Cách làm vi sinh bể cá

CKCS Trong phần 1, chúng ta đã có một cái nhìn khái quát về vai trò của lọc vi sinh, cũng như một số phương pháp khởi động hệ thống lọc khi nuôi cá cảnh, tép cảnh, rùa, ốc, v.v. Phần 2 này sẽ đi vào chi tiết các bước trong quá trình khởi động hệ thống lọc sinh học.

Các bước trong quá trình khởi động bộ lọc sinh học

Để khởi động một bộ lọc sinh học bạn cần phải có nguồn vi khuẩn nitrat hóa và các điều kiện phù hợp cho sự phát triển của chúng.

Lưu ý: các bước bên dưới chỉ nên được áp dụng cho phương pháp phát triển quần thể vi sinh trong hệ thống lọc trước khi thả cá, tôm tép, rùa, ốc, v.v. vào hồ nuôi. Nếu đưa vật nuôi vào ngay từ đầu sẽ có nguy cơ làm chúng ngộ độc hoặc thậm chí bị chết, do nồng độ NH3 và NO2 trong nước sẽ gia tăng khi chúng ta bổ sung các chất dinh dưỡng vào bộ lọc để hỗ trợ sự phát triển của tế bào vi khuẩn.

Bước 1. Chuẩn bị nước trước khi đưa vi khuẩn nitrat hóa vào bộ lọc.

Bắt đầu vận hành hệ thống lọc bằng cách cho nước chạy tuần hoàn từ hồ nuôi sang bộ lọc và quay trở lại hồ nuôi. Phải đảm bảo nước trong hồ không còn tồn dư clo, vì clo có khả năng diệt khuẩn và mầm bệnh nên sẽ diệt luôn cả vi khuẩn nitrat hóa. Nhiệt độ nước cũng cần được điều chỉnh sao cho gần với nhiệt độ khi thả vật nuôi vào hồ.

Bước 2. Bổ sung kiềm, đây là nguồn carbon giúp vi khuẩn phát triển.

CO2 hòa tan trong nước là nguồn cacbon giúp phát triển các tế bào vi khuẩn. Ngoài ra, ta cũng có thể bổ sung vào nước những hợp chất có chứa các ion cacbonat [CO3-2] và bicacbonat [HCO3], do đây cũng là nguồn cacbon và có thể dễ dàng kiểm soát được khi đưa vào hệ thống. Trong bài viết hướng dẫn này, tác giả sử dụng natri bicacbonat [NaHCO3], hay còn gọi là bột baking soda, để tăng độ kiềm trong hệ thống lọc.

Cho baking soda vào để tăng độ kiềm trong hệ thống lọc lên mức 200 250 mg/L, vi khuẩn nitrat hóa sẽ phát triển tốt ở nồng độ này. Khi vi khuẩn đã tạo được quần thể ổn định, ta có thể cho độ kiềm hạ xuống mức bình thường, sao cho phù hợp với yêu cầu về độ kiềm của vật nuôi. Theo kinh nghiệm của tác giả thì để tăng độ kiềm thêm 10mg/L, ta cần cho 14g baking soda vào mỗi lít nước. Tuy nhiên, do nguồn nước mỗi nơi thường khác nhau nên cũng cần sử dụng thêm các bộ test độ kiềm để theo dõi và đo lường cho chính xác.

Lưu ý: độ kiềm KH và độ cứng GH là 2 chỉ tiêu chất lượng nước khác nhau. Cả 2 đều được đo bằng đơn vị mg/L CaCO3 nên dễ gây hiểu lầm là chúng giống nhau. Do đó, các bạn cần chú ý khi chọn mua công cụ đo độ kiềm. Cá Khỏe Cá Sung sẽ giải thích và so sánh hai chỉ tiêu đo lường quan trọng này trong một bài viết khác.

Bước 3. Điều chỉnh độ pH nếu cần thiết.

Thông thường thì độ pH không phải là vấn đề cần bận tâm nếu như độ kiềm được nâng lên mức 200 250 mg/L như đã đề xuất ở bước 2. Dãy pH tối ưu để vi khuẩn nitrat hóa phát triển là 6.8 7.2. Độ pH thường hiếm khi rơi xuống dưới mức 6.8 trừ khi hàm lượng CO2 trong nước rất cao, điều này khó xảy ra vì trong suốt quá trình khởi động hệ thống lọc, việc cho nước chạy tuần hoàn, sục khí và giải phóng khí đã làm cho hàm lượng CO2 trong nước bị suy giảm đi nhiều.

