Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 con mang tính chất của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc V.I. đã

      Tháng 3 năm 1917 nước Nga xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và Xô Viết đại biểu công nhân và binh lính. Hai chính quyền này có đường lối hoàn toàn trái ngược nhau, nếu như Xô Viết muốn giải quyết những nhu cầu thiết yếu của đa số người dân và rút khỏi chiến tranh, thì chính phủ lâm thời đã không giải quyết những vấn đề đã hứa trước đó như vấn đề ruộng đất của nông dân, việc làm cho công nhân, tình trạng thiếu lương thực và nhất là quyết theo đuổi chiến tranh đế quốc đến cùng.
Ngày 01 tháng 7, đảng Men-sê-vích [Menshevik- đảng những người số ít] và xã hội cách mạng đã âm mưu tổ chức một cuộc biểu tình quần chúng để biểu dương lực lượng nhưng đảng Bôn-sê-vích đã tham gia cuộc biểu tình này và biến nó thành cuộc biểu tình ủng hộ đường lối đảng Bôn-sê-vích với các khẩu hiệu: “Đả đảo chiến tranh”, “Tất cả chính quyền về tay các xô viết”.
      Trước tình hình đó, từ ngày 26 tháng 7 đến 3 tháng 8, đảng Bôn-sê-vích đã họp đại hội VI để đánh giá tình hình và vạch ra sách lược đấu tranh. Ngày 25 tháng 8, Kornilov tuyên bố thiết quân luật ở Petrograd, giải tán chính phủ Kerensky và lập chính phủ do mình cầm đầu. Tháng 10/1917 làn sóng cách mạng lan tràn khắp nước Nga. Ngày 7 tháng 10, V. I. Lênin từ Phần Lan bí mật trở về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc hành động. Ngày 10 tháng 10, ban chấp hành trung ương họp quyết định khởi nghĩa vũ trang. Tại hội nghị này ban chấp hành trung ương đã bầu ra bộ chính trị do Lênin đứng đầu để lãnh đạo cách mạng.
      Chiều ngày 24 tháng 10, Lênin cải trang đến điện Smolny để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Sáng ngày 25 tháng 10 [tức 07 tháng 11 lịch Nga mới], với danh nghĩa bộ chỉ huy tối cao, Kerensky đến bộ tổng tham mưu ra lệnh cho các trung đoàn Cozak sông Đông số 1, 4, 14 đến tiếp ứng nhưng các đơn vị này lấy lí do là kị binh của họ không có bộ binh mang súng máy yểm trợ nên không thi hành mệnh lệnh. Các đơn vị ở Petrograd cũng từ chối tiếp viện. Kerensky nghe tin liền báo tin cho Chính phủ lâm thời biết lực lượng còn rất ít sau đó viện lí do đến gặp các đơn vị đã lợi dụng xe của đại sứ quán Hoa Kỳ trốn khỏi thành phố.
      7 giờ sáng ngày 25 tháng 10, đợt tấn công thứ nhất bắt đầu. Các vòng đai dần khép lại nhưng các cuộc tấn công quá chậm và phải dùng xe hơi chuyển mệnh lệnh. 3 giờ chiều, đại bác được chĩa thẳng vào Cung điện Mùa Đông. Các chiến sĩ Cận vệ đỏ đứng sau những chướng ngại vật hoặc làm nhiệm vụ tuần tiễu chờ lệnh phát hỏa. Các đội tuần tra quan sát theo dõi mọi hoạt động của bọn phản cách Đến 6 giờ chiều, cung điện bị vây chặt, binh sĩ và thủy thủ tiến sát đến cung điện và chiếm lấy tất cả những góc đường và các mái nhà ở bến tàu cạnh bộ Hải quân và cung điện. Theo điều kiện đã quy định, sau 20 phút không nhận được câu trả lời sẽ cho chiến hạm Rạng Đông tấn công. 9 giờ 45 phút, chiến hạm Rạng Đông nổ loạt súng lệnh báo hiệu tấn công. Hàng người bảo vệ cung điện rối loạn và lợi dụng điều đó, thủy thủ, chiến sĩ Cận vệ đỏ và binh sĩ cách mạng tràn vào cung điện. Cuộc chiến diễn ra tới 2 giờ 45 phút sáng thì kết thúc. Toàn bộ chính phủ lâm
thời bị bắt [trừ Kerensky đã bỏ trốn].
v Kết quả
      Ngay trong đêm 7 tháng 11 năm 1917 [25 tháng 10 theo lịch Nga cũ], Đại hội Xô Viết toàn Nga lần thứ hai tuyên bố khai mạc tại điện Smoniyl và tuyên bố thành lập chính quyền Xô Viết do Lênin đứng đầu. Các sắc lệnh đầu tiên của chính quyền Xô Viết đã được thông qua là Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất. Chính quyền Xô Viết còn thực hiện các biện pháp thủ tiêu các tàn tích của chế độ cũ như xóa bỏ sự phân biệt đẳng cấp, những đặc quyền của giáo hội, nam nữ bình đẳng. Đối với các dân tộc, chính phủ Xô Viết công bố bản Tuyên ngôn về quyền các dân tộc ở Nga khẳng định quyền bình đẳng của các dân tộc và cho phép các dân tộc có quyền tự quyết như công nhận nền độc lập của Ba Lan, Phần Lan. Các cơ quan trung ương và Xô Viết các địa phương được thành lập.
