Cách miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, tr. 93 - 94 và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều. b. Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thế hiện nội tâm nhân vật? c. Miêu tả nội tâm có tác đụng như thế nào đối với việc khắc hoạ nhân vật trong văn bản tự sự?

Trả lời:


a.

  • Khung cảnh thiên nhiên bên ngoài được miêu tả trực tiếp hơn ở 4 câu thơ đầu:

Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.

  •  Miêu tả tâm trạng khi nhớ Kim Trọng, nhớ cha mẹ:

 Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng

 Xót người tựa của hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ.

Sân lai cách mấy nắng mưa, 

Có khi gốc tứ đã vừa người ôm.

b. Ý nghĩa: Những câu thơ tả cảnh góp phần thể hiện nội tâm nhân vật, người buồn cảnh cũng buồn, người cô đơn cảnh cũng cô đơn [Bẽ bàng mây sớm đèn khuya], người lo âu sợ hãi cảnh cũng đầy sóng gió. Thực chất những câu thơ tả cảnh nhưng cũng chính là để tả tình, cái tình buồn bã, cô đơn, thân phận như hoa trôi nước chảy, không biết về đâu trước một tương lai mờ mịt.

c. Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự có tác dụng khắc họa sinh động, chân thật hình tượng nhân vật. Từ đó thể hiện được chiều sau những suy tưởng của nhân vật.

2. Nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích viết về “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao.

  • Miêu tả khuôn mặt: co rúm, những vết nhăn xô lại, ép cho nc mắt chảy ra , đầu ngoẹo, miệng mếu, bật khóc.
  • Tâm trạng đau đớn tột cùng khi bán cậu Vàng ==> Lão Hạc đã rất ân hận, dằn vặt.

3. Ghi nhớ

  • Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.
  • Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả ý nghĩa, cảm xúc, tình cảm của nhân vật, cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục,... của nhân vật. 

Bài tập

  • Câu 1: [Trang 117 - SGK Ngữ văn 9] 
  • Câu 2: [Trang 117 - SGK Ngữ văn 9]

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

– Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm và mối quan hệ nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.

– Rèn luyện kĩ năng kết hợp: kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài văn tự sự.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1.Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu:

*Ngữ liệu 1: Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích". Trong đoạn trích những câu thơ nào tả cảnh?

-> "Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

…Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia"

Và  "Buồn trông cửa bể chiều hôm

…Ầm ầm tiếng sãng kêu quanh ghế ngồi"

Dấu hiệu nào cho biết các câu thơ này tả cảnh?

-> Đối tượng miêu tả ở những câu thơ này là: Khung cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích [núi, trăng…-> có thể quan sát được trực tiếp, có thể cảm nhận được bằng các giác quan].

Tìm những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều

-> "Bên trời góc bể bơ vơ,

…có khi gốc tử đã vừa người ôm"

Dấu hiệu nào cho em biết đoạn thơ trên miêu tả tâm trạng của nàng Kiều?

-> Tập trung miêu tả tâm trạng của nàng Kiều: nỗi nhớ về Kim Trọng, cha mẹ, nghĩ về thân phận cô đơn, bơ vơ nơi đất khách quê người [ Không quan sát được một cách trực tiếp ].

Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ ntn với việc thể hiện nội tâm nhân vật?

-> Từ việc miêu tả khung cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích mênh mông, hoang vắng, rợn ngập ta thấy tâm trạng của Kiều ở đây cô đơn, lẻ loi, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi…

– Tả cảnh cửa bể chiều hôm, ngọn nước lớn, cánh hoa trôi, nội cỏ tàn úa, gió cuốn…là phương tiện để thể hiện tâm trạng của Kiều: cô đơn, nỗi nhớ nhà, quê hương, lo lắng cho thân phận trim nổi trước cuộc đời, mông lung, lo âu, kinh sợ [nghệ thuật tả cảnh ngụ tình]

Cho biết miêu tả nội tâm có tác dụng ntn đối với việc khắc hoạ nhân vật trong VB tự sự?

->Miêu tả nội tâm có vai trò và tác dụng rất to lớn trong việc khắc hoạ đặc điểm, tính cách nhân vật [nhân vật là yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm tự sự. Xây dựng nhân vật nhà văn thường miêu tả ngoại hình và miêu tả nội tâm. Miêu tả nội tâm nhằm tái hiện lại những trăn trở dằn vặt, những rung động tinh vi trong tình cảm, tư tưởng của nhân vật -> chân dung tinh thần của nhân vật].