Bước 4. Cung cấp amoniac [NH3] và nitrit [NO2].

Cho vào hồ amoni hydroxit [NH4OH], amoni clorua [NH4Cl] hoặc ammonium nitrit [NH4NO2], đây đều là những hợp chất có chứa amoniac. Trong nội dung bài viết này, tác giả sử dụng NH4OH để tăng hàm lượng NH3 trong nước lên 3-5 mg/L. Ở mức này, nhiều công cụ và phương pháp đo lường có thể đo được hàm lượng NH3 tương đối chính xác, ít bị rủi ro sai số.

Khi cho NH4OH vào hồ, ta nên bắt đầu bằng một lượng nhỏ trước, chờ một lúc để hợp chất này hòa tan hoàn toàn vào nước, sau đó bắt đầu đo hàm lượng NH3. Nếu chưa đạt mức 3-5 mg/L thì cho thêm, vẫn chỉ nên cho thêm một lượng nhỏ rồi đo tiếp để tránh trường hợp quá tay, khiến hàm lượng NH3 vượt xa mức 5 mg/L, lúc này một số công cụ đo có thể cho ra kết quả có độ sai số cao.

Bước 5. Đưa vi khuẩn nitrat hóa vào hệ thống.

Ngoài cách chờ đợi vi khuẩn nitrat hóa trong tự nhiên phát triển, thì chúng ta cũng có thể sử dụng các sản phẩm vi sinh đang được bán trên thị trường để rút ngắn quá trình khởi động bộ lọc. Cần tuân theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất khi sử dụng các sản phẩm vi sinh thương mại, do các bước bên trên có thể khác so với trong hướng dẫn của nhà sản xuất.

Có một cách cũng thường hay được người chơi cá cảnh, thủy sinh hay aquaponics sử dụng đó là: đưa vào bộ lọc mới một số vật liệu lọc lấy từ một bộ lọc đã và đang hoạt động ổn định. Mặc dù mật độ vi sinh trong các vật liệu lọc này không cao bằng so với các sản phẩm vi sinh thương mại, nhưng vẫn cao và hiệu quả hơn so với việc chờ vi khuẩn trong tự nhiên phát triển từ từ.

Bước 6. Theo dõi các thông số chất lượng nước.

Các thông số chất lượng nước cần được kiểm tra thường xuyên trong suốt quá trình khởi động bộ lọc sinh học. NH3, NO2, pH, nhiệt độ và độ kiềm là những thông số chính cần được theo dõi hàng ngày, đặc biệt là NH3 và NO2, các công cụ và phương pháp đo lường 2 chỉ tiêu này cần phải chính xác và có độ tin cậy cao. Để đạt được điều này, chúng ta cần phải chuẩn hóa và áp dụng nhất quán các công cụ và phương pháp đo lường trong tất cả các lần kiểm tra chất lượng nước. Ví dụ như:

  • Nếu ngày thứ 1 lấy mẫu nước tại vị trí A trong hồ nuôi vào lúc 8h sáng để đo chất lượng, thì tất cả những ngày còn lại, khi đo cũng sẽ phải lấy mẫu nước tại chính vị trí A vào lúc 8h sáng.
  • Khi đo thông số NH3, độ pH: nếu ngày 1 dùng bộ test NH3 của Sera và bút đo pH Hanna, thì những ngày còn lại cũng phải dùng chính bộ test và bút đo đó, không nên dùng một bột test NH3 và pH khác nhãn hiệu, vì kết quả ít nhiều sẽ có sự sai lệch giữa các nhà sản xuất thiết bị đo.

Sủ dụng nhất quán các công cụ và phương pháp đo lường trong tất cả các lần kiểm tra chất lượng nước để tránh rủi ro sai số khi đo.

Bước 7. Chú ý sự suy giảm nồng độ NO2.

Khi quần thể vi khuẩn Nitrobacter phát triển đủ số lượng, chúng sẽ bắt đầu tiêu thụ NO2 nhiều hơn so với lượng NO2 được thêm vào hệ thống hoặc được sản sinh ra bởi vi khuẩn Nitrosomonas, và do đó, hàm lượng NO2 sẽ bị giảm đi. Xu hướng này sẽ tiếp diễn cho đến khi hàm lượng NO2 trong hệ thống giảm về một mức ổn định nào đó, không tăng cũng không giảm. Tại thời điểm này, nếu nồng độ NH3 và NO2, cùng các thông số quan trọng khác đã ở mức có thể chấp nhận được cho vật nuôi thì ta có thể cho thả chúng vào hồ [vd: loại cá bạn nuôi yêu cầu pH = 6.5 7.5, nhiệt độ 22 28 độ C, NH3 < 1 mg/L, NO2 < 0.2 mg/L, v.v. Nếu sau khi đo và thấy các thông số đều thỏa mãn yêu cầu thì có thể cho cá vào hồ.]

Để có thể kiểm soát dịch bệnh tốt nhất có thể, các cơ sở nuôi quy mô lớn thường xuyên vệ sinh và sát trùng hệ thống lọc sinh học sau mỗi chu kỳ nuôi. Hoạt động này không chỉ diệt trừ các mầm bệnh và còn diệt luôn cả vi khuẩn nitrat hóa trong bộ lọc sinh học, do đó bộ lọc cần phải được khởi động lại cho chu kỳ nuôi tiếp theo.

Đối với những người chơi cá hay thủy sinh thông thường, tuy mật độ và số lượng nuôi không nhiều bằng các trại nuôi lớn, nhưng cũng nên thỉnh thoảng vệ sinh và khử trùng toàn bộ hệ thống nuôi và lọc để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho vật nuôi trong hồ. Do trong tự nhiên luôn tồn tại cả vi sinh có lợi lẫn có hại. Mặc dù bộ lọc là nơi cho vi sinh có lợi trú ẩn và phát triển, nhưng đó cũng là nơi mà vi sinh gây hại cũng có thể bám vào và sinh sản. Nếu vì một lý do nào đó mà điều kiện môi trường thay đổi theo hướng có lợi cho vi sinh vật gây hại thì chúng sẽ phát triển đột ngột và áp đảo quần thể vi sinh vật có lợi, và bắt đầu tấn công vào vật nuôi [xem thêm các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của vi sinh vật tại đây].

Một vài mẹo nhỏ và lời khuyên khi khởi động hệ thống lọc vi sinh

Trong giai đoạn khởi động, ta có thể nâng nhiệt độ lên một chút để đẩy nhanh các quá trình hóa sinh diễn ra trong hệ thống, nhờ đó đẩy nhanh được tốc độ phát triển của quần thể vi khuẩn nitrat hóa. Tuy nhiên, không nên tăng quá 2 3 độ C so với nhiệt độ khi nuôi cá, tôm tép, v.v. [vd: nếu nhiệt độ trong giai đoạn nuôi cá là 24 28 độ C, thì ta chỉ nên nâng nhiệt độ trong giai đoạn khởi động bộ lọc lên mức 30 31 độ C. Nếu tăng quá cao thì có thể khiến vi khuẩn nitrat hóa bị chết hàng loạt do không quen với dãy nhiệt độ mới].

Vi khuẩn nitrat hóa là vi khuẩn hiếu khí và rất nhạy cảm với ánh sáng. Do đó, cần đặt bộ lọc ở nơi tối hoặc thiếu sáng, và sục khí liên tục trong bể lọc để duy trì lượng oxy hòa tan trong nước ở mức cao để duy trì và phát triển quần thể vi khuẩn.

Để quá trình khởi động lọc sinh học đạt hiệu quả về mặt chi phí hơn, ta có thể chủ động giảm lượng nước trong hồ nuôi. Nhờ lượng nước ít hơn, nhiệt độ có thể được thay đổi một cách dễ dàng và nhanh chóng, đồng thời lượng dinh dưỡng yêu cầu cho sự phát triển của vi khuẩn trong hệ thống lọc cũng được giảm xuống.

