Cách tính ngày làm việc theo luật dân sự

Khi thực hiện một công việc nào đó, chúng ta thường đặt ra thời hạn nhất định để hoàn thành. Vậy theo quy định của pháp luật, thời hạn là gì? Được tính thế nào?


Thời hạn là gì?

Khoản 1 Điều 144 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu rõ:

Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác

Từ định nghĩa này có thể thấy, thời hạn có các đặc điểm sau đây:

- Đây là một khoảng thời gian;

- Được xác định bằng điểm đầu và điểm cuối, từ khoảng thời gian này đến khoảng thời gian khác.

Có thể lấy ví dụ một cách đơn giản như sau: Hai bên thỏa thuận hợp đồng thuê nhà sẽ có thời hạn là 03 tháng kể từ thời điểm bên thuê và bên cho thuê ký hợp đồng; một người lao động có thể ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp trong thời hạn 01 năm…

Trong cuộc sống hằng ngày, thời hạn có vai trò vô cùng quan trọng với mỗi cá nhân đặc biệt là trong các giao dịch dân sự mà cá nhân, tổ chức đó thực hiện. Đây là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một hoặc nhiều nghĩa vụ của các bên.


Thời hạn là gì? [Ảnh minh họa]

Cách tính thời hạn trong Bộ luật Dân sự chi tiết nhất

Theo quy định nêu trên, thời hạn là một khoảng thời gian từ thời điểm này đến thời điểm khác nên thông thường, thời hạn sẽ được xác định bằng đơn vị tính thời gian cụ thể.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 144 Bộ luật Dân sự, thời hạn được xác định theo nguyên tắc:

Thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra.

Như vậy, có hai cách để xác định thời hạn là:

- Bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng và năm.

- Bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra.

Trong đó, trong một số trường hợp đặc biệt theo thỏa thuận giữa các bên, việc tình thời gian được quy định cụ thể:

- Các bên thỏa thuận tính thời hạn bằng đơn vị thời gian cụ thể như một năm, nửa năm, một tháng, nửa tháng, một tuần, một ngày, một giờ, một phút mà các khoảng thời gian này không liền nhau thì được tính như sau:

+ Một năm là 365 ngày;

+ Nửa năm là 06 tháng;

+ Một tháng là 30 ngày;

+ Nửa tháng là 15 ngày;

+ Một tuần là 07 ngày;

+ Một ngày là 24 giờ;

+ Một giờ là 60 phút;

+ Một phút là 60 giây.

Đây là những đơn vị tính thời gian thông thường.

- Các bên thỏa thuận về thời điểm đầu tháng, giữa tháng, cuối tháng thì:

+ Đầu tháng là ngày đầu tiên của tháng đó;

+ Giữa tháng là ngày thứ 15 của tháng đó;

+ Cuối tháng là ngày cuối cùng của tháng đó.

- Các bên thỏa thuận về thời điểm đầu năm, giữa năm, cuối năm thì:

+ Đầu năm là ngày đầu tiên của tháng một trong năm;

+ Giữa năm là ngày cuối cùng của tháng sáu năm đó;

+ Cuối năm là ngày cuối cùng của tháng 12 trong năm đó.

Đồng thời, về cách tính thời hạn, Điều 145 Bộ luật Dân sự hiện hành quy định:

- Tính thời hạn theo dương lịch.

- Tính thời hạn theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo pháp luật quy định.

Không chỉ vậy, cách xác định thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của