*Ngữ liệu 2:  [Đoạn văn SGK/117]

 Đoạn văn trên Nam Cao miêu tả ai, với những đặc điểm gì?

-> Miêu tả Lão Hạc với những đặc điểm về nét mặt, đầu…[tư thế]

Qua những đặc điểm được miêu tả trên đây, em thử đoán xem Lão Hạc đang có những cảm xúc, ý nghĩ ntn?

->Tâm trạng đau khổ, dằn vặt của Lão Hạc khi bán con Vàng.

Đoạn văn trên cũng được coi là đoạn văn miêu tả nội tâm của Lão Hạc, em có nhận xét gì về cách miêu tả của T/g?

-> Miêu tả nội tâm Lão Hạc qua nét mặt, cử chỉ -> cách miêu tả gián tiếp.

Qua ngữ liệu trên hãy cho biết có mấy miêu tả nội tâm  -> 2 cách: Trực tiếp + gián tiếp.

2. Kết luận:

*Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.

*Người ta có thể miêu tả trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật; cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục của nhân vật.

Luyện tập

1-Bài tập 1: SGK/117

Thuật lại đoạn trích "Mã Giám Sinh…" bằng văn xuôi, chú ý miêu tả nội tâm Thuý Kiều.

"Nỗi mình thêm tức nỗi nhà

…Ngừng hoa bong then trông gương mặt dày"

-> Buồn rầu, tủi hổ, đau đớn ê chề khi mình bị coi như một món hang không hơn. Là người luôn ý thức được nhân phẩm, Kiều đau ức trước cuộc đời ngang trái [đau vì tình duyên trắc trở, uất vì "nỗi nhà" bị vu oan giá hoạ. Bao trùm tâm trạng Kiều ở đây là sự đau đớn, tái tê]

2-Bài tập 2: SGK/117

Đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán, trong đó bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Kiều lúc gặp Hoạn Thư.

– Tâm trạng Kiều lúc gặp Hoạn Thư: oán giận [lời lẽ mềm mỏng, lễ phép, những thực ra là châm biếm, mỉa mai, chì chiết -> Nghe Hoạn Thư "trình bày" phân vân khó xử -> quyết tha bổng cho Hoạn Thư.

Chào bạn Soạn văn 9 tập 1 bài 8 [trang 117]

Đến với chương trình Ngữ Văn lớp 9, học sinh sẽ được tìm hiểu về cách miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.

Soạn bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Download.vn muốn giới thiệu tài liệu Soạn văn 9: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự, sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức về bài học trên.

Soạn văn 9: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

1. Đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, tr. 93 - 94 và thực hiện các yêu cầu:

a. Tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều.

- Tả cảnh: “Bốn bề bát ngát xa trông/Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”

- Tả tình: “Bẽ bàng mây sớm đèn khuya/Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng”, “Buồn trông cửa bể…”, “Buồn trông ngọn nước…”, “Buồn trông nội cỏ…”, “Buồn trông gió cuốn…”

b. Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thể hiện nội tâm nhân vật:

- Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ mật thiết với việc thể hiện nội tâm nhân vật.

- Nguyễn Du đã sử dụng thủ pháp tả cảnh ngụ tình, từ việc khắc họa khung cảnh thiên nhiên để bộc lộ tâm trạng của Thúy Kiều.

c. Miêu tả nội tâm có tác dụng đối với việc khắc họa nhân vật trong văn bản tự sự:

- Khắc họa chân thực hình ảnh nhân vật trong văn bản tự sự.

- Qua đó thể hiện được chiều sâu tính cách của nhân vật.

2. Đọc đoạn văn trong SGK và nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả:

- Nam Cao đã thông qua việc miêu tả cử chỉ, hành động trên khuôn mặt của lão Hạc [mặt lão co rúm lại, vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu ngoẹo về một bên…] để bộc lộ được tâm trạng đau khổ, xót xa và ân hận với cậu Vàng.

- Người đọc có thể hình dung lão khóc lóc như một đứa trẻ khi phải rời xa người bạn mình yêu quý nhất.

Tổng kết:

- Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.

- Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật nhưng cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả nét mặt, cử chỉ, trang phục… của nhân vật.

II. Luyện tập

Câu 1. Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, tr. 97 - 98 bằng văn xuôi, chú ý miêu tả nội tâm của nàng Kiều.