Việc sử dụng các vật liệu lọc mới, chưa qua sử dụng lần nào có thể gây khó khăn cho giai đoạn khởi động lọc sinh học, bởi vì bề mặt vật liệu lọc mới có thể vẫn còn nhiều chỗ sáng bóng và trơn trượt khiến cho vi khuẩn khó bám vào để tạo quần thể và phát triển. Do đó, những vật liệu lọc cũ, đã từng được sử dụng trước đây, thường sẽ giúp cho các lần khởi động sau này diễn ra nhanh hơn.

Biên dịch: cakhoecasung.com

Biên soạn: cakhoecasung.com

Nguồn tham khảo:

  1. Tania Perez-Sanchez và cộng sự [2013]. Ứng dụng lợi khuẩn trong nuôi trồng thủy sản: Đánh giá thực trạng sử dụng. Tạp chí Reviews in Aquaculture, 5, 114.
  2. Verschuere L., Rombaut G., Patrick S. và Verstraete W. [2000]. Sử dụng lợi khuẩn làm tác nhân kiểm soát sinh học trong nuôi trồng thủy sản. Tạp chí Microbiology and Molecular Biology Reviews, 64:4, 655 671.
  3. Sayes C., Leyton Y. và Riquelme C. [2017]. Chương 7: Sử dụng lợi khuẩn như một giải pháp bảo vệ sức khỏe cho vật nuôi thủy sản. Sách Sử dụng kháng sinh cho vật nuôi, 425 502.
  4. Zorriehzahra M. J. và cộng sự [2016]. Vi sinh vật hữu ích trong nuôi trồng thủy sản: Cập nhật các nguyên lý hoạt động chúng. Tạp chí Veterinary Quarterly, 36:4, 228 241.
  5. Cruz P. M., Ibanez A. L., Hermosillo O. M. và Saad H. R. [2012]. Sự dụng lợi khuẩn trong nuôi trồng thủy sản. Tạp chí International Scholarly Research Network, 2012, 916845.
  6. Bajagai Y. S., Klieve A. V., Dart P. J. và Bryden W. L [2016]. FAO, Lợi khuẩn trong khẩu phần dinh dưỡng cho vật nuôi. Báo cáo khoa học về Sản xuất và quản lý sức khỏe vật nuôi của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc, 179.
  7. Dennis P. DeLong và Thomas M. Losordo [2012]. Làm thế nào để khởi động một bộ lọc sinh học. Tạp chí Trung tâm Nuôi trồng thủy sản khu vực miền Nam Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, SRAC Publication 4502.
Share on Facebook
Xem Thêm

Cơ Sở Sản Xuất CKCS Việt Nam

Số Điện Thoại

0967 92 80 20 [Hỗ trợ kinh doanh]
0932 096 596 [Hỗ trợ kỹ thuật]

Email

Tìm Kiếm
Search:
Bài Viết Mới Nhất

[CKCS Phòng & Trị bệnh] Tại sao cá thường hay bệnh và chết vào những lúc trời lạnh?

09/01/2020

[CKCS Vi Sinh] Bài 4: Hướng dẫn tạo hệ thống lọc vi sinh cho bể cá cảnh, hồ thủy sinh [Phần 2]

02/01/2020

[CKCS Vi Sinh] Bài 4: Hướng dẫn tạo hệ thống lọc vi sinh cho bể cá cảnh, hồ thủy sinh [Phần 1]

02/01/2020

[CKCS Vi Sinh] Bài 3: Lựa chọn vi sinh cho bể cá cảnh và hồ thủy sinh

01/01/2020

[CKCS Vi Sinh] Bài 2: Vi sinh giúp ngăn ngừa mầm bệnh và bảo vệ vật nuôi trong hồ như thế nào?

