Cách sử dụng Wikipedia

Giả dụ bạn đang tìm một người nào đó có chuyên môn về những lĩnh vực tương đối khó như động đất chẳng hạn để viết bài cho bạn. Khi đó, bạn hãy mở trang động đất trên Wikipedia rồi chuyển tới thẻ tab history (lịch sử).

Tại đây bạn sẽ tìm thấy danh sách những người đã viết bài cho Wikipedia (về chuyên mục động đất). Hãy nhấn vào profile từng người rồi tìm hiểu thông tin về họ. Bạn hãy sử dụng tính năng Talk của Wikipedia để gửi tin nhắn cho người bạn quan tâm.

2. Loại bỏ đường link trong bài viết

Các trang Wikipedia có đường link nội bộ thường được viết bằng chữ đen, và đôi khi là chữ xanh bởi mỗi từ hoặc cả bài đều là đường link tới một bài viết khác trên Wikipedia.

Bài viết về Google trên Wikipedia là một ví dụ điển hình của thể loại này. Nếu bạn không muốn có những đường link này thì cần một sự thay đổi nho nhỏ, đó là gắn thêm cụm từ &printable=yes vào đằng sau đường URL trên thanh địa chỉ, hoặc nhấn vào đường link "Printable version" trong phần Toolbox trong cột menu bên tay phải.

Ví dụ: Bài viết về Google trên wikipedia có đường link: http://en.wikipedia.org/wiki/Google. Nếu không muốn có đường link trong bài viết này, bạn chỉ cần thay đổi thành: http://en.wikipedia.org/wiki/Google&printable=yes.

3. Kiểm tra bài viết qua RSS hoặc e-mail

Bạn có thể theo dõi xem ai đang chỉnh sửa một bài viết nào đó trên Wikipedia thông qua tính năng RSS hoặc thông báo bằng e-mail. Khả năng này rất hữu dụng trong 2 trường hợp: bạn muốn ngăn không cho ai đó chỉnh sửa trái phép bài viết, và muốn được cập nhập những thông tin mới nhất về bài viết hoặc chủ đề mà bạn quan tâm.

Để theo dõi các bài viết Wikipedia, bạn hãy nhấn vào thẻ tab History của bất cứ bài viết nào rồi chọn RSS từ phần sidebar bên phía phải. Khi đó đường dẫn của bài viết thường có dạng như sau (lấy ví dụ với Google): http://en.wikipedia.org/w/index.php?title=Google&feed=rss&action=history.

Bạn cũng có thể đăng ký feed này trong bất cứ trình đọc feed nào, hoặc sử dụng dịch vụ của trang web http://sendmerss.com để nhận thông tin qua e-mail.

4. Đọc Wikipedia trên điện thoại di động

Cách sử dụng Wikipedia

Mặc dù trang Wikipedia hiển thị khá tốt trên máy tính nhưng với kích thước màn hình nhỏ như điện thoại di động thì chúng lại không được tối ưu đến như vậy.

Trong trường hợp đó, bạn cần sử dụng công cụ đọc Wikipedia trên ĐTDĐ tại địa chỉ http://wapedia.mobi.

Ở đây có đầy đủ các ngôn ngữ cho bạn lựa chọn, từ tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, đến tiếng Trung, tiếng Nga Nếu bài viết Wikipedia quá dài, Wapedia sẽ chia chúng thành nhiều trang để điện thoại có thể tải nhanh hơn, cũng tương tự như tính năng Google Transcoder trước đây.

5. Tìm địa điểm/người/sự kiện gần với nhà bạn

Dịch vụ này sẽ kết hợp với công cụ bản đồ vệ tinh Google Maps. Sau khi truy cập vào trang web: http://maps.google.com, bạn cần vào phần More rồi kích hoạt lớp tính năng Wikipedia. Khi đó trên bản đồ sẽ xuất hiện những biểu tượng ký tự W gắn với mỗi địa điểm.

Cần tra cứ địa điểm nào, bạn chỉ cần nhấn vào biểu tượng ký tự W và đọc những bài viết liên quan. Tính năng này rất tiện dụng ở chỗ với bất kỳ địa điểm nào, bạn đều có những thông tin liên quan thú vị về chúng. Những bài viết này đã có sẵn trên Wikipedia, và tất cả những gì Google Maps cần làm là liên kết tới chúng mà thôi.

6. Tải bản Wikipedia đầy đủ về máy

Không phải lúc nào máy tính của bạn cũng kết nối với mạng Internet. Và đôi khi bạn muốn sử dụng Wikipedia mà không cần phải vào mạng thêm mất thời gian.

Giải pháp ở đây là bạn có thể tải cả bộ bách khoa toàn thư Wikipedia về máy tính và sử dụng offline trên đó một cách rất tiện lợi. Wikipedia cung cấp địa chỉ download tại: http://labnol.blogspot.com/2007/04/download-wikipedia-encyclopedia-with.html, hoặc tạihttp://download.wikipedia.org/backup-index.html.