Cách làm bài văn phân tích thơ lớp 9

Để viết được bài phân tích một bài thơ, đoạn thơ hay, có sức hấp dẫn đối với người đọc, người nghe bên cạnh việc huy động vốn kiến thức về bài thơ, các em có thể tự cải thiện kĩ năng viết bài phân tích của mình qua Phương pháp phân tích thơ đạt điểm cao mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các em dưới đây.


Phương pháp phân tích bài thơ, đoạn thơ đạt điểm cao


Thơ ca là kết tinh tài năng, tâm huyết và tình cảm của người thi nhân. Thơ ca không chỉ làm đẹp cho cuộc đời mà còn gieo mầm những nhận thức, tình cảm tốt đẹp trong thế giới tâm hồn của con người. Không ai có thể phủ nhận được vai trò của thơ ca đối với cuộc sống, tuy nhiên có không ít các em học sinh gặp khó khăn trong việc tiếp nhận, khám phá những hình ảnh mang tính biểu tượng trong thơ. Để có cải thiện kĩ năng viết bài phân tích bài thơ, đoạn thơ các em hãy cùng tham khảo phương pháp làm bài được gợi ý dưới đây nhé.

- Trước một đề Phân tích bài thơ, đoạn thơ bất kì, các em có thể áp dụng phương pháp làm bài theo 3 bước dưới đây:

Sơ đồ khái quát các bước phân tích một bài thơ, đoạn thơ


Bước 1: Tìm hiểu đề bài [Xác định yêu cầu đề bài]

- Xác định yêu cầu đề bài là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng không thể bỏ qua khi làm bài phân tích bài thơ, đoạn thơ cũng như với tất cả các dạng bài tập làm văn khác.
- Khi phân tích bài thơ, đoạn thơ các em cần đọc kĩ để xác định yêu cầu của đề bài [Bài thơ ấy là bài thơ nào? Tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ, Đối tượng cần phân tích]. Khi đã xác định được yêu cầu của đề bài, việc phân tích, triển khai nội dung bài viết của các em cũng được tập trung, bám sát đề và dễ "ăn" điểm hơn.

Ví dụ:

Đề bài: Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

- Qua tìm hiểu đề bài ta có thể xác định:
+ Bài thơ cần phân tích: Vội vàng
+ Tác giả: Xuân Diệu
+ Đối tượng cần phân tích: Vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ

>> Tham khảo bàiPhân tích vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu


Bước 2: Lập dàn ý cho bài phân tích

Việc lập dàn ý cho bài phân tích không chỉ giúp các em ghi lại những ý tưởng, nội dung cho bài phân tích mà còn hỗ trợ trực tiếp cho quá trình viết bài. Dựa vào dàn ý đã xây dựng, các em có thể triển khai bài phân tích theo đúng dự kiến/ý tưởng ban đầu; Đảm bảo tính mạch lạc, thống nhất của bài viết, tránh bỏ sót những nội dung quan trọng.

- Các em có thể xây dựng dàn ý dựa trên cấu trúc 3 phần:
+ Mở bài: Giới thiệu về đối tượng cần phân tích [Có thể giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp].
+ Thân bài: Triển khai nội dung bài phân tích.
+ Kết bài: Đánh giá bài thơ, đoạn thơ hoặc trình bày khái quát cảm nhận về bài thơ, đoạn thơ ấy.

>> Tham khảoDàn ý bài Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu


Bước 3: Bắt tay vào quá trình phân tích bài thơ, đoạn thơ

- Đọc lại bài thơ, đoạn thơ:

Đọc lại bài thơ, đoạn thơ để tái hiện kiến thức, khơi dậy cảm hứng cho bài phân tích. Những cảm nhận về hình ảnh, chi tiết đặc sắc trong bài thơ sẽ là tư liệu, nguồn cảm hứng quan trọng cho các em khi phân tích.

Ví dụ: Phân tích vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng, các em có thể tái hiện kiến thức, khơi dậy cảm nhận về bức tranh sự sống dạt dào, đẹp đẽ qua khổ thơ:

"Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si.
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;
Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần"

- Phân tích chi tiết từng câu thơ, ý thơ:

Đi sâu phân tích từng câu thơ, ý thơ, tìm ra nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong câu thơ ấy giúp cho bài phân tích được chi tiết, sâu sắc hơn. Khi phân tích một bài thơ dài, các em có thể phân tích theo khổ thơ, sau khi khái quát nội dung của khổ thơ ấy, các em có thể lựa chọn một vài câu thơ đặc sắc hoặc ấn tượng nhất trong cảm nhận của mình để phân tích. Đối với đoạn thơ, các em có thể chia tách thành từng ý nhỏ, có thể theo câu thơ hoặc theo nội dung của đoạn thơ.

Phân tích bài thơ các em cũng có thể dựa vào cấu trúc của thể thơ. Chẳng hạn thơ tứ tuyệt có cấu trúc: Khai-thừa-chuyển-hợp; thể thơ thất ngôn bát cú có thể phân tích theo 2 cặp câu.

Ví dụ: Phân tích bài thơ Đi đường, các em có thể triển khai theo cấu trúc Khai-thừa-chuyển-hợp như sau: + Câu thứ nhất: Khai mở ra ý thơ - Đi đường mới trải nghiệm được những nỗi gian lao của con người trên hành trình ấy.
+ Câu thứ 2: Câu thừa mở rộng, triển khai - Chỉ ra những khó khăn, thử thách mà người tù phải trải qua.
+ Câu thơ thứ 3: Câu chuyển ý- Khi con người đã vượt qua được hết những khó khăn, chinh phục được hết lớp núi lên đến đỉnh cao chót vót
+ Câu thơ thứ 4: Câu hợp [Có quan hệ sâu sắc với câu chuyển --> tạo thành 1 cặp câu thâu tóm nội dung, ý nghĩa toàn bài]: Vượt qua hết những khó khăn, muôn dặm nước non sẽ được thu hết vào tầm mắt.

- Đưa ra nhận định, đánh giá bài thơ:

Nhận định, đánh giá ý chính của bài thơ cũng là một bước quan trọng giúp cho bài viết được chặt chẽ, logic, mạch lạc hơn. Chẳng hạn trước khi chuyển sang phân tích hai câu thơ cuối, các em cần chốt lại nội dung, ý chinh của 2 câu thơ đầu.

Các em có thể thực hiện đánh giá theo 3 bước sau:
+ B1: Đánh giá đoạn thơ ấy hay hoặc dở ở chỗ nào[nếu hay thì nó xúc động ở tình cảm, tư tưởng gì?]
+ B2: Vì sao [Cái hay, cái độc đáo được toát nên bởi nội dung như thế nào, nhờ những phương diện nghệ thuật nào?]
+ B3: Tác dụng: Khẳng định vai trò đóng góp của đoạn thơ đối với sự thành công của tác phẩm, tác giả, đối với nền văn học dân tộc, đối với cuộc sống... [Tùy từng trường hợp cụ thể]

//thuthuat.taimienphi.vn/phuong-phap-phan-tich-bai-tho-doan-tho-dat-diem-cao-58397n.aspx
Thơ ca đánh động đến thế giới tâm hồn, khai mở những nguồn cảm xúc dạt dào nơi độc giả. Dựa vào những cảm nhận, tình cảm của bản thân về bài thơ, đoạn thơ kết hợp với việc tham khảo phương pháp phân tích bài thơ đoạn thơ trên đây, Thuthuat.Taimienphi.vn tin rằng các em có thể chinh phục được tất cả các dạng bài phân tích, từ cơ bản đến nâng cao. Bên cạnh đó, để nâng cao kĩ năng viết bài của mình, các em có thể tham khảo thêm bài Cách viết một bài văn miêu tả hay.

Rèn luyện kỹ năng phân tích tác phẩm ngữ văn lớp 9 LỚP 9 NGỮ VĂN LỚP 9 

1. Phân loại

Kiểu bài văn phân tích, nghị luận về một tác phẩm văn học được chia làm hai dạng:

– Dạng yêu cầu phân tích một tác phẩm [thơ hay đoạn trích văn xuôi]. Đối với loại đề này yêu cầu người làm phân tích toàn diện các mặt nội dung và hình thức nghệ thuật.

– Dạng phân tích tác phẩm [đoạn trích] theo một chủ đề nào đó. Đối với loại đề này người phân tích chỉ tập trung làm sáng tỏ các vấn đề mà đề yêu cầu.

2. Các thao tác cần nắm khi làm bài phân tích, nghị luận một tác phẩm văn học

– Bước 1: Nắm chắc nội dung toàn tác phẩm

Để biết mình đã nắm chắc tác phẩm hay chưa, các em hãy | trả lời các câu hỏi sau. Tác phẩm này do ai sáng tác? Sáng tác trong hoàn cảnh nào? Đề tài và chủ đề của tác phẩm? Các em có thể tóm tắt nội dung của tác phẩm đó chưa [đối với tác phẩm văn xuôi]? Đối với tác phẩm thơ thì không chỉ nắm nội dung toàn tác phẩm các em còn phải học thuộc lòng những phần nội dung nằm trong chương trình học. Các thủ pháp nghệ thuật chủ đạo trong tác phẩm này là gì? vv…

– Bước 2: Trước một đề bài cần xem xét các dạng đề đối với tác phẩm đó [dạng đề ở đây được hiểu là về thể loại và nội dung]

Ví dụ: Với tác phẩm Lão Hạc chúng ta có thể bắt gặp các dạng đề nghị luận về: các nhân vật trong tác phẩm Lão Hạc, giá 

trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm, nghệ thuật miêu tả tâm lý và khắc họa nhân vật, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện… Ở mỗi dạng đề cần định hướng được những ý chính.

– Bước 3: Lập dàn bài chi tiết cho từng dạng đề ở mỗi tác phẩm.

Đối với mỗi dạng để các em cần lập ra một dàn bài. Tuy mất thời gian nhưng điều này sẽ giúp các em lường hết mọi tình huống có thể bắt gặp và không phải lúng túng khi làm bài.

3. Phương pháp phân tích tác phẩm 

a. Phân tích theo chủ đề, vấn đề

– Phân tích theo chủ đề, vấn đề là phân tích các biểu hiện được miêu tả trong tác phẩm để làm nổi bật nội dung các chủ đề, vấn đề mà đề bài đã nêu ra hoặc người làm bài thấy là quan trọng. Ví dụ: Nội dung hiện thực và nhân đạo trong “Chuyện người con gái Nam Xương”; Tính chất thối nát, suy tàn của xã hội phong kiến qua bức tranh “Vào phủ Chúa Trịnh”; Tinh thần phê phán thói ích kỉ, vô nhân đạo được nhân danh lợi ích chung trong truyện ngắn “Bức tranh”. Đó là các chủ đề và vấn đề vốn có trong tác phẩm, được nhận ra, nhưng cần được phân tích cho đầy đủ, thấu đáo có sức thuyết phục.

+ Đối với các vấn đề này yêu cầu phân tích là dựa vào tác phẩm mà chia các vấn đề đó thành những khía cạnh nhỏ hơn, tìm các chi tiết phù hợp mà chứng minh cho nội dung các khía cạnh ấy. Ví dụ, nói về giá trị nhân đạo của Chuyện người con gái Nam Xương có thể nêu ra ba khía cạnh: một người phụ nữ toàn vẹn, đẹp người, đẹp nết; một số phận oan khuất, không nơi nương tựa; nhiệt tình giải oan, đề cao ca ngợi người phụ nữ của tác giả.

– Khía cạnh thứ hai của việc phân tích là khai thác các chi tiết. Chẳng hạn, phẩm hạnh của Vũ Thị đã được mẹ chồng khẳng định trong những câu nói rất cảm động: “Xanh kia quyết chẳng phụ con”. Câu nói đó có thể dùng để lên án anh chồng hồ đồ nghe trẻ. Có một chi tiết rất đáng khai thác nói lên tính chất nhỏ mọn của Trương Sinh. Khi “nàng hỏi chuyện kia do ai nói ra, thì chàng lại giấu không kể lại con nói, chỉ lấy lời bóng gió mà mắng nhiếc nàng”. Nếu Trương Sinh cởi mở, thật lòng tìm ra sự thật, sẽ nói lời mà con đã nói với mình thì Vũ Thị dễ dàng chứng minh nàng vô tội! Chi tiết này làm cho trách nhiệm của chàng Trương đối với cái chết của vợ tăng lên!

+ Khi phân tích chi tiết, cần biết liên hệ, đối chiếu trước sau để làm nổi bật ý nghĩa của nó. Ở đây học sinh có thể phát hiện những chi tiết thú vị.

b. Phân tích nhân vật

– Khi đề yêu cầu phân tích nhân vật có nghĩa là phân tích mọi biểu hiện của nhân vật để chứng tỏ nhân vật là một người như thế nào? Đáng khen hay đáng chê, thái độ của tác giả đối với nhân vật ra sao, nghệ thuật miêu tả nhân vật như thế nào?

