Cách tạo collection trên shopbase

Diều Hâu » Thủ Thuật » Shopify và WooCommerce Đâu là nền tảng eCommerce tốt nhất?

Shopify và WooCommerce Đâu là nền tảng eCommerce tốt nhất?

Hôm nay chúng ta sẽ nói về việc lựa chọn nền tảng nào để xây dựng shop online trên WordPress?

Vậy ngoài WooCommerce ra còn có nền tảng nào khác không?

Tất nhiên là có, trong đó có một nền tảng khá nổi tiếng đó là Shopify.

Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu đến bạn Shopify là gì?

Và so sánh giữa Shopify và WooCommerce.

Xem đâu là nền tảng tốt nhất để xây một trang thương mại điện tử hiện nay.

Cách tạo collection trên shopbase

Mục Lục

  1. Tổng quan: Shopify và WooCommerce
    1. Shopify là gì?
    2. WooCoomerce là gì?
  2. Nên lựa chọn nền tảng nào cho trang thương mại điện tử
  3. Giá Cả: Shopify và WooCommerce
    1. Chi phí cho Shopify
    2. Chi phí cho WooCommerce
    3. Kết luận
  4. Phương thức thanh toán: Shopify và WooCommerce
    1. Shopify Shopify Payments
    2. WooCommerce Đa dạng hình thức thanh toán
    3. Kết luận
  5. Tính dễ sử dụng: Shopify và WooCommerce
    1. Shopify Dễ sử dụng không?
    2. WooCommerce Có dễ sử dụng?
    3. Kết luận
  6. Tích hợp và các tính năng bổ sung
    1. Shopify Shopify app store
    2. WooCommerce Hàng tấn add-on
    3. Kết luận
  7. Khả năng mở rộng và phát triển
    1. Shopify
    2. WooCommerce
    3. Kết luận
  8. Đội ngũ Support (hỗ trợ khi có vấn đề)
    1. Shopify
    2. WooCommerce
    3. Kết luận
  9. Dopshipping: Shopify và WooCommerce
    1. Shopify
    2. WooCommerce
    3. Kết luận
  10. Vậy Shopify và WooCommerce đâu là nền tảng tốt nhất?

Tổng quan: Shopify và WooCommerce

Trước khi bắt đầu tiến hành so sánh giữa Shopify và WooCommerce.

Hãy tìm hiểu qua một chút về 2 nền tảng thương mại điện tử lớn nhất hiện nay.

Trước hết hãy lướt qua 1 chút về khái niệm cơ bản

Shopify là gì?

Shoptify là một nền tảng eCommerce (thương mại điện tử) all-in-one.

Điều đó có nghĩa là bạn có thể dễ dàng tạo một cửa hàng online, chấp nhận thanh toán trực tuyến, và quản lý sản phẩm trên một nền tảng duy nhất.

Và bạn sẽ không cần quan tâm đến vấn đề kỹ thuật như: hosting, security, caching

WooCoomerce là gì?

WooCoomerce là một open source eCommerce plugin dành riêng cho WordPress.

Bạn có thể biến một website WordPress, thành một trang thương mại điện tử dễ dàng với plugin này.

Và vì nó là open source nên bạn dễ dàng tùy chỉnh theo ý mình.

Và bạn cũng dễ dàng thêm các chức năng mới với WooCommerce add-on (do chính WooCommerce xây dựng, hoặc bên thứ 3).

Nên lựa chọn nền tảng nào cho trang thương mại điện tử

Theo mình lựa chọn nền tảng nào sẽ còn phụ thuộc vào nhu cầu, cũng như trình độ của bạn.

Nhưng dưới đây sẽ là một vài vấn đề bạn sẽ cần để ý trước khí quyết định chọn nền tảng nào:

  • Chi phí: Chi phí đầy đủ cho trang thương mại điện tử với đầy đủ chức năng.
  • Dễ dàng sử dụng: Nó phải thật dễ sử dụng, kể cả với beginner.
  • Các phương thức thanh toán: Phải hỗ trợ đầy đủ các phương thức thanh toán phổ biến nhất (Paypal, chuyển khoản, stripe, visa)
  • Tích hợp: Rất nhiều dịch vụ và công cụ bên thứ 3 sẽ giúp bạn phát triển.
  • Khả năng mở rộng: Khả năng dễ dàng mở rộng sau này (chức năng)

Đây là một số vấn đề cơ bản bạn sẽ cần cân nhắc.

Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều điều khác như: shipping, quản lý hàng tồn kho, invoice, thuế

Trong bài viết này ta chỉ bàn đến những vấn đề cơ bản thôi.

Trước khi đi vào chi tiết, hãy cùng mình điểm qua infographic so sánh Shopify và WooCommerce dưới đây.

Cách tạo collection trên shopbase

Giá Cả: Shopify và WooCommerce

Chi phí luôn là vấn đề quan trọng nhất dẫn đến quyết định của bạn.

Bạn sẽ cần lên bảng dự kiến chi phí để xây dựng một trang thương mại điện tử.

Và các phần mềm hoặc tool cần cho business của mình.

Chi phí cho Shopify

Shopify biến việc xây dựng một cửa hàng trực tuyến thành một điều khá đơn giản.

Gói Basic rẻ nhất là 29$/tháng, tiếp theo là 79$/tháng và cuối cùng là 299$/tháng với đầy đủ chức năng.

Cách tạo collection trên shopbase

Với mỗi gói trên đều có: domain, SSL và Hosting.

Gói Basic có đủ tính năng cơ bản cho một cửa hàng trực tuyến đơn giản.

Bạn có thể thêm không giới hạn sản phẩm, 2 user account, unlimited storage, abandoned cart recovery

Tuy nhiên, gói này sẽ không bao gồm công cụ và add-on bên thứ 3 để nâng cấp shop online của bạn lên một tầm cao mới.

Sau này nếu muốn nâng cấp, chắc chắn bạn sẽ phải chọn gói cao hơn.

Thanh toán là một trong những thứ khác ảnh hưởng đến chi phí của bạn.

Cách tạo collection trên shopbase

Chi phí cho WooCommerce

WooCommerce thì hoàn toàn miễn phí, nhưng bạn sẽ cần một số thứ như:

  • Một website WordPress (domain, hosting, ssl)

Cách tạo collection trên shopbase

Những vấn đề này mình đã có bài giới thiệu chi tiết bạn có thể tham khảo:

  • Xây dựng Website WordPress thực sự tốn bao nhiêu tiền
  • Mua tên miền ở đâu là tốt nhất, trong nước hay nước ngoài
  • SSL là gì? Những điều cần biết trước khi mua một chứng chỉ SSL

Tóm lại thì tên miền đâu đó mất khoảng 10$, hosting 5$/tháng, SSL free.

WooCommerce thì free, và chỉ cần bỏ tiền cho chi phí về plugin bổ sung tính năng.

Bạn có thể thấy ngay là WooCommerce rẻ hơn rồi đúng không?

Và bạn sẽ không mất chi phí cho mỗi lần hoàn thành đơn hàng.

Cái hay nhất của WooCommerce là gì?

Bạn có thể quyết tính năng nào có trên website bạn bằng plugin, hoặc tự code.

Nói đến WooCommerce Add-on thì chắn chắc bạn sẽ phải hoa mắt với số lượng plugin.

Theme WooCoomerce và plugin cũng rất nhiều cho bạn lựa chọn.

Kết luận

Tất nhiên chiến thắng thuộc về: WooCommerce

Phương thức thanh toán: Shopify và WooCommerce

Có rất nhiều cổng thanh toán, bạn có thể sử dụng trên website bán hàng online.

Sẽ có cái hợp với người này, có người thì lại không.

Chính vì thế sự đa dạng trong phương thức thanh toán là điều cần thiết.

Đừng để người dùng của bạn hủy check out chỉ vì không thanh toán được.

Hãy cùng xem Shopify và WooCommerce trong so sánh này.

Shopify Shopify Payments

Shopify có rất nhiều lựa chọn thanh để bạn nhận tiền từ khách hàng.

Họ có phương thức thanh toán chính mình tên là Shopify Payment (powered by Stripe)

Cách tạo collection trên shopbase

Một trong những cổng thanh toán rất nổi tiếng.