Gần nhà Kiều có một mụ mối đưa người viễn khách vào vấn danh. Khi hỏi tên thì được biết đó là Mã Giám Sinh, quê ở huyện Lâm Thanh, tuổi đã ngoài bốn mươi. Nhìn bề ngoài, Mã Giám Sinh ăn mặc chải chuốt, bảnh bao nhưng bản chất thì lại thô lỗ. Chẳng mấy chốc, Mã Giám Sinh đã bộc lộ đúng bản chất của một con buôn khi liên tục giục Kiều đến xem mặt, thử tài đàn hát. Kiều vô cùng đau đớn, xót xa khi lâm vào cảnh ngộ này. Mỗi bước đi đều tuôn lệ vì tủi nhục. Khi bà mối đưa giá ngàn vàng, Mã Giám Sinh còn mặc cả để mua Kiều với giá ngoài bốn trăm.

Câu 2. Hãy đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán, trong đó bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Kiều lúc gặp lại Hoạn Thư.

Nhờ có Từ Hải, tôi đã mời được Thúc Sinh đến để báo ân tình cứu mình thoát khỏi lầu xanh. Dù không thể nên nghĩa vợ chồng nhưng tôi vẫn muốn dùng chút quà để cảm tạ tấm lòng của Thúc Sinh. Ngược lại, Hoạn Thư - vợ của Thúc Sinh hết sức quý quái tinh ma nên tôi quyết tâm sẽ phải trừng trị. Hoạn Thư được lính áp giải xuống, khuôn mặt bộc lộ sự sợ hãi. Tôi cất tiếng chào “tiểu thư” như trước kia rồi bắt đầu kể lại tội trạng. Hoạn Thư lại dùng lí lẽ rằng đàn bà ghen tuông là chuyện bình thường và nhắc lại món nợ ân tình khi để cho tôi trốn khỏi nhà họ Hoạn. Điều đó khiến tôi vô cùng khó xử, không biết nên thẳng tay trừng trị hay tha thứ. Cuối cùng, tôi vẫn quyết định tha bổng cho Hoạn Thư.

Câu 3. Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn.

Gợi ý:

- Hoàn cảnh diễn ra sự việc

- Diễn biến của sự việc

- Kết quả của sự việc

- Tâm trạng của em sau khi gây ra lỗi lầm với bạn: ân hận, buồn bã…

Ngày hôm qua, tôi đã làm một việc có lỗi với Nga - người bạn thân nhất của tôi. Trong giờ kiểm tra môn Toán, do chủ quan không ôn tập bài trước, tôi không làm được bài. Nga ngồi trước và cùng một đề với tôi. Nhân lúc thầy giáo không để ý tôi đã nhờ Nga nhắc bài. Nga luôn là một học sinh gương mẫu, ít khi cho bạn chép bài. Nhưng khi nhìn thấy khuôn mặt cầu cứu cùng ánh mặt tha thiết cuối tôi, có lẽ Nga đã mềm lòng. Nga cho tôi chép bài nhưng tôi cảm thấy bạn rất lo lắng. Thật không may, thầy giáo đã phát hiện ra. Thầy quyết định trừ năm mươi phần trăm số điểm của cả hai. Lúc đó, tôi nhìn thấy Nga đã bật khóc. Điều đó khiến tôi cảm thấy vô cùng có lỗi. Chính vì vậy, hôm nay tôi quyết định sẽ đến lớp xin lỗi Nga.

Soạn bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự - Mẫu 2

Hướng dẫn chuẩn bị bài:

Câu 1. Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, tr. 97 - 98 bằng văn xuôi, chú ý miêu tả nội tâm của nàng Kiều.

Gần miền có một mụ mối đưa người viễn khách vào vấn danh. Hỏi tên ra mới biết đó là Mã Giám Sinh, quê ở huyện Lâm Thanh, tuổi đã ngoài bốn mươi. Nhìn vẻ bề ngoài, Mã Giám Sinh ăn mặc chải chuốt, bảnh bao nhưng bản chất thì lại thô lỗ, cộc cằn. Chẳng mấy chốc, Mã Giám Sinh đã bộc lộ đúng bản chất của một con buôn khi liên tục giục Kiều đến xem mặt, thử tài đàn hát. Kiều vô cùng đau đớn, xót xa khi phải rơi vào cảnh ngộ này. Mỗi bước đi đều tuôn lệ vì tủi nhục. Khi bà mối đưa giá ngàn vàng, Mã Giám Sinh còn mặc cả để mua Kiều với giá ngoài bốn trăm. Kiều xót xa khi trở thành một món hàng để người ta trả giá.

Câu 2. Hãy đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán, trong đó bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Kiều lúc gặp lại Hoạn Thư.

