failing.

Tuy nhiên, thông tin S.M.A.R.T cơ bản này có thể bị sai lệch. Bạn chỉ biết khi ổ của mình sắp hỏng, nhưng sự cố có thể bắt đầu diễn ra ngay cả khi tình trạng S.M.A.R.T cơ bản vẫn ổn. Để xem xét kỹ hơn, bài viết khuyên bạn nên tải xuống CrystalDiskInfo cho Windows [miễn phí] hoặc DriveDx cho macOS [$20 với bản dùng thử miễn phí], cả hai đều sẽ cung cấp thông tin S.M.A.R.T chi tiết hơn những gì máy tính của bạn tự cung cấp.

Thay vì nói ổ đang trong trạng thái "OK" hay "Bad", giống như các công cụ tích hợp sẵn, CrystalDiskInfo và DriveDx có nhiều nhãn trung gian hơn, tương ứng như Caution hoặc Warning. Những nhãn này áp dụng cho các ổ cứng và SSD đang bắt đầu hao mòn, nhưng chưa đến mức bị hỏng hẳn.

Ví dụ, ổ trong ví dụ có một vài bad sector, một số sector được phân bổ lại, và không gặp phải bất kỳ vấn đề nào [có thể vì những bad sector đó không chứa bất kỳ dữ liệu thực tế nào vào thời điểm đó]. Nhưng nếu chỉ một trong những bad sector đó nằm trên file bạn cần, nó có thể bị hỏng. Vì vậy, nhãn Caution thường là một dấu hiệu tốt cho thấy bạn nên sao lưu ổ và suy nghĩ về việc thay thế nó sớm, ngay cả khi bạn chưa gặp sự cố.

Nếu bạn muốn có một bức tranh sâu sắc, chính xác hơn về tình trạng ổ của mình, hãy kiểm tra trang web của nhà sản xuất để tìm một công cụ chuyên dụng. Ví dụ, Seagate có SeaTools, Western Digital có Western Digital Dashboard và Samsung có Samsung Magician cho ổ SSD của hãng này.

Những công cụ này đôi khi có thể tính đến một số công nghệ cụ thể cho ổ cứng và SSD của chúng. Nhưng đối với hầu hết mọi người, CrystalDiskInfo sẽ cung cấp cho bạn một đề xuất phù hợp cho bất kỳ ổ nào. Chi tiết hơn về công cụ này sẽ có trong phần cuối bài viết.

4. Kiểm tra BIOS

Miễn là bạn đang sở hữu một bo mạch chủ tương đối hiện đại, bạn có thể khởi chạy quy trình kiểm tra ổ cứng trong BIOS mà không phải quan tâm tới bất kỳ sự can thiệp khó chịu nào có thể bắt nguồn từ hệ điều hành.

BIOS [viết tắt của Basic Input/Output System - hệ thống đầu vào/ra cơ bản] là nơi chứa nhiều nhóm lệnh được lưu trữ trên một chip Firmware của mainboard giúp kiểm soát các tính năng cơ bản của máy tính.

Để truy cập BIOS, bạn sẽ phải sử dụng đến một vài tổ hợp phím nhất định [tùy theo loại mainboard hoặc dòng máy]. Những phím truy cập BIOS phổ biến nhất cho máy tính hiện nay F1, F2, F10, F12, DEL hoặc ESC. Để tìm hiểu cách truy cập BIOS cụ thể cho nhiều dòng máy, mời bạn tham khảo bài viết:

  • Hướng dẫn vào BIOS trên các dòng máy tính khác nhau

Khi đã ở trong BIOS, các hướng dẫn chính xác về cách kiểm tra tình trạng ổ cứng sẽ tùy thuộc vào nhà sản xuất bo mạch chủ của bạn. Chẳng hạn trên bo mạch MSI Mortar WiFi B550M này, trong BIOS, bạn có thể điều hướng tới “Settings -> Advanced -> NVME self-test” để kiểm tra tình trạng cụ thể của ổ cứng NVMe của mình.

Bên cạnh đó, trong môi trường BIOS, bạn cũng có thể kiểm tra xem liệu ổ cứng của mình có đang thực sự được PC/bo mạch chủ nhận diện và tương thích tuyệt đối hay không.

Trên máy tính xách tay Dell và HP, bạn có thể kiểm tra tình trạng ổ cứng bằng cách truy cập BIOS và tìm kiếm tùy chọn "Diagnostics".

5. Cách kiểm tra ổ đĩa bằng công cụ có sẵn trên Windows

Chạy công cụ Check Disk từ desktop trong Windows thật dễ dàng. Trong File Explorer, bấm chuột phải vào ổ đĩa bạn muốn kiểm tra, rồi chọn “Properties”.

Trong cửa sổ Properties, chuyển sang tab "Tools" và sau đó nhấp vào nút "Check". Trong Windows 7, nút được đặt tên là "Check now".

