Cách nấu chân giò giả cầy Nghệ An

  1. Móng giò và chân giò đem thui bằng rơm (nếu không có thì bọc giấy báo và đốt) sao cho lớp bì ngả màu sậm nâu vàng là được. Sau đó, rửa sạch, chặt miếng vừa ăn.
  2. Ướp móng giò, chân giò với: 1 bátriềng giã nhỏ, 5-6 thìa canh mẻ, 2 thìa canh mắm tôm, 2 thìa canh nước nghệ tươi (giã nhỏ, vắt lấy nước), 2 thìa canh dầu điều, 1 thìa canh rượu trắng, 1 thìa canh đường, 1 thìa canh nước mắm, 1 thìa cà phê bột canh, 1 thìa cà phê hạt nêm. Dùng đũa đảo đều và ướp tối thiểu trong 1 giờ cho ngấm gia vị.
  3. Phần độn ăn thêm (tùy chọn theo khẩu vị mỗi gia đình): Măng củ tươi, thái miếng vừa ăn, luộc hết đắng và xào sơ.
  4. Cách nấu chân giò giả cầy: Nên nấu tối thiểu 2 lửa sẽ giúp món ăn tròn vị và thơm ngon:
  5. Cho chân giò đã ướp vào nồi, bật bếp đảo thịt và móng cho săn lại để gia vị ngấm gia vị. Đổ nước xâm xấp, thêm măng đã xào vào và đun sôi, hạ lửa nhỏ ninh trong 30 phút, tắt bếp.Trước khi gần ăn 30 phút thì bật bếp, đun 30-45 phút tùy theo khẩu vị mỗi người (thích giòn sần sật hoặc mềm). Cuối cùng rắc hành lá, rau răm, rau ngổ thái rối, đảo đều và tắt bếp, múc ra thưởng thức nóng với bún hoặc cơm đều ngon.

Yêu cầu thành phẩm: Thịt chân giò đậm vị, măng giòn sần sật, nước sánh vàng rượi, dậy mùi đặc trưng của riềng mẻ mắm tôm, xen kẽ hành răm, rau ngổ xanh tươi rất thu hút. Một số vùng ở Hà Nội thì ăn kèm giả cầy lẫn đậu phụ làng Mơ rán vàng giòn thơm bùi, xôm xốp đưa miệng.