Cách tính giá vốn theo phương pháp nhập trước xuất trước

Chúng ta cùng tìm hiểu xem cách tính giá vốn hàng bán theo phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO) được tính như thế nào theo nguyên lý kế toán một cách đơn giản dễ hiểu nhất.

Tính giá vốn hàng bán theo phương pháp nhập trước xuất trước là 1 trong 4 cách tính giá vốn theo chuẩn mực kế toán. Vậy nhập trước xuất trước là gì ?

Cách tính giá vốn theo phương pháp nhập trước xuất trước

Hãy xem hình trên để hình dung phương pháp FIFO là gì, những cái gì ta nhập trước sẽ được xuất đi trước, giống như một cái ống, cái nào đi vào trước thì sẽ đi ra trước.

Vậy trong kế toán hàng bán, thường những loại mặt hàng nào sẽ sử dụng phương pháp FIFO này ? Đó chính là những loại hàng bán sản phẩm có hạn sử dụng như: thuốc, thực phẩm, mỹ phẩm,..

Phương pháp này có nhược điểm là làm cho doanh thu bán hàng hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại. Và nếu số lượng, chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập – xuất liên tục, thì sẽ gây khó khăn cho việc tính toán được giá vốn chính xác.

Cách tính giá vốn hàng bán theo FIFO

Giả sử ta tính giá vốn hàng bán cho sản phẩm A bằng phương pháp FIFO với tồn đầu kỳ của sản phẩm A là: số lượng = 30, đơn giá tồn kho = 15.000, tổng trị giá hàng tồn đầu kỳ là của A là: 30 x 15.000 = 450.000.

Hãy xem hình dưới đây:

Cách tính giá vốn theo phương pháp nhập trước xuất trước

Diễn giải:

  • Ngày 03/06: nhập số lượng 12, đơn giá nhập = 17.000, như vậy trị giá hàng tồn kho sau khi nhập là: số lượng = 30 + 12 = 42, Trị giá hàng tồn = 30×15.000 + 12×17.000 = 654.000
  • Ngày 04/06: xuất số lượng 36, hãy xem kỹ cách tính giá bán trên hình. Với xuất số lượng 36 thì kho sẽ trừ đi lần lượt: (-30) của tồn đầu kỳ, (-6) của lần nhập ngày 03/06. Như vậy tổng trị giá xuất ta có được là 552.000, khi đó giá vốn (ĐG) = 552.000/36 = 15.333

Như vậy tính trên một sản phẩm với số lượng chứng từ nhập xuất ít, thì bạn có thể quản lý được trên excel hoặc sổ sách. Tuy nhiên với số lượng lớn các mặt hàng cũng như các chứng từ thì bạn phải cần đến một phần mềm kế toán chuyên nghiệp để quản lý.

Cách tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO nhập trước xuất trước và ví dụ cụ thể đối với phương pháp nhập trước xuất trước

Hiểu đơn giản về cách tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO nhập trước xuất trước các bạn lưu ý là giá trị trong kho nào có trước xuất đi trước, có sau xuất đi sau, bắt đầu xuất từ tồn đầu kỳ

Cách tính giá vốn theo phương pháp nhập trước xuất trước

Cách tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO ( nhập trước xuất trước)

Khái niệm phương pháp FIFO:

Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất trước, và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ.

Đơn giá nhập kho = Giá nhập kho/ Số lượng nhập kho

Ưu điểm: Tính toán được giá trị của hàng xuất kho của từng lần xuất hàng nên cung cấp được số liệu kịp thời cho kế toán ghi sổ

Nhược điểm: Doanh hiện tại không phù hợp với Chi phí hiện tại

Vận dụng phương pháp FIFO để tính giá xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ để tính giá thành sản xuất trong doanh nghiệp

Xem thêm: Học kế toán thực hành ở đâu - để làm được kế toán sản xuất 

Đối tượng áp dụng cách tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO:

+ Áp dụng cho những doanh nghiệp có hàng hóa mà giá cả có tính ổn định, hoặc giá cả hàng hóa đang trong thời kỳ có xu hướng giảm

+ Thường là các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng có hạn sử dụng nhỏ mà thiết yếu như: thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc,…

Ví dụ về cách tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO

Bài tập: Doanh nghiệp A hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và có tình hình nguyên vật liệu trong tháng 9 như sau:

- Tồn kho đầu tháng: 4.000 kg đơn giá: 120.000đồng/kg

1. Ngày 1/9, mua nhập kho 3.500 kg, giá mua chưa thuế GTGT 10% là 118.000 đồng/kg, đã thanh toán bằng tiền vay ngân hàng.

2. Ngày 6/9 xuất kho 4.500 kg cho sản xuất sản phẩm.

3. Ngày 8/9, Nhận góp vốn kinh doanh 8.000 kg NVL, nhập kho theo giá trị thỏa thuận là 121.000 đồng/kg. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ đã chi bằng tiền mặt: 8.000.000 đồng.

4. Ngày 10/9, xuất kho 6.000 kg, một nửa cho sản xuất sản phẩm, một nửa dùng chung cho phân xưởng.

5. Ngày 30/9, Kiểm kê số lượng vật liệu tồn kho thực tế 4.950 kg, số chênh lệch so với số kế toán chưa có quyết định xử lý.

Yêu cầu: Định khoản, phản ánh vào tài khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh biết DN A tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp: Nhập trước xuất trước (FIFO)

Hãy định khoản và vận dụng cách tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO trên để làm bài tập trên 

Bài làm:

1/ Ngày 1/9, mua nhập kho 3.500 kg, giá mua chưa thuế GTGT 10% là 118.000 đồng/kg, đã thanh toán bằng tiền vay ngân hàng

Nợ TK 152:   3500 x 118.000 = 413.000.000

    Nợ TK 133:   41.300.000

      Có TK 3411: 454.300.000

2/ Ngày 6/9 xuất kho 4.500 kg cho sản xuất sản phẩm.

Nợ TK 621:  4000 x 120.000 + 500 x 118.000 = 539.000.000

       Có TK 152:  539.000.000

3/ Ngày 8/9, Nhận góp vốn kinh doanh 8.000 kg NVL, nhập kho theo giá trị thỏa thuận là 121.000 đồng/kg. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ đã chi bằng tiền mặt: 8.000.000 đồng.

3a) Nợ TK 152: 8000 x 121.000  = 968.000.000

      Có TK 411: 968.000.000

3b) Nợ TK 152: 8000.000

      Có TK 111: 8000.000

Giá nhập kho = 968.000.000 + 8.000.000 = 976.000.000

Đơn giá nhập = 976.000.000 / 8000= 122.000/kg

4/ Ngày 10/9, xuất kho 6.000 kg, một nửa cho sản xuất sản phẩm, một nửa dùng chung cho phân xưởng.

Nợ TK 621: 360.000.000

Nợ TK 627: 360.000.000

Có TK 152: 3000 x 118.000 + 3000 x 122.000 = 720.000.000

5/ Ngày 30/9, Kiểm kê số lượng vật liệu tồn kho thực tế 4.950 kg, số chênh lệch so với số kế toán chưa có quyết định xử lý.

Theo sổ sách số lượng cuối ký = 4000+ 3500 + 8000-4000-3500-3000 = 5000kg

Thực tế: 4.950 kg đang thiếu 50kg chưa có quyết định xử lý

Nợ TK 1381:  6.100.000

 Có TK 152: 50 x 122.000 = 6.100.000  (Xuất theo đúng FiFO)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

⇒ Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên

⇒ Học kế toán sản xuất - Trên chứng từ gốc cty bạn, học thật làm thật tới khi làm được việc

⇒ Các phương pháp tính giá thành sản xuất


Cách tính giá vốn theo phương pháp nhập trước xuất trước

Các bài viết mới

Việc những loại hàng hóa giống nhau nhưng được mua với những mức giá khác nhau làm phát sinh vấn đề là sử dụng trị giá vốn nào cho hàng hoá tồn kho cuối kỳ và trị giá vốn nào cho hàng hoá bán ra.

Theo chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho thì chúng ta có các phương pháp tính giá trị hàng xuất kho như sau:
Cách tính giá vốn theo phương pháp nhập trước xuất trước

Phương pháp bình quân gia quyền.

Phương pháp tính theo giá đích danh.

Phương pháp nhập trước, xuất trước.

Phương pháp nhập sau, xuất trước.

Sau đây KẾ TOÁN THIÊN ƯNG sẽ hướng dẫn các bạn cách tính giá xuất kho hàng bán theo những phương pháp này với những ví dụ cụ thể.