Trong Windows 8 và 10, Windows có thể thông báo cho bạn rằng nó không tìm thấy bất kỳ lỗi nào trên ổ đĩa. Bạn vẫn có thể thực hiện quét thủ công bằng cách nhấp vào "Scan drive". Điều này trước tiên sẽ thực hiện quét mà không cần sửa chữa, vì vậy nó sẽ không khởi động lại PC của bạn tại thời điểm này. Nếu việc quét nhanh ổ đĩa cho thấy bất kỳ sự cố nào, Windows sẽ trình bày tùy chọn đó cho bạn. Tuy nhiên, nếu bạn muốn buộc chkdsk hoạt động, bạn sẽ phải sử dụng Command Prompt để chạy chkdsk [đọc phần sau trong bài viết].

Sau khi Windows quét ổ đĩa của bạn, nếu không tìm thấy lỗi, bạn có thể chỉ cần nhấp vào “Close”.

Trong Windows 7, khi bạn nhấp vào nút “Check now”, bạn sẽ thấy hộp thoại cho phép bạn chọn một vài tùy chọn bổ sung, cụ thể là bạn có muốn tự động sửa lỗi hệ thống file và quét tìm các bad sector hay không. Nếu bạn muốn thực hiện việc kiểm tra ổ đĩa toàn diện nhất, hãy tiếp tục và chọn cả hai tùy chọn và sau đó nhấp vào "Start". Chỉ cần lưu ý rằng nếu bạn thêm quét sector vào danh sách kết hợp, việc kiểm tra ổ đĩa có thể mất nhiều thời gian. Đó có thể là điều bạn muốn làm khi không cần sử dụng máy tính trong vài giờ.

Nếu bạn chọn sửa lỗi hệ thống file hoặc quét các bad sector, Windows sẽ không thể thực hiện quét trong khi ổ đĩa đang được sử dụng. Nếu điều đó xảy ra, bạn sẽ có tùy chọn hủy quá trình quét hoặc lên lịch kiểm tra ổ đĩa vào lần tiếp theo bạn khởi động lại Windows.

6. Sử dụng phần mềm CrystalDiskInfo để kiểm tra ổ cứng

Nếu như bạn vẫn chưa thấy hiệu quả kiểm tra khi sử dụng hai phương án trên, thì có thể sử dụng các công cụ kiểm tra sức khỏe ổ cứng như CrystalDiskInfo chẳng hạn.

  • Tải phần mềm CrystalDiskInfo miễn phí

Sau khi tải thành công phần mềm trên máy tính, chúng ta tiến hành cài đặt chương trình.

Ngay sau đó, phần mềm sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe ổ cứng trong máy tính. Bạn sẽ thấy, giao diện của chương trình cung cấp đầy đủ những thông tin, như tên ổ cứng, dung lượng, nhiệt độ,... Nếu giao diện bạn đang dùng ở ngôn ngữ tiếng Anh, hãy nhấp vào mục Language bên trên và chọn sang tiếng Việt để dễ sử dụng.

Từ những gì mà phần mềm CrystalDiskInfo cung cấp cho người dùng, bạn có thể xác định các lỗi liên quan đến ổ cứng để có được phương án sửa lỗi kịp thời.

Để cho phần mềm luôn ở chế độ chạy ngầm, nhấn chọn vào mục Chức năng [Function] rồi chọn Resident. Để khởi động cùng Windows, chúng ta cũng vào mục Chức năng [Function] rồi chọn Khởi động [Startup].

Như vậy sau khi thiết lập, bạn sẽ thấy 2 biểu tượng của CrystalDiskInfo taskbar. Chúng ta có thể click ngay vào đó để kiểm tra ổ cứng và để biết được những cảnh báo ngay khi ổ cứng gặp vấn đề.

Trên đây là 3 phương pháp giúp bạn có thể kiểm tra hoạt động của ổ cứng trên máy tính. 3 cách này thực hiện khá đơn giản và nhanh chóng, không quá nhiều thao tác ngay cả khi cài đặt phần mềm CrystalDiskInfo. Bạn nên kiểm tra tình trạng ổ cứng thường xuyên để có thể biết được lỗi và tìm được cách khắc phục nhanh nhất.

7. Cách kiểm tra tuổi thọ ổ cứng SSD trên Mac OS

Tuổi thọ của ổ cứng SSD là con số hữu hạn với chu kỳ dữ liệu nhất định, từ 10.000 trở lên. Số chu kỳ ghi dữ liệu của ổ cứng SSD khoảng vài nghìn, nhưng cũng không phải là vấn đề khiến bạn đáng lo. Chẳng hạn mỗi ngày chúng ta sẽ ghi khoảng 100GB dữ liệu, thì sau 10.0000 ngày chúng ta mới chỉ ghi được 1PB dữ liệu vào ổ SSD mà thôi. Và để kiểm tra dung lượng đã ghi vào ổ SSD cũng rất đơn giản.

