Cách nội biển lúa trong khổ thơ đầu của văn bản Việt Nam quê hương ta cò gì đặc biết

Bài làm:

Viết đoạn văn nêu cảm nhận về đoạn thơ sau:

Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Bài làm 

        Bài thơ Việt Nam đất nước ta ơi của nhà thơ Nguyễn Đình Thi được viết dưới thể lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, bay bổng nhưng cũng không kém phần sôi nổi, trầm hùng. Câu thơ mở đầu như câu hát ca ngợi da diết: 

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc dạt dào của tác giả trước những vẻ đẹp bình dị trên đất nước Việt Nam thân yêu. Hình ảnh “biển lúa” rộng mênh mông gợi cho ta niềm tự hào về sự giàu đẹp, trù phú của quê hương. Hình ảnh “cánh cò bay lả dập dờn” gợi vẻ nên thơ, xao xuyến mọi tấm lòng. Đất nước còn mang niềm tự hào với vẻ đẹp hùng vĩ của “đỉnh Trường Sơn” cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đoạn thơ đã giúp ta cảm nhận được tình cảm thiết tha yêu quý và tự hào về đất nước của tác giả Nguyễn Đình Thi. Đất nước Việt Nam ta hiện ra trong khổ thơ trên của nhà thơ Nguyễn Đình Thi thật giàu đẹp và đáng yêu, thật nên thơ và hùng vĩ. Sự giàu đẹp và đáng yêu đó được thể hiện qua những hình ảnh: biển lúa mênh mông hứa hẹn một sự no đủ, cánh cò bay lả rập rờn thật thanh bình, giản dị và đáng yêu. Sự hùng vĩ và nên thơ được thể hiện qua hình ảnh đỉnh Trường Sơn cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đất nước Việt Nam ta tươi đẹp biết nhường nào!

Xuất bản ngày 23/06/2021 - Tác giả: Huyền Chu

Soạn bài Việt Nam quê hương ta trang 64, 65 sách Ngữ văn 6 tập 1 [Chân trời sáng tạo] với hướng dẫn trả lời câu hỏi chi tiết để em có thể soạn văn 6 tại nhà.

Hướng dẫn soạn văn 6 bài Việt Nam quê hương ta bài 3 bộ sách Chân trời sáng tạo được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục.

Soạn bài Việt Nam quê hương ta - Chân trời sáng tạo

Dưới đây là gợi ý trả lời các câu hỏi của bài học

Chuẩn bị đọc - Soạn bài Việt Nam quê hương ta

1. Nếu chọn một hình ảnh làm biểu tượng cho Việt Nam, em sẽ chọn hình ảnh nào?

Trả lời:

- Nếu chọn hình ảnh làm biểu tượng cho Việt Nam, em sẽ chọn cảnh đẹp Hồ Gươm. Vì hình ảnh Hồ Gươm nằm giữa thủ đô Hà Nội với làn nước xanh biếc, gắn với câu chuyện kể về truyền thuyết đầy ý nghĩa  lịch sử.

Hoặc:

+ Vịnh Hạ Long – được Unesco nhiều lần công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới với hàng nghìn hòn đảo được làm nên bởi tạo hoá kỳ vĩ và sống động. Vịnh Hạ Long có phong cảnh tuyệt đẹp nên nơi đây là một điểm du lịch rất hấp dẫn với du khách trong nước và quốc tế.

+ Kinh thành Huế từ lâu đã được biết đến là một trong những di sản quan trọng của Việt Nam. Nơi đây không chỉ phản ánh khiến trúc, văn hóa mà còn lưu giữ lịch sử của đất nước ta dưới triều nhà Nguyễn,  là những dấu ấn lịch sử khi đã trải qua bao nhiêu thăng trầm trong lịch sử vẫn đứng vững hiên ngang.

2. Em biết bài thơ hoặc bài hát nào về quê hương?

Trả lời:

Một số bài hát về quê hương:

- Bay qua Biển Đông [nhạc sĩ: Lê Việt Khánh

- Hãy đến với con người Việt Nam [sáng tác: Xuân Nghĩa]

- Hello Vietnam [Phạm Quỳnh Anh]

- Việt Nam ơi [Minh Beta]

- Quê Hương - Anh Thơ, Trọng Tấn.

- Thương Về Miền Trung - Đan Nguyên.

- Về Hà Tĩnh Người Ơi - Bùi Lê Mận.

- Quảng Bình Quê Ta Ơi - Thu Hiền, Phạm Phương Thảo.

Một số bài thơ về quê hương:

- Quê Hương - Tác Giả: Đỗ Trung Quân

- Việt Nam Quê Hương Ta - Tác giả: Nguyễn Đình Thi

- Đất Nước - Tác giả: Nguyễn Đình Thi.