Từ Hải đã giúp tôi mời Thúc Sinh đến để báo ân tình cứu mình thoát khỏi lầu xanh. Dù không thể nên nghĩa vợ chồng nhưng tôi vẫn muốn dùng chút quà để cảm tạ tấm lòng của Thúc Sinh. Ngược lại, Hoạn Thư - vợ của Thúc Sinh hết sức quý quái tinh ma nên tôi quyết tâm sẽ phải trừng trị. Hoạn Thư được lính áp giải xuống, khuôn mặt bộc lộ sự sợ hãi. Tôi cất tiếng chào “tiểu thư” như trước kia rồi bắt đầu kể lại tội trạng. Hoạn Thư lại dùng lí lẽ rằng đàn bà ghen tuông là chuyện bình thường và nhắc lại món nợ ân tình khi để cho tôi trốn khỏi nhà họ Hoạn. Quả là những lời lẽ thuyết phục khiến cho tôi phải mềm lòng mà quyết định tha bổng cho Hoạn Thư.

Câu 3. Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn.

Gợi ý:

Ai mà không có một người bạn vô cùng thân thiết trong cuộc đời của mình. Đối với tôi cũng vậy, người bạn thân nhất của tôi chính là Nga. Cả hai đã chơi thân với nhau từ khi còn học tiểu học cho đến tận bây giờ. Chúng tôi đã trải qua rất nhiều kỉ niệm vui buồn bên nhau.

Tôi vẫn còn nhớ mãi kỉ niệm vào năm lớp sáu. Lần ấy, tôi đã khiến Nga cảm thấy rất buồn. Trước ngày sinh nhật của bố Nga một tuần, tôi và Nga đã hẹn nhau cuối tuần sẽ cùng đi mua quà sinh nhật cho bố của bạn ấy. Chúng tôi hẹn nhau sáu giờ trước cổng trường, tôi đã hứa chắc chắn rằng sẽ đến đúng giờ. Nhưng tối hôm ấy, bố nói rằng hôm sau sẽ đưa cả nhà đi xem phim. Đó còn là bộ phim mà tôi rất thích nữa. Tôi cảm thấy vô cùng thích thú, và háo hức mà quên mất lời hứa với Nga.

Sáng hôm sau, tôi cùng bố mẹ đi xem phim mà vẫn không nhớ gì đến lời hẹn với Nga. Đến rạp chiếu phim, tôi vẫn vui vẻ cùng bố mẹ đi mua vé mà không nhớ gì đến Nga đang đứng chờ mình trước cổng trường. Gần đến giờ hẹn, tôi bỗng thấy điện thoại của mình đổ chuông. Khi nhìn thấy màn hình hiển thị số điện thoại là Nga, tôi mới chợt nhớ ra lời hẹn của mình. Tiếng chuông điện thoại cứ kéo dài vô tận, tôi không dám nghe điện thoại. Một lúc sau, Nga gọi lại, tôi biết không thể trốn tránh nên đành phải nghe máy.

Giọng của Nga đầy lo lắng hỏi tôi:

- Ngọc ơi, sao cậu chưa đến vậy? Có chuyện gì xảy ra à?

Tôi ngập ngừng:

- Nga ơi... tớ xin lỗi. Tớ đã quên mất lời hẹn với cậu. Bây giờ, tớ không thể đi mua quà cùng cậu được. Tớ đang đi chơi cùng bố mẹ.

Im lặng một lúc, Nga mới nói:

- Không sao, Ngọc ạ. Tớ có thể tự đi mua một mình được. Cậu không bị làm sao là tốt rồi.

Mặc dù, Nga nói rằng không sao. Nhưng tôi biết bạn ấy cảm thấy rất buồn. Tôi tắt điện thoại mà lòng cảm thấy vô cùng áy náy. Tôi tự trách bản thân mình lại quên mất lời hẹn với Nga. Suốt buổi đi chơi hôm đó, tôi không còn cảm thấy vui vẻ nữa. Sáng hôm sau, khi đến lớp, tôi nhanh chóng đến xin lỗi Nga. Thật may, Nga là một cô bạn tốt bụng, đã tha thứ cho lỗi lầm của tôi. Cuối buổi hôm đó, tôi rủ Nga đi mua quà tặng cho bố của bạn ấy, vì tôi cũng được mời đến dự buổi tiệc. Chúng tôi vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ về món quà mà Nga tặng bố.

Sau kỉ niệm lần đó, tôi đã có được một bài học quan trọng về tầm quan trọng của việc giữ lời hứa, đặc biệt là đối với những người bạn thân thiết.

Cập nhật: 13/10/2021

Video liên quan

Chủ Đề