Cách sao vàng củ đinh lăng

Skip to content

Sử dụng lá đinh lăng phơi khô mang đến nhiều lợi ích tương tự đinh lăng tươi. Phơi khô hay sao vàng đều là những cách bảo quản lâu ngày không làm mất dược tính nguyên vẹn của cây thuốc. Đinh lăng là một vị thuốc tốt và dễ tìm tại Việt Nam. Các hoạt dược tính trong đinh lăng được ứng dụng phổ biến trong y học. Bởi vì hàm lượng dược tính cao nên khi phơi khô lá đinh lăng phải đúng cách. Nếu thực hiện sai quy trình thì vị thuốc mất dược tính và không đảm bảo công dụng lá đinh lăng phơi khô. Vì vậy, cách sao vàng hạ thổ lá đinh lăng như thế nào là đúng? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết bên dưới nhé!

Cách sao vàng hạ thổ lá đinh lăng

Tìm hiểu về cây đinh lăng

Phần lớn các cây đinh lăng đều không cao đến 1.5m. Thân gỗ nhỏ và có nhiều tán lá như hình xương cá mọc sum xuê. Đinh lăng thuốc giống cây lá kép, mọc so le, mỗi lá đinh lăng có 3 lần xẻ lông chim còn phía mép có răng cưa. Hoa đinh lăng có màu trắng xám, mọc tụ lại ở đầu cành. Thông thường lá và củ đinh lăng thường dùng làm thuốc. Người dân dùng lá đinh lăng tươi để nấu nước uống chữa bệnh, thải độc. Nếu muốn tích trữ dùng lâu ngày sẽ phơi khô đinh lăng hoặc sao vàng hạ thổ đinh lăng bảo quản lâu dài. Dược tính của đinh lăng được đánh giá cao nhất sau 3 năm trưởng thành. Cây thường được thu hoạch vào mùa thu. Sau đó dùng nguyên liệu tươi sẽ được thái nhỏ để sấy hoặc phơi khô lá đinh lăng, rễ cây đem sắt mỏng và sao vào bảo quản.

Thành phần hóa học của lá đinh lăng

Thành phần dược tính của cây đinh lăng có chứa tới 8 loại saponin oleaneane [chủ yếu trong lá]. Còn trong rễ cây đinh lăng cũng có chứa nhiều saponin tương tự như sâm. Đinh lăng tươi hay lá đinh lăng phơi khô đều có lượng vitamin lớn và có tới 20 loại axit amin quan trọng đối với sức khỏe như methionin, lyzin, cystein. Trong ghi nhận Đông y, dược liệu đinh lăng khô có vị ngọt, vị hơi đắng, tính mát. Trung bình người bệnh cần dùng khoảng 50gram lá đinh lăng phơi khô để uống mỗi ngày. Người bệnh có thể phơi lá đinh lăng để uống, hoặc dùng lá đinh lăng ngâm rượu hoặc chế biến thành món ăn đều đảm bảo được dược tính. Đối với lá đinh lăng tương khuyến khích dùng không quá 100 gram/ngày, đinh lăng khô không quá 50gra,/ngày. Chỉ nên dùng đinh lăng khô chữa bệnh với một liều lượng nhất định. Khi cơ thể tiếp nhận quá nhiều saponin có trong đinh lăng khô có thể cản trở hoạt động của tim.

Công dụng của lá đinh lăng phơi khô

Cây đinh lăng có rất nhiều công dụng trong điều trị các chứng suy nhược nói chung. Rễ và lá đinh lăng là những bộ phận thường được dùng làm thuốc. Đối với lá đinh lăng, vị thuốc được dùng tươi hoặc dùng khô tùy thuộc vào điều kiện gia đình. Những công dụng chính của lá đinh lăng phơi khô được công nhận trong Y học dân tộc gồm có:

  • Nước lá đinh lăng khô có tác dụng lợi tiểu, bồi bổ cơ thể suy nhược gầy yếu.
  • Thải độc cơ thể, chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa chứng mụn nhọt, sưng tấy.
  • Cải thiện tình trạng dị ứng ngoài da, dị ứng thời tiết, mề đay.
  • Tác dụng an thần, chữa mất ngủ và tăng cường trí nhớ.
  • Hỗ trợ điều trị các trường hợp tiêu hóa kém, nhức đầu, ho ra máu.
  • Đinh lăng khô chữa thấp khớp, đau nhức xương khớp.
  • Giải quyết tình trạng tắc tia sữa, tăng cường đề kháng cho phụ nữ sau sinh.
  • Chữa sưng và đau ngực, đảm bảo chất lượng và số lượng sữa.
  • Trị ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, giúp trẻ ngủ ngon, ít quấy khóc.

Mục đích của sao vàng hạ thổ là giúp bảo quản vị thuốc lâu hơn. Sau khi sao vàng, dược liệu được đem đi hạ  thổ sẽ hấp thu tinh túy của đất thời, từ đó phát huy hiệu quả chữa bệnh tốt hơn. Khi sao lá đinh lăng để uống, nếu dùng để sắc nước uống chữa bệnh thì sao luôn cả cành và lá đinh lăng. Ngược lại nếu dùng lá đinh lăng làm gối cho trẻ em thì chỉ dùng lá sao và để giảm xóc khi trẻ nằm.

Cách sao lá đinh lăng như sau:

  • Chọn lá đinh lăng loại không quá già cũng không quá non để đảm bảo dược tính.
  • Đem lá đinh lăng đi rửa sạch, không nên vò mạnh tay vì khi lá mát sẽ mất hết vị thuốc.
  • Ngâm đinh lăng trong nước muối 20 phút cho sạch và xả lại với nước.
  • Đem lá đinh lăng được phơi trong bóng dâm, không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời cho lá rút bớt nước.
  • Cho lá vào chảo sao qua lửa và hạ thổ, mục đích chính là để bảo dược vị thuốc và giữ độ dẻo của lá.
  • Khi sao không nên để lửa cao quá sẽ làm cháy lá, đợi đến khi lá nguội cho vào túi kín bảo quản.

About Phúc Mỹ

View all posts by Phúc Mỹ

Ở bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách sao vàng hạ thổ dược liệu, giải thích ý nghĩa từ sao vàng hạ thổ cây thuốc nam. Giới thiệu một số vị thuốc cần sao vàng hạ thổ trước khi sử dụng.

Bạn Quốc Phong ở An Giang hỏi:

Cho hỏi bác sĩ. Thao tác “sao thơm” là gì con là người nam nên không hiểu từ “sao thơm” là gì ?

Và [Rễ cây xấu hổ đen sao vàng hạ thổ sau đó ngâm với rượu sẽ có tác dụng trị bệnh đau nhức xương khớp rất tốt.] Có phải ý là cho rễ cây ngâm rượu vào chai hoặc hủ thuỷ tinh rồi hạ thổ không ? Nếu vậy hạ bao lâu thì dùng được ạ ?
Xin bác sĩ nói rõ và chi tiết dùm cách sao vàng hạ thổ cây thuốc, xin cám ơn bác sĩ nhiều.

Trả lời:

Chào bạn chúng tôi trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Sao vàng hạ thổ là gì ?

“Sao thơm” nghĩa là phương pháp chế biến dược liệu bằng cách đổ dược liệu lên chảo, rang tới khi có mùi thơm là được. Thời gian sao kéo dài khoảng 10 đến 20 phút tùy vào đặc tính của từng loại cây thuốc đem sao.

Cách sao vàng hạ thổ: “Sao vàng hạ thổ” là phương pháp đem rang dược liệu trên chảo tới khi dược liệu có mùi thơm, sau đó lấy một miếng vải sạch chải trên mền đất, đổ dược liệu đã sao vàng lên miếng vải trong khoảng thời gian 30 đến 40 phút đến khi dược liệu nguội rồi đem sử dụng: sắc nước uống hoặc ngâm rượu.

Vì sao cần sao vàng hạ thổ ?

