Cách sử dụng bào tử nấm linh chi

Tùy theo mục đích sử dụng mà nấm linh chi có cách sơ chế khác nhau, như:

- Nguyên tai nấm: Chỉ cần loại bỏ bùn đất trên phần chân nấm và rửa sơ là có thể sử dụng được. Không cần phải rửa quá kĩ, vì tránh làm trôi các bào tử khiến giảm đi chất lượng nấm vốn có.

- Thái lát nấm: Sau khi loại bỏ phần đất dơ trên chân nấm, thì nấm linh chi sẽ được thái lát theo chiều ngang trước khi sử dụng.

- Bột nấm: Trước tiên cần loại bỏ phần bùn đất nằm trên phần chân nấm, rồi được rửa sơ và tiến hành sấy khô trước khi xay nhuyễn nấm thành bột nhuyễn.

2 Cách sử dụng nấm linh chi

Nấm linh chi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và tùy theo sở thích của mỗi người mà có cách sử dụng nấm linh chi khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

Sắc nước nấm linh chi để uống

Để sắc nước nấm linh chi uống, bạn nên chọn loại nấm đã được thái lát [dùng khoảng 50gr]. Bạn cho nấm linh chi thái lát vào nồi đất [hoặc nồi sứ] cùng với 7 trái táo tàu [bổ đôi], 10gr cam thảo và có thể thêm 6 lát nấm thượng hoàng [nếu có].

Sau đó, bạn đổ khoảng 2 lít nước vào nồi và đun với lửa nhỏ khoảng 45 phút, rồi tắt bếp chắt nước ra lần thứ 1. Tiếp tục cho thêm 1.5 lít và 1 lít nước lọc đun sôi thêm mỗi lần 45 phút nữa, để lần lượt chắt ra nước lần 2 và lần 3.

Tần suất sử dụng: uống từ 1 - 2 lần và khoảng 150 - 200ml/lần giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, hỗ trợ giải độc, thanh lọc cơ thể và giúp cho đầu óc tỉnh táo hơn.

Pha trà linh chi

Bạn nên sử dụng nấm linh chi ở dạng bột để pha trà với cách làm cũng rất đơn giản. Bạn có thể dùng khoảng 75gr bột nấm linh chi [cho vào túi lọc] cùng với nước sôi, để khoảng 10 phút thì vớt túi trà ra. Khi thưởng thức, bạn có thể dùng thêm 1 muỗng cà phê mật ong hòa tan với trà.

Tần suất sử dụng: Vì thưởng thức như một loại trà nên bạn có thể sử dụng bất kì khi nào, tốt nhất là chỉ từ 2 - 3 lần/tuần để hỗ trợ điều trị mất ngủ và tăng cường trí nhớ.

Ngâm rượu

Nếu muốn ngâm rượu nấm linh chi, bạn nên chọn dùng loại nấm nguyên tai để đảm bảo được tính thẩm mỹ của rượu nấm trong suốt thời gian dài. Trường hợp, muốn ngâm rượu nấm linh chi với thời gian ngắn, thì bạn chọn dùng loại nấm thái lát thì sẽ tiện lợi hơn.

Bạn xếp 240gr nấm linh chi vào bình thủy tinh 5 lít, rồi đổ đầy ngập rượu 40 độ và phía trên thì bạn để miếng gạc để cho nấm linh chi không bị trồi lên trong quá trình ngâm.

Tần suất sử dụng: Nên uống rượu nấm linh chi với lượng nhỏ để cải thiện được triệu chứng đau, chống viêm và kháng khuẩn tốt cho cơ thể.

Chế biến món ăn

Ngoài công dụng ngâm rượu, sắc thuốc và uống trà, thì bạn có thể sử dụng nấm linh chi để nấu ăn thành nhiều món ngon hấp dẫn như:

  • Nấm linh chi hầm gà ác: gồm có nguyên liệu gà ác [được làm sạch], nấm linh chi, nấm bào ngư, nấm bạch tuyết, nấm đông cô, cà rốt và gia vị nêm nếm. Tất cả nguyên liệu được hầm với lửa nhỏ khoảng 30 phút.
  • Thịt heo xào nấm linh chi: gồm có thịt heo băm, nấm linh chi, nấm rơm, hành lá và hành tím cùng với gia vị nêm nếm theo khẩu vị của bạn.
  • Súp nấm linh chi: gồm có thịt gà đen, nấm linh chi thái lát, cà rốt và táo tàu, được hầm nấu cho đến khi các nguyên liệu mềm thì tắt bếp.
  • Cháo hạt sen nấm linh chi: gồm có hạt sen, nấm linh chi thái lát, gạo nếp cùng với những gia vị nêm nếm khác.