      Tháng 12 năm 1917, Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao được thành lập nhằm xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Ngày 3 tháng 3 năm 1918, nước Nga Xô Viết kí Hòa ước Brest-Litovsk với các nước phe Liên minh Trung tâm chính thức rút khỏi Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Ngay sau khi cách mạng vừa thắng lợi, ngày 2-11-1917 [theo lịch Nga cũ], Chính phủ Xô viết đã tuyên bố bản Tuyên ngôn về quyền của các dân tộc nước Nga. Tuyên bố khẳng định những nguyên tắc căn bản của Chính quyền Xô viết đối với các vấn đề dân tộc là: bình đẳng và chủ quyền của các dân tộc; Quyền của các dân tộc nước Nga được tự quyết một cách tự do; Xóa bỏ tất cả các đặc quyền và hạn chế về dân tộc và tôn giáo – dân tộc.
v Ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười Nga
      Với những người Cộng sản và các phong trào Giải phóng dân tộc, Cách mạng Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, do giai cấp vô sản tiến hành, thắng lợi của cuộc cách mạng đã lập nên nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới, đưa nước Nga đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại - kỷ nguyên quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn cầu mà công đầu thuộc về Lê nin.
      Cách mạng Tháng Mười Nga còn cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân quốc tế và ở các nước thuộc địa, mở ra con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức, bóc lột.
Đối với nước ta, Cách Mạng Tháng Mười là "tấm gương" cho Việt Nam noi theo. Năm 1927, trong tác phẩm "Đường Kách mệnh" Nguyễn Ái Quốc đã giới thiệu tính chất và kinh nghiệm những cuộc cách mạng đã diễn ra trong lịch sử thế giới. Đặc biệt, đối với cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga, Hồ Chí Minh nêu rõ: trong thế giới chỉ có Cách mạng tháng Mười Nga đã thành công và thành công đến nơi, cách mạng Việt Nam phải đi theo con đường mà cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra.
      Thành công của Cách mạng Tháng 8 - 1945 thành công và sự nghiệp cách mạng đạt được những thành tựu quan trọng của nước ta những năm qua chính là thắng lợi của chủ nghĩa Mác - Lênin được Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng sáng tạo và phát triển trong những điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta, thắng lợi đó có ý nghĩa sâu xa và trực tiếp từ ảnh hưởng và tác động của Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại.
Do những sai lầm trong quá trình lãnh đạo mà thành quả của Cách mạng tháng Mười đã sụp đổ sau 74 năm tồn tại, nhưng trong một cuộc thăm dò dư luận tiến hành vào ngày 12 tháng 1 năm 2008, 57% số người dân Nga được hỏi ý kiến cho rằng: Cách mạng tháng Mười Nga đã đem lại lợi ích cho nhân dân Nga. 26% người được hỏi tin tưởng: cách mạng đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nước Nga. 31% cho rằng Cách mạng đem đến sự nhảy vọt cho nền kinh tế và xã hội Nga
      105 năm đã trôi qua kể từ Cách mạng Tháng Mười thành công [07/11/1917- 07/11/2022], với biết bao thăng trầm, biến động to lớn, phức tạp, cả thành tựu vĩ đại và thất bại đau đớn. Đảng ta đã nhận thức rõ bài học đó và, từ thực tiễn của cách mạng Việt Nam, từ những thất bại nặng nề của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô những năm qua, chúng ta đã thực hiện thành công hai nhiệm vụ cực kỳ to lớn, đó là giành chính quyền và giữ chính quyền. Đảng đã khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới.
Với ý nghĩa đó, sau 105 năm Cách mạng Tháng Mười không chỉ là biểu tượng của khát vọng và sức mạnh của chủ nghĩa xã hội, mà những bài học từ cuộc cách mạng ấy vẫn còn nguyên giá trị trong xây dựng và đổi mới vì chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay./.

