Cách nói chuyện với người yêu qua điện thoại

Tải về bản PDF

Tải về bản PDF

Duy trì cuộc trò chuyện trên điện thoại với bạn gái sẽ khá khó khăn, đặc biệt nếu bạn không quen với việc trò chuyện qua điện thoại trong một khoảng thời gian dài. Sẽ khá khó để tìm hiểu cách hồi đáp mà không có gợi ý trực quan như nét mặt và ngôn ngữ cơ thể, hoặc để suy nghĩ về chủ đề trò chuyện khi bạn có cảm giác như bạn không có gì nhiều để nói. Tuy nhiên, trò chuyện với bạn gái không phải là trải nghiệm gây lo lắng. Thật ra, với một chút thông tin và thái độ tốt, bạn sẽ nhận thấy mình trông chờ nó.

  1. 1

    Nêu nhiều câu hỏi. Đây là phần quan trọng nhất trong việc duy trì cuộc trò chuyện với bất kỳ người nào, từ bạn gái, cho đến ông của bạn, hoặc đứa trẻ nhà hàng xóm. Nguyên tắc chung là con người thường thích nói về bản thân, và nếu bạn mở cánh cửa này, hầu hết mọi người sẽ bước vào.[1] Cố gắng nêu nhiều câu hỏi mở, và tránh xa câu hỏi với câu trả lời có hoặc không. Ý tưởng ở đây là hỏi về những điều sẽ dẫn dắt bạn vào câu chuyện một cách tự nhiên, không phải để tới tấp nêu câu hỏi phỏng vấn cho cô ấy.

    • Hỏi thăm về một ngày của cô ấy. Đây là câu hỏi bắt đầu khá hiển nhiên. Khi được hỏi “Ngày hôm nay bạn thế nào?”, nhiều người trong số chúng ta sẽ tự động đáp lại “Bình thường, cảm ơn” mà thậm chí không cần suy nghĩ về nó. Nó sẽ không dẫn dắt bạn đến đâu. Thay vào đó, bạn nên thử qua một điều gì đó cụ thể hơn, như “Hôm nay, em có làm gì thú vị không?”, hoặc “Em có đến công ty kịp lúc trước khi cơn bão bắt đầu vào sáng nay không?”. Nó có thể không giúp bạn đến với bất kỳ điều gì đặc biệt lôi cuốn, nhưng nó sẽ giúp cả hai dễ dàng bắt đầu cuộc trò chuyện.
    • Hỏi thăm về sở thích chung và những người cả hai cùng quen biết. Đây là biện pháp tuyệt vời để giới thiệu chủ đề cả hai có thể bàn luận mà vẫn đặt dưới dạng câu hỏi. Bạn nên cố gắng hỏi xem liệu cô ấy nghĩ gì về tập mới nhất của chương trình TV cả hai đều thích, liệu cô ấy có đọc về buổi phỏng vấn gần đây với nhà văn mà hai bạn đều yêu mến hoặc có xem điều gì đó tương tự không.
    • Hỏi xin lời khuyên và sự giúp đỡ. Điều quan trọng là bạn cần phải biết lắng nghe một cách cảm thông với bạn gái của mình và an ủi khi nàng buồn, nhưng nếu cô ấy có cảm giác như thể bạn không bao giờ cần cô ấy giúp đỡ, nàng sẽ bắt đầu cảm thấy như mình là gánh nặng. Không ai muốn hẹn hò với một con robot không có cảm xúc và không bao giờ cần trợ giúp. Đừng tạo nên vấn đề khi không cần thiết, nhưng nếu bạn đang gặp khó khăn với một điều gì đó, đừng ngần ngại khi phải trở nên yếu mềm và hỏi xin lời khuyên hoặc sự thừa nhận từ phía cô ấy.
    • Hỏi thăm xem khi cô ấy 7 tuổi, cô ấy mơ ước sau này sẽ làm gì. Đây là câu hỏi hơi bất thường. Nó sẽ cho cô ấy thấy rằng bạn quan tâm muốn tìm hiểu thêm về cô ấy đồng thời cung cấp cho bạn một vài quan điểm mới mẻ.[2]

  2. 2

    Chia sẻ câu chuyện trong ngày của bạn. Nếu một điều gì đó đặc biệt hài hước hoặc thú vị đã đến với bạn ngày hôm đó, hãy cho cô ấy biết về nó. Người ta thường dễ phàn nàn quá mức khi nói đến chuyện xảy ra trong ngày, vì vậy bạn cần nhớ rằng không nên chỉ than phiền.