Pha với mật ong

Bạn dùng 20gr nấm linh chi thái lát cho vào nồi nước sôi để lửa nhỏ, đun từ 15 - 30 phút thì tắt bếp. Sau đó, bạn chắt nước ra và để nguội thì mới cho thêm khoảng 1 - 2 muỗng cà phê mật ong, khuấy đều trước dùng.

Tần suất sử dụng: Thưởng thức như trà nên uống 2 - 3 lần/tuần, thích hợp việc uống vào sáng sớm lúc bụng đang đói vì thành phần mật ong có thể chống viêm và tăng cường hệ miễn dịch.

Việc kết hợp nấm linh chi với mật ong có tác dụng phục hồi chức năng gan, hỗ trợ viêm loét dạ dày, viêm nhiễm mỡ, làm mờ vết thâm cũng như cải thiện sức khỏe của các tế bào da.

Kết hợp với nhân sâm

Bạn xếp nấm linh chi thát lát [250gr] với nhân sâm [150gr] vào bình thủy tinh, rồi đem đổ vào rượu 40 độ và đậy nắp kín để ngâm.

Tần suất sử dụng: Uống 1 ly nhỏ mỗi ngày trước giờ ngủ 3 tiếng hoặc trong bữa ăn tối, giúp tăng cường sức đề kháng, thanh lọc cho gan, có lợi cho sức khỏe xương khớp - gân cốt,… và tăng cường chức năng sinh lý nam giới.

Kết hợp với cam thảo

Nấu 100gr nấm linh chi đỏ cùng với 120gr cam thảo khoảng 20 phút, rồi bạn chiết ra và uống như trà.

Tần xuất sử dụng: Có thể sử dụng mỗi ngày nhưng tốt nhất khoảng 2 lần/tuần, có thể hỗ trợ điều trị chứng suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể và viêm gan mãn tính.

Kết hợp với tam thất

Dùng 7gr tam thất nấu chung với 12gr nấm linh chi thái lát trong 2 lít nước lọc, từ 60 – 90 phút trên ngọn lửa nhỏ.

Tần suất sử dụng: Theo sự hướng dẫn của người có chuyên môn để mang lại tác dụng thanh lọc, bồi bổ cơ thể, phục hồi sức khỏe và hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả.

Kết hợp với bột trà atiso

Hòa tan 10gr bột nấm linh chi với 10gr bột hoa atiso, pha như trà để thưởng thức.

Tần suất sử dụng: Có thể dùng mỗi ngày để cải thiện bệnh tiểu đường và bệnh gan nhờ khả năng giải độc và chống viêm nhiễm.

Làm mặt nạ dưỡng da

Hoà tan 2 muỗng canh bột nấm linh chi với 1 quả lòng đỏ trứng gà, bạn có thể cho thêm 1 muỗng canh nước cam để làm cho hỗn hợp sền sệt giúp đắp trên da tiện lợi hơn.

Tần suất sử dụng: Đắp mặt nạ khoảng 30 phút/lần, có thể áp dụng 2 lần/tuần để cải thiện tình trạng da mụn và cung cấp, duy trì độ ẩm trên da. Cách làm này phù hợp cho mọi loại da, kể cả da khô và da dầu.

Xem thêm:

Như vậy, Điện máy XANH đã hướng dẫn xong cho bạn 10 cách sử dụng nấm linh chi hiệu quả để hỗ trợ cải thiện tình trạng sức khoẻ hiện tại rồi nhé!

Biên tập bởi Nguyễn Loan Minh Trang • 11/11/2021

Bào tử nấm linh chi được xem là một sản phẩm phổ biến và là một trong những đề tài hấp dẫn dành cho các chương trình nghiên cứu các loại thảo dược cũng như trong việc hỗ trợ cho cơ thể, bồi bổ, hỗ trợ điều trị bệnh và làm đẹp. Với bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu chuyên sâu hơn về bảo tử về những công dụng thần kì cũng như cách thức hoạt động của các dược chất có trong bào tử nấm linh chi, từ đó chúng ta có thể nắm được thông tin và sử dụng đúng mục đích và nhu cầu của mình nhé!