30/12/2019
Bộ Sưu Tập Ảnh Đẹp

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

[CKCS Vi Sinh] Bài 4: Hướng dẫn tạo hệ thống lọc vi sinh cho bể cá cảnh, hồ thủy sinh [Phần 2]

CKCS Trong phần 1, chúng ta đã có một cái nhìn khái quát về vai trò của lọc vi sinh, cũng như một số phương pháp khởi động hệ

[CKCS Vi Sinh] Bài 4: Hướng dẫn tạo hệ thống lọc vi sinh cho bể cá cảnh, hồ thủy sinh [Phần 1]

CKCS Lọc sinh học, hay còn gọi là lọc vi sinh, là thành phần cốt lõi trong hệ thống lọc tuần hoàn RAS. Bộ lọc sinh học chính là

[CKCS Vi Sinh] Bài 3: Lựa chọn vi sinh cho bể cá cảnh và hồ thủy sinh

Trên thị trường hiện tại có vô số các sản phẩm vi sinh có lợi dành cho những người chơi cá cảnh, thủy sinh và aquaponics. Có sản phẩm ghi

[CKCS Vi Sinh] Bài 2: Vi sinh giúp ngăn ngừa mầm bệnh và bảo vệ vật nuôi trong hồ như thế nào?

Cá bệnh, cá chết là nỗi ám ảnh của hầu hết những người có thú chơi cá cảnh. Không ít người vì quá thất vọng và chán nản sau những

[CKCS Vi Sinh] Bài 1: Tại sao ngày càng nhiều người chơi cá cảnh nuôi vi sinh trong hồ của họ?

Câu trả lời bạn thường hay bắt gặp nhất đó chính là ít phải thay nước, một công việc cực kỳ tốn thời gian và công sức của không ít

Cách tạo vi sinh cho Hồ Thủy Sinh

Tất cả các bể cá cảnh thủy sinh đều phải được tạo vi sinh trước khi thả cá vào để đảm bảo môi trường sống cho cá, bất kể là

Vi sinh trong hồ thủy sinh là gì? Tầm quan trọng của nó như thế nào?

Bạn là một người chơi thủy sinh thì bạn ít nhất cũng đã từng một lần nghe đến vi sinh trong hồ thủy sinh. Vậy nó có tác dụng gì

Xem Thêm

[CKCS Vi Sinh] Bài 4: Hướng dẫn tạo hệ thống lọc vi sinh cho bể cá cảnh, hồ thủy sinh [Phần 2]

[CKCS Vi Sinh] Bài 4: Hướng dẫn tạo hệ thống lọc vi sinh cho bể cá cảnh, hồ thủy sinh [Phần 1]

[CKCS Vi Sinh] Bài 3: Lựa chọn vi sinh cho bể cá cảnh và hồ thủy sinh

[CKCS Vi Sinh] Bài 2: Vi sinh giúp ngăn ngừa mầm bệnh và bảo vệ vật nuôi trong hồ như thế nào?

[CKCS Vi Sinh] Bài 1: Tại sao ngày càng nhiều người chơi cá cảnh nuôi vi sinh trong hồ của họ?

Cách tạo vi sinh cho Hồ Thủy Sinh

Vi sinh trong hồ thủy sinh là gì? Tầm quan trọng của nó như thế nào?

Xem Thêm
Tìm Hiểu Thêm

Cơ Sở Sản Xuất CKCS Việt Nam

Số Điện Thoại

0967 92 80 20 [Hỗ trợ kinh doanh]
0932 096 596 [Hỗ trợ kỹ thuật]

Email

TOP BÀI VIẾT NỔI BẬT

[CKCS Vi Sinh] Bài 4: Hướng dẫn tạo hệ thống lọc vi sinh cho bể cá cảnh, hồ thủy sinh [Phần 2]

CKCS Trong phần 1, chúng ta đã có một cái nhìn khái quát về vai trò của lọc vi sinh, cũng như một số phương pháp khởi động hệ

[CKCS Vi Sinh] Bài 4: Hướng dẫn tạo hệ thống lọc vi sinh cho bể cá cảnh, hồ thủy sinh [Phần 1]

CKCS Lọc sinh học, hay còn gọi là lọc vi sinh, là thành phần cốt lõi trong hệ thống lọc tuần hoàn RAS. Bộ lọc sinh học chính là

[CKCS Vi Sinh] Bài 3: Lựa chọn vi sinh cho bể cá cảnh và hồ thủy sinh

Trên thị trường hiện tại có vô số các sản phẩm vi sinh có lợi dành cho những người chơi cá cảnh, thủy sinh và aquaponics. Có sản phẩm ghi

[CKCS Vi Sinh] Bài 2: Vi sinh giúp ngăn ngừa mầm bệnh và bảo vệ vật nuôi trong hồ như thế nào?