Vấn đề bạn sẽ bị tính phí 2% cho mỗi đơn hàng thành công, khi thanh toán qua cổng thanh của bên thứ 3

Đây là khoản phí khá lớn, nếu so với các cổng thanh toán khác.

Trừ khi bạn đăng ký gói 299$/tháng thì phí sẽ chỉ cón 0.5%.

Shopify Payments sẽ có một khoản phí cố định cho thẻ tín dụng của bạn hàng tháng.

Credit card rate sẽ từ 2.9% + 30 cent cho gói Basic, và gói càng cao % càng thấp.

WooCommerce Đa dạng hình thức thanh toán

WooCoomerce cũng hỗ trợ thanh toán qua Paypal và Stripe.

Cách tạo collection trên shopbase

Ngoài ra nó cũng hỗ trợ tất cả các cổng thanh toán phổ biến khác.

Kể cả những cổng thanh toán không phổ biến trên thế giới (nhưng lại phổ biến tại nước của bạn).

Các công ty này hoàn toàn có thể tạo plugin để tương thích với WooCommerce.

WooCommerce không tính phí trên mỗi giao dịch của bạn.

Rất tuyệt vời phải không?

Bạn chỉ mất phí qua cổng thanh toán hoặc ngân hàng.

Ngoài ra, bạn có thể tự tích hợp các phương thức thanh toán khác trên website của mình.

Ví du: Trên TheDevKit của mình có chuyển khoản, momo, qua cổng thanh toán VTC

Kết luận

Việc lựa chọn cổng thanh toán rất quan trọng, nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản phí.

Trong so sánh này mình đánh giá WooCommerce chiến thắng.

Tính dễ sử dụng: Shopify và WooCommerce

Phần lớn các chủ shop online website không phải là website designer hoặc developer.

Mà ngay cả những dân kỹ thuật cũng ưa thích 1 nền tảng dễ sử dụng.

Vậy hãy xem giữa Shopify và WooCommerce bên nào dễ dùng hơn?

Shopify Dễ sử dụng không?

Shopify là một nền tàng hosted platform, có nghĩa là bạn sẽ không cần quan tâm đến các vấn đề:

Cài đặt như thế nào, có phải update thường xuyên không, bảo mật, hiệu năng, backup, các vấn đề về lỗi.

Cách tạo collection trên shopbase

Nó khá giống với Wix vậy.

Bạn chỉ cần đăng ký tài khoản, chọn theme và custom lại theo ý thích.

Và sau đó là add sản phẩm bạn muốn bán.

Cách tạo collection trên shopbase

Nó có một giao diện kéo & thả. Quản lý sản phẩm bán hàng, hàng tồn kho, khá dễ trên Shopify

Nhược điểm của cái này là quá ít section để design website.

Cách tạo collection trên shopbase

Nếu bạn dùng hay dùng page builder hoặc theme flatsome sẽ như này là quá ít.

Nếu muốn thêm các tính năng, bạn chỉ có thể sử dụng các app trên shopify store.

Cách tạo collection trên shopbase

Nhưng nếu bạn chỉ cần một cửa hàng online đơn giản.

Thì shopify có thể sẽ phù hợp với bạn.

WooCommerce Có dễ sử dụng?

WooCommerce là một plugin do đó bạn sẽ cần phải tự cài đặt, update, backup, bảo mật

Cách tạo collection trên shopbase

Nhưng có rất nhiều plugin xử lý được hàng loạt vấn đề đó giúp bạn.

WooCommerce cũng rất linh hoạt để tùy chỉnh theo ý bạn.

Nó là open source software nên bạn thoải mái tùy chỉnh.

Với hàng nghìn plugin có sẵn trên thị trường, bạn thoải mái thêm chức năng mà mình muốn.

Có cả trả phí và miễn phí.

Tuy nhiên mặc định thì WooCommerce không có chức năng kéo thả.

Bạn có thể sử dụng Elementor Pro, Beaver Builder, WPBakery, hoặc dùng Flatsome với UxBuilder.

Để build website với WooCommerce nhé.

Vấn đề ở đây bạn sẽ cần một chút hiểu biết về cách dùng chúng.

Mặc dù WooCommerce cũng có hướng dẫn sử dụng rất chi tiết.