Bào tử nấm linh chi là gì?

Là hình thể của hạt giống cây linh chi tạo ra trong thời kì sinh sản, cây nấm chỉ sản xuất được bào tử khi đã trưởng thành, về cơ bản bào tử nấm cũng giống so với các loại bào tử của các loại cây nấm khác, tuy nhiên khác biệt là bào tử nấm chứa dược chất rất đặc biệt mang lại hiệu hữu hiệu cho sức khỏe con người.

Trong các loại cây, nấm hiện nay, chỉ linh chi là được đánh giá cao về công dụng của hạt giống của mình, bởi cơ bản đây là loại nấm dược liệu, trên mọi thân, tai nấm của chúng đều chứa dược tính.

Về kích thước của bào tử: Bào tử có kích thước nhỏ li ti, có thể nhỏ và nhẹ hơn cả bụi phấn hoa, dễ bay trong không khí. Kích thước của bào tử nấm chỉ khoảng từ 5,5 – 10,2 μm hoặc có thể lớn hơn 1 chút là 8 – 11,5 μm x 6 – 7,7 μm, rất nhỏ mà thậm chí mắt thường cũng khó nhìn thấy được khi chúng ở dạng đơn lẻ.

Bào tử nấm linh chi nếu ở đơn lẻ sẽ rất khó nhìn thấy bằng mắt thường.

Mặc dù kích thước, hàm lượng dược tính có trong lớp bào tử này khác nhau tùy theo nguồn giống cũng như khu vực nuôi trồng, tuy nhiên với cấu trúc giống loài khá đặc biệt nên chúng luôn có độ ổn định về dược tính. Tại một số quốc gia như Nhật Bản, loại bào tử này mang tính quyết định đến chất lượng của một tai linh chi chất lượng, tức là bào tử của nấm linh chi càng nhiều thì dược chất có trong tai nấm càng cao, còn một số quốc gia quyết định giá trị theo mỗi phương thức khác nhau nhưng chủ yếu là khả năng và hàm lượng dược tính.

Bào tử nấm có hình dạng của trứng cút [truncate] với cấu trúc của 2 lớp vỏ kép khá cứng và khó phá vỡ, chính vì thế để nảy mầm cũng rất khó khăn đòi hỏi phải đạt đủ điều kiện thuận lợi, và đây cũng là lí do cho mãi đến năm 1971 2 nhà khoa học mới tìm ra cách cấy và nhân giống nấm linh chi để đưa vào môi trường nuôi trồng nông nghiệp.

Bào tử linh chi có trong mình nhiều hàm lượng dinh dưỡng và đặc tính hiệu quả cao, giúp cơ thể người cải thiện được các hệ tuần hoàn, điều chỉnh chức năng của cơ thể, tuy nhiên để có thể hấp thụ được dược lí của bào tử cần có một lượng nhiệt độ đủ cao và kéo dài mới có thể phá vỡ được lớp vỏ của bào tử linh chi, thông thường khi sử dụng nấm linh chi người ta chỉ lấy được khoảng 1 nửa dược lí của bào tử, nửa còn lại sẽ ở trong lớp vỏ kép của chúng.

Bào tử linh chi sẽ được sinh sản và phóng thích khi tai linh chi trưởng thành, trở thành hạt giống bám trên tai nấm, giúp chúng duy trì nòi giống trên 2000 năm nay.

Khi nuôi trồng với qui mô lớn, chúng sẽ bay và bám vào các cây linh chi khác nhau tạo nên một lớp bụi mỏng trên bề mặt nấm linh chi, loại phấn bào tử này có màu trông rất giống với đất bazan. Khi nấm linh chi thích phóng một lượng bào tử của mình, bạn chỉ có thể thấy thông qua kính hiển vi siêu nhỏ, còn đối với ngoài tự nhiên, bạn chỉ có thể thấy chúng phóng bào tử phóng vào ban đêm với điều kiện có một lượng ánh sáng chiếu trực tiếp vào cây nấm, bạn sẽ thấy một lượng bào tử như một lượng khói được lượn sóng trên tai nấm rất độc đáo. Còn đối với kinh hiển vi thì ta có thể quan sát được 1 lỗ thủng nhỏ trên bào tử, và ở sau đáy bào tử có một mấu lồi có đường kính khoảng 0,5 – 1,5 μm.