  3. 3

    Thiết lập kế hoạch thảo luận. Suy nghĩ về những hoạt động vui nhộn mà cả hai bạn có thể cùng nhau thực hiện trong tuần. Nếu đã có sẵn kế hoạch, bạn nên trò chuyện về sự hào hứng của mình khi được tham dự buổi hòa nhạc nào đó, hoặc nhắc đến bài đánh giá bạn đã đọc về vở kịch bạn sắp xem. Phương pháp này cũng sẽ giúp cô ấy hào hứng, và khiến cô ấy cảm thấy như thể mình là một phần đáng giá trong cuộc sống của bạn.

  4. 4

    Chia sẻ mục tiêu và khát vọng của bạn. Bạn sẽ không muốn chiếm lĩnh cuộc trò chuyện, nhưng không ai lại thích hẹn hò với người không có hoài bão. Hãy cho cô ấy biết về một vài hy vọng và mơ ước của bạn.

  5. 5

    Tán gẫu. Đây chỉ nên là một phần nhỏ trong cuộc trò chuyện của bạn, và bạn cần phải tránh xa bất kỳ điều gì quá tàn bạo hoặc cá nhân, nhưng nó có thể trở thành kế hoạch dự phòng dễ dàng nếu bạn không biết phải nói gì. Thỉnh thoảng, mọi người thường khó cưỡng lại việc đắm chìm trong câu chuyện tầm phào.[3]

  6. 6

    Hỏi thêm về câu chuyện. Khuyến khích cô ấy nói nhiều hơn về điều cô ấy vừa đề cập là một cách thể hiện sự quan tâm. Nó cũng sẽ tăng cường lợi ích mà bạn nhận được từ một chủ đề cụ thể, giúp bạn không phải thay đổi chủ đề mới ngay lập tức.

    Quảng cáo

  1. 1

    Cố gắng thấu hiểu cô ấy. Lắng nghe một cách cảm thông còn được biết đến dưới tên gọi “lắng nghe tích cực”, hoặc “lắng nghe có phản hồi”. Nó đề cập đến cách thức lắng nghe và phản hồi chỉ để cố gắng thấu hiểu người đang nói chuyện với bạn. Có lẽ đây chính là kỹ năng giao tiếp quan trọng nhất mà bạn có thể nuôi dưỡng. Nó không chỉ khiến cuộc trò chuyện với bạn gái của bạn diễn ra một cách dễ dàng và tự nhiên, mà còn khiến cô ấy cảm thấy như mình thật sự được trông thấy và lắng nghe, gia tăng niềm tin mà cô ấy dành cho bạn, và giúp hai bạn gần nhau hơn.[4]

  2. 2

    Tập trung vào cô ấy. Trong mối quan hệ lành mạnh, cả hai cần phải có không gian trò chuyện bình đẳng. Có nghĩa là đôi khi, một trong hai bạn cần nhiều sự chú ý và hỗ trợ hơn đối phương. Một người biết lắng nghe một cách cảm thông sẽ sẵn sàng cho phép người còn lại chiếm lĩnh cuộc trò chuyện khi họ cần, mà không chèn thêm cái tôi cá nhân của mình.

  3. 3

    Chân thành chú ý. Bạn không thể giả tạo điều này, vì vậy, đừng cố gắng làm ra vẻ như vậy. Bạn sẽ dễ lạc vào việc suy nghĩ về điều cần nói đến nỗi quên lắng nghe. Hành động này sẽ hủy hoại sự cảm thông. Hãy cho phép cô ấy nói những gì mình cần, đồng thời lắng nghe mà không ngắt lời.

  4. 4

    Đáp lại một cách cởi mở, không phán xét, thể hiện rằng bạn đang lắng nghe. Thông thường, nó có thể đơn giản như nói với cô ấy rằng “Chuyện đó quả thật rất khó khăn. Anh biết chú chó của em quan trọng với em như thế nào”. Nó sẽ cho cô ấy biết là bạn đang lắng nghe và bạn cảm thông với cô ấy, trong khi vẫn cung cấp cho cô ấy không gian để tiếp tục chia sẻ.

  5. 5

    Lặp lại cảm giác của cô ấy. Nếu cô ấy vừa kể cho bạn nghe câu chuyện về cuộc tranh cãi với bạn bè, bạn nên tránh nói theo kiểu “Bạn em giống như kẻ đểu giả. Họ không biết trân trọng con người tuyệt vời của em”. Điều này nghe như lời ủng hộ, nhưng sự thật là cô ấy yêu bạn bè mình, và sự phán xét nặng nề của bạn về họ sẽ ảnh hưởng đến bạn. Bạn nên cố gắng đáp lại như “Có vẻ như em cảm thấy thực sự bị xúc phạm bởi cách họ nói chuyện với em”. Nó sẽ thừa nhận cảm giác cô ấy đang có mà không đổ lỗi hoặc khuyên bảo khi cô ấy không cần.

  6. 6

    Khuyến khích cô ấy tiếp tục. Sử dụng cụm từ như “Kể anh nghe thêm nào”, “Anh muốn nghe thêm về việc đó”, “Nó khiến em cảm thấy thế nào?”, hoặc “Sau đó em làm gì?” để khuyến khích cô ấy tiếp tục chia sẻ.

    Quảng cáo

  1. 1

    Hỏi thăm về những điều mà cô ấy đã nhắc đến trước đó. Phương pháp này sẽ cho cô ấy thấy rằng bạn thật sự chú ý đến những điều mà cô ấy chia sẻ với bạn, và rằng bạn quan tâm đến những thứ quan trọng với cô ấy. Cố gắng hỏi theo kiểu “Vậy hôm nay sếp của em có bớt cáu kỉnh không?”, hoặc “Mẹ em có cảm thấy tốt hơn chưa?”, hoặc “Em đã đọc xong quyển sách mà em thích chưa?”.[5]

  2. 2

    Tránh cung cấp giải pháp trừ khi cô ấy yêu cầu. Đàn ông thường xem việc trình bày về vấn đề của mình như là con đường dẫn đến giải pháp. Ngược lại, nhiều phụ nữ lại muốn tìm kiếm sự cảm thông hơn là giải pháp thực tế. Khi bạn gái của bạn cho bạn biết về vấn đề mà cô ấy đang gặp khó khăn, bản năng đầu tiên của bạn sẽ là đưa ra giải pháp. Bạn nên tránh điều này. Có thể cô ấy chỉ muốn trút bầu tâm sự. Nếu cần lời khuyên, cô ấy sẽ hỏi bạn. Nhưng hiện giờ thì lời giả định phù hợp nhất là cô ấy thật sự chỉ muốn được thấu hiểu.[6][7]

  3. 3

    Chứng minh rằng bạn hiểu được cảm xúc của cô ấy. Hành động này có thể sẽ không phù hợp trong mọi tình huống, nhưng đôi khi, chia sẻ câu chuyện về khoảng thời gian khi bạn trải nghiệm một điều gì đó tương tự sẽ giúp bạn xác nhận trải nghiệm của cô ấy và khiến cô ấy cảm thấy bớt cô đơn hơn. Tuy nhiên, không nên kéo dài việc này. Bạn sẽ không muốn lấn át cô ấy hoặc khiến câu chuyện chỉ xoay quanh bạn.

