Cách mô tả vết thương phần mềm

Mô tả các hình thái vết thương phần mềm khuyết da thường gặp tại viện Chấn Thương Chỉnh Hình bệnh viện Việt Đức

  • docx
  • 85 trang
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
***

NGUYỄN THỊ PHƯỢNG

NHËN XÐT KÕT QU¶ CH¡M SãC VÕT TH¦¥NG
PHÇN MÒM KHUYÕT DA B»NG VËT LIÖU URGOTUL
T¹I VIÖN CHÊN TH¦¥NG CHØNH H×NH BÖNH VIÖN VIÖT §øC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
Khóa 2009 2013

Hà Nội 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
***

NGUYỄN THỊ PHƯỢNG

NHËN XÐT KÕT QU¶ CH¡M SãC VÕT TH¦¥NG
PHÇN MÒM KHUYÕT DA B»NG VËT LIÖU URGOTUL
T¹I VIÖN CHÊN TH¦¥NG CHØNH H×NH BÖNH VIÖN VIÖT §øC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
Khóa 2009 2013

Người hướng dẫn: Ths.BS. Dương Đình Toàn

Hà Nội 2013

Lời cảm ơn!
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành, lòng biết
ơn vô cùng sâu sắc tới:
-

ThS. Dương Đình Toàn, người thầy đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo, đóng góp ý
kiến chuyên môn, thực tiễn lâm sàng cũng như giúp đỡ em trong quá trình viết khóa
luận. Đồng thời là người thầy đã trực tiếp giảng dạy chúng em rất tâm huyết và
nhiệt tình trong năm học thứ 3 để em thấy thực sự hứng thú với chấn thương chỉnh

-

hình và nảy ý tưởng sẽ thực hiện đề tài tại đó.
Các thầy trong hội đồng chấm luận văn đã cho em những kiến thức quí báu về
chuyên môn và những ý kiến trong quá trình bảo vệ luận văn giúp em thấy được
mặt tốt cần phát huy, nhược điểm cần khắc phục và rút kinh nghiệm trong việc thực
hiện một đề tài nghiên cứu.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
-

Anh Sang nhân viên Điều Dưỡng khoa Chấn Thương Chỉnh Hình II.
Anh Hợi cùng toàn thể nhân viên Điều Dưỡng khoa Chấn Thương Chỉnh Hình I.
Anh Tuấn Anh, sinh viên khóa 2006-2012 trường đại học Y Hà Nội.

đã giúp đỡ em trong việc nhận định vết thương trên lâm sàng, giúp đỡ em tìm nguồn tài
liệu và chia sẻ cho em những kinh nghiệm quí báu khi làm một đề tài nghiên cứu và tạo
điều kiện cho em thực hiện đề tài tại khoa.
Em trân trọng cảm ơn:
-

Ban giám hiệu, phòng đào tạo đại học trường đại học Y Hà Nội.
Thư viện trường đại học Y Hà Nội, thư viện bệnh viện Việt Đức.

-

Khoa Chấn Thương Chỉnh Hình I, bệnh viện Việt Đứcđã cung cấp thông tin, tài
liệu, giúp đỡ, tạo điều kiện cho em thực hiện khóa luận này.

Con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới bố mẹ đã động viên, tạo động lực và điều
kiện cho con thực hiện tốt nhất có thể khóa luận tốt nghiệp.
Xin cảm ơn bạn bè đã giúp đỡ, chia sẻ và trao đổi kiến thức, kinh nghiệm với tôi trong
quá trình hoàn thành khóa luận.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan những thông tin trong khóa luận là do chính tôi thu
thập, đề tài do chính tôi thực hiện và đúng sự thật. Nếu có gì sai tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2013.
Người viết khóa luận :
Nguyễn Thị Phượng.