Tại lớp vỏ ngoài này bạn sẽ thấy rõ được các trụ chống dính, theo chuyên gia gọi là “gai chống” gồ thành các mụn cóc, Các trụ chống chính này là tầng cột theo những phân loại của Erdtman năm 1952.  Các trụ chống dính này kết nối với nhau thông qua vách mỏng chông từ nền tầng phủ lớp mỏng, không màu, bao bọc lên toàn bộ bên ngoài lớp bào tử. Để chế tạo thành các xoang lỗ ở dạng lớp vỏ ngoài, nhờ đó giúp khả năng bảo vệ cho vỏ bào tử là rất chắc chắn.

Các loại bào tử linh chi hiện nay:

Được hình thành từ cây nấm, từ đó ta cũng có thể dễ dàng phân tích các dược chất cũng như hiệu quả mà lớp bào tử này mang lại cho người dùng. Có đến khoảng 119 các hoạt chất và nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể con người điển hình như Germanium hữu cơ, vanadium, sắt, magie, ganoderic,… Có công dụng khá lớn cho việc bảo vệ gan, kiện não, giải độc, tăng tuổi thọ, tiêu độc, phòng và chống ung thư….

- 6 loại linh chi đang được nghiên cứu và được đánh giá cao:

•             Linh chi đỏ [Xích chi, Hồng chi hay Đơn chi]

•             Linh chi tím [Tử chi, Mộc chi]

•             Linh chi xanh [Thanh chi, Long chi]

•             Linh chi trắng [Bạch chi, Ngọc chi]

•             Linh chi đen [Hắc chi, Huyền chi]

•             Linh chi vàng [hoàng chi, kim chi]

Bào tử trên nấm linh chi đỏ đã trưởng thành.

>>> Tham khảo các loại nấm linh chi hiện nay : Tại Đây

- So sánh hàm lượng chất của Bào Tử và Tai Nấm:

Bào tử sở hữu hàm lượng Triterpenoids cao hơn hẳn so với cơ sở trọng lượng của tai linh chi đạt tiêu chuẩn, nhưng khi nghiên cứu về chất lượng và công dụng thì không chênh lệch quá nhiều, không khác nhau quá nhiều hoặt có thể nhiều hoặc ít hơn so với loại nấm khác.

Trong khi hợp chất Triterpenes này có đến 6 chủng Linh Chi tiêu chuẩn dao động với hàm lượng từ 2443.1 +/- 45.6mcg/g cho đến 4441.2 +/- 328.4mcg/g, khi mà lượng bào từ có hàm lượng trung bình ở 5549.2 +/- 317.3mcg/g [với tỉ lệ 24% cao hơn tai linh chi 6 chủng loại được ghi nhận].

Loại Linh Chi Rốc-Ka-Ku [Rokkaku-Reishi] trung bình khoảng 5875,8 +/- 80mcg/g đến 7034,2 +/- 274,8mcg/g [tất cả trọng lượng khi ở dạng khô]. Trong khi đó, hàm lượng Polysaccharide của bào tử nấm linh chi gần tương tự ở 40,1% khi ở trọng lượng khô.

Từ đó có thể rút ra được kết luận rằng bào tử nấm có hàm lượng cao hơn khoảng 24% so với tai linh chi nguyên thể, chứ không thể cao hơn gấp đôi như những lời lan truyền của các bài báo, trang mạng khác đưa ra.

Trong quá trình sử dụng thử, nếu chế biến bào tử nấm ở nhiệt độ cao mới có thể tận dụng được toàn bộ dược chất của bào tử thậm chí có thể cao hơn con số 24%, đồng thời mang lại hiệu quả cao hơn so với việc đun sôi không đạt thời gian, nhiệt độ.

Tác dụng của bào tử nấm:

Thúc đẩy tình trạng sức khỏe tim mạch:

Một số nghiên cứu cho thấy, bào tử của nấm có tác dụng làm giảm thiểu hàm lượng cholesterol xấu và tăng mức cholesterol có lợi trong hệ tuần hoàn máu. Bên cạnh đó, các dược chất có chứa trong thảo dược này mang lại khả năng tác động một cách tích cực đến não bộ, hệ tuần hoàn máu và cả tim mạch.

Đặc biệt, bào tử nấm có khả năng điều hòa tuần hoàn máu, làm giảm độ kết dính của các tế bào máu. Do đó, giúp cải thiện tình trạng tắc nghẽn mạch máu, giúp tăng cường sức khỏe cho tim và phòng ngừa các bệnh lý nguy hại khác của bộ phận này.

