Cách nong bao quy đầu tại nhà cho trẻ

Nong bao quy đầu là một trong những phương pháp điều trị hẹp bao quy đầu được áp dụng phổ biến cho trẻ em. Trẻ có thể được điều trị tại bệnh viện hoặc phụ huynh thực hiện nong bao quy đầu tại nhà theo hướng dẫn bác sĩ.

Nong bao quy đầu là phương pháp can thiệp đơn giản giúp nới rộng bao quy đầu cho trẻ

Đa số các bé trai đều có biểu hiện hẹp bao quy đầu [Phimosis]trong giai đoạn sơ sinh. Bao quy đầu là phần da bao quanh và che phủ đầu dương vật, đây là lớp da có tác dụng bảo vệ bộ phận sinh dục nam. Cụ thể đây là tình trạng da bao quy đầu bó chặt lấy quy đầu, không thể lột hoàn toàn ra khỏi quy đầu được. Bé trai thường bị hẹp bao quy đầu khi mới sinh, nhưng dần dần theo thời gian, bao quy đầu sẽ tự động tách khỏi quy đầu. Tình trạng hẹp bao quy đầu ngày càng giảm khi nam giới càng lớn tuổi. Tỷ lệ hẹp bao quy đầu được thống kê như sau:

  • Trẻ trong độ tuổi sơ sinh: 96%
  • Trẻ ở giai đoạn 1 tuổi: 50%
  • Trẻ ở giai đoạn 3 tuổi: 10%
  • Thiếu niên từ 17 tuổi: 1%

Hẹp bao quy đầu được cho là hiện tượng sinh lý bình thường, tuy nhiên nếu bao quy đầu quá hẹp sẽ gây cản trở quá trình vệ sinh và tiểu tiện của bé. Ngoài ra trong trường hợp viêm nhiễm nghiêm trọng, bé có thể bị đau đớn mỗi lần đi tiểu và dễ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu. Trong trường hợp hẹp bao quy đầu thứ phát có thể hình thành sẹo xơ, xuất hiện sau khi bé bị viêm nhiễm hoặc cố gắng tác động quá mạnh để nong bao quy đầu.

Trẻ bị hẹp bao quy đầu có thể thực hiện nong bao quy đầu tại bệnh viện hoặc thao tác tại nhà

Nong bao quy đầu dùng để chỉ việc làm rộng bao quy đầu cho bé để làm vệ sinh và giúp bé đi tiểu dễ dàng hơn. Đối với những trẻ dưới 2 tuổi, nếu trẻ có hiện tượng hẹp sinh lí không cần nong tại bệnh viện, người nhà chỉ cần tuột nhẹ bao quy đầu về phía sau để  mỗi lần đi vệ sinh dễ dàng và không để lại cặn nước tiểu trong dương vật của trẻ. Ngoài ra đối với những trường hợp hẹp quá khít khiến bé tiểu phải rặn mạnh, trẻ la khóc khi đi tiểu, lúc này phụ huynh nên thực hiện phương pháp nong bao quy đầu để lỗ tiểu rộng ra 1 chút giúp bé đi tiểu dễ dàng hơn.

Quá trình nong bao quy đầu được thực hiện tại bệnh viện hoặc làm tại bệnh viện. Khi thực hiện nong, bác sĩ sẽ xịt thuốc tê tại chỗ trước khi nong để bé bớt đau nếu bao quy đầu của bé hẹp quá khít. Thời gian nong bao quy đầu thường diễn ra trong khoảng 3-5 phút, thao tác nong nhẹ nhàng và ít đau. Tuy nhiên đối với những trẻ có phần bao quy đầu quá hẹp thì khi nong, có thể phần đầu của bao quy đầu của bé sẽ rướm máu và đau nhiều hơn.