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN
VTPM: vết thương phần mềm
VTPMKD: vết thương phần mềm khuyết da
CRP: C- Reactive Protein (protein phản ứng C)
PG: Prostaglandin
TLC: Technology Lipido-Colloid
ĐM: động mạch
TNGT: tai nạn giao thông
TNLĐ: tai nạn lao động
TNSH: tai nạn sinh hoạt
CDC: Centers for Disease Control and Prevetion (trung tâm kiểm soát và phòng ngừa
dịch bệnh Hoa Kỳ)
BCĐNTT: bạch cầu đa nhân trung tính
HS-SV: học sinh- sinh viên
CNVC: công nhân viên chức

MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo giới
Bảng 3.2: Phân bố bệnh nhân theo nguyên nhân tai nạn
Bảng 3.3: Phân bố theo thời gian từ khi chấn thương tới khi vào bệnh viện Việt Đức
Bảng 3.4: Tình trạng vết thương lúc nhập viện
Bảng 3.5: Phân theo diện tích vết thương
Bảng 3.6 Phân theo vị trí vết thương
Bảng 3.7: Các tổn thương phối hợp
Bảng 3.8: So sánh và đánh giá mức độ đau
Bảng 3.9: Thời gian chăm sóc
Bảng 3.10: Kết quả kết thúc quá trình chăm sóc

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Hình 1.1: Cấu tạo của da
Hình 1.2: Phân loại mạch máu nuôi da theo Cormack G.C và Lamberty B.G.H
Hình 1.3: Phân loại mạch máu nuôi da theo Nakajima H
Sơ đồ 1.1: Kết quả của phản ứng viêm cho sự hiểu biết dấu hiệu lâm sàng của nhiễm
trùng
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ nghiên cứu
Biểu đồ 3.1: Phân bố tỉ lệ bệnh nhân theo tuổi
Biểu đồ 3.2: Phân bố tỉ lệ bệnh nhân theo nghề nghiệp
Biểu đồ 3.3: Tỉ lệ bệnh nhân phân theo xử trí trước tuyến
Biểu đồ 3.4: Số lượng các loại VTPM
Biểu đồ 3.5: Tình trạng nhiễm trùng sau vòng chăm sóc thứ nhất
Biểu đồ 3.6: Tỉ lệ mức độ lên tổ chức hạt
Biểu đồ 3.7: Mức độ đau qua 3 lần đánh giá
Biểu đồ 3.8: Phân bố kết quả kết thúc quá trình chăm sóc

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................................................1
CHƯƠNG I:TỔNG QUAN.....................................................................................................................3
1.1 Đặc điểm cấu tạo và sự nuôi dưỡng của da....................................................................................3
1.1.1 Cấu tạo của da........................................................................................................................3
1.1.2 Sự nuôi dưỡng da...................................................................................................................4
1.2 Chức năng của da..........................................................................................................................7
1.2.1 Chức phận bảo vệ...................................................................................................................7
1.2.2 Chức phận điều hòa thân nhiệt...............................................................................................8
1.2.3 Chức phận thu nhận cảm giác.................................................................................................8
1.2.4 Chức phận miễn dịch..............................................................................................................9
1.2.5 Chức phận bài tiết...................................................................................................................9
1.2.6 Chức phận tạo sừng (keratin), tạo sắc tố (melanin).................................................................9
1.3VTPM có khuyết da.......................................................................................................................9
1.3.1 Đại cương...............................................................................................................................9
1.3.2 Phân loại vết thương phần mềm...........................................................................................10
1.4 Quá trình liền vết thương.............................................................................................................13
1.4.1 Giới thiệu..............................................................................................................................13
1.4.2 Cơ chế lành vết thương.........................................................................................................13
1.5 Nhiễm trùng vết thương...............................................................................................................14
1.5.1 Sự phát sinh nhiễm khuẩn-phản ứng viêm]..........................................................................14
1.5.2 Dấu hiệu nhiễm trùng...........................................................................................................18
1.6 Các phương pháp điều trị khuyết da thông thường......................................................................19
1.6.1 Ghép da bằng mảnh rời tự do...............................................................................................19
1.6.2 Khâu da thì đầu muộn...........................................................................................................20
1.6.3 Khâu da thì 2........................................................................................................................20
1.6.4 Vi phẫu thuật........................................................................................................................21
1.6.5 Đặt túi làm giãn da (expauder).............................................................................................21