Giúp kiểm soát được lượng đường trong máu [hạ đường huyết]:

Chiết xuất của bào tử nấm sẽ mang lại tác dụng chống tiểu đường. Trong các nghiên cứu trên chuột bạch cho thấy, thành phần dược chất có trong nấm có khả năng làm tăng nồng độ insulin và giảm lượng đường trong huyết tương. Từ đó có thể thấy được khả năng chúng có tác dụng hạ đường huyết hiệu quả, giúp ngăn chặn bệnh tiểu đường phát triển mạnh và gây biến chứng nguy hại ở thận.

Tăng cường hệ thống miễn dịch:

Một trong những công dụng quan trọng mà bào tử nấm linh chi mang lại là giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Từ đó, giúp chống nhiễm vi khuẩn, vi trùng và ngăn ngừa các tế bào ung thư.

Phòng chống ung thư:

Nghiên cứu ống nghiệm đã cho thấy, bào tử nấm linh chi với dược chất Germanium có khả năng tiêu diệt và cản trở sự phát triển của tế bào ung thư và làm chậm thời gian di căn. Trên thực tế, có một số thử nghiệm lâm sàng đối với các bệnh nhân đang mắc ung thư vú, kết quả liệt kê ra đã cho thấy đến khoảng 59% người bệnh sẽ sống sót sau khi dùng bào tử nấm linh chi theo liều lượng chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, các nghiên cứu khác cũng cho thấy được loại dược liệu này mang lại lợi ích đối với bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt. Chúng có tác dụng giúp ngăn chặn bệnh phát triển, cản trở quá trình bệnh phát triển theo chiều hướng xấu.

Cách sử dụng bào tử nấm linh chi:

Bào tử nấm thường được dùng dưới dạng khô với nhiều hình thức sử dụng đa dạng khác nhau. Cụ thể với cách thức phổ biến nhất hiện nay như:

Pha trà bào tử uống mỗi ngày:

Dùng bào tử để hãm trà, cách pha chế này đơn giản như sau:

Trà bào tử kết hợp với mật ong: Dùng 10 – 20gr bào tử và khoảng 50g cam thảo. Hãm với nước sôi trong vòng 1 tiếng [đối với bào tử cần hãm lâu để đảm bảo phát huy toàn bộ tác dụng]. Mỗi ngày dùng khoảng 1, 2 lít nước hãm bào tử sẽ mang lại nhiều công dụng, giúp bồi bổ hệ thần kinh, thanh lọc cơ thể và điều trị các bệnh lý khác đã được nêu trên.

Trà bào tử có tác dụng điều trị huyết áp thấp.

Trà linh chi và nhân sâm: Sử dụng khoảng 5 gram nhân sâm và 10 gram bào tử nấm đem hãm nước sôi uống. Trà này có tác dụng cải thiện đáng kể tình trạng suy nhược thần kinh, giúp thanh lọc cơ thể và tăng  cường sức đề kháng. Đồng thời cũng giúp hỗ trợ điều trị huyết áp thấp và tăng cường khả năng tuần hoàn não.

Đắp mặt nạ bào tử:

Mặt nạ từ nấm linh chi là một trong những phương pháp làm đẹp hiệu quả từ thảo dược.

Đây là một rong những cách sử dụng làm đẹp cho chị em phụ nữ với bào tử nấm linh chi, cách làm cũng khá đơn giản như sau:

Nguyên liệu:

5-10gr bào tử.

1 lòng đỏ trứng gà

1 quả cam vắt

Cách làm:

Dùng các nguyên liệu như trên trộn đều tạo thành một hỗn hợp đặc sệt, sau khi pha chế và có được lượng hỗn hợp đắp lên da mặt vào buổi tối. Để khoảng 30 phút cùng với việc massage nhẹ trên toàn bộ phần da mặt, sau đó rửa sạch qua bằng nước ấm. Với cách làm này mỗi tuần 3 lần, sau khoảng 1 tháng bạn sẽ thấy khác biệt rõ rệt mà bào tử linh chi và các nguyên liệu đến từ tự nhiên mang lại.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách sử dụng nấm linh chi hiệu quả cao. 

Bài viết trên cung cấp các thông tin liên quan đến bào tử nấm linh chi, hi vọng sẽ giúp bạn có những thông tin cần thiết về bào tử nấm linh chi để có thể nhìn nhận một cách chính xác nhất về chúng.

Video liên quan

Chủ Đề