Cách tắt máy tính win7

Thao tác tắt máy tính Windows bằng chuột chắc hẳn người dùng nào cũng biết và có thể dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên, ngoài cách sử dụng chuột thì vẫn còn một cách tắt máy tính nhanh mà không phải ai cũng biết chính là thực hiện tắt máy tính bằng bàn phím. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm được thủ thuật thú vị này nhé! 

Nên tắt máy tính bằng bàn phím hay bằng chuột thông thường?

Với cách tắt máy tính thông thường sử dụng chuột thì người dùng có thể thực hiện đơn giản chỉ với một vài thao tác di chuyển chuột như sau: Di chuyển chuột đến mục Menu Start >> Nhấn chuột trái >> Chọn lệnh Shutdown để tắt máy tính nhanh chóng. Tuy nhiên trong một số trường hợp máy tính bị treo hoặc đơ chuột, để tắt máy tính Windows thì buộc người dùng phải sử dụng nút nguồn hoặc cách tắt máy tính bằng bàn phím

So với việc tắt máy tính PC, laptop bằng chuột thì thao tác sử dụng bàn phím sẽ nhanh chóng hơn bằng cách sử dụng tổ hợp phím tắt máy tính. Cách này thường được áp dụng thực hiện nhanh khi người dùng đột ngột cần di chuyển hoặc muốn tắt nhanh máy tính, laptop chỉ bằng một thao tác. Việc sử dụng tổ hợp phím tắt sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian đáng kể, đặc biệt không cần đợi tắt từng chương trình trên máy tính mới có thể tắt máy. 

Sở hữu nhiều ưu điểm tiện ích như vậy nhưng không phải người dùng nào cũng biết cách sử dụng bàn phím để tắt máy tính nhanh chóng. Do vậy, bạn đừng bỏ qua hướng dẫn chi tiết các cách tắt máy tính Windows bằng bàn phím sẽ được chia sẻ trong phần tiếp theo. 

Hướng dẫn cách tắt máy tính nhanh bằng bàn phím

Việc sử dụng các tổ hợp phím tắt máy tính này sẽ giúp bạn thao tác tắt máy tính nhanh hơn rất nhiều so với sử dụng chuột. Ngoài ra, thao tác này còn thể hiện bạn là một người rất thành thạo về máy tính.

1. Hướng dẫn cách tắt máy tính bằng bàn phím dùng chung cho Windows

Bước 1: Để tắt máy tính Windows nhanh chóng bằng bàn phím, người dùng có thể sử dụng ngay tổ hợp phím tắt Windows + D để đưa trở về màn hình Desktop nếu đang sử dụng các cửa sổ khác. Trường hợp đang trên màn hình Desktop thì bỏ qua Bước 1 này.

Bước 2: Người dùng nhấn tiếp tổ hợp phím ALT + F4 và nhấn Enter để xác nhận lệnh tắt máy tính.

Lưu ý: Với cách tắt máy tính nhanh này thì tốc độ thực hiện khá nhanh và bạn cần đảm bảo các file tài liệu hay ứng dụng, nội dung đang làm việc đã được lưu trữ rồi, tránh mất dữ liệu.

>> XEM THÊM:

2. Hướng dẫn cách tắt máy tính bằng bàn phím trên Windows 7 siêu nhanh

Với cách tắt máy tính trên Windows 7 bằng bàn phím thực hiện cực nhanh như sau: Bạn  nhấn phím Windows [biểu tượng cửa sổ] trên bàn phím và nhấn mũi tên sang phải, rồi nhấn Enter để tắt nhanh thiết bị. 

3. Tắt máy tính bằng bàn phím trên laptop, PC Windows 8/8.1 và Windows 10

Cách tắt máy tính và laptop trên hệ điều hành Windows 8 và 10 so với Win 7 có phần phức tạp. Nhìn chung cách thực hiện tắt máy tính bằng bàn phím vẫn nhanh chóng và thuận tiện hơn nhiều so với tắt bằng chuột truyền thống. 

Chi tiết cách thực hiện như sau: Bạn nhấn tổ hợp phím tắt Windows + X, rồi nhấn liên tục phím U hai lần để thấy máy tính tắt nhanh đến kinh ngạc.