– Về phương pháp, phân tích nhân vật là phân tích từ cách nói năng, cử chỉ, quan hệ, cách ăn mặc, cách mua bán… Sau đó khái quát thành phẩm chất, đặc điểm của nhân vật.

– Phân tích nhân vật yêu cầu khai thác các chi tiết một cách cụ thể, tỉ mỉ, tránh việc bỏ sót các chi tiết quan trọng.

– Phân tích nhân vật qua đoạn trích phải biết liên hệ với nội dung tác phẩm. Ví dụ, đối với Mã Giám Sinh, nếu không liên hệ với đoạn sau thì không thể biết rằng y nói: “Hỏi quê: rằng huyện Lâm Thanh cũng gần” là nói dối. Cũng vậy, nếu không liên hệ thì không hiểu vì lí do gì mà Trịnh Hâm lại xô Lục Vân Tiên xuống sông.

c. Phân tích tình huống truyện

– Tình huống truyện có thể hiểu là hoàn cảnh, bối cảnh tạo nên câu chuyện, là mối quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác, giữa hoàn cảnh và môi trường sống với nhân vật. Qua đó, nhân vật bộc lộ tình cảm, tính cách hay thân phận góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng của tác giả.

– Cách phân tích tình huống truyện:

+ Xác định tình huống: trả lời câu hỏi: chuyện kể về ai? Ở đâu? Khi nào? Xảy ra như thế nào? Mối quan hệ giữa các nhân vật, mối quan hệ giữa nhân vật với môi trường, hoàn cảnh có gì đặc biệt?

+ Phân tích tình huống truyện: phân tích cụ thể câu chuyện. + Ý nghĩa tư tưởng của tình huống truyện: – Thể hiện chủ đề tác phẩm – Khắc họa tính cách, phẩm chất nhân vật – Lôi cuốn, hấp dẫn cho câu chuyện.

Ví dụ: Tình huống trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng:

Tình huống:

– Cuộc gặp gỡ giữa hai cha con sau 8 năm xa cách [chỉ biết nhau qua tấm hình], trong lúc người cha mong mỏi được nghe tiếng con gọi ba thì người con lại không nhận cha, đến lúc nhận ra và biểu lộ tình cảm thì người cha phải ra đi.

– Ở khu căn cứ, người cha dồn tất cả tình yêu thương vào việc làm cây lược ngà tặng con, nhưng con chưa kịp nhận thì người cha đã hi sinh.

Ý nghĩa của hai tình huống truyện:

Tình huống thứ nhất, tác giả bộc lộ tình yêu thương mãnh liệt của con đối với cha. Còn tình huống thứ hai thể hiện tình cảm sâu sắc của người cha đối với con.

Tác giả đã tạo được hai tình huống truyện khá bất ngờ, nhưng tự nhiên, hợp lí, thể hiện được chủ đề tác phẩm: Ca ngợi tình cha con trong hoàn cảnh chiến tranh đầy éo le, mất mát.

d. Phân tích toàn tác phẩm

– Yêu cầu phân tích toàn tác phẩm thì cũng là phân tích tổng hợp các khía cạnh trên: các vấn đề, nhân vật, tâm trạng, cảm xúc. Đối với loại phân tích này cần đặc biệt chú ý phân tích phương diện nghệ thuật. Ta có thể nói, chẳng hạn: nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”, “Chuyện người con gái Nam Xương”, nghệ thuật sử dụng chi tiết, dùng hình ảnh, câu trùng điệp trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, nghệ thuật sử dụng nhạc điệu trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”…

Ngoài ra còn nhiều phương diện nghệ thuật khác, học sinh phải khai thác các bài giảng văn để làm bài cho tốt.

e. Phân tích, cảm thụ một đoạn thơ, bài thơ

– Cảm thụ là học sinh dựa vào giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm; lựa chọn những câu thơ đắt giá để cảm nhận, lí giải. Khi cảm thụ một bài thơ học sinh cần thiên về cảm xúc. Đặt mình vào cái tôi tác giả để cảm nhận tác phẩm theo ý hiểu của học sinh.

– Phân tích: Học sinh dựa vào câu từ của tác phẩm để tìm ra nội dung chính. Phân tích, lí giải giá trị tư tưởng của tác phẩm.

