Cách nấu cháo hạt cho bé ăn dặm

Trẻ em thời kỳ bắt đầu ăn dặm cho đến lúc biết tự xúc ăn cơm luôn là nỗi lo lắng của vô số các bà mẹ. Trên thực tế, nhiều bé khi đã đi nhà trẻ, mẫu giáo rồi mà vẫn chưa biết ăn nhiều loại thực phẩm, không ăn được cháo hạt, không tự xúc ăn làm cho các mẹ rất lo lắng. Bài viết này, mình sẽ chia sẻ với các mẹ về BÍ QUYẾT TẬP CHO BÉ TỪ ĂN DẶM ĐẾN ĂN CHÁO HẠT. Mình đã học hỏi và tìm tòi rất nhiều, sau đó tự rút ra kinh nghiệm, không copy ở đâu nhé. Kết quả là những đứa trẻ ăn rất ngoan, hấp thụ tốt, lúc đi nhà trẻ thì vô cùng tự giác, lần nào đi đón cô cũng khen con làm mẹ mát hết cả lòng.

Cách nấu cháo hạt cho bé ăn dặm
Cách nấu cháo hạt cho bé ăn dặm
Cho bé ăn gì và ăn như thế nào luôn là mối quan tâm hàng đầu của bậc làm cha mẹ

1. Bí quyết tập cho bé ăn dặm và ăn cháo hạt

Thời nay, bột ngũ cốc và bột ăn dặm đã có sẵn và rất phong phú trên thị trường, đáp ứng nhu cầu của các mẹ hay bận rộn với công việc nên không có thời gian chăm sóc con yêu. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều mẹ giành nhiều thời gian cho con, tỉ mỉ nấu nướng mỗi ngày, nhưng thành quả lại không như mong muốn: Bột hoặc cháo bị loãng, bị vữa, vị không ngon, bé không ăn, thịt vón cục, cá bị tanh khiến cho các mẹ rất chán nản.

Cách nấu cháo hạt cho bé ăn dặm
Không phải mẹ nào cũng biết cách chuẩn bị bữa ăn cho con

Theo khoa học và nghiên cứu các kiểu thì các bé ăn dặm khi bước sang tháng thứ 6, tức lá bé được tròn 5 tháng tuổi. Lúc này ngoài sữa mẹ thì dạ dày bé đã có thể trực tiếp hấp thụ thức ăn từ bên ngoài. Vậy thức ăn từ bên ngoài là những gì và các mẹ cho con tập ăn như thế nào?

Đầu tiên, khi mới bắt đầu tập ăn, mẹ chỉ nên cho bé ăn nước cơm, mỗi lần nửa chén nước mắm, ngày hai lần, không nêm nếm gì thêm cả.

Tiếp theo, sau một tuần, khi bé đã thích nghi, mẹ nấu cháo và chắt lấy nước đặc hơn cho bé, dần dần có thể bổ sung thêm vào cháo như cà rốt, củ dền, vẫn là ăn ngày hai bữa nhưng lượng nước tăng lên. Mức độ nước cháo đặc tăng dần, đến tháng thứ 7 thì chuyển sang dạng bột.

Đầu tháng thứ 7, mẹ bắt đầu nấu cháo, rây qua cái vá lọc hoặc bỏ máy xay sinh tố. Các mẹ mua máy xay loại tốt chút nha, xay cháo lúc nóng sẽ không làm vữa cháo. Lúc này cháo được rây nhuyễn chẳng khác gì bột, nhìn vô cùng hấp dẫn.

Bảy tháng rưỡi, các mẹ bổ sung thêm vào cháo chút nước xương hầm (xương sườn hoặc xương vạc, không dùng xương ống), bổ sung thịt bò, thịt heo, trứng, hạn chế đồ tanh và tăng cường các loại củ. Khi nấu cháo các mẹ nêm rất ít gia vị thôi nhé, cho chút xíu nước mắm ngon là được.

