Cách nuôi có con mới nở

Khi ấp trứng gà, nếu các bạn cho gà tự ấp thì sau khi trứng nở bạn có thể cho gà mẹ nuôi con hoặc tách gà con để nuôi riêng. Khi đó, gà con cần phải úm để đảm bảo sức khỏe tốt, thích nghi được với điều kiện của môi trường. Nếu bạn dùng máy ấp trứng cũng vậy, gà con sau khi nở được khoảng 4 tiếng và đã khô lông thì bạn cần cho gà con vào chuồng úm để giúp gà con phát triển tốt trong giai đoạn mới nở này. Cách úm gà con mới nở không khó, các bạn chỉ cần đảm bảo úm đúng kỹ thuật là được. Trong bài viết này, Nông nghiệp Online [NNO] sẽ hướng dẫn cách úm gà con mới nở đúng kỹ thuật để các bạn có thể tự tin úm gà con mới nở mà không cần phải lo lắng vấn đề phát sinh.

  • Cách ấp trứng gà tự nhiên
  • Kỹ thuật ấp trứng gà
  • Cách ấp trứng gà bằng trấu
  • Cách nuôi gà tây đúng kỹ thuật
  • Kỹ thuật ấp trứng gà tây bằng máy
Kỹ thuật úm gà con mới nở

Cách úm gà con mới nở đúng kỹ thuật

Để úm gà con mới nở các bạn cần phải làm chuồng úm, có mật độ úm thích hợp, nhiệt độ úm không quá nóng không quá lạnh, thời gian chiếu sáng hợp lý, thức ăn nước uống đầy đủ và vệ sinh chuồng úm sạch sẽ. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng thực tế đi vào chi tiết các bạn cũng sẽ phải làm khá nhiều công đoạn. Cụ thể như sau:

Vệ sinh và chọn vị trí làm chuồng úm

Các bạn chọn nơi đặt chuồng úm phải cách xa khu vực chăn nuôi để tránh các mầm bệnh từ khu vực chăn nuôi có thể lây sang gà con vì gà con mới nở sức đề kháng yếu dễ nhiễm bệnh. Sau khi chọn được vị trí úm các bạn cần đảm bảo vị trị úm phải thoáng, kín gió và thực hiện về sinh nơi đặt chuồng úm bằng vôi hoặc thuốc khử khuẩn trước 3 ngày làm quây úm.

Cách úm gà con mới nở

Chuẩn bị nguyên liệu để quây úm

Các nguyên liệu để làm quây úm rất đơn giản, tùy theo cách làm mà bạn có thể chuẩn bị các nguyên liệu khác nhau. Quây úm thông thường làm từ cót ép hoặc bạt nilon thì cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • Cót ép hoặc bạt nilon
  • Bóng đèn sợi đốt hoặc bóng hồng ngoại
  • Thanh tre dài để làm nẹp và gác bên trên quây úm để mắc bóng đèn
  • Dây thép buộc
  • Chiếu cói hoặc bạt nilon mỏng để phủ bên trên chuồng úm
  • Trấu dùng để độn chuồng
Cách úm gà con mới nở

Cách làm chuồng úm gà con

Với những nguyên liệu trên thì các bạn chỉ cần nhìn hình ảnh là dễ dàng làm được một chuồng úm đúng kỹ thuật. Chuồng úm cần đảm bảo kín gió, tránh được chuột chui vào. Diện tích chuồng úm tùy theo số lượng gà con nhưng cần đảm bảo diện tích của một chuồng úm không nên rộng quá 6m2. Chiều cao chuồng úm khoảng 50 70cm và bóng đèn treo cách mặt trấu khoảng 50 60cm. Trải trấu dưới nền đảm bảo độ dày của trấu tối thiểu 10cm. Cụ thể về cách làm chuồng úm gà con NNO đã nêu trong bài viết Cách làm chuồng úm gà con sau khi nở các bạn tham khảo thêm trong bài viết đó để biết thông tin chi tiết.

Sau khi làm xong chuồng úm, các bạn có thể rắc thêm men vi sinh để khi gà thải phân ra trấu sẽ đỡ bị mùi hơn vào mùa hè. Sau khi làm xong tất cả các bước trên và đã làm xong chuồng úm thì các bạn bật bóng đèn lên khoảng 1 tiếng cho nhiệt độ trong chuồng úm ấm lên rồi mới thả gà con vào trong.

Cách úm gà con mới nở

Giai đoạn gà con 1 7 ngày tuổi

  • Mật độ úm gà con: 30 50 con/m2
  • Nhiệt độ úm gà con: 32 34 độ C
  • Thời gian chiếu sáng: 24/24 giờ

Giai đoạn gà con 8 14 ngày tuổi

  • Mật độ úm gà con: 20 30 con/m2
  • Nhiệt độ úm gà con: 31 32 độ C
  • Thời gian chiếu sáng: 16 giờ

Giai đoạn gà con 15 21 ngày tuổi

  • Mật độ úm gà con:15 25 con/m2
  • Nhiệt độ úm gà con: 30 31 độ C
  • Thời gian chiếu sáng: 12 giờ

Giai đoạn gà con 22 28 ngày tuổi

  • Mật độ úm gà con: 12 20 con/m2
  • Nhiệt độ úm gà con: 28 30 độ C
  • Thời gian chiếu sáng: 8 giờ
Cách úm gà con mới nở

Thức ăn cho gà con mới nở

Thức ăn cho gà con mới nở các bạn nên cho ăn các loại thức ăn công nghiệp đã được bán sẵn trên thị trường để cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho gà con. Khi gà con mới nở không nên cho gà con ăn ngay mà phải đợi khoảng 12 giờ sau mới cho ăn. Các bạn không cần phải lo gà con bị đói chết sau khi ăn vì sau khi nở gà con vẫn còn một phần lòng đỏ chưa tiêu hóa hết bên trong cơ thể. Lượng lòng đỏ này có thể giúp gà sống sót được tới 3 ngày nên gà sẽ không sợ bị chết đói nhưng lòng đỏ cũng không cung cấp đủ dinh dưỡng cho gà nên bạn cần cho gà ăn sau 12 giờ kể từ khi nở hoàn toàn. Trước đó, chỉ nên cho gà uống nước là đủ.