1.7Chăm sóc VTPMKD....................................................................................................................21
1.7.1 Một số vấn đề trong nhận định và chăm sóc.........................................................................21
1.7.2 Một số dung dịch sát khuẩn dùng trong chăm sóc vết thương..............................................24
1.8 Băng vết thương bằng gạc Urgotul..............................................................................................25
1.8.1 Tiêu chí cho một băng vết thương........................................................................................25
1.8.2 Công nghệ TLC ( Technology-lipido-colloid)......................................................................26
1.8.3 Đặc điểm Urgotul.................................................................................................................26
1.8.4 So sánh giữa gạc Urgotul và Urgocell Contact.....................................................................28
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................29
2.1 Địa điểm nghiên cứu...................................................................................................................29
2.2 Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................................29
2.3 Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................................29
2.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu...............................................................................................................32
2.5 Xử lí số liệu.................................................................................................................................34
2.6 Khía cạnh đạo đức của đề tài.......................................................................................................34
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................................36
3.1Đặc điểm chung của đối tượng.....................................................................................................36
3.1.1 Tuổi......................................................................................................................................36
3.1.2 Giới......................................................................................................................................36
3.1.3 Phân theo nghề nghiệp..........................................................................................................36
3.2Tình trạng lúc vào viện:................................................................................................................37
3.2.1 Nguyên nhân tai nạn.............................................................................................................37
3.2.2 Thời gian từ lúc chấn thương tới khi vào viện......................................................................38
3.2.3 Xử trí trước tuyến.................................................................................................................38
3.2.4 Tình trạng vết thương lúc vào viện.......................................................................................39
3.2.5 Diện tích VTPM:..................................................................................................................39
3.2.6 Phân loại VTPM...................................................................................................................40
3.2.7 Vị trí VTPM.........................................................................................................................40
3.2.8 Tổn thương phối hợp............................................................................................................41
3.3Nhận xét kết quả chăm sóc:..........................................................................................................41
3.3.1 Tình trạng nhiễm trùng VTPM.............................................................................................41

3.3.2 Đánh giá mức độ lên tổ chức hạt..........................................................................................42
3.3.3 Đánh giá mức độ đau............................................................................................................43
3.3.4 Thời gian chăm sóc...............................................................................................................43
3.3.5 Kết quả kết thúc quá trình chăm sóc.....................................................................................44
3.3.6 Thời gian nằm viện trung bình..............................................................................................45
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN..................................................................................................................57
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng:..................................................................................................57
3.1.1 Tuổi......................................................................................................................................57
3.1.2 Giới......................................................................................................................................57
3.1.3 Nghề nghiệp.........................................................................................................................58
3.2 Tình trạng lúc vào viện:...............................................................................................................58
3.2.1 Nguyên nhân tai nạn.............................................................................................................58
3.2.2 Thời gian từ lúc chấn thương tới khi vào bệnh viện.............................................................59
3.2.3 Xử trí trước tuyến.................................................................................................................59
3.2.4 Tình trạng vết thương lúc vào viện.......................................................................................60
3.2.5 Diện tích VTPM...................................................................................................................60
3.2.6 Phân loại VTPM...................................................................................................................60
3.2.7 Vị trí VTPM.........................................................................................................................61
3.2.8 Tổn thương phối hợp............................................................................................................61
3.3 Nhận xét kết quả chăm sóc:.........................................................................................................62
3.3.1 Tỉ lệ nhiễm trùng VTPM......................................................................................................62
3.3.2 Đánh giá mức độ lên tổ chức hạt..........................................................................................62
3.3.3 Đánh giá mức độ đau............................................................................................................63
3.3.4 Thời gian chăm sóc...............................................................................................................63
3.3.5 Kết quả kết thúc quá trình chăm sóc tại viện........................................................................64
3.3.6 Thời gian nằm viện trung bình:............................................................................................65
KẾT LUẬN...........................................................................................................................................66
KIẾN NGHỊ..........................................................................................................................................68