Theo học thuyết ngũ hành thì vạn vật đều có âm dương, âm dương có cân bằng thì vạn vật mới tươi tốt và phát triển. Khi sử dụng thuốc cũng vậy, một số vị thuốc trước khi sử dụng bắt buộc phải trả qua quá trình sao vàng hạ thổ.

Đất được ví như phần âm, thuốc sau khi sao được ví như phần dương.

Khi ta sao thuốc, dược liệu bị nóng lên làm tăng hỏa độc do phần dương gây nên do vậy ta phải tiến hành hạ thổ. Mục đích để khử hỏa độc, hạ dương khí của thuốc, tăng âm khí của đất giúp âm dương hòa hợp, điều hòa âm dương.

Những vị thuốc nào cần sao vàng hạ thổ trước khi sử dụng

Dâm dương hoắc, cây an xoa, giảo cổ lam, bạch tật lê, chuối hột…. là những vị thuốc cần thiết phải sao vàng hạ thổ trước khi dùng làm thuốc.

Điển hình là cây an xoa: Đã có một số bệnh nhân không tuân thủ nguyên tắc trên đã tiến hành sắc uống mà không đem sao vàng hạ thổ nên đã xảy ra hiện tượng đi ngoài phân lỏng, người nôn nao mệt mỏi.

Điều đặc biệt, sau khi tiến hành sao vàng hạ thổ cây an xoa thì các triệu chứng trên đã hết, người bệnh bắt đầu có chuyển biến khi dùng thuốc.

Cây an xoa phơi khô cần sao vàng hạ thổ trước khi sử dụng

Vừa rồi chúng tôi đã giới thiệu tới Phong và bạn đọc cách sao vàng hạ thổ dược liệu trước khi sử dụng, mong rằng nó sẽ giúp giải đáp phần nào thắc mắc của bạn và các độc giả.

Nếu thấy bài viết có ích hãy đừng ngần ngại chia sẻ qua facebook để người thân và bạn bè của các bạn biết nhé. Xin cảm ơn !

Đinh lăng còn gọi là cây gỏi cá là một cây quen thuộc với người Việt Nam chúng ta. Lá đinh lăng thường dùng để ăn gỏi cá như một loại rau, nhiều phụ huynh phơi khô lá để độn gối cho trẻ nhỏ. Rể hay củ đinh lăng được dùng làm thuốc vì thuộc họ hàng với củ nhân sâm.
Dưới đây là những thông tin khoa học về cây đinh lăng…

Định danh Đinh lăng còn có tên là cây gỏi cá, nam dương sâm tên khoa học là Polyscias fruticosa, Panax fruticosum, Panax fruticosus là một loài cây nhỏ thuộc chi Đinh lăng [Polyscias] của Họ Ngũ gia bì [Araliaceae]. Cây đinh lăng được trồng làm cảnh, thức ăn hay làm thuốc trong y học cổ truyền. Cây đinh lăng nhỏ, chỉ cao từ 1-2 mét. Lá kép, chẻ khía, mọc so le, lá chét có răng cưa nhọn. Hoa đinh lăng màu lục nhạt hoặc trắng xám, quả dẹt, màu trắng bạc.

Đinh lăng được dùng chủ yếu là phần lá và rễ. Lá được hái, sử dụng quanh năm. Rễ đinh lăng được thu hái vào mùa đông, ở những cây đã có từ 4-5 tuổi trở lên, cỡ độ tuổi này, rễ mới có nhiều hoạt chất. Khi đào lấy rễ, rửa sạch, cắt bỏ phần rễ sát với góc thân. Rễ nhỏ thì dùng cả, nếu rễ to thì dùng phần vỏ rễ.