- Quê Hương - Tác Giả: Tế Hanh

Trải nghiệm cùng văn bản  - Soạn bài Việt Nam quê hương ta

1. Tám dòng thơ này giúp em hình dung gì về phong cảnh và con người Việt Nam?

Trả lời:

Tám dòng thơ

Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả rập rờn Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều Quê hương biết mấy thân yêu Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau Mặt người vất vả in sâu

Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn

[SGK Ngữ văn 6 tập 1, Chân trời sáng tạo, 2021.

- Trong 4 khổ thơ đầu thật giàu đẹp và đáng yêu, thật nên thơ và hùng vĩ. Sự giàu đẹp và đáng yêu đó được thể hiện qua những hình ảnh: Biển lúa mênh mông hứa hẹn một sự no đủ, cánh cò bay lả rập rờn thật thanh bình, giản dị và đáng yêu. Sự hùng vĩ và nên thơ được thể hiện qua hình ảnh đỉnh Trường Sơn cao vời vợi sớm chiều mây phủ.

- Trong 4 câu thơ tiếp: Những phẩm chất đẹp của người Việt Nam được nhắc đến trong đoạn thơ là:

+ Càng trong gian khó, phẩm chất và ý chí của con người Việt Nam lại càng ngời sáng hơn biết bao đời nay, đó là những anh hùng bất khuất, kiên trung, không kẻ thù nào có thể khuất phục

+ Đức tính cần cù, chịu thương chịu khó: đó là những người bé nhỏ bình dị chăm chút làm ăn.

2. Những dòng thơ này gợi cho em nghĩ đến đặc điểm nào của truyền thống dân tộc?

Trả lời:

Những câu thơ này gợi cho em nghĩ đến truyền thống anh hùng, anh dũng trong đấu tranh của nhân dân. Và cả tinh thần đoạn kết của dân tộc, khi những người dân lành sẵn sàng vùng lên chiến đấu để bảo vệ đất nước trước kẻ thù xâm lăng

Suy ngẫm và phản hồi  - Soạn bài Việt Nam quê hương ta

Câu 1. Em hãy chỉ ra cách gieo vần và ngắt nhịp của bốn dòng thơ đầu.

Trả lời câu 1 trang 65 Ngữ văn 6 tập 1 - Chân trời sáng tạo:

Trong 4 câu thơ đầu:

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

- Cách gieo vần của 4 câu thơ đầu: ơi-trời; hơn-rờn-sơn

- Cách ngắt nhịp: câu 1 và câu 3 nhịp 2/2/2, câu 2 và câu 4 nhịp 2/2/2/2

Câu 2. Trong văn bản tác giả tập trung miêu tả những hình ảnh nào tiêu biểu của con người Việt Nam và nói đến những vẻ đẹp nào của quê hương?

Trả lời câu 2 trang 65 Ngữ văn 6 tập 1 - Chân trời sáng tạo:

Những hình ảnh nào tiêu biểu của con người Việt Nam : cánh đồng lúa, cánh cò, núi đồi.

Từ đó tác giả đã nói đến những vẻ đẹp của quê hương: vẻ đẹp của thiên nhiên, của những người lao động cần cù, chịu khó, của truyền thống đấu tranh bất khuất, của lòng chung thuỷ, sự tài hoa.

Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ đặc sắc mà tác giả sử dụng để miêu tả cảnh sắc quê hương trong bốn dòng thơ đầu.

Trả lời câu 3 trang 65 Ngữ văn 6 tập 1 - Chân trời sáng tạo:

Các biện pháp tu từ:

- Biện pháp tu từ nhân hoá: Việt Nam đất nước ta ơi

- BPTT so sánh không ngang bằng: Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Tác dụng: Khiến cho hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, thân quen, làm tăng mức độ của đất trời Việt Nam không đâu sánh bằng. Từ đó toát lên vẻ đẹp của quê hương đất nước.

Câu 4. Tìm và nêu tác dụng của hình ảnh, từ ngữ đặc sắc được dùng để khắc hoạ vẻ đẹp của con người Việt Nam trong đoạn thơ còn lại.

Trả lời câu 4 trang 65 Ngữ văn 6 tập 1 - Chân trời sáng tạo:

Những vẻ đẹp của con người Việt Nam đã được khắc hoạ trong đoạn thơ đó là:

- Sự vất vả, cần cù trong lao động: vất vả in sâu, áo nâu nhuộm bùn.

- Sự anh hùng, mạnh mẽ, kiên cường trong chiến đấu [chịu nhiều đau thương, chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên, đạp quân thù xuống đất đen] nhưng khi trở về cuộc sống đời thường lại hiền lành, chịu thương chịu khó [súng gươm vứt bỏ lại hiền hơn xưa].

- Sự thuỷ chung, khéo léo, chăm chỉ : yêu ai yêu trọn tấm lòng thuỷ chung, tay người như có phép tiên, trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.