Trẻ sau khi nong sẽ được bôi hoặc dùng thuốc giảm đau dạng uống, kết hợp với thuốc thoa [là thuốc kháng viêm tại chỗ] để giảm cơn đau nhanh cho bé nên phụ huynh không nên lo lắng thái quá. Khi điều trị bằng phương pháp nong hoặc điều trị cơ bản không hiệu quả thì mới áp dụng đến phương pháp phẫu thuật. Nếu như trẻ lớn, kèm theo tình trạng da quy đầu xơ chai, hẹp quá khít sẽ không được khuyến khích nong vì kết quả hạn chế, dễ làm chảy máu da quy đầu.

Các bước thực hiện nong bao quy đầu đơn giản có thể áp dụng tại nhà cho trẻ

Hiện nay có hai phương pháp nong bao quy đầu được áp dụng là nong bao quy đầu bằng tay và kết hợp dùng thuốc. Nếu như tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ không đến mức nghiêm trọng, phụ huynh sẽ được hướng dẫn thực hiện tại nhà. Sau đây là kỹ thuật nong bao quy đầu cho trẻ:

  • Lần đầu: Trẻ được nong bao quy đầu bằng tay và gây tê tại chỗ bằng gel Xylocain 2%, thuốc gây tê dạng xịt Lidocain 10%.
  • Rửa sạch bã và bôi trơn bao quy đầu bằng kem bôi Betamethasone 0.05%.
  • Trường hợp khó, nhân viên y tế chỉ cần nong nhẹ cho thấy lỗ tiểu.
  • Sau nong bao quy đầu, trẻ được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau [paracetamol] + kem Betamethasone 0.05%
  • Đối với những trẻ dưới 3 tuổi phụ huynh có thể áp dụng cách nong bằng tay ngày 2 – 3 lần, phương pháp nong cần được thực hiện trong 3 tháng. 
  • Nên thực hiện nong bao quy đầu cho bé bằng tay khi tắm cho bé, mỗi khi đi tắm cho bé nên bôi một ít dầu hoặc kem làm mềm phần bao quy đầu. 
  • Phụ huynh dùng hai ngón tay kẹp bao quy đầu của trẻ kéo lên phía trước và đưa về phía sau một cách nhẹ nhàng. Phụ huynh nên thực hiện trong chậu nước để trẻ cảm thấy dễ chịu và bớt đau đớn hơn.
Sử dụng thuốc mỡ giúp hỗ trợ nong bao quy đầu an toàn và không gây tổn thương cho trẻ

Đối với phương pháp điều trị kết hợp sử dụng thuốc. Phụ huynh cần sử dụng thuốc được bác sĩ kê đơn tại bệnh viện hoặc nhờ sự hỗ trợ của nhân viên y tế đê

  • Nhóm thuốc được sử dụng là gel Xylocain 2% hoặc xịt thuốc tê Lidocain 10%. Sau khi vệ sinh vùng kín kỹ lưỡng sẽ dùng đến kem Betamethasone 0,05%.
  • Phụ huynh cần bôi thuốc cho bé mỗi ngày 2 – 3 lần và sử dụng kéo dài trong một tháng. Sau khi bôi thuốc, phụ huynh dùng tay kéo giãn bao quy đầu nhiều lần sẽ giúp tuột bao quy đầu dễ dàng hơn. Chất bôi trơn của thuốc mỡ sẽ giúp thúc đẩy nhanh quá trình làm căng da, làm da mỏng hơn để phụ huynh dễ dàng kéo giãn. Ngoài ra việc bôi thuốc sẽ chỉ mang lại tác dụng khi kết hợp kéo căng bao quy đầu.

Như đã đề cập, trong một số trường hợp đơn giản thì phụ huynh hoàn toàn có thể thực hiện nong bao quy đầu cho trẻ tại nhà. Mặc dù bác sĩ sẽ hướng dẫn phụ huynh nong bao quy đầu cho trẻ theo từng bước, nhưng đồng thời cũng có nhiều trường hợp cha mẹ thử nong cho bé nhưng gặp nhiều khó khăn, trong đó một phần nguyên nhân là do trẻ không hợp tác, một phần vì phụ huynh lo sợ bé bị đau mà không dám thực hiện nên dẫn đến thực hiện sai cách.