 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

 



 

Trang chủ / Tin tức- Sự kiện

1. Giá tr lch s ca Cách mng tháng Mười Nga

Cách mạng tháng Mười Nga nổ ra cách đây đã hơn 100 năm, nhưng nhân loại yêu chuộng hòa bình trên thế giới hiện nay không bao giờ quên được ý nghĩa và mục đích to lớn của nó. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất đứng lên tự giải phóng...    

Ngày 25 tháng 10 năm 1917, theo lịch cũ của nước Nga [tức ngày 7/11/1917] đã ghi nhận ngày thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa vĩ đại đầu tiên ở nước Nga [được gọi là Cách mạng tháng Mười]. Cách mạng tháng Mười được đánh dấu là một sự kiện vĩ đại nhất của thế kỷ XX, đánh dấu cột mộc mới trong lịch sử phát triển của nhân loại; đánh dấu sự ra đời của một thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.

Với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười, lần đầu tiên trong lịch sử, chủ nghĩa xã hội từ ước mơ, lý tưởng ngàn đời của nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột, từ lý luận khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân trở thành hiện thực trên đất nước Nga Xô viết. Sau thắng lợi đó, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Liên bang Xô Viết ra đời [gọi tắt là Liên Xô], bắt tay vào xây dựng chế độ xã hội mà ở đó giai cấp công nhân và nhân dân lao động là người làm chủ xã hội.

Lịch sử cũng ghi nhân sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản đã đem lại bước tiến mới, tiến bộ trên các lĩnh vực khoa học - công nghệ, kinh tế - xã hội cả ở trình độ và quy mô phát triển so với các xã hội trước đó. Tuy nhiên, xét đến cùng bản chất những giá trị đó không thể thoát khỏi bản chất của xã hội có giai cấp, có áp bức, bóc lột, bất công. Những lợi ích đó chỉ phục vụ cho một thiểu số giai cấp, còn đại bộ phận nhân dân lao động vẫn khổ cực. Dân chủ trong xã hội tư bản chỉ là hình thức. Các dân tộc lạc hậu trên thế giới vẫn là mồi ngon cho chủ nghĩa tư bản. Vì vậy, nhân loại vẫn muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

Sau ngày cách mạng thành công, chính quyền Liên bang Xô Viết đã ra sắc luật xoá bỏ phân biệt đẳng cấp, chức vị, dân tộc chỉ còn một tên chung công dân của Nhà nước Xô Viết. Đầu tháng 1 năm 1918, chính quyền Liên bang Xô Viết đã ban hành sắc luật khẳng định: mục tiêu của nhà nước là xoá bỏ chế độ người bóc lột người, xoá bỏ giai cấp, đem lại quyền bình đẳng cho toàn nhân dân. Vậy từ một nước phong kiến lạc hậu và trì trệ, Liên Xô đã vươn lên thành siêu cường thứ hai trên thế giới. Lịch sử ghi nhận để trở thành một nước công nghiệp, nước Anh cần 200 năm; nước Mỹ cần 120 năm; nước Nhật Bản mất 40 năm. Trong khi đó Liên Xô chỉ cần 18 năm đã hoàn thành về cơ bản quá trình công nghiệp hóa, đây là quá trình công nghiệp hóa nhanh nhất trong lịch sử nhân loại.

Nếu không có những chính sách công nghiệp hoá đúng đắn, thì Liên Xô không thể duy trì được nền độc lập chính trị và kinh tế của đất nước, không thể chiến thắng trong chiến tranh thế giới thứ hai. Trên các lĩnh vực văn hoá, xã hội Liên Xô cũng nhanh chóng vươn lên trở thành cường quốc tạo nên những giá trị ưu việt mà không phải quốc gia tư bản nào cũng sánh được. Trước Cách mạng tháng Mười, 2/3 dân số Nga mù chữ. Cuối năm 1980, Liên Xô là một trong những nước có trình độ học vấn cao nhất thế giới với 164 triệu người có trình độ trung học và đại học. Số lượng các nhà khoa học trên các lĩnh vực cũng đứng tốp đầu thế giới. Liên Xô của những thập niên 70 là nước dẫn đầu thế giới ở một số lĩnh vực như: khoa học vũ trụ, luyện kim,... Trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ Liên Xô đã có những bước phát triển vượt bậc, mở màn cho kỷ nguyên thám hiểm vũ trụ của xã hội loài người. Năm 1957, Liên Xô là nước phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ. Năm 1961, Liên Xô là nước đầu tiên đưa người vào vũ trụ, mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên chinh phục vũ trụ. Năm 1959, Liên Xô thử thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền của Mỹ, trở thành một trong hai cường quốc có sức mạnh quốc phòng to lớn, là cột trụ trong việc ngăn chặn thảm họa phát xít, bảo vệ hoà bình thế giới.

Liên Xô bảo đảm cho quần chúng công nông được hưởng quyền chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, sức khoẻ và rất nhiều quyền khác của con người. Liên Xô là nước đầu tiên trên thế giới quy định ngày làm việc 8 giờ, người lao động được nghỉ một tháng trong năm và vẫn được hưởng lương bình thường. Người dân được đưa đến nơi làm việc bằng phương tiện công cộng, được miễn học phí ở các cấp học cho tới đại học. Người dân được khám phá chữa bệnh miễn phí hoàn toàn....

Những thành quả của Cách mạng tháng Mười và các giá trị xã hội ưu việt do Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đã mang lại đã những tác động sâu sắc đến tiến trình phát triển của nhân loại. Buộc chủ nghĩa tư bản phải tự điều chỉnh, tô vẽ lại bộ mặt của mình theo hướng nhân văn, tiến bộ hơn. Thành quả của cách mạng tháng Mười, đã góp phần ngăn chặn cuộc chiến tranh tàn ác của chủ nghĩa đế quốc, giảm bớt sự hy sinh cho nhân loại. Vì mục tiêu hòa bình, Đảng Cộng sản và Nhà nước Xô Viết đã động viên và lãnh đạo nhân dân Liên Xô liên minh với nhân dân thế giới tiến hành cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, bảo vệ chủ nghĩa xã hội, bảo vệ hòa bình thế giới, cứu nhân loại thoát khỏi thảm hoạ phát xít. Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai nhân dân Liên Xô đã hy sinh hơn 2 triệu người con ưu tú cho nền độc lập, hòa bình.

Dưới ánh sáng soi đường của Cách mạng Tháng Mười và nhà nước Xô Viết, những năm 1945 đến 1970 phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc nổ ra mạnh mẽ ở các châu lục hơn 100 quốc gia trên thế giới, 70% dân số thế giới đã thoát khỏi ách thực dân, đế quốc. Một số quốc gia sau khi giành được độc lập dân tộc đã chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Tiếng súng đại bác của chiếc tàu Rạng Đông báo hiệu một giai đoạn mới trong lịch sử của loài người nói chung và của các dân tộc bị áp bức nói riêng... Cách mạng tháng Mười đã giáng một đòn sấm sét vào chủ nghĩa đế quốc và đẩy mạnh làn sóng dân tộc ở Châu Á, Châu Phi ”. Thực tiễn lịch sử đã và đang chứng minh hơn một thế kỷ qua những giá trị của Cách mạng tháng Mười Nga vẫn luôn toả sáng, những giá trị tích cực đó luôn được nhân dân yêu chuộng hòa bình, tiến bộ gìn giữ, bảo vệ và phát triển.