Như vậy trên đây là toàn bộ hướng dẫn cách tắt máy tính bằng bàn phím vô cùng đơn giản nhưng lại phát huy hiệu quả cực nhanh. Vậy bạn còn chờ gì mà không thử ngay những mẹo hay thú vị này để tiết kiệm thời gian nhé!

  • Xem thêm: 6 phần mềm khóa thư mục trên máy tính tốt nhất hiện nay

Tắt máy tính là thao tác mà hầu như bất cứ ai trong chúng ta đều biết cách thực hiện khi sử dụng máy tính. Tuy nhiên có thể các bạn chưa biết rằng chúng ta có rất nhiều cách để có thể tắt máy tính một cách dễ dàng. Ở bài viết sau đây ThuThuatPhanMem.vn sẽ giới thiệu đến các bạn một số cách để tắt máy tính trên windows 10 và windows 7. Mời các bạn theo dõi!

1. Tắt máy tính theo cách thông thường.

Đây là cách mà hầu như ai trong chúng ta cũng thực hiện hàng ngày, áp dụng cả trên windows 10 và windows 7.

Trên windows 10 chúng ta nhấn vào nút Start chọn nút nguồn sau đó chọn Shut down để tắt máy.

Trên Windows 7 thì chúng ta nhấn nút Start sau đó nhấn shut down là máy tính tắt.

2. Chuột phải lên nút Start

Với cách thay vì nhấn thẳng vào nút Start chúng ta sẽ chuột phải lên nút Start hoặc nhấn tổ hợp phím Windows + X khi đó một cửa sổ sẽ hiện lên. Các bạn chọn Shut down or sign out sau đó chọn Shut down để tắt máy.

Cách này không áp dụng được trên windows 7.

3. Dùng lệnh shutdown /s để tắt máy

Cách này chúng ta có thể áp dụng trên windows 10 và windows 7, cách làm y hệt nhau.

Các bạn nhấn Windows+R để mở hộp thoại Run sau đó nhập lệnh shutdown /s rồi nhấn Enter để tắt máy tính.

Các bạn cũng có thể mở CMD và nhập lệnh shutdown /s để tắt máy tính:

4. Dùng lệnh Slidetoshutdown.exe

Cách này chỉ dùng được trên windows 10, các bạn nhấn Windows + R để mở hộp thoại Run sau đó nhập lệnh Slidetoshutdows.exe và nhấn Enter

Sau đó các bạn sẽ thấy màn hình khoá trượt xuống nửa màn hình, để tắt máy tính thì bạn chỉ cần dùng chuột kéo màn hình khoá đó xuống hẳn là xong.

5. Dùng phím tắt Alt+F4

Đây là cách máy tính cũng khá nhanh, có thể dụng trên cả windows 7 và windows 10.

Để sử dụng cách này các bạn phải đang ở màn hình Desktop, các bạn có thể nhấn phím Windows + D để thu nhỏ tất cả các ứng dụng trở về màn hình Desktop. Sau đó nhấn tổ hợp phím Alt+F4

Lúc này một cửa sổ nhỏ hiện lên các bạn chọn Shut down sau đó nhấn OK hoặc nhấn Enter để tắt máy.

6. Dùng nút nguồn để tắt máy tính

Nhiều bạn nghĩ rằng khi nhấn nút nguồn trên thân máy tính thì máy tính sẽ tắt nhưng thực chất máy tính chỉ về trạng Sleep chứ không tắt hẳn. Chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi điều này bằng cách sau:

Trên windows 7 hoặc windows 10 các bạn mở khung tìm kiếm và nhập từ power option, sau đó chọn kết quả Power Option

Cửa sổ mới hiện lên các bạn chọn mục Choose what the power buttons do

Tiếp theo tại mục When I press the power button các bạn chọn lựa chọn là Shut down, sau đó nhấn Save changes

Như vậy từ giờ khi bạn nhấn nút nguồn thì máy tính sẽ tắt thay vì vào trạng thái sleep.

Trên đây là một số cách tắt máy tính trên windows 10 và windows 7 mà ThuThuatPhanMem.vn giới thiệu đến các bạn, hy vọng các bạn sẽ thấy bài viết hữu ích. Chúc các bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề