Cách làm đề thi n4

Bài 1: Hướng dẫn cách giải Kanji trong đề thi

Bài 2: Hướng dẫn cách chọn đáp án Kanji trong đề thi

Bài 3: Hướng dẫn cách chọn đúng từ vựng trong đề thi phần 1

Bài 4: Hướng dẫn cách chọn đúng từ vựng trong đề thi phần 2

Bài 5: Hướng dẫn cách chọn đúng từ gần nghĩa trong đề thi

Bài 6: Hướng dẫn cách chọn từ đúng nghĩa trong đề thi.

Bài 7: Hướng dẫn cách chọn đúng ngữ pháp trong đề thi phần 1

Bài 8: Hướng dẫn cách chọn đúng ngữ pháp trong đề thi phần 2

Bài 9: Hướng dẫn cách sắp xếp câu trong đề thi

Bài 10: Hướng dẫn cách điền ngữ pháp đúng trong đề thi phần 1

Bài 11: Hướng dẫn cách điền ngữ pháp đúng trong đề thi phần 2

Bài 14: Hướng dẫn cách giải đọc hiểu đoạn văn dài trong đề thi phần 1

Bài 15: Hướng dẫn cách giải đọc hiểu đoạn văn dài trong đề thi phần 2

Bài 17: Hướng dẫn cách giải phần nghe nội dung trong đề thi phần 1

Bài 18: Hướng dẫn cách giải phần nghe nội dung trong đề thi phần 2

Bài 19: Hướng dẫn cách giải phần nghe nội dung trong đề thi phần 3

Bài 20: Hướng dẫn cách giải phần nghe nội dung trong đề thi phần 4

Bài 24: Hướng dẫn cách giải phần phát ngôn trong đề thi phần 1

Bài 25: Hướng dẫn cách giải phần phát ngôn trong đề thi phần 2

Bài 26: Hướng dẫn cách giải phần đối đáp trong đề thi phần 1

Bài 27: Hướng dẫn cách giải phần đối đáp trong đề thi phần 2

Cấu trúc đề thi JLPT N4 có nhiều phần bài tập khác nhau, vì vậy chúng ta sẽ có nhiều cách để xử lý nhanh bài thi. Tốc độ giải đề sẽ phụ thuộc vào phương pháp tiếp nhận thông tin, qua đó bạn sẽ có đáp án đúng nhanh nhất. Bài viết sau đây Dekiru sẽ giới thiệu cho bạn cách giải đề thi JLPT N4 trong thời gian ngắn nhất.

Xử lý bài đọc hiểu dễ dàng và nhanh gọn

Đây sẽ là chướng ngại vật đầu tiên mà bạn cần phải vượt qua trong đề thi JLPT N4. Tiếng Nhật là một ngôn ngữ có phần đọc thuộc vào dạng khó nhằn bởi nó là tổ hợp của ba bộ chữ Hiragana, Katakana và Kanji. Cả ba loại chữ này chắc chắn sẽ làm bạn lúng túng bởi sự phức tạp và khó hiểu của chúng.

Bạn cần có kỹ năng xử lý bài đọc 

Có thể nói, “Đọc hiểu” là một phần khó với những bạn có kiến thức ngữ pháp ở cấp độ cơ bản. Khi bạn gặp câu hỏi về nội dung và lý do của từ/ cụm từ được gạch chân, hãy tìm gợi ý tại trước hoặc sau phần được gạch dưới.

Câu hỏi này khá dễ giải bởi phần gợi ý ít khi nằm xa phần được gạch chân. Vì vậy, bạn hãy chú ý phần nội dung ngay trước và sau phần được hỏi để tìm kiếm câu trả lời.

Dạng bài câu nghi vấn

Dạng bài câu nghi vấn phủ định “Chẳng phải là…hay sao?”. Câu hỏi này có ý nghĩa thể hiện ý kiến của bản thân mình một cách lịch sự. Ta có thể hiểu nôm na dạng câu này có nghĩa là “Tôi nghĩ là A đấy”.