ĐẶT VẤN ĐỀ
Da là một cơ quan lớn, chiếm 16% trọng lượng cơ thể có chức năng bao bọc cơ
thể [21]. Da và lớp mỡ dưới da gần với màng cân cơ hoặc màng xương bên dưới và
liên kết với các thành phần này bởi một tổ chức liên kết lỏng lẻo. Do đó, khi có lực
giằng xé hay ma sát lên mặt da, da và tổ chức dưới da rất dễ bị bong lóc ra khỏi lớp
cân, cơ ở sâu để lộ các tổ chức dưới da [40], khi bị chém ngang các sợi cơ, do tính đàn
hồi của cơ làm miệng vết thương mở to ra; khi vết thương dập nát phải cắt lọc. Tất cả
tổn thương trên đều làm mất đi sự liên tục của da.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của phương tiện giao thông với tốc độ lớn, tai
nạn giao thông có xu hướng tăng cả về số lượng lẫn mức độ trầm trọng. Do vậy thương
tổn phần mềm cũng tăng, trong đó tổn thương khuyết da chiếm một tỉ lệ đáng kể. Khi
da bị tổn thương sẽ tạo đường vào cho các yếu tố có hại xâm nhập vào cơ thể, làm mất
nước ở các tổ chức dưới da gây các tổn thương tiếp theo.
Việc điều trị vết thương khuyết da cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khi tổn
thương khuyết da có diện tích rộng. Khi đó, nguy cơ nhiễm trùng, mất nước ở các tổ
chức dưới da rất cao dẫn tới biến chứng cơ, xương, khớp, mạch, thần kinh bên dưới. Vì
vậy, những vết thương khuyết da cần được chăm sóc và tiến hành thủ thuật che phủ
khuyết da. Để tiến hành che phủ khuyết da thì vết thương phần mềm (VTPM) phải
không bị nhiễm trùng và lên tổ chức hạt tốt.
Việc thay băng đóng vai trò rất quan trọng trong qui trình chăm sóc vết thương
nhằm mục đích làm sạch vết thương, tránh nhiễm khuẩn, tạo môi trường tốt cho vết
thương chóng lành. Tuy nhiên, với việc thay băng thông thường, do miếng gạc chỉ là
vật liệu thông thường được sử dụng với mục đích hút dịch nên dịch tiết ra từ vết
thương như máu, huyết tương, mủ... bị cô đặc và tạo kết dính giữa gạc và bề mặt vết

1

thương vì thế nhược điểm lớn của việc dùng gạc thông thường là khi bóc băng bệnh
nhân phải chịu đau đớn rất nhiều, và có thể làm tổn thương cho mô tân sinh khiến quá
trình liền vết thương bị gián đoạn. Có rất nhiều phương pháp được áp dụng để hạn chế
nhược điểm đó như: dùng nước muối sinh lí tưới lên băng gạc trước khi bóc, đắp mật
ong, đường vào vết thương... tuy nhiên những phương pháp này thực hiện lâu và quan
trọng là bệnh nhân vẫn không tránh khỏi cơn đau. Để khắc phục điều này, hiện nay,
bằng công nghệ Technology Lipido-Colloid (TLC) hãng Urgo Medical đã tạo ra rất
nhiều sản phẩm urgo với tính năng cơ bản: giảm đau, tránh tổn thương mô tân sinh,
kích thích mô hạt phát triển... và các tác dụng đặc trưng khác nhau, được sử dụng cho
các tình trạng vết thương khác nhau. Urgotul được sử dụng cho những vết thương
phầm mềm khuyết da tiết ít dịch, hoặc không tiết dịch. Nó được cho là khắc phục tất cả
nhược điểm của việc sử dụng miếng gạc thông thường vì nó có đủ các tính năng cơ bản
của sản phẩm urgo sản xuất theo công nghệ TLC và giá thành rẻ. Hiện viện Chấn
Thương Chỉnh Hình, bệnh viện Việt Đức đang áp dụng sử dụng vật liệu này với các vết
thương phần mềm khuyết da.
Tới nay chưa có một báo cáo nào đề cập đến kết quả chăm sóc VTPM khuyết da
bằng vật liệu Urgotul. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài :
Nhận xét kết quả chăm sóc vết thương phần mềm khuyết da bằng vật liệu
Urgotul tại viện Chấn Thương Chỉnh Hình,bệnh viện Việt Đức với 2 mục tiêu:
1.

Mô tả các hình thái vết thương phần mềm khuyết da thường gặp tại viện

Chấn Thương Chỉnh Hình bệnh viện Việt Đức
2.
Nhận xét kết quả chăm sóc vết thương phần mềm khuyết da bằng vật liệu
Urgotul tại viện Chấn Thương Chỉnh Hình bệnh viện Việt Đức

2

CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN
1.1 Đặc điểm cấu tạo và sự nuôi dưỡng của da
1.1.1 Cấu tạo của da
Da là một cơ quan lớn chiếm 16% trọng lượng cơ thể [18]. Da bao bọc toàn bộ
cơ thể gồm 2 lớp chính: lớp biểu mô trên bề mặt gọi là biểu bì (thượng bì) và lớp mô
liên kết ở phía dưới gọi là lớp đệm hay lớp chân bì (trung bì). Phía dưới lớp chân bì là
lớp mô liên kết thưa, lỏng lẻo gọi là lớp hạ bì,ở nhiều vùng, lớp này chuyển thành lớp
mỡ dưới da. Hạ bì nối một cách lỏng lẻo với các màng ở sâu như màng xương, cân và
cơ. Da có thể tiếp nối với niêm mạc ở rìa các hốc tự nhiên của cơ thể. Da có một số
thành phần phụ như lông, các tuyến và móng.