Sang tháng thứ 8, lúc cả nhà ăn cơm bé đã nhoài vào mâm rồi, đứa trẻ nào cũng vậy. Lúc này, mẹ nên làm dập 1,2 hạt cơm trắng, bỏ vào miệng cho bé tập nhằn, tạo điều kiện cho bé tập ăn cháo hạt. Bên cạnh đó mẹ không nên xay hoặc rây cháo nguyễn nữa, mà để hơi gợn gợn, cho bé ăn ở tư thế ngồi. Thời điểm này các mẹ chia bữa ăn của bé một ngày ba lần nhé!

Tháng thứ 9 bé đã biết ăn cháo hạt ngon lành, mẹ tiếp tục cho bé nhằn những hạt cơm và tập cắn, nhai các loại rau, củ, quả. Từ đó đến lúc 1 tuổi, bé đã biết ăn cơm lúc nào không hay, và các mẹ không còn đau đầu, nạt nộ khi cho con ăn nữa.

1. Bí quyết nấu cháo trắng cho bé

Các mẹ nấu cháo mà cứ đun sôi lên rồi khuấy liên tục là cháo vừa không nhừ, vừa mau khê nhé. Chỉ là nấu cháo trắng thôi nhưng cũng cần phải có bí quyết các mẹ ạ!

Cách nấu cháo hạt cho bé ăn dặm
Nấu cháo trắng cho bé không quá phức tạp

Bí quyết của mình là: Tối trước khi đi ngủ cho nắm gạo vào nồi, đun sôi lên, rồi đậy vung để đó. Sớm hôm sau ngủ dậy lại chế thêm nước vào đun sôi lần nữa rồi tắt bếp ủ lần 2, thế là cháo đã nở bung ra rồi. Đến lúc gần ăn các mẹ chế thêm nước, đun sôi lại, để lửa riu riu, 15p sau thấy cháo sánh đều là được. Lúc này các mẹ xúc ít một ra cái nồi khác, thêm thịt tươi, rau củ đã sơ chế sẵn là được.

Nhà mẹ nào có nồi ủ cháo bằng điện thì tốt quá rồi, chỉ cần cho gạo và nước vào nồi, cắm điện, bật chế độ ủ cháo, vậy là xong. Cháo nấu xong các mẹ làm tương tự như trên đã nói nhé!

3. Bí quyết sơ chế thực phẩm cho vào cháo

Các mẹ thường gặp rất nhiều khó khăn ở bước này khi nấu cháo lên rồi mà không biết phải sơ chế thực phẩm cho vào ra sao. Mình sẽ chia sẻ cho các bạn một số điểm chính nhé.

Với rau tươi, các mẹ xay với nước hoặc băm nhỏ, để trong tủ lạnh, dùng trong ngày.

Với các loại củ: Cắt nhỏ, luộc chín sau đó lấy cả nước lẫn cái bỏ vào máy xay sinh tố, xay xong để trong tủ lạnh, dùng trong ngày.

Với các loại thịt: Thịt heo và thịt bò tươi thì xay nhuyễn, ướp chút dầu ăn, nước mắm rồi bỏ trong tủ lạnh, dùng trong ngày. Nhiều mẹ cho thịt vào nấu kỹ, thậm chí hầm cho nhừ, như vậy là không tốt đâu, thịt tươi đảm bảo dưỡng chất và thơm ngon hơn khi các mẹ nấu nhừ.

Với các loại cá, tôm, cua, lươn: Phi hành tăm (loại hành củ trắng nhỏ, có tác dụng khử mùi tanh), xào vừa tới cùng gia vị, sau đó xay nhuyễn bỏ vào tủ, dùng trong ngày.

4. Bí quyết cho bé ăn

Các mẹ thường bị ông bà hai bên nội ngoại la rầy nửa đùa nửa thật: Ngày xưa tao đẻ chúng mày làm gì có nhiều đồ chơi, điện thoại, ti vi, sữa sung các kiểu như bây giờ, vậy mà tao nuôi đứa nào cũng mau lớn, ăn là ăn, không quấy khóc gì cả. Các mẹ thì nghĩ lại bực mình: Xưa khác, nay khác, sao ông bà cứ thích so sánh vậy nhỉ?