Ví dụ: Cô ấy vẫn vui vẻ giúp đỡ mọi người nhưng thật sự thì chẳng phải là cô ấy cũng đang có những vấn đề cá nhân hay sao?

→ Tôi nghĩ là cô ấy đang cần sự giúp đỡ.

Cấu trúc của câu này rất hữu dụng và quan trọng trong việc đề đạt quan điểm và ý định thực sự của người viết

Dạng câu có từ nối 

Dạng câu có từ nối mang nghĩa trái ngược chứa từ “tuy nhiên”. Đây là dạng câu hỏi khá đơn giản bởi bạn thường tìm thấy ngay đáp án sau từ “tuy nhiên”.

Bạn cũng nên phân biệt được các dạng câu với nhau

Mẹo để làm được những câu hỏi này nhanh chóng đó là bạn hãy xem qua những thông tin mấu chốt. Ví dụ như là tiêu đề, những từ vựng và từ khóa chính được chú thích bên dưới đoạn văn trước khi đọc câu hỏi. Những thông tin mấu chốt này khá ngắn và chỉ tốn cho bạn khoảng 1 hoặc 2 giây thôi. Bạn chỉ cần làm như thế thì khả năng lý giải vấn đề của bạn sẽ được cải thiện rất nhiều. Đây được xem là một trong những mẹo hay để xử lý đề thi JLPT N4 cực nhanh.

Bạn cần hết sức lưu ý với những đoạn văn chứa những cụm từ như: chắc chắn là, chẳng phải là…hay sao, nhất định là, tôi cho là, tôi nghĩ rằng... thì thường là những đoạn chứa nội dung chính.

Xem thêm: Du học sinh chia sẻ kinh nghiệm luyện đề thi N5 JLPT

Dạng định nghĩa

Nếu đoạn văn có dạng định nghĩa thì bạn cũng nên xem kỹ. Có những cách định nghĩa theo từ điển và bạn có thể dễ dàng nhận ra nhưng cũng có những cách định nghĩa theo ý tác giả. Đương nhiên là cách nào cũng quan trọng và bạn đều phải tinh ý để nhận ra.

Nếu có diễn đạt bằng ví dụ cho sẵn thì bạn cũng nên xem qua phần giải thích nội dung đó nhé! Nếu bạn tùy tiện giải nghĩa bằng suy nghĩ của chính mình thì đôi khi dễ dẫn đến hiểu sai ý tác giả.

Dạng ví dụ

Trường hợp nội dung diễn đạt bằng ví dụ được hỏi trong đề thi JLPT N4 rất nhiều. Và chắc chắn một điều rằng nó sẽ có phần giải thích nội dung ngay sau ví dụ. Việc bạn cần làm là nắm bắt phần nội dung và sẽ hiểu được chính xác ý nghĩa ví dụ được tác giả đưa ra trước đó.

Từ được lặp lại nhiều lần trong một đoạn văn chính là từ khóa. Chính vì thế mà đoạn văn nào chứa từ khóa nhiều nhất là đoạn sẽ giải thích về từ khóa hoặc là nêu lên quan điểm của tác giả. Vì vậy, tuyệt đối bạn không được bỏ qua những đoạn văn như thế nhé!

Dạng đúng - sai

Với các câu hỏi dạng đúng – sai trong đề thi JLPT N4 thì bạn chỉ cần nắm bắt được phần viết sai không phải đáp án bằng phương pháp loại suy là được. Ngoài ra còn có câu hỏi dạng điền liên từ. Việc của bạn là cần tìm ra nội dung có ý nghĩa liên quan với liên từ được cho ở ngay phía sau. Mẹo làm đề thi JLPT N4 khi làm bài đọc hiểu dạng điền liên từ đó là bạn cần nắm bắt chính xác nội dung 1 cách logic nhất.

Trong đoạn văn ở đề thi JLPT N4 đôi khi bạn cũng sẽ gặp cách diễn đạt “Ngôn từ thì khác nhau nhưng nội dung mà tác giả đang đề cập thì giống nhau”. Đây được xem là kiểu bài khó và ít khi xuất hiện trong đề thi JLPT N4. Tuy nhiên, nếu gặp phải dạng bài như vậy thì bạn cần xác định đó là nội dung rất quan trọng và bạn phải xem kỹ.