Hình 1.1 : Cấu tạo của da[12].

3

1.1.2 Sự nuôi dưỡng da
Nghiên cứu giải phẫu mạch máu nuôi da đã và đang mang lại những ý nghĩa hết
sức to lớn cho các thầy thuốc lâm sàng trong việc điều trị các khuyết hổng phần mềm,
vì đây là cơ sở khoa học quan trọng nhất để thiết kế một vạt da, hay mở rộng ứng dụng
của vạt da. Năm 1862, vạt da có cuống mạch đầu tiên được phẫu thuật viên người
Ireland là John Wood nghiên cứu và sử dụng, đó là vạt da bẹn,dựa trên cơ sở nuôi vạt
là động mạch mũ chậu nông [10].
Năm 1889, Manchot C. đã mô tả động mạch lên nuôi da trong cuốn Động
mạch (ĐM) da của cơ thể người. Năm 1893, Spalteholz đã nhận thấy có sự nối thông
giữa các ĐM da lân cận với nhau [39]. Tiếp sau đó cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về
vấn đề này,nhưng phải đến năm 1936 Salmon mới có một công trình nghiên cứu khá
đầy đủ về sự phân bố mạch máu nuôi da. Salmon M. đã chia ĐM nuôi da thành 3 loại:
ĐM da trực tiếp, ĐM cơ da, ĐM cân da [37].
Đến năm 1984, Comack G.C. và Lamberty B.G.H. đã nghiên cứu và chia ĐM
nuôi da thành 4 loại: ĐM da trực tiếp, ĐM cơ da, ĐM cân da, ĐM thần kinh da [34].
-

ĐM da trực tiếp: ĐM này có đường kính lớn, được tách ra từ thân ĐM chính của vùng,
áp lực tưới máu của dạng ĐM này ngang bằng với áp lực tưới máu của ĐM chính. Loại

-

ĐM này có nhiều ở cẳng chân.
ĐM cơ da: được tách ra từ ĐM nuôi cơ, ĐM này có nhiều ở 1/3 trên cẳng chân.
ĐM cân da: ĐM đi trong vách liên cơ trước khi đi đến làm giàu đám rối mạch máu ở

-

lớp cân. Loại này có nhiều ở 1/3 giữa và 1/3 dưới cẳng chân.
ĐM thần kinh da: là dạng tiểu ĐM chạy lên da cùng với 1 nhánh thần kinh, chúng có
nguồn gốc khác nhau. Loại mạch này còn chưa được nghiên cứu nhiều nhưng nó có vai
trò quan trọng đối với sự cấp máu bổ sung cho da.

4

ĐM da trực tiếp

ĐM cơ da

ĐM cân da

ĐM thần kinh da

Hình 1.2 : Phân loại mạch máu nuôi da theo Cormack G.C và Lamberty B.G.H[34].
Tuy nhiên sự phân loại này không giải thích được sự cấp máu cho một số vạt
được sử dụng trong lâm sàng: Nhánh vách da nuôi vạt liên cốt sau,nhánh nuôi da của
vạt da-cơ dép[43]. Cormack G.C và Lamberty B.G.H đã đề cập đến vai trò của ĐM
thần kinh da cấp máu cho da, nhưng chưa đề cập đến ĐM tùy hành với tĩnh mạch da.
Năm 1986,Nakajima H. và cộng sự mô tả chi tiết hơn về ĐM nuôi da. Ông đã
chia ĐM nuôi da thành 6 loại: ĐM da trực tiếp,ĐM vách da trực tiếp, nhánh xiên vách
da,nhánh da trực tiếp của ĐM cơ,nhánh xiên da của ĐM cơ,nhánh xiên cơ da[36].
-

ĐM da trực tiếp: các ĐM này thường thấy ở vùng có ít cơ như vùng quanh khớp,
vùng mô lỏng lẻo... sau khi xiên lên cân, ĐM chạy song song với bề mặt da và cho

-

các nhánh bên nuôi da.
ĐM vách da trực tiếp: sau khi tách ra từ thân ĐM chính ở sâu, ĐM này đi trong
vách gian cơ và trực tiếp đến cấp máu cho da. Loại này thường tương ứng với ĐM
cân da theo phân loại của Cormack G.C và Lamberty B.G.H.

