Cách làm tài khoản ngân hàng giả

Đối tượng Trần Thùy Anh [trú tại Cầu Giấy, Hà Nội] đã sử dụng chứng minh nhân dân của 3 người khác có những điểm tương đồng về khuôn mặt của mình để mở 7 tài khoản ngân hàng. Đây là những tài khoản trung gian nhận tiền từ hành vi chiếm đoạt tiền từ các tài khoản khác. Sau khi mở, Trần Thùy Anh tiếp tục dùng những chứng minh nhân dân này 7 lần đến ngân hàng để rút tiền, lần nhiều nhất là 4 tỉ đồng.

Khi nhân viên hỏi khuôn mặt trong chứng minh nhân dân trông trẻ hơn bây giờ, Trần Thùy Anh cho biết do đã làm chứng minh nhân dân từ lâu và hiện không có giấy tờ khác nên nhân viên ngân hàng vẫn đồng ý cho rút tiền.

Đối tượng Nguyễn Trung Kiên làm giả chứng minh nhân dân sau đó chiếm đoạt sim điện thoại của những tài khoản chiếm đoạt được để chiếm quyền truy cập Internet Banking.

Không những qua mặt được các ngân hàng, các đối tượng còn làm giả chứng minh nhân dân. Cụ thể, các đối tượng dán ảnh mình nhưng tên của người khác để lừa các nhà mạng viễn thông. Việc làm này nhằm mục đích lấy được sim điện thoại của những tài khoản chiếm đoạt được để chiếm quyền truy cập Internet Banking.

Tại cơ quan công an, đối tượng Nguyễn Trung Kiên [trú tại Tây Hồ, Hà Nội] khai nhận, khi xin cấp lại sim chỉ cần đưa chứng minh nhân dân trùng thông tin trên hệ thống là được cấp lại sim. Số điện thoại mà người ta sử dụng ở các tài khoản này dùng để nhận mã OTP. Khi được cấp lại sim điện thoại, có tin nhắn báo mã OTP các đối tượng sẽ nắm được.

Với phương thức thủ đoạn hoạt động rất tinh vi này, các đối tượng đã thực hiện chiếm đoạt rất nhiều tài khoản của các các nhân mở tại nhiều ngân hàng khác nhau như: Ngân hàng BIDV, ACB, Techcombank, SHB, MBbank,…với tổng số tiền hơn 17 tỉ đồng.

Tài khoản không chính chủ - Lỗ hổng cần được bịt kín

Theo Cục cảnh sát hình sự - Bộ Công an cho biết, cờ bạc, lừa đảo, rửa tiền... là những tội phạm thường xuyên sử dụng các tài khoản ngân hàng không chính chủ. Trước khi chuyển tiền về tài khoản không chính chủ, các đối tượng bằng nhiều cách sẽ chiếm đọat tài khoản ngân hàng của các cá nhân.

Tài khoản ngân hàng là điểm đến cuối cùng để biết được tội phạm là ai. Do vậy, các đối tượng sẽ sử dụng tài khoản không chính chủ để che dấu danh tính. Thực tế cho thấy, hầu hết các vụ án sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, các đối tượng đều sử dụng tài khoản không chính chủ.

Có 2 loại tài khoản không chính chủ mà tội phạm mạng thường sử dụng. Một là mua tài khoản của người khác để rút tiền qua thẻ. Thứ hai, sử dụng chứng minh nhân dân của người khác hoặc chứng minh nhân dân giả để mở tài khoản sau đó chuyển, rút tiền.

Tội phạm mạng giờ đây không chỉ lừa người dân để sử dụng tài khoản không chính chủ mà nghiêm trọng hơn còn lừa cả ngân hàng để sử dụng tài khoản làm công cụ phạm tội. Để hạn chế được tình trạng sử dụng tài khoản không chính chủ cần thực hiện việc kết nối thông tin với trung tâm dữ liệu của Bộ Công an để đối chiếu xem chứng minh nhân dân của khách hàng khi giao dịch là thật hay giả. Hình ảnh dữ liệu có đúng người không. Hoặc xác minh thêm các thông tin khác nhằm giảm thiểu rủi ro trong việc quản lý khi mở tài khoản cho khách hàng.