Cá bệnh, cá chết là nỗi ám ảnh của hầu hết những người có thú chơi cá cảnh. Không ít người vì quá thất vọng và chán nản sau những

[CKCS Vi Sinh] Bài 1: Tại sao ngày càng nhiều người chơi cá cảnh nuôi vi sinh trong hồ của họ?

Câu trả lời bạn thường hay bắt gặp nhất đó chính là ít phải thay nước, một công việc cực kỳ tốn thời gian và công sức của không ít

Xem Thêm

[CKCS Vi Sinh] Bài 4: Hướng dẫn tạo hệ thống lọc vi sinh cho bể cá cảnh, hồ thủy sinh [Phần 2]

[CKCS Vi Sinh] Bài 4: Hướng dẫn tạo hệ thống lọc vi sinh cho bể cá cảnh, hồ thủy sinh [Phần 1]

[CKCS Vi Sinh] Bài 3: Lựa chọn vi sinh cho bể cá cảnh và hồ thủy sinh

[CKCS Vi Sinh] Bài 2: Vi sinh giúp ngăn ngừa mầm bệnh và bảo vệ vật nuôi trong hồ như thế nào?

[CKCS Vi Sinh] Bài 1: Tại sao ngày càng nhiều người chơi cá cảnh nuôi vi sinh trong hồ của họ?

Xem Thêm
Tìm Hiểu Thêm

Cơ Sở Sản Xuất CKCS Việt Nam

Số Điện Thoại

0967 92 80 20 [Hỗ trợ kinh doanh]
0932 096 596 [Hỗ trợ kỹ thuật]

Email

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

[CKCS Phòng & Trị bệnh] Tại sao cá thường hay bệnh và chết vào những lúc trời lạnh?

CKCS Tế bào tiêu diệt tự nhiên trong hệ miễn dịch là tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể, giúp cá chống lại các tế bào bất thường

[CKCS Vi Sinh] Bài 4: Hướng dẫn tạo hệ thống lọc vi sinh cho bể cá cảnh, hồ thủy sinh [Phần 2]

CKCS Trong phần 1, chúng ta đã có một cái nhìn khái quát về vai trò của lọc vi sinh, cũng như một số phương pháp khởi động hệ

[CKCS Vi Sinh] Bài 4: Hướng dẫn tạo hệ thống lọc vi sinh cho bể cá cảnh, hồ thủy sinh [Phần 1]

CKCS Lọc sinh học, hay còn gọi là lọc vi sinh, là thành phần cốt lõi trong hệ thống lọc tuần hoàn RAS. Bộ lọc sinh học chính là

[CKCS Vi Sinh] Bài 3: Lựa chọn vi sinh cho bể cá cảnh và hồ thủy sinh

Trên thị trường hiện tại có vô số các sản phẩm vi sinh có lợi dành cho những người chơi cá cảnh, thủy sinh và aquaponics. Có sản phẩm ghi

[CKCS Vi Sinh] Bài 2: Vi sinh giúp ngăn ngừa mầm bệnh và bảo vệ vật nuôi trong hồ như thế nào?

Cá bệnh, cá chết là nỗi ám ảnh của hầu hết những người có thú chơi cá cảnh. Không ít người vì quá thất vọng và chán nản sau những

[CKCS Vi Sinh] Bài 1: Tại sao ngày càng nhiều người chơi cá cảnh nuôi vi sinh trong hồ của họ?

Câu trả lời bạn thường hay bắt gặp nhất đó chính là ít phải thay nước, một công việc cực kỳ tốn thời gian và công sức của không ít

Cách tạo vi sinh cho Hồ Thủy Sinh

Tất cả các bể cá cảnh thủy sinh đều phải được tạo vi sinh trước khi thả cá vào để đảm bảo môi trường sống cho cá, bất kể là

Vi sinh trong hồ thủy sinh là gì? Tầm quan trọng của nó như thế nào?

Bạn là một người chơi thủy sinh thì bạn ít nhất cũng đã từng một lần nghe đến vi sinh trong hồ thủy sinh. Vậy nó có tác dụng gì

Tìm hiểu về bộ lọc vi sinh trong aquaponics

Bộ lọc vi sinh đơn giản là nơi ở của vi khuẩn, có diện tích bề mặt lớn, nhiệt độ, pH, ôxy hòa tan phù hợp cho vi khuẩn phát

Có cần dùng bộ lọc vi sinh trong aquaponics?