Cách nấu cháo hạt cho bé ăn dặm
Cho bé ăn như thế nào để bé hợp tác?

Thực ra các ông các bà nói có phần đúng đấy các mẹ ạ, đúng là mỗi thời một khác, tuy nhiên, nguyên tắc chung khi nuôi dạy bé đó là dựa trên nền tảng SỰ TÔN TRỌNG và GIAO TIẾP TỐT.

SỰ TÔN TRỌNG: Không có nghĩa là chiều chuộng, bị lay động bởi tiếng khóc, ý thích, tiếng mè nheo của con trẻ. Muốn cho trẻ thấy được sự tôn trọng, ngay từ đầu, các mẹ phải nấu thức ăn đúng cách, đúng hương vị và sở thích của bé. Có chế độ ăn hợp lý bé sẽ thích ứng rất nhanh, không ép uổng, nạt nộ bé. Nếu từ đầu các bé ham ăn nhưng sau vài lần mẹ tập ăn dặm cho bé mà bé không hợp tác, dần dần chán ăn, vậy chắc chắn đó là do lỗi của mẹ rồi!

GIAO TIẾP TỐT: Không có nghĩa là mở tivi, ipad, điện thoại lên cho bé khi ăn. Có rất nhiều nghiên cứu về những tác động không tốt từ các món đồ công nghệ hiện nay mà mẹ hay giơ lên trước mặt cho bé ăn. Tuy nhiên mình chỉ nói đến khía cạnh GIAO TIẾP. Thay vì giao tiếp với cha mẹ, ông bà, thế giới xung quanh, mẹ lại vô tình tập cho bé thói quen giao tiếp một chiều với thế giới công nghệ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tính cách, tâm tư, tình cảm của bé sau này.

Tốt hơn hết, mẹ hãy tự tạo cho bé những món đồ chơi nhiều màu sắc, kích thích thị giác của bé. Đồng thời, vừa cho ăn, các mẹ vừa trò chuyện với bé, tạo sự tương tác qua lại, khiến cho bé cảm thấy hào hứng và thích thú mỗi lần mẹ cho ăn.

5. Một số lưu ý khác

Cuối cùng là một số lưu ý khi các mẹ cho con ăn dặm. Dù chỉ là những lưu ý nhỏ thôi nhưng mình nghĩ nó rất cần thiết trong quá trình cho bé tập ăn dặm.

Mẹ tập cho trẻ thói quen ngay từ đầu về tư thế ăn, thời gian ăn. Có nghĩa là không chiều theo ý thích của trẻ, lẽo đẽo bưng bát cháo chạy theo con khắp nơi, cả giờ đồng hồ mới ăn hết bát cháo.Mẹ nấu cháo cho con ăn trong ngày, từng bữa nấu riêng theo công thức: Xúc một phần cháo trắng đun sôi, thêm thức ăn đã sơ chế ban đầu và rau. Không đun tất cả vào một nồi cháo để trong tủ lạnh cho bé ăn dần đâu nhé.
Mẹ cần tìm hiểu các loại thức ăn và chế độ dinh dưỡng phù hợp cho con. Không cần phải quá cầu kỳ lách cách, nên nhớ, chỉ cần NGON và ĐỦ DINH DƯỠNG.
Khi cho bé ăn, các mẹ hãy nghĩ đến ông bà mình vẫn dạy về cách ăn nhé: Vừa ăn vừa xúc xung quanh và thổi nguội. Các mẹ khi đã múc cháo ra tô, hãy để quạt thổi nguội bớt, đừng lấy muống nguấy cháo liên tục khi cháo đã nguội, sẽ làm vữa hết tô cháo của bé.

Như vậy là mình đã chia sẻ với các bạn một số bí quyết nấu cháo, nấu bột, tập cho bé yêu từ ăn dặm đến ăn cháo rồi nhé. Hy vọng sau bài viết này, các mẹ sẽ giành nhiều thời gian hơn để chăm sóc bé yêu của mình. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy đánh giá và chia sẻ nhé. Cảm ơn các bạn!

580 views
Share FacebookTwitterPin It