1. Phương pháp giá bình quân gia quyền (hay được các DN sử dụng)

Theo phương pháp này giá xuất kho hàng hoá được tính theo đơn giá bình quân (bình quân cả kỳ dự trữ, bình quân cuối kỳ trước, bình quân sau mỗi lần nhập)

Giá thực tế nguyên vật liệu, hàng hoá xuất dùng = Số lượng xuất dùng XGiá đơn vị bình quân

Giá đơn vị bình quân được xác định bằng nhiều cách:

* Phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ.

Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít doanh điểm nhưng số lần nhập, xuất mặt hàng lại nhiều, căn cứ vào giá thực tế, tồn đầu kỳ để kế toán xác định giá bình quân của một đơn vị sản phẩm, hàng hoá.

Giá thực tế tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ

Đơn giá bình quân = ----------------------------------------------------

của cả kỳ dự trữ

Số lượng tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ

VD: Tồn đầu kỳ NVL B: 2000 kg đơn giá 2000đ/kg

Nhập trong kỳ NVL B: 7000kg đơn giá 1700đ/kg

Bài giải : Cuối kỳ tính

Đơn giá bình quân 1 kg = ((2000 x 2000) + (7000 x 1700))/ (2000 + 7000) = 1766 đ/kg

* Phương pháp bình quân cuối kỳ trước:

Phương pháp này khá đơn giản và phản ánh kịp thời tình hình biến động của nguyên vật liệu, hàng hoá. Tuy nhiên lại không chính xác vì không tính đến sự biến động của giá cả.

Giá thực tế tồn đầu kỳ (hoặc cuối kỳ trước)

Đơn giá bình quân = --------------------------------------------------------

cuối kỳ trước

Lượng thực tế tồn đầu kỳ (hoặc cuối kỳ trước)

* Phương pháp đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập

- Ưu điểm: Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của hai phương pháp trên, vừa chính xác, vừa cập nhập được thường xuyên liên tục.

- Nhược điểm của phương pháp này là tốn nhiều công sức, tính toán nhiều lần

Giá thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập

Đơn giá bình quân = -------------------------------------------------

sau mỗi lần nhập

Lượng thực tế tồn đầu kho sau mỗi lần nhập

VD: Ngày 1/1 tồn kho NVL A: 3.000kg đơn giá 1.000đ/kg

Ngày 3/1 nhập kho NVL A: 2.000kg đơn giá 1.100đ/kg

Ngày 4/1 xuất kho NVL A: 4.000kg

Ngày 5/1 nhập kho NVL A: 3.000kg đơn giá 1.080đ/kg

Ngày 6/1 xuất kho NVL A: 3000kg

Bài giải:

Xác định đơn giá bình quân 1kg NVLA

A = (3.000 x 1.000) + (2.000 x 1.100)/ (3000 + 2000) = 1.040 đ/kg

Ngày 4/1 xuất đi 4.000 x 1.040 = 4.160.000

Vậy tồn kho (3.000 x 1.000) + (2.000 x 1.100) - 4.160.000 = 1.040.000

Ngày 5/1 nhập = 1040.000 + (3.000 x 1.080)/ (1000 + 3000) = 1.070 đ/kg

Ngày 6/1 Xuất 2.000kg => 3.000 x 1.070 = 3.210.000 đ/kg

2. Nhập trước – xuất trước:

Hàng hoá nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước rồi mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng lần nhập. Do vậy hàng hoá tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số vật liệu mua vào trong kỳ. Phương pháp thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm.
Thường các doanh nghiệp kinh doanh về thuốc,mỹ phẩm…
- Ưu điểm: Có thể tính được ngay trị giá vốn hàng xuất kho từng lần xuất hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý. Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó. Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên bán cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn.
- Nhược điểm: Làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại.Theo phương pháp này doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hóa đã có được từ cách đó rất lâu. Đồng thời nếu số lượng, chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều.

VD: Tình hình nhập xuất trong tháng 2 của công ty Thiên Ưng như sau:
Đầu kỳ tồn kho: 5 chiếc xe lifan, đơn giá 10.000.000đ
Ngày 01/2nhập : 20 chiếc xe lifan, đơn giá 11.000.000đ/chiếc
Ngày 08/2 nhập : 10 chiếc xe lifan, đơn giá 12.000.000đ/chiếc
xuất : 15 chiếc xe lifan
Ngày 22/2 xuất : 15 chiếc xe lifan
Bài giải
Tính nhập trước - Xuất trước: trước hết căn cứ số lượng xuất kho để tính giá thực tế hàng xuất kho theo nguyên tắc lấy hết số lượng và đơn giá nhập kho lần trước, xong mới lấy đến số lượng và đơn giá nhập lần sau, làm giá thực tế của từng lần xuất:
Giá trị vật tư xuất trong kỳ:
Ngày 08/2 xuất kho: 5 x 10.000.000 + 10 x 11.000.000 = 160.000.000 đ
Ngày 22/2 xuất kho: 10 x 11.000.000 + 5 x 12.000.000 =170.000.000 đ