Câu 5. Tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể hiện như thế nào trong văn bản? Hãy chỉ ra một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện trực tiếp tình cảm ấy.

Trả lời câu 5 trang 65 Ngữ văn 6 tập 1 - Chân trời sáng tạo:

Tác giả đã thể hiện sự tự hào về đất nước, quê hương qua những khung cảnh thiên nhiên và văn hoá, con người [mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn, Quê hương biết mấy thân yêu], sự đồng cảm với những vất vả, hi sinh của người dân [bao nhiêu đời đã chịu nhiều đau thương,  mặt người vất vả in sâu]. Qua đó thể hiện tình yên quê hương từ những điều bình dị nhất.

Câu 6. Văn bản gợi cho em suy nghĩ và cảm xúc gì về con người và cảnh sắc quê hương?

Trả lời câu 6 trang 65 Ngữ văn 6 tập 1 - Chân trời sáng tạo:

Văn bản đã gợi cho em về một đất nước Việt Nam với rất nhiều cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng, giàu sức sống và những con người cần cù, chịu khó trong lao động, anh hùng, kiên cường trong chiến đấu nhưng hiền lành, chăm chỉ, thuỷ chung trong cuộc sống đời thường.

-/-

Vậy là trên đây Đọc tài liệu đã hướng dẫn các em hoàn thiện phần soạn bài Việt Nam quê hương ta trang 64 Ngữ văn 6 tập 1 [Chân trời sáng tạo]. Chúc các em học tốt.

Chi tiết các bài học: Soạn văn 6 sách chân trời sáng tạo

Bài thơ này đã được đưa vào sách giáo khoa từ khi chúng tôi còn nhỏ - những thế hệ không phải trải qua bao đau thương, mất mát trong chiến tranh. Để rồi, những câu thơ ấy lúc được nhớ đến lúc thì không và không phải con dân Việt nào cũng hiểu được đức hi sinh cao cả của thế hệ đi trước. Nhưng dù thế nào thì tình yêu đất nước sẽ luôn trường tồn cùng thời gian trong mỗi chúng ta.



Hôm nay, chúng tôi xin được nhắc lại một chút về bài thơ ấy:

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn [dập dờn]

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Quê hương biết mấy thân yêu

Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau

Mặt người vất vả in sâu

Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.

Đất nghèo nuôi những anh hùng

Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên

Đạp quân thù xuống đất đen

Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa

Việt Nam đất nắng chan hoà

Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh

Mắt đen cô gái long lanh

Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung.


Đất trăm nghề của trăm vùng


Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem

Tay người như có phép tiên

Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ

Nước bâng khuâng những chuyến đò

Đêm đêm còn vọng câu hò Trương Chi

Đói nghèo nên phải chia ly

Xót xa lòng kẻ rời quê lên đường.

Ta đi ta nhớ núi rừng

Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ

Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô

Bữa cơm rau muống quả cà giòn tan.

[Việt Nam quê hương ta - Nguyễn Đình Thi - Trích từ trường ca Bài thơ Hắc Hải [1958]]Bài thơ được viết dưới thể lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, bay bổng nhưng cũng không kém phần sôi nổi, trầm hùng. Câu thơ mở đầu như câu hát ca ngợi da diết.

Nhà thơ đã tinh tế vẽ nên một bức tranh màu sắc hài hòa, tươi đẹp, rất đặc trưng của làng quê Việt. Giữa nền xanh biếc “biển lúa” là hình ảnh đàn cò trắng chao nghiêng rập rờn. Cánh cò ấy không cao vút tầng không mà “bay lả” giữa cánh đồng, dưới những đám mây mờ bị che phủ bởi đỉnh núi, mở ra khung cảnh về một đất nước thanh bình.

Để có được sự thanh bình ấy, dân tộc ta đã phải trải qua bao đau thương, mất mát, chịu bao gông xiềng của phong kiến, đế quốc. Hình ảnh “mảnh áo nâu nhuộm bùn” như minh chứng cho sự gian lao, tảo tần, cho đức hy sinh của những con người thật thà, chất phác. Trước muôn vàn khổ đau, mảnh đất nghèo biến những con người bé nhỏ thành những anh hùng bất khuất, không chịu lùi bước trước bạo tàn mà “chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên”. Trong mọi hoàn cảnh, lòng yêu nước luôn được đặt lên trên hết.

Đất nước ngày một khang trang, đời sống nhân dân cũng đổi thay rõ rệt. Vậy nhưng, hình ảnh hào hùng trong quá khứ và niềm vui của con người những năm đầu hòa bình sẽ mãi trường tồn với thời gian. Để mỗi chúng ta có thể tự hào rằng, 

Việt Nam đất nước ta ơi 

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn…

Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn

Video liên quan

Chủ Đề