  4. 4

    Tránh phủ nhận cảm xúc của cô ấy. Không bao giờ được nói theo kiểu “Em đang phản ứng thái quá”, “Đừng lo lắng quá nhiều”, “Ngày mai em sẽ cảm thấy tốt hơn”, “Nó không tệ vậy đâu”, hoặc “Không có lý do gì mà em phải buồn”. Cho dù là bạn cảm thấy phản ứng về mặt cảm xúc của cô ấy có phù hợp hay không, nó sẽ không thể thay đổi cảm giác mà cô ấy đang trải nghiệm. Đừng hạ thấp hoặc giảm bớt cảm xúc của cô ấy, cũng đừng luôn luôn đòi hỏi sự hợp lý. Cảm xúc không phải là thứ có lý lẽ, và người đang thất vọng không phải lúc nào cũng có lý. Bạn có thể trông đợi được đối xử bằng sự tôn trọng, nhưng không nên nói rằng cô ấy đang hành xử vô lý, hoặc đề nghị cách giải quyết hợp lý hơn. Sau này, bạn sẽ có thời gian dành riêng cho nó. Bây giờ, công việc của bạn là lắng nghe.[8]

    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Trông đợi cô ấy cũng quan tâm đến cảm xúc của bạn. Bạn nên nhớ rằng duy trì cuộc trò chuyện, hoặc trợ giúp cho cô ấy không phải chỉ là trách nhiệm của riêng bạn. Cô ấy cần phải nỗ lực tương tự như bạn. Nếu không, bạn nên tìm cách đề cập đến chúng mà không có ý buộc tội. Sử dụng câu nói bắt đầu bằng chủ từ “anh”, và tập trung vào cảm giác của chính mình. Cố gắng nói rằng “Đôi khi, anh có cảm giác bị áp lực quá lớn trong việc duy trì cuộc trò chuyện với em. Em có từng có cảm giác này không?”, hoặc “Anh có cảm giác là gần đây anh đã nỗ lực rất nhiều để trở nên người biết thông cảm. Em có phiền khi anh trút bỏ một số phiền muộn anh đang lo lắng trong lòng hay không?”. Nếu cô ấy không muốn trò chuyện về mối lo ngại của bạn, có lẽ bạn nên cân nhắc xem liệu mối quan hệ này có lành mạnh không.
  • Cân nhắc phương pháp trò chuyện khác. Một vài người cảm thấy lo lắng khi trò chuyện qua điện thoại. Nếu bạn cũng có cảm giác này, hoặc nếu nghi ngờ cô ấy gặp phải tình trạng này, bạn nên lịch sự đề nghị thay đổi việc trò chuyện trên điện thoại bằng chat thông qua video, nhắn tin, nhắn tin nhanh, hoặc bất kỳ phương tiện nào khác thoải mái hơn. Nói rõ rằng bạn không đang lảng tránh trò chuyện với cô ấy, nhưng bạn nghĩ rằng bạn có thể giao tiếp tốt hơn với cô ấy theo cách khác.
  • Tránh xa cuộc trò chuyện dài lê thê. Nếu một trong hai bạn đang buồn hoặc gặp vấn đề nào đó, bạn có thể trò chuyện trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên, nhìn chung, bạn nên cố gắng kết thúc câu chuyện khi nó vẫn đang diễn ra một cách suôn sẻ. Đừng chờ cho đến khi cả hai không còn chủ đề để nói và bị cuốn vào sự im lặng khó xử rồi mới tìm cớ gác máy. Hãy nhớ là bạn vẫn cần phải có chuyện để nói khi gặp mặt nhau trực tiếp.
  • Kết thúc cuộc trò chuyện càng suôn sẻ càng tốt. Chắc rằng bạn không muốn hủy hoại nỗ lực của mình.
  • Cụm từ như "Cô bé Tội nghiệp" có thể nghe khá kỳ quặc và khiến bạn giống như cha mẹ của cô ấy. Bạn nên tránh xa cụm từ mà cha mẹ bạn thường sử dụng; nó sẽ đem lại cảm giác kỳ quặc.

Về bài wikiHow này

Trang này đã được đọc 34.036 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Chủ Đề