Thành phần dược liệu Nhựa trong thân và rễ [củ] đinh lăng có các alcaloit, glucoside, saponin, tannin, flavonoid, vitamin B1 các axit amin tối cần thiết trong đó có lysin, cystein và methionin …và một số chất vi lượng khác. Theo kết quả nghiên cứu của các khoa dược lý, dược liệu và giải phẫu bệnh lý Viện Y học quân sự Việt Nam, chiết xuất đinh lăng có những tác dụng sau:  - Tăng sức dẻo dai của cơ thể tương tự như nhân sâm, tam thất và các cây khác cùng họ,  - Giảm trương lực cơ tim, làm tim co bóp chậm, huyết áp giảm, - Tăng cường hô hấp về biên độ và tần số,  - Làm tăng co bóp tử cung nhẹ,  - Tác dụng lợi niệu, - Tăng sức đề kháng của chuột đối với tác hại của bức xạ siêu cao tần, tác dụng kéo dài hơn Ngũ gia bì, Đương qui, Ba kích,

- Ngô ứng Long và Xavaev nhận thấy cây thuốc có tác dụng tốt đối các nhà du hành vũ trụ khi luyện tập trong tư thế tĩnh, đầu dốc ngược, do đó các nhà nghiên cứu Nga gọi là "Thuốc sinh thích nghi" [adaptogen] và đã được sử dụng trong chương trình vũ trụ Intercosmos. Viên bột rễ làm tăng khả năng chịu đựng của bộ đội, vận động viên thể dục, thể thao trong các nghiệm pháp gắng sức cũng như luyện tập.

Những cách dùng đinh lăng


* Lá đinh lăng Được hái, sử dụng quanh năm. Người ta thường dùng lá như là loại rau ăn kèm, đặc biệt khi ăn gỏi cá. Nhiều bà mẹ đã phơi khô lá đinh lăng để lót gối hoặc trải giường cho con nằm để tạo mùi thơm, chống giật mình và giấc ngủ tốt.

* Rễ đinh lăng

Thái nhỏ, phơi khô chỗ râm mát, thoáng gió để bảo đảm mùi thơm của dược liệu và bảo đảm hoạt chất của rễ. Khi dùng, để nguyên hoặc tẩm rượu gừng 5% rồi sao qua, tẩm thêm 5% mật ong, sao vàng thơm. Rễ đinh lăng sau đó có thể dùng:  - Ngâm rượu, - Tán làm thuốc bột và thuốc viên, - Thuốc hãm,  - Thuốc cao đinh lăng.

* Các đơn thuốc có đinh lăng

Đinh lăng được dùng phối hợp trong các đơn thuốc: - Chữa liệt dương, di tinh, mộng tinh - Chữa nóng sốt lâu ngày, - Chữa bệnh viêm gan mạn tính,  - Chữa bệnh thiếu máu,  - Chữa đau nhức tay chân, phong thấp,  - Phụ nữ tắc sữa, giúp tăng lượng sữa cho con bú,

- Ho viêm mãn tính.

Những điều lưu ý Cũng như các loại cây có nhựa mủ, đinh lăng cho nhựa nhiều nhất ở phần vỏ [chứa cá bó libe]. Người ta thường thu hái đinh lăng vào mùa đông, trên những cây trồng từ 3 tuổi trở lên. Khai thác non hàm lượng hoạt chất ít không đảm bảo chất lượng làm thuốc. Những củ rễ quá to, quá già thì chỉ dùng lấy phần vỏ của rễ củ, loại bỏ phần lõi cứng bên trong; nếu củ nhỏ thì mới dùng hết cả. Cũng là dược chất, chiết xuất của đinh lăng cũng có liều lượng dùng và liều gây độc. Trên chuột, liều chết LD 50 của đinh lăng là 32,9g/kg [nhân sâm 16,5g/kg, ngũ gia bì 14,5g/ kg]. Ở liều độc gây xung huyết ở gan, tim, phổi, dạ dày, ruột. Saponin trong đinh lăng có thể gây huyết tán [vỡ hồng cầu]. Ở người, uống quá nhiều đinh lăng sẽ bị say, mệt mỏi, tiêu chảy.. Đinh lăng là một thực phẩm chức năng hay thực phẩm thuốc, phần dược chất tập trung ở mủ nhựa phần vỏ thân hay rễ cây. Cần khai thác, sử dụng đúng cách đúng liều lượng.

TS.BS Trần Bá Thoại
Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà nẵng 
Nguồn: dantri.com

Video liên quan

Chủ Đề