2. S nh hưởng sâu sc ca Cách mng tháng Mười đi vi cách mng Vit Nam

Bôn ba tìm đường cứu nước, đến tháng 7 năm 1920 Nguyễn Ái Quốc đã đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Từ đó, Người xác định cách mạng Việt Nam phải đi theo Cách mạng tháng Mười Nga. Cũng từ thực tiễn của cuộc cách mạng đó, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã đúc kết những bài học quý báu của cách mạng Việt Nam trong cách mạng giải phóng dân tộc. Theo Người, Cách mạng Tháng Mười dạy cho chúng ta rằng: muốn cách mệnh thành công thì phải có quần chúng công, nông làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cách mạng Tháng Mười đã thúc đẩy phòng trào giải phóng dân tộc, làm cho nó trở thành làn sóng mãnh liệt trong tất cả các nước phương Đông: Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Dương, Việt Nam”. Với cách mạng Việt Nam, Cách mạng Tháng Mười đã cổ vũ nhân dân Việt Nam đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1945, cũng từ đây, tinh thần đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa hai nước Việt Nam - Liên Xô nảy nở và không ngừng được củng cố và phát triển.

Với tinh thần quốc tế vô sản cao cả, Liên Xô đã luôn ủng hộ cuộc cách mạng giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam trên mọi mặt trận. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Đảng, Nhà nước ta và Nhân dân ta đã nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ to lớn về nhiều mặt, nhất là trong các lĩnh vực về quốc phòng – an ninh, khoa học – kỹ thuật, y tế, giáo dục. Những bài học kinh nghiệm chủ yếu của Cách mang tháng mười Nga về vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản; về xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân; về xây dựng củng cố khối liên minh công nông; về phương pháp bạo lực cách mạng... luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng một cách sáng tạo trong thực tiễn cách mạng.

Hiện nay, lợi dụng sự sụp đổ, tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa của Liên Xô và Đông Âu, các thế lực thù địch tăng cường xuyên tạc, phủ nhận giá trị và ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga; của chủ nghĩa hiện thực; của chủ nghĩa Mác - Lênin. Chúng cho rằng Cuộc cách mạng tháng Mười là ý muốn ngông cuồng của Lênin và Đảng Bôn -Sê -Vích Nga, theo đó Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa là quái thai của chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa Mác - Lênin cũng chỉ là một học thuyết mới của chủ nghĩa xã hội không tưởng mà thôi. Tất cả các luận điểm đó đều là sai lầm phản khoa học, nhằm chống phá, thủ tiêu và hạ bệ chủ nghĩa Mác - Lênin.

Nhận thức sâu sắc những nguyên nhân và bài học sau các sự kiện chính trị xảy ra ở Liên Xô và các nước Đông Âu, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kiên quyết khắc phục những sai lầm, thiếu sót trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh, sự nghiệp cách mạng Việt Nam 90 năm qua đã giành được những thắng lợi to lớn, mang tính bước ngoặt lịch sử.

Tóm lại, đối với chúng ta và nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới cuộc cách mạng Tháng Mườilà sự kiện vĩ đại nhất của thế kỷ XX, đánh dấu cột mốc trong lịch sử phát triển của nhân loại hơn một thế kỷ qua. Đó là, bản anh hùng ca của những ai tha thiết với số phận các dân tộc bị áp bức, những nô lệ lầm than trên trái đất, của hòa bình và tiến bộ xã hội. Lý tưởng và giá trị tốt đẹp của Cách mạng Tháng Mười đem lại vẫn tiếp tục dẫn đường cho nhân loại bước tới tương lai./.

  1. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB LLCT – Hà Nội – 2015
  2. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12  NXB CTQG, Hà Nội - 2002
  3. //vi.wikipedia.org

Th.S Văn Thị Hồng - Khoa LLCT-TLGD

Video liên quan

Chủ Đề