3. Nhập sau – xuất trước:

Hàng hoá nào mua vào sau cùng sẽ được xuất trước. Phương pháp này ngược với phương pháp trên, chỉ thích hợp với giai đoạn lạm phát.
Thường các doanh nghiệp kinh doanh về xây dựng…
- Ưu điểm :Với phương pháp này chi phí của lần mua gần nhất tương đối sát với trị giá vốn của hàng thay thế. Việc thực hiện phương pháp này sẽ đảm bảo được yêu cầu của nguyên tắc phù hợp trong kế toán
- Nhược điểm: Trị giá vốn của hàng tồn kho cuối kỳ có thể không sát với giá thị trường của hàng thay thế
VD: Tình hình nhập xuất trong tháng 3 của công ty Thiên Ưng như sau:
Đầu kỳ tồn kho: 5 chiếc xe lifan, đơn giá 10.000.000đ
Ngày 01/3nhập : 20 chiếc xe lifan, đơn giá 11.000.000đ/chiếc
Ngày 10/3 xuất : 15 chiếc xe lifan
nhập : 10 chiếc xe lifan, đơn giá 12.000.000đ/chiếc
Ngày 28/3 xuất : 17 chiếc xe lifan
Bài giải:
Tính nhập sau - xuất trước: trước hết căn cứ số lượng xuất kho để tính giá thực tế hàng xuất kho theo nguyên tắc lấy hết số lượng và đơn giá lần nhập sau cùng trước khi xuất, sau đó mới lấy đến số lượng và đơn giá lần nhập trước đó, tính giá thực tế của từng lần xuất:
Giá trị vật tư xuất trong kỳ:
Ngày 10/3 xuất kho: 10 x 12.000.000 + 5 x 11.000.000 = 175.000.000 đ
Ngày 28/3 xuất kho: 15 x 11.000.000 + 2 x 10.000.000 = 185.000.000 đ

4. Phương pháp giá thực tế đích danh:

Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính. Đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán; chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra. Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.
Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này. Còn đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thể áp dụng được phương pháp này.
- Ưu điểm: Đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán, chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra: Giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.
- Nhược điểm: Việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này: Đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thể áp dụng được phương pháp này.
VD: Tình hình nhập xuất trong tháng 10 của công ty Thiên Ưng như sau:
Tồn đầu kho: NVL A:1000kg x 10.500 đ/kg
NVL B: 500kg x 12.000 đ/kg
Ngày 03/10 nhập kho NVL A: 2.500 kg, đơn giá 10.600 đ/kg
Ngày 10/10 nhập kho NVL B: 1.500kg, đơn giá 12.500 đ/kg
xuất kho NVL A: 2.000kg
Ngày 15/10 xuất kho NVL B: 1.500kg
Ngày 25/10 xuất kho NVL A: 1.000kg
Bài giải
Giá trị xuất trong kỳ:
Ngày 10/10 xuất kho NVL A: 2.000 x 10.600 = 21.200.000 đ
Ngày 15/10 xuất kho NVL B: 1.500 x 12.500 = 18.750.000 đ
Ngày 25/10 xuất kho NVL A: 1.000 x 10.500 = 10.500.000 đ

Chú ý :Trên thực tế phải căn cứ vào hoạt động của DN kế toán có thể lựa chọn các phương pháp tính giá sao cho thuận lợi trong quá trình tính toán và phỉa sử dụng đúng nguyên tắc nhất quán trong hạch toán. Trường hợp nếu có thay đổi phương pháp phải có giải thích rõ ràng bằng văn bản để gửi về cơ quan thuế nhưng phải thực hiện tối thiểu là 6 tháng.

Cách tính giá vốn theo phương pháp nhập trước xuất trước

CÔNG TY KẾ TOÁN THIÊN ƯNG
Chuyên dạy học thực hành kế toán tổng hợp thực tế
Mr Thật: 0989.233.284 - 0466.846.132