Để kiểm tra lượng dữ liệu đã ghi trên SSD của máy Mac chúng ta sẽ sử dụng lệnh Terminal.

Trước hết, bạn mở Terminal trên máy và nhâp dòng lệnh diskutil list. Trong danh sách mới xuất hiện sẽ gồm các ổ đĩa và đĩa ảo. Chúng ta cần tìm tới ổ đĩa cứng thực. Trong ví dụ sẽ là disk0.

Tiếp đến, chúng ta nhập dòng lệnh iostat -Id disk0. Tùy theo số thứ tự của ổ đĩa trên máy mà phần disk0 có thể thay thế bằng ký hiệu khác.

Trong hình bên dưới, chúng ta sẽ nhìn thấy các ký hiệu gồm:

  • KB/t = kilobyte/truyền tải.
  • xfrs = số lần truyền tải.
  • MB = số megabyte đã được truyền tải.

Phần MB = thể hiện dung lượng dữ liệu đã được ghi trên ổ đĩa. Và ở đây là 1.076.395,35MB dung lượng dữ liệu đã ghi vào chiếc ổ SSD, khoảng hơn 1TB dữ liệu.

8. Kiểm tra tuổi thọ trên ổ SSD Windows

Theo dõi tình trạng của ổ lưu trữ là một nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt nếu bạn không muốn thay thế chúng thường xuyên. Hơn thế nữa, nhận thức được các vấn đề nhất định trước khi chúng xảy ra có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng về việc mất một lượng lớn dữ liệu quan trọng.

Cũng giống như việc kiểm tra sức khỏe ổ cứng mà chúng tôi đã giới thiệu bên trên, để kiểm tra tuổi thọ và lượng dữ liệu đã ghi trên ổ SSD Windows thì chúng ta cũng có thể sử dụng phần mềm CrystalDiskInfo.

CrystalDiskInfo là một ứng dụng được thiết kế để giúp bạn giữ cho ổ cứng PC của mình luôn khỏe mạnh. CrystalDiskInfo là một tiện ích tiện dụng được phát triển để giúp bạn theo dõi ổ cứng HDD hoặc SSD một cách dễ dàng. Nó có thể giám sát S.M.A.R.T. giá trị và hỗ trợ USB HDD, RAID và NVMe.

Chương trình hỗ trợ công nghệ S.M.A.R.T., giúp bạn phát hiện và ngăn chặn các lỗi ổ đĩa trong tương lai để bạn có thể có hành động kịp thời trước khi việc mất dữ liệu trở nên không thể tránh khỏi.

CrystalDiskInfo hiển thị cho bạn tất cả các loại thông tin chi tiết về ổ cứng, từ thương hiệu và model cho đến kích thước buffer và bộ nhớ cache, số sê-ri hoặc thậm chí là firmware nó sử dụng. Chương trình sử dụng bảng màu để cảnh báo bạn về mức độ nguy hiểm của trạng thái ổ đĩa, vì vậy nếu bạn nhận thấy rằng nhiệt độ hoặc một số hành động cụ thể vượt quá giới hạn mà bạn cho là phù hợp, có thể đã đến lúc bạn phải bắt tay vào thực hiện các bản sao lưu thích hợp.

*Yêu cầu hệ thống khi sử dụng CrystalDiskInfo

  • Hệ điều hành: Windows 10, 8.1, 8, 7, Vista, XP, Windows Server 2019, 2016, 2012, 2008, 2003
  • Kiến trúc: Hỗ trợ các hệ thống x86, x64 và ARM64
  • Phần mềm: Internet Explorer phiên bản 8.0 trở lên
  • Khác: .NET Framework phiên bản 2.0 trở lên

CrystalDiskInfo có quá trình cài đặt rất nhanh trên máy tính. Dưới đây là giao diện của CrystalDiskInfo sau khi cài đặt xong.

Tại phần Health Status [Trạng thái sức khỏe], tình trạng ổ SSD sẽ được hiển thị tại đây. Nếu thông báo Good nghĩa là ổ SSD đang hoạt động tốt.

Như vậy chúng ta đã hoàn thành xong các bước kiểm tra lượng dung lượng đã ghi vào trong ổ SSD, cũng như kiểm tra tuổi thọ của ổ. Ổ SSD được nhiều người lựa chọn để lưu trữ dữ liệu so với việc dùng ổ HDD.

Chúc các bạn thực hiện thành công!