Ngoài ra nếu thực hiện nong bao quy đầu tại nhà, phụ huynh cần đảm bảo sự kiên nhẫn và áp dụng phương pháp thường xuyên. Trong vài vài tuần đến vài tháng thì bao quy đầu sẽ tuột ra được tự nhiên. Tuy nhiên nếu người bệnh tiến hành không đúng cách, hoặc ngại đụng vào chỗ đau của con để tập nong thì khả năng bao quy đầu bị hẹp trở lại hoàn toàn có thể xảy ra.

Phụ huynh có thể thực hiện nong bao quy đầu cho trẻ tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ

Mặc dù nong bao quy đầu là một thủ thuật đơn giản, không gây đau hay ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng phụ huynh cũng nên lưu ý tránh để xảy ra tình trạng thao tác sai cách. Những biến chứng thường xảy ra khi nong bao quy đầu sai cách là:

  • Biến chứng cấp tính: Vùng kín của trẻ bị chảy máu, sưng phù, nhiễm trùng, kèm theo đó là tổn thương quy đầu hoặc niệu đạo ngay sau thủ thuật.
  • Dị tật mãn tính: Tình trạng tổn thương bao quy đầu ở trẻ em có thể để lại sẹo xấu, tái phát hẹp da quy đầu, thậm chí là hẹp lỗ tiểu hoặc rò niệu đạo.

Vì những nguy cơ này mà việc điều trị nong bao quy đầu cho trẻ được áp dụng cho những trường hợp nhất định. Các chuyên gia cũng đưa ra khuyến cáo phụ huynh không nên nong bao quy đầu cho trẻ trước khi trẻ được 1 tuổi. Hoặc tìm hiểu các lựa chọn ưu tiên trong điều trị hẹp bao quy đầu khác thích hợp với tình trạng của trẻ.

Hẹp bao quy đầu khá phổ biến ở trẻ em, nhưng không phải trẻ nào bị hẹp bao quy đầu cũng cần phải nong. Thực tế tình trạng hẹp bao quy đầu nặng hay nhẹ ở mỗi trẻ là hoàn toàn khác nhau. Phương pháp này được áp dụng cho nhóm đối tượng trẻ sau:

  • Trẻ từ 1 – 2 tuổi bị hẹp bao quy đầu sinh ký không cần nong tại bệnh viện, người nhà có thể tuột nhẹ bao quy đầu của bé từng chút mỗi ngày để giúp trẻ đi tiểu được dễ dàng hơn.
  • Trong trường hợp trẻ trên  2 tuổi nhưng không hẹp quá nhiều, da quy đầu còn mềm mại thì phụ huynh nên chủ động tự nong bao quy đầu tại nhà, kết hợp sử dụng thuốc mỡ vẫn là biện pháp tối ưu.
  • Trường hợp trẻ hẹp quá khít khiến trẻ muốn tiểu và phải rặn mạnh, hoặc quy đầu thường xuyên bị viêm nhiễm thì nên đến cơ sở y tế để nong nhẹ lỗ tiểu rộng ra một ít.
  • Đối với những trẻ lớn có phần da quy đầu đã xơ chai, kèm theo hẹp quá khít thì không nên nong vì hiệu quả hạn chế, thủ thuật sẽ dễ gây chảy máu da quy đầu. Lúc này bác sĩ có thể chỉ định cắt bao quy đầu cho trẻ.

Không phải lúc nào nong bao quy đầu cũng là giải pháp tối ưu điều trị hẹp bao quy đầu cho trẻ. Đôi khi có thể xuất hiện những biến chứng đặc thù gồm có: Tình trạng sẹo xấu sau cắt, chảy máu da quy đầu, nhiễm trùng vết mổ. Do đó phụ thuộc vào tính chất bao quy đầu của từng trẻ mà bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp xử lý tối ưu.