Từ vựng – Kanji & Ngữ pháp

Từ vựng - Kanji

Từ vựng chữ Hán trong đề thi JLPT N4 thì các bạn không được vội đâu nhé! Thế nhưng bạn vẫn phải làm thật nhanh và logic. Điểm mấu chốt ở phần từ vựng trong đề thi JLPT N4 này chính là sự cẩn thận. Bạn nên nhìn kỹ nét chữ trong đề vì chỉ cần bạn nhìn nhầm 1 nét chữ với nhau thôi là có thể chọn sai đáp án. Một điểm cũng rất dễ nhầm tương tự với nét viết đó là trường âm.

Để làm được phần Kaji thì bạn phải nắm chắc từ vựng ở nhiều thể khác nhau

Đối với Kanji có âm Hán Việt trong đề thi JLPT N4 có tận cùng là ~NG, ~NH thì bạn hãy tự nhớ là nó có trường âm. Điều này giúp bạn dễ dàng nhận biết hơn. Ngoài ra cũng có một số trường hợp đặc biệt khác khó nhận biết thì không còn cách nào khác là bạn phải học thuộc lòng.

Ngữ pháp

Đối với phần ngữ pháp cơ bản trong đề thi JLPT N4 thì bạn cần đọc hiểu câu để hiểu được ngữ cảnh mà nó sử dụng. Tuy nhiên có một số câu đơn giản mà bạn hoàn toàn có thể trả lời nhanh. Đôi khi sẽ có các mẫu luôn đi với nhau mà các bạn cần chú ý.

Với bài sắp xếp từ trong câu ở đề thi JLPT N4 thì các bạn có thể sắp xếp từ cuối lên. Đây được xem là mẹo hay xử lý đề thi JLPT N4 được rất nhiều người áp dụng. Tuy nhiên bạn cũng cần chú ý đến các từ luôn đi cùng nhau theo cấu trúc ngữ pháp đó. 

Ở bài điền từ, bạn cần chú ý đến đoạn trước và sau chỗ điền. Bởi vì câu sau luôn luôn liên quan đến câu trước và được nối bởi từ đó. Vì thế điều bạn cần làm là tìm ra logic của các câu văn.

Nghe hiểu

Phần nghe hiểu trong đề thi JLPT N4 thường có 5 dạng đề như sau:

Dạng đề 1: Thông thường các câu hỏi trong dạng đề này sẽ xoay quanh việc hỏi xem người con trai hoặc con gái sẽ làm gì. Do đó để làm được phần này thì bạn cần chú ý xem hành động của nhân vật

Bạn cũng nên rèn cho mình kỹ năng nghe

Dạng đề 2: Phần này là bạn sẽ trả lời câu hỏi. Để nghe và làm đúng thì bạn cần chú ý vào các từ hỏi như: ai, ở đâu, cái gì, cái gì, khi nào, tại sao…

Dạng đề 3: Câu hỏi khi bạn cần làm một việc gì đó thì bạn sẽ phải nói gì cho đúng và hợp lý.

Dạng đề 4: Dạng đề cuối cùng này có các câu hỏi liên quan với nhau. Đây là dạng khó trong đề thi JLPT N4. Với dạng câu hỏi khó như vậy thì cần bạn phải có phản xạ nhanh để lựa chọn ngay câu trả lời. 

Hy vọng với những mẹo hay xử lý đề thi JLPT N4 ở trên, bạn sẽ không còn quá lo lắng cũng như chinh phục đề thi JLPT N4 thành công với số điểm thật ấn tượng. Chúc bạn đạt được kết quả cao trong kỳ thi sắp tới và đừng quên theo dõi Dekiru mỗi ngày nhé!

Xem thêm: Top từ vựng N3 khó nhất và cách chinh phục

Video liên quan

Chủ Đề