Nhưng phải nói là nó không đơn giản như trên Shopify.

Kết luận

Mặc dù WooCommerce là tốt hơn, nhưng về mặt dễ sử dụng thì người chiến thằng lại là:Shopify

Tích hợp và các tính năng bổ sung

Bất kể bạn dùng nền tảng nào để xây dựng website bán hàng trực tuyến.

Chắc chắn bạn sẽ cần những tool hoặc dịch vụ của bên thứ 3 để phát triển cửa hàng.

Ví dụ: email marketing service, thu thập email, analytic tool

Vậy để xem Shopify và WooCommerce ai dễ dàng tích hợp và đa dạng hơn.

Shopify Shopify app store

Shopify có sẵn API và App Store với rất nhiều ứng dụng bên thứ 3 mà bạn có thể mua.

Cách tạo collection trên shopbase

Có khoảng vài trăm app ở trên này, đầy đủ tính năng từ: Thu thập email, SEO, review, discount, countdown..

Trong này có cả app miễn phí và trả phí, các app free thường được tạo bởi bên thứ 3.

Các ứng dụng này được tích hợp với store của bạn qua API.

Giá của các app sẽ khác nhau, và có các gói theo tháng.

WooCommerce Hàng tấn add-on

WooCommerce là một một phần mềm mã nguồn mở, được sử dụng rất rộng dãi trên WordPress.

Cách tạo collection trên shopbase

Nó có hơn 55.000 plugin miễn phí và rất nhiều plugin trả phí khác.

Về sự linh hoạt của WordPress thì chắc chúng ta không cần phải bàn cãi.

Hầu hết mọi tính năng bạn muốn, đều sẽ có plugin tương ứng.

SEO, tăng tốc WordPress, nén ảnh, backup, security, caching.

Chúng đều được code trên nền tảng WordPress, nên việc cài đặt và tích hợp rất dễ dàng.

Còn nếu bạn muốn plugin hay tính năng gì đó thật riêng biệt trên website.

Hoàn toàn có thể làm được (tự code, hoặc thuê wordpress developer).

Kết luận

Ở so sánh này WooCommerce hoàn toàn chiến thắng.

Việc tích hợp hoặc mở rộng tính năng quá dễ dàng với WooCommerce.

Với Shopify bạn thêm một plugin hay tính năng dành riêng cho bạn là rất khó.

Khả năng mở rộng và phát triển

Đã là kinh doanh bạn sẽ phải có bước tiến trên con đường của mình.

Và việc phát triển mô hình kinh doanh online của bạn.

Phụ thuộc khá nhiều vào nền tảng bạn đang sử dụng.

Khi bạn có nhiều đơn hàng hơn, nhiều lượt truy cập hơn, support khách hàng nhiều hơn.

Bây giờ chúng ta cùng xem Shopify và WooCommerce ai có khả năng mở rộng và phát triển tốt hơn.

Shopify

Shopify sẽ tự xử lý các vấn đề liên quan đến kỹ thuật trên website bán hàng của bạn.

Cách tạo collection trên shopbase

Sau này khi cửa hàng của bạn phát triển hơn.

Bạn chỉ cần mua các gói cao hơn để nâng cấp.

Cơ sở hạ tầng của họ đủ tốt để giúp bạn backup, update và security.

Họ cũng cung cấp gói dịch vụ doanh nghiệp (một phần trong gói Shopify Plus).

Điều này sẽ giúp bạn nhẹ đầu đến mấy vấn đề kỹ thuật, và tập trung tối đa vào business.

Nhưng mặt khác là bạn sẽ phải chi trả một khoản chi phí lớn hơn.

Hãy đảm bảo lợi nhuận của bạn đủ để trả những chi phí trên.

Mặt tốt khác ở đây là bạn sẽ không cần tiền thuê nhân công cho kỹ thuật.

WooCommerce

WooCommerce ngược lại với Shoptify nó linh hoạt, nó miễn phí và bạn cũng phải Tự quản lý tất cả.

Cách tạo collection trên shopbase

Mọi vấn đề từ kỹ thuật (hosting, backup, security)

Sau này khi website bán hàng online của bạn To hơn

Chắc chắn bạn sẽ phải nâng cấp hosting để đủ tải được lượng traffic lớn.