Chi phí nong bao quy đầu không quá cao ở các bệnh viện tuyến công lập hiện nay. Chi phí này thấp hơn so với chi phí cắt bao quy đầu và được thực hiện kết hợp mỗi lần thăm khám. Khoản phí nong bao quy đầu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể chi phí phục thuộc vào:

  • Trong trường hợp trẻ có chỉ bị hẹp, nghẹt hoặc dài bao quy đầu đơn thuần thì việc nong bao quy đầu sẽ được thực hiện đơn giản, nhanh chóng. Thời gian điều trị nhanh, trẻ không phải nằm viện nên mức chi phí cũng sẽ thấp hơn.
  • Đối với những trẻ bị kèm thêm các chứng viêm nhiễm cơ quan sinh dục như viêm bao quy đầu, viêm niệu đạo, viêm phần phụ… cần thời gian điều trị lâu hơn, trẻ sẽ được chữa trị viêm nhiễm trước khi tiến hành nong. Vì thế nên mức chi phí điều trị cũng sẽ tốn kém hơn.
  • Khi tiến hành nong bao quy đầu, bạn nên lựa chọn những địa chỉ uy tín, chất lượng cao để khám, vì thế chi phí điều trị còn phụ thuộc vào khoản phí dịch vụ, phí phòng vip… Ngược lại thì người bệnh sẽ được khám chữa bệnh trong một môi trường y tế chuyên nghiệp, thân thiện.
  • Phụ huynh không nên chọn những địa chỉ điều trị có mức giá thấp, cơ sở thiết bị không đảm bảo. Mức chi phí ban đầu có thể thấp hơn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm. Đồng thời hiệu quả điều trị cũng không cao, dễ bị tổn thương dương vật và ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của trẻ.
  • Sau khi thực hiện nong bao quy đầu, thời gian hồi phục ở mỗi trẻ sẽ khác nhau. Nếu như kiên trì thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ có thể đẩy nhanh tốc độ phục hồi của bệnh. Đồng thời phụ huynh cũng không mất nhiều khoản phí hơn khi đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám nhiều lần, giúp tiết kiệm được chi phí chữa trị.
  • Đối với những trẻ có sức đề kháng yếu, khả năng miễn dịch thấp thì thời gian phục hồi chậm hơn, hiệu quả mang lại sẽ phải tốn kém hơn.

Biết chính xác mức chi phí nong bao quy đầu là bao nhiêu. Phụ huynh nên đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và tư vấn kỹ hơn về vấn đề phương pháp điều trị cho trẻ. Nếu phù hợp thì bé hoàn toàn có thể điều trị tại nhà mà không cần đến bác sĩ. 

Sau khi nong bao quy đầu mà trẻ có biểu hiện đau nhức kéo dài, khó đi tiểu cần kiểm tra và thăm khám sớm

Tương tự như những can thiệp khác, sau khi nong bao quy đầu cho trẻ, phụ huynh có thể theo dõi biểu hiện để đánh giá tình hình hồi phục của trẻ. Cụ thể những biểu hiện dễ nhận biết gồm có:

Phương pháp nong bao quy đầu cho trẻ được đánh giá cao vì tính an toàn và ít gây ra tai biến sau khi phẫu thuật. Sau điều trị ít gây ra các biến chứng lâu dài. Phương pháp này hiệu quả không kém các phương pháp can thiệp bằng phẫu thuật, tuy nhiên cần thao tác đúng cách mới mang lại hiệu quả.

Trong trường hợp nong bao quy đầu được thực hiện đúng cách, lớp bao da sẽ giãn dần, trẻ sẽ không bị đau hoặc chỉ hơi khó chịu một chút. Bề mặt ngoài quy đầu không bị sưng hay viêm nhiễm, chảy máu. Nếu được điều trị tốt sẽ tránh xảy ra  tình trạng nong bao quy đầu bị sưng phồng, trẻ không bị sang chấn về tinh thần hay sang chấn tại chỗ.