Tham khảo thêm các bài sau đây:

  • 4 bước khắc phục sự cố mất âm thanh trong Windows
  • 4 cách để Reset lại Windows về trạng thái ban đầu
  • Cách sửa lỗi màn hình Windows 7/8/8.1/10 bị đen

Thứ Năm, 18/08/2022 17:24

4,425 👨 268.129

0 Bình luận

Sắp xếp theo

Xóa Đăng nhập để Gửi

Bạn nên đọc

  • 5 việc nên làm khi sử dụng ổ cứng SSD trên Windows

  • Cách cập nhật Android lên phiên bản mới nhất

  • Cách khắc phục thông báo "Enter Network Credentials" liên tục trên Windows

  • 8 cách sửa lỗi “Your PC Did Not Start Correctly”

  • Cách khắc phục lỗi AMD Driver Timeout [TDR] trên Windows

  • Hướng dẫn cách nâng cấp RAM trên PC và laptop

Sửa lỗi máy tính

Hệ thống

  • Windows 10
  • Windows 11
  • Windows 7
  • Ghost - Cài Win
  • Sửa lỗi máy tính
  • Giải pháp bảo mật
  • Diệt Virus - Spyware
  • Bảo mật máy tính
  • Mạng LAN - WAN
  • Cấu hình Router/Switch
  • Thủ thuật Wifi
  • Hình nền đẹp
  • Windows 8

  • Công nghệ
    • Ứng dụng
    • Hệ thống
    • Game - Trò chơi
    • iPhone
    • Android
    • Linux
    • Nền tảng Web
    • Đồng hồ thông minh
    • Chụp ảnh - Quay phim
    • macOS
    • Phần cứng
    • Thủ thuật SEO
    • Kiến thức cơ bản
    • Raspberry Pi
    • Dịch vụ ngân hàng
    • Lập trình
    • Dịch vụ nhà mạng
    • Dịch vụ công trực tuyến
    • Nhà thông minh
  • Download
    • Ứng dụng văn phòng
    • Tải game
    • Tiện ích hệ thống
    • Ảnh, đồ họa
    • Internet
    • Bảo mật, Antivirus
    • Họp, học trực tuyến
    • Video, phim, nhạc
    • Mail
    • Lưu trữ đám mây
    • Giao tiếp, liên lạc, hẹn hò
    • Hỗ trợ học tập
    • Máy ảo
  • Tiện ích
  • Khoa học
    • Khoa học vui
    • Khám phá khoa học
    • Bí ẩn - Chuyện lạ
    • Chăm sóc Sức khỏe
    • Khoa học Vũ trụ
    • Khám phá thiên nhiên
  • Điện máy
    • Tivi
    • Tủ lạnh
    • Điều hòa
    • Máy giặt
  • Cuộc sống
    • Kỹ năng
    • Món ngon mỗi ngày
    • Làm đẹp
    • Nuôi dạy con
    • Chăm sóc Nhà cửa
    • Kinh nghiệm Du lịch
    • Halloween
    • Mẹo vặt
    • Giáng sinh - Noel
    • Tết 2023
    • Quà tặng
    • Giải trí
    • Là gì?
    • Nhà đẹp
    • TOP
    • Phong thủy
  • Video
    • Công nghệ
    • Cisco Lab
    • Microsoft Lab
    • Video Khoa học
  • Ô tô, Xe máy
    • Giấy phép lái xe
  • Làng Công nghệ
    • Tấn công mạng
    • Chuyện công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Trí tuệ nhân tạo [AI]
    • Anh tài công nghệ
    • Bình luận công nghệ
    • Tổng hợp
  • Học CNTT
    • Quiz công nghệ
    • Microsoft Word 2016
    • Microsoft Word 2013
    • Microsoft Word 2007
    • Microsoft Excel 2019
    • Microsoft Excel 2016
    • Hàm Excel
    • Microsoft PowerPoint 2019
    • Microsoft PowerPoint 2016
    • Google Sheets - Trang tính
    • Code mẫu
    • Photoshop CS6
    • Photoshop CS5
    • HTML
    • Python
    • CSS và CSS3
    • Học SQL
    • Lập trình C
    • Lập trình C++
    • Lập trình C#
    • Học HTTP
    • Bootstrap
    • SQL Server
    • JavaScript
    • Học PHP
    • jQuery
    • Học MongoDB
    • Unix/Linux
    • Học Git
    • NodeJS

Giới thiệu | Điều khoản | Bảo mật | Hướng dẫn | Ứng dụng | Liên hệ | Quảng cáo | Facebook | Youtube | DMCA

Giấy phép số 362/GP-BTTTT. Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30/06/2016. Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN MẠNG TRỰC TUYẾN META. Địa chỉ: 56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 024 2242 6188. Email: info@meta.vn. Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Ngọc Lam.

Bản quyền © 2003-2023 QuanTriMang.com. Giữ toàn quyền. Không được sao chép hoặc sử dụng hoặc phát hành lại bất kỳ nội dung nào thuộc QuanTriMang.com khi chưa được phép.

Chủ Đề