Điều cần biết về việc khi nào tiêm vaccine COVID-19 khi trẻ vừa tiêm vaccine khác


Khởi tố 2 đối tượng lập thẻ ngân hàng giả, mở dịch vụ "rửa tiền" để lừa đảo

[NLĐO] - 2 đối tượng là anh em ruột tiếp tay lừa đảo hơn 12 tỉ đồng bằng cách lập tài khoản ngân hàng giả, cho số đánh đề online,…thậm chí mở dịch vụ "Nhận tiền giúp qua tài khoản" để ăn hoa hồng.

  • Giả “cảnh sát quốc tế” chống rửa tiền để lừa đảo cụ bà

  • Sa lưới ở trung tâm TP HCM khi nhận "rửa tiền"

  • Mất 17 triệu đồng vì tin bị điều tra đường dây rửa tiền

  • Triệt phá vụ rửa tiền xuyên quốc gia

Ngày 12-3, Cơ quan CSĐT Công an huyện Hòa Vang đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Trương Diên Nghĩa [SN 1993] và Trương Diên Tiến [SN 1998, cùng trú thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên- Huế] để làm rõ hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Trước đó, năm 2019, Công an huyện Hòa Vang nhận đơn trình báo của chị T. [công nhân tại KCN Hòa Cầm] về việc bị lừa đảo gần 40 triệu đồng. Các đối tượng lừa chị T. cung cấp mã OTP của dịch vụ internet banking để thanh toán tiền mua thẻ game online.

Trương Diên Nghĩa [bìa trái] và em trai Trương Diên Tiến [ảnh Công an cung cấp]

Qua xác minh, Công an phát hiện số tiền trên được chuyển vào tài khoản mang tên Nguyễn Phạm Thanh Giang tại ngân hàng S. Liên lạc với người có tên trong thẻ, Công an xác minh tài khoản này là giả mạo. Anh Nguyễn Phạm Thanh Giang [sống tại TP. HCM] cho biết mình bị mất CMND từ năm 2018 và tự mình không mở tài khoản đó.

Theo lịch sử giao dịch, từ 2018 đến 2019, có rất nhiều giao dịch gửi tiền vào tài khoản giả mạo trên. Số tiền giao dịch mỗi lần từ 10 đến 20 triệu đồng, tổng số lên đến hàng tỉ đồng, được rút qua ATM tại TP HCM hoặc tỉnh Thừa Thiên- Huế. Chỉ một lần, các đối tượng chuyển tiền sang thẻ mang tên Trương Diên Nghĩa.

Lần theo dấu vết, trinh sát bắt được Trương Diên Nghĩa và em trai Trương Diên Tiến. Cả hai khai nhận đã mua 2 CMND trên mạng, rồi dùng 2 thẻ này để mở nhiều tài khoản ngân hàng.

Ban đầu, Nghĩa và Tiến đăng tin vào các hội nhóm facebook với nội dung tư vấn các số từ 00-99 cho các đối tượng đánh đề, với điều kiện khi trúng phải "chia lộc" cho các đối tượng.

Đến năm 2019, nhóm trên tiếp tục mở thêm dịch vụ "Nhận tiền giúp qua tài khoản" cho các đối tượng lừa đảo trên mạng. Cụ thể, các nạn nhân khi bị lừa đảo trên mạng sẽ gửi tiền vào tài khoản của Nghĩa và Tiến. Sau đó, hai anh em sẽ rút tiền, chuyển vào ví điện tử của các đối tượng lừa đảo để hưởng hoa hồng từ 5% đến 20%.

Bước đầu, Cơ quan Công an xác định có khoảng 1.000 nạn nhân đã chuyển số tiền trên 12 tỉ đồng vào hai tài khoản giả mạo của Trương Diên Nghĩa.

Hiện Cơ quan CSĐT Công an huyện Hòa Vang đang tìm các nạn nhân đã chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng số 060202643399 mang tên Nguyễn Phạm Trường Giang và tài khoản số 060188405791 mang tên Huỳnh Thanh Phương, liên hệ Đội Cảnh sát Kinh tế - Môi trường Công an huyện, số điện thoại 02363.783.123 để được hỗ trợ giải quyết.

Q. Luật

Video liên quan

Chủ Đề