Mặt tốt là bạn có nhiều lựa chọn hơn, và toàn quyền kiểm soát website.

Bạn sẽ phải chú ý nhiều vấn đề hơn như: performance, bị hacker tấn công

Hiện cũng có khá nhiều công ty cung cấp dịch vụ WordPress Managed Hosting.

Nhưng nó rất chát, và thường website nhỏ chắc chắn là không đủ chi phí cho nó.

Kết luận

Mặc dụ WooCommerce mang đến sự linh hoạt, và khả năng kiểm soat tuyệt đối.

Nhưng người dùng luôn muôn mọi thứ thật đơn giản và dễ dàng.

Shopify là người chiến thắng.

Đội ngũ Support (hỗ trợ khi có vấn đề)

Cả Shopify và WooCommerce đề khá dễ sử dụng.

Nhưng đôi khi bạn cần tìm hiểu cách làm một cái gì mới mẻ.

Hoặc đôi khi bạn gặp một lỗi gì đó mà không biết xử lý ra sao.

Để xem đội ngũ support của Shopify và WooCommerce ai tốt hơn.

Shopify

Shopify là hosted platform, có nghĩa là họ kiểm soát và hiểu rõ phần mềm này nhất.

Cách tạo collection trên shopbase

Họ cung cấp Live chat 24/7, phone, email, twitter.

Đối với những người thích mày mò, họ có cung cấp tài liệu hướng dẫn đầy đủ.

Bằng video và có diễn đàn (hướng dẫn cách làm, kiến thức cơ bản).

Họ có cung cấp dịch vụ Shopify Experts.

Nơi bạn có thể chuyên gia bên họ để tích hợp các ứng dụng hoặc phần mềm bên thứ 3.

Shopify không cung cấp hỗ trợ cho bất kỳ theme hoặc app của bên thứ 3 nào khác.

WooCommerce

WooCommerce là một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn nhất thế giới.

Cách tạo collection trên shopbase

Vì thế mà có khá nhiều tài liệu, hướng dẫn, bạn có thể tìm thấy.

Bạn có thể vào các forum hoặc blog chuyên về WordPress để tìm thủ thuật, hoặc hướng dẫn.

Cũng có rất nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này bạn có thể thuê.

Khi bạn có vấn đề liên quan đến hosting có thể nhờ đến bên thuê hosing.

Còn các vấn đề vêt theme hoặc WooCommerce add-on bạn có thể hỏi trực tiếp các nhà phát triển.

Họ sẽ có trách nhiệm support bạn.

Do sự phổ biến bạn, có thể tìm thấy rất nhiều chủ đề liên quan đến lỗi bạn gặp

Trên mạng, forum hay nhờ một chuyên gia giúp.

Kết luận

Người chiến thắng là Shopify, tất nhiên mọi thứ bạn dùng đều được họ kiếm soát và hiễu rõ nhất. Việc support sẽ rất dễ dàng.

Dopshipping: Shopify và WooCommerce

Dropshipping là một hình thức kinh doanh trực tuyến mà các cửa hàng thương mại điện tử không cần lưu trữ các sản phẩm vật lý ở trong kho.

Thay vào đó, sẽ đặt hàng trực tiếp từ nhà sản xuất sau đó vận chuyển chúng đến cho khách hàng.

Do chi phí đầu tư khá thấp, nên đây đã trở thành một ngành kinh doanh khá phổ biến.

Hiện ở Việt Nam cũng rất nhiều anh em theo Dropshipping.

Nên mình sẽ so sánh luôn giữa Shopify và WooCommerce, đâu là nền tảng tốt hơn cho Dropshipping.

Shopify

Về cơ bản một trang Dropshipping, không khác một trang thương mại điển tử là mấy.

Người dùng tìm sản phẩm, cho vào giỏ hàng và thanh toán.

Sau đó tùy thuộc vào nhà cung cấp, bạn sẽ phải đặt hàng cho người dùng.

Shopify cũng tích hợp sẵn app cho một số marketplace dropshipping phổ biến như:

AliExpress, Oberlo, Printify,

Tuy nhiên mỗi marketplace đều sẽ có một khoản phí membership, shipping, và các khoản phí khác.