Lượng thức ăn cho gà con ăn tùy thuộc theo từng giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 7 ngày tuổi: 6 7 gam/con/ngày
  • Giai đoạn 8 14 ngày tuổi: 10 11 gam/con/ngày
  • Giai đoạn 15 21 ngày tuổi: 14 15 gam/con/ngày
  • Giai đoạn 22 28 ngày tuổi: 16 22 gam/con/ngày

Khi cho ăn nên cho gà con ăn 2 giờ mỗi lần, mỗi lần chỉ cho ăn một lượng thức ăn vừa phải và khi thấy hết thức ăn mới cho ăn tiếp để kích thích sự thèm ăn của gà con.

Cách úm gà con mới nở

Nước uống và thuốc úm gà con mới nở

Nước uống cho gà con mới nở cũng rất quan trọng. Nước uống giúp gà con tiêu hóa tốt và kích thích sự thèm ăn của gà con. Máng nước các bạn cần vệ sinh 1 2 lần mỗi ngày để đảm bảo nước uống cho gà con luôn sạch. Nước uống cho gà con mới nở thường sẽ được pha thêm vitamin và glucose để giúp gà tăng sức đề kháng và phòng chống được các bệnh thường gặp như thương hàn, tiêu chảy, Vitamin và glucose thường đều có trong thuốc úm gà con. Các bạn chỉ cần mua thuốc úm này về pha với nước cho gà con uống là được.

Cách úm gà con mới nở

Phòng bệnh cho gà con trong giai đoạn úm

Trong giai đoạn úm gà con, việc phòng bệnh cũng rất cần thiết giúp gà con không bị mắc bệnh. Các bạn xem bảng dưới đây để biết nên phòng những bệnh nào cho gà con. Các loại thuốc thú y dưới đây có giá khá rẻ nên các bạn đừng tiết kiệm mà nên tiêm phòng đầy đủ cho gà con. Ước tính tổng chi phí thuốc thú y cho gà con vào khoảng 7000 đ/con.

Ngày tuổiTiêm phòng
3 5Nhỏ mắt, mũi cho gà bằng vacxin Newcastle chủng F
7Tiêm vacxin phòng chống bệnh đậu gà
8 10Nhỏ vacxin Gumboro hoặc tiêm dưới da
21Phòng bệnh Newcastle chủng Lasota bằng cách cho uống hoặc trộn vào thức ăn
23 25Tiêm nhắc lại vacxin Gumboro
30 45Tiêm vacxin phòng bệnh tụ huyết trùng ở gia cầm
Trên 60Tiêm vacxin Newcastle chủng M cho gà. Sau đó 6 tháng sau lại tiêm nhắc lại

Những lưu ý quan trọng khi úm gà con

Cách úm gà con mùa hè

Mùa hè là mùa có thời tiết nóng bức nên cách úm gà con mùa hè cũng có khác biệt so với những mùa khác. Vào mùa hè, do nhiệt độ môi trường có thể lên đến 35 40 độ C nên khi nhiệt độ tăng cao các bạn không cần phải thắp đèn sưởi cho gà nếu không gà sẽ bị nóng quá. Nếu thấy nhiệt độ khu vực chuồng úm quá cao thì cần có biện pháp che chắn và phun sương để giảm nhiệt cho chuồng úm. Ngoài ra, mùa hè các bạn cũng có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên để chiếu sáng cho gà sẽ tiết kiệm được chi phí đèn chiếu sáng hơn.

Một điểm lưu ý cuối cùng khi úm gà con mùa hè đó là mùi hôi của phân mà gà con thải ra. Do thời tiết nắng nóng nên chuồng úm dễ có mùi ảnh hưởng đến sức khỏe của gà con. Để giảm mùi phân các bạn có thể sử dụng các loại chế phẩm sinh học để giúp phân hủy mùi khi gà con thải phân ra trấu.

Cách úm gà con mới nở

Cách úm gà con mùa đông

Úm gà con mùa đông trái ngược với úm gà con mùa hè. Vào mùa đông cường độ ánh sáng yếu nên các bạn cần chú ý đảm bảo thời gian chiếu sáng đủ cho gà con. Nhiệt độ úm gà con cũng vậy, mùa đông bạn nên lưu ý điều chỉnh đèn úm ban ngày và ban đêm để nhiệt độ úm cho gà luôn đảm bảo vì ban đêm và ban ngày nhiệt độ thường chênh lệch nhau tương đối nhiều.

Cách úm gà con mới nở

Như vậy, với những kỹ thuật úm gà con mới nở vừa nêu trên, nếu bạn còn thắc mắc về cách úm gà con mới nở, hãy để lại comment để được NNO trả lời bạn nhanh nhất.

Video liên quan

Chủ Đề