5

-

Nhánh xiên vách da: cũng tách từ thân ĐM chính ở sâu, chúng đi thẳng góc qua
vách gian cơ lên da tương tự như ĐM vách da trực tiếp, nhưng chúng có đường

-

kính nhỏ hơn và mỗi nhánh chỉ cung cấp cho một vùng da nhỏ.
Nhánh da trực tiếp của ĐM cơ: trước khi đi vào nuôi cơ, ĐM tách ra nhánh đi qua

-

vách gian cơ để trực tiếp đến cấp máu cho da.
Nhánh xiên da của ĐM cơ:ĐM nuôi cơ sau khi đã tách ra nhánh để nuôi cơ, ĐM
này tách ra nhánh xiên da, các nhánh xiên da này có thể nối thông với các ĐM cơ

-

lân cận hoặc nối với nhánh da trực tiếp của ĐM cơ sinh ra nó.
Nhánh xiên cơ da: các nhánh này tách ra từ ĐM nuôi cơ, xiên thẳng góc từ cơ lên
da. Mỗi nhánh xiên cơ da chỉ cung cấp cho một vùng da nhỏ, một ĐM nuôi cơ có
thể cho nhiều nhánh xiên cơ da, tập hợp các nhánh này cấp máu cho phần da trên
cơ.

Hìn
h 1.3: Phân loại mạch máu nuôi da theoNakajima H.[36].

6

Tuy nhiên, cách phân loại này chưa đề cập đến các ĐM mạch tùy hành thần
kinh và các tĩnh mạch da. Đến năm 1998 và 1999 Nakajima H. [35] đưa ra khái niệm
vạt thần kinh da, vạt tĩnh mạch da, vạt thần kinh-tĩnh mạch da dựa trên cơ sở
giải phẫu là hệ thống mạch máu tùy hành thần kinh và tĩnh mạch da. Nghiên cứu này
của Nakajima H mở ra một cơ hội mới cho các thầy thuốc lâm sàng trong thiết kế và
lựa chọn vạt da điều trị các khuyết hổng phần mềm.
1.2 Chức năng của da [20]
1.2.1 Chức phận bảo vệ
Da người là hàng rào bảo vệ che chắn các cơ quan như thần kinh, mạch máu, cơ,
xương, phủ tạng khỏi các tấn công của các yếu tố có hại về sinh học, cơ học, hóa học,
lí học.
Một số men tổng hợp tại da có tác dụng diệt hoặc ngăn cản vi khuẩn phát triển
như lysozym có tác dụng diệt khuẩn, leucotaxin có tác dụng kích thích khả năng thực
bào của bạch cầu, men tăng sinh bạch cầu, men tổng hợp huy động kháng thể. Nhờ cấu
trúc chặt chẽ của lớp Malpighi, nhờ có các sợi keo, sợi liên kết làm cho da có tính dẻo
dai, đàn hồi nên da có thể chịu đựng được áp lực của môi trường (da chịu được một áp
lực 1,8kg/m²) [21].
1.2.2 Chức phận điều hòa thân nhiệt
Da điều hòa nhiệt độ, giữ cho thân nhiệt ở mức hằng định nhờ hai cơ chế: ra mồ
hôi và phản ứng vận mạch.
Khi nhiệt độ bên ngoài hoặc thân nhiệt tăng lên cao do bị nhiễm trùng hoặc một
lí do nào đó, cơ thể phản ứng bằng cách giãn mạch máu dưới da để tăng cường thoát
nhiệt; tuyến mồ hôi tăng bài tiết, tăng bốc thoát hơi nước để giảm nhiệt độ (cứ 1 lít mồ
hôi được bài tiết và bốc hơi sẽ làm tiêu hao 540calo [21]. Khi nhiệt độ bên ngoài xuống
thấp, các mạch máu dưới da sẽ co lại giảm tỏa nhiệt trên da.

7

Tải về bản full