Lọc vi sinh, lọc cơ đều có thể không cần thiết trong aquaponics, trừ khi bạn gặp phải các trường hợp sau: Dùng thức ăn cho cá chất lượng kém

Xem Thêm

[CKCS Phòng & Trị bệnh] Tại sao cá thường hay bệnh và chết vào những lúc trời lạnh?

[CKCS Vi Sinh] Bài 4: Hướng dẫn tạo hệ thống lọc vi sinh cho bể cá cảnh, hồ thủy sinh [Phần 2]

[CKCS Vi Sinh] Bài 4: Hướng dẫn tạo hệ thống lọc vi sinh cho bể cá cảnh, hồ thủy sinh [Phần 1]

[CKCS Vi Sinh] Bài 3: Lựa chọn vi sinh cho bể cá cảnh và hồ thủy sinh

[CKCS Vi Sinh] Bài 2: Vi sinh giúp ngăn ngừa mầm bệnh và bảo vệ vật nuôi trong hồ như thế nào?

[CKCS Vi Sinh] Bài 1: Tại sao ngày càng nhiều người chơi cá cảnh nuôi vi sinh trong hồ của họ?

Cách tạo vi sinh cho Hồ Thủy Sinh

Vi sinh trong hồ thủy sinh là gì? Tầm quan trọng của nó như thế nào?

Tìm hiểu về bộ lọc vi sinh trong aquaponics

Có cần dùng bộ lọc vi sinh trong aquaponics?

Xem Thêm
Tìm Hiểu Thêm
Tìm Hiểu Thêm

Cá Bảy Màu [Cá Guppy]

Xem Album

Cá Xiêm [Cá Betta]

Xem Album

So sánh kết quả sử dụng vi sinh LivePro

Xem Album

Cá Cảnh Biển

Xem Album

Ảnh Nổi Bật

Xem Album

Cá Rồng

Xem Album

Cá Koi, Cá Ba Đuôi

Xem Album

Cá Dọn Bể, Cá Tỳ Bà, Cá Chuột

Xem Album

Vi Sinh LivePro

Xem Album

Bộ sưu tập các mẫu Hồ Thủy Sinh đẹp lung linh

Xem Album

Cá La Hán, Cá Phát Tài, Cá Hồng Két, Cá Tai Tượng Châu Phi

Xem Album

Cá Dĩa, Cá Ông Tiên

Xem Album

Nuôi Cá Trồng Rau [Aquaponics]

Xem Album

Sản Phẩm CKCS

Xem Album

Thông Tin Liên Hệ

Nếu bạn muốn đặt hàng hoặc có bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm vi sinh sống LivePro, chính sách đại lý, bán hàng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Cơ Sở Sản Xuất CKCS Việt Nam

Số Điện Thoại

0967 92 80 20 [Hỗ trợ kinh doanh]
0932 096 596 [Hỗ trợ kỹ thuật]

Địa Chỉ

Liên khu 4-5, p. Bình Hưng Hòa, q. Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh

Email

Facebook

www.facebook.com/cakhoecasung

Hãy Gửi Tin Nhắn Cho Chúng Tôi

Chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn để giải đáp những thắc mắc và yêu cầu của bạn trong vòng 24h.

Top Bài Viết Hay

Xem thêm những bài viết hay tại đây

[CKCS Vi Sinh] Bài 4: Hướng dẫn tạo hệ thống lọc vi sinh cho bể cá cảnh, hồ thủy sinh [Phần 2]

02/01/2020

[CKCS Vi Sinh] Bài 4: Hướng dẫn tạo hệ thống lọc vi sinh cho bể cá cảnh, hồ thủy sinh [Phần 1]

02/01/2020

[CKCS Vi Sinh] Bài 3: Lựa chọn vi sinh cho bể cá cảnh và hồ thủy sinh

01/01/2020

[CKCS Vi Sinh] Bài 2: Vi sinh giúp ngăn ngừa mầm bệnh và bảo vệ vật nuôi trong hồ như thế nào?

30/12/2019

Video liên quan

Chủ Đề