Phương pháp nong bao quy đầu đòi hỏi sự kiên trì, phối hợp tốt giữa phụ huynh và trẻ. Trong đó đặc biệt, người thực hiện phải thao tác đúng kỹ thuật, tránh gây biến chứng tạo sẹo cho trẻ sau này. Có nhiều bậc phụ huynh nôn nóng, nên thao tác mạnh và nóng vội gây ra ít nhiều tổn thương cho trẻ. Thời gian hồi phục sau khi nong sẽ phụ thuộc vào mức độ hẹp bao quy đầu ở trẻ, trung bình là khoảng 1 – 3 tháng. 

Nong bao quy đầu thường chỉ áp dụng cho trường hợp bao quy đầu của trẻ bị dài – hẹp nhẹ giúp bao quy đầu dễ tuột hơn. Sau điều trị, nếu phụ huynh nhận thấy vùng kín của trẻ có những biểu hiện sau thì nên đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra càng sớm càng tốt:

  • Quy đầu của trẻ bị chảy máu, rách bao quy đầu
  • Nong bao quy đầu bị sưng phồng, Tổn thương miệng sáo.
  • Thắt nghẽn bao quy đầu, dính, sẹo xơ.
  • Quy đầu có mùi, dịch hoặc mủ là những dấu hiệu viêm nhiễm bao quy đầu.

Nếu như thao tác không đúng cách thì quy đầu cũng như bộ phận sinh dục của trẻ dễ bị tổn thương. Thế nên nếu thực hiện nong bao quy đầu tại nhà, phụ huynh cũng nên cho con tái khám định kỳ để kiểm tra tình trạng của trẻ. Nếu như trẻ có những dấu hiệu đau hay chảy máu bất thường, cần đưa trẻ đi khám để xử lý ngay, tránh xảy ra biến chứng nhiễm trùng.

Phụ huynh lưu ý chăm sóc đúng cách để tránh viêm nhiễm bao quy đầu sau điều trị

Trẻ bị hẹp bao quy đầu hoặc trẻ sau khi nong bao quy đầu đều dễ bị nhiễm trùng vùng kín nếu việc vệ sinh không diễn ra phù hợp. Vệ sinh vùng kín hoặc vệ sinh bao quy đầu nói chung là rất cần thiết, đặc biệt là với những trẻ mới vừa được nong bao quy đầu.

Để vệ sinh vùng kín cho trẻ, phụ huynh không nên sử dụng các loại nước vệ sinh có độ cồn cao. Thông thường chỉ cần dùng nước sạch và xà phòng để rửa bên ngoài là đủ. Hạn chế để dương vật trẻ tiếp xúc với tăm bông, xối nước mạnh hoặc sử dụng thuốc diệt khuẩn.

Đối với trẻ nhỏ chưa lộn bao quy đầu, khi tắm cho bé, phụ huynh nên lau rửa bộ phận sinh dục giống như những phần của cơ thể rồi lau khô. Đồng thời phụ huynh cũng không nên tuốt mạnh bao quy đầu về phía bụng. Bởi vì có hơn 90% trẻ dưới 3 tuổi tự tuột bao quy đầu xuống được.

Đối với những trẻ lớn đã lộn bao quy đầu, phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ cách tự vệ sinh, tắm rửa để hạn chế tổn thương đến dương vật.  Nhẹ nhàng vuốt ngược da quy đầu về phía bụng và rửa phần ở dưới, sau đó lau khô. Tiếp tục với thao tác vuốt xuôi bao quy đầu để trả nó về vị trí cũ.

Trên đây là những thông tin về phương pháp nong bao quy đầu cho tre cũng như cách nong an toàn tại nhà. Phụ huynh nên lưu ý chăm sóc trẻ đúng hướng dẫn để tránh tình trạng nhiễm trùng, tổn thương xảy ra trong quá trình nong. Hoặc để đảm bảo, cha mẹ nên đưa trẻ đến những trung tâm y tế uy tín để được can thiệp chuyên môn đảm bảo an toàn nếu không đủ tự tin thực hiện tại nhà.

Video liên quan

Chủ Đề