Bạn sẽ cần để ý.

WooCommerce

Rất nhiều người lựa chọn WooCommerce trong Dropshipping.

Vì sao?

Đơn giản là WooCommerce cho phép bạn cài đặt những extension, giúp việc thực hiện đơn hàng dễ hơn.

Bạn có thể dễ dàng tìm các extension này giúp bạn: Import sản phẩm ngay lập tức, thực hiện đặt hàng

Thậm chí bạn có thể tự tạo một marketplace trên chính website của mình.

Và cho phép các nhà cung cấp khác đăng sản phẩm lên để bán.

Hãy nhớ rằng các nhà cung cấp đều có yêu cầu tối thiểu về số lượng sản phẩm (phí thành viên, phí khác).

Kết luận

WooCommerce là người chiến thắng, vì nó mạng lại sự tiện lợi trong Dropshipping.

Vậy Shopify và WooCommerce đâu là nền tảng tốt nhất?

Shopify và WooCommerce cả hai đều là nền tảng tuyệt vời, để xây dựng website thương mại điện tử.

Đâu là nền tảng tốt hơn sẽ phụ thuộc vào sở thích cá nhân và kỹ năng của người đó.

Shopify rất dễ dàng sử dụng. Nó không yêu cầu bất cứ thứ gì.

Bạn chỉ việc đăng ký và đăng sản phẩm, cài đặt phương thức thanh toán

Đó là đủ để bạn có một trang thương mại điện tử.

Điểm bất lợi cửa Shopify là bạn không có toàn quyền kiểm soát mọi thứ.

Chi phí của bạn sẽ tăng cao với phí giao dịch, add-on, và tích hợp với tool bên thứ 3.

Các tính năng nâng cấp chỉ giới hạn trong các plan có sẵn.

WooCommerce thì lại hoàn toàn cho bạn toàn quyền kiểm soát.

Chi phí để xây dựng một website với WooCommerce cũng rẻ hơn nhiều.

Khó khăn khi sử dụng WooCommerce là bạn sẽ phải tập làm quen để tự quản lý website khi mọi trường hợp xấu có thể xảy ra.

Bạn sẽ phải học cách sử dụng, nhưng đã có hàng triệu người đã và đang dùng nó.

Có một cộng đồng đông đảo sẵn sàng hỗ trợ bạn

Nếu bạn đang tìm một nền tảng với chi phí rẻ, với toàn quyền kiểm soát website bán hàng trực tuyến của mình, WooCommerrce chính là lời giải cho bạn.

Còn nếu bạn muốn thứ gì đó không rắc rối, đơn giản và không ngại chi phí lớn. Hãy sử dụng Shopify.

Hy vọng bài viết nay giúp bạn hiểu hơn về Shopify và WooCommerce.

Hãy tham khảoWix và WordPress Cái nào tốt hơn, để lựa chọn nền tàng phù hợp để xây dựng website.

Bạn đang dùng Shopify hay WooCommerce comment ở dưới cho mình biết nhé !

Tags ecommercegiao diện bán hànginfographictheme bán hàngWooCommerce
Chia sẻ lên:
Đăng ký
Thông báo về
có theo dõi mới cho bình luận của bạn có trả lời mới cho bình luận của bạn
5 Bình Luận
Inline Feedbacks
View all comments

Auto barie
14/05/2019 4:30 pm

Bạn cho mình một số addon plugin flatform woo dc không ạ

Diều Hâu(@audi)
Quản trị viên
Trả lời Auto barie
14/05/2019 4:38 pm

Bạn muốn hỏi add-on chức năng gì nhỉ

Bạc Tiểu Phương
13/02/2020 11:51 am

Có cách nào đồng bộ sản phẩm từ wordpress lên shopee không bác? Post tay hơi lâu !

Dong Ng
09/09/2021 4:39 pm

Mình thấy dropshipping chọn shopify cũng nhiều mà. Bạn làm bài về sapo, kiot việt đi

Minh An(@minhan)
Quản trị viên
Trả lời Dong Ng
10/09/2021 12:08 pm

Ok, mình sẽ thu xếp để viết về 2 nền tảng này