* Học sinh cần nắm vững những kiến thức sau:

– Thông tin về tác giả [Tên, bút danh, năm sinh, quê quán, sự kiện chính trong đời có ảnh hưởng đến phong cách sáng tác]…

– Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm [Có những sự kiện nào tác động ảnh hưởng đến sự ra đời của tác phẩm?]

– Thể thơ [thể tự do, lục bát, thất ngôn bát cú, thơ 5 chữ,…]

– Giọng điệu của bài thơ, ngôn ngữ được sử dụng ngôn ngữ bình dân hay ngôn ngữ bác học,…] 

– Bố cục của bài thơ [Bài thơ nên chia thành mấy phần? Nội dung chính của từng phần?]

* Cách cảm thụ và phân tích một bài thơ trong Văn học lớp 9 

Dàn ý: 

– Mở bài:

Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. Dẫn dắt vào yêu cầu của đề. Có thể mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp..,

– Thân bài:

+ Triển khai luận điểm thành các đoạn văn. 

+ Triển khai thành ít nhất 4 đến 5 đoạn văn theo hình thức diễn dịch hoặc quy nạp.

+ Sắp xếp các đoạn văn theo thứ tự logic hợp lí.

+ Khái quát giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Cần biết lựa chọn các từ ngữ “đắt” mà tác giả sử dụng. Phân tích làm nổi bật giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

– Kết bài: 

Khẳng định lại vấn đề vừa cảm thụ phân tích

* Hướng dẫn phân tích một bài thơ đoạn thơ trong chương trình Ngữ văn 9

Đề bài: Phân tích đoạn trích “Cảnh ngày xuân” trích “Truyện Kiều” [Nguyễn Du]. 

Hướng dẫn lập dàn ý:

Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. Dẫn dắt vào yêu cầu của đề.

– Nguyễn Du [1765-1820] tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

– Bằng tài năng nghệ thuật thiên phú và tấm lòng nhân đạo sâu sắc, ông đã để lại cho đời những tuyệt tác văn chương lỗi lạc. Tiêu biểu nhất phải kể đến tác phẩm “Truyện Kiều”. Truyện Kiều là truyện thơ Nôm gồm có ba phần chính.

– Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” nằm ở phần một: Gặp gỡ và đính ước. “Cảnh ngày xuân” là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp được vẽ nên nhờ bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình của Nguyễn Du.

Thân bài: Phân tích đoạn trích “Cảnh ngày xuân”. 

1. Vị trí đoạn trích

– Cảnh ngày xuân nằm ở phần mở đầu của tác phẩm Truyện Kiều: Gặp gỡ và đính ước.

– Nội dung chính: Miêu tả cảnh ngày xuân tươi đẹp và náo nhiệt. Đoạn trích cũng ngầm dự báo về những bi kịch cuộc đời của nàng Kiều “hồng nhan bạc mệnh”.

2. Khung cảnh ngày xuân

– Hình ảnh “con én”: Tác giả vừa gợi tả mùa xuân đến, vừa nói là thời gian trôi qua nhanh.

– Những hình ảnh cỏ xanh, hoa trắng làm cho bức tranh mùa xuân hiện lên diễm lệ và tươi đẹp.

– Không gian thoáng đạt, nhộn nhịp của lễ hội. Cảnh mùa xuân hiện ra rất đẹp và thơ mộng.

3. Cảnh lễ hội ngày xuân 

– Không khí rất rộn ràng, náo nhiệt. 

– Tâm trạng con người nô nức.

– Nổi bật lên không khí của tiết Thanh minh đầu xuân. Đó cũng là lễ tảo mộ – một truyền thống của người Việt.

4. Cảnh chị em Thúy Kiều chơi xuân trở về

– Cảnh vật nhạt dần, bớt ồn ào náo nhiệt. Trả lại không gian thơ mộng, trữ tình.

– Con người càng thưa thớt hẳn.

– Linh cảm những bi kịch cuộc đời của nàng Kiều “hồng nhan bạc mệnh”.

Kết bài:

Nêu cảm nghĩ của em về đoạn trích Cảnh ngày xuân.

Để hiểu được hàm ý sâu sắc của một tác phẩm, học sinh cần phân tích nhân vật. Từ đó phản chiếu cái nhìn của tác giả về vấn đề được đặt ra.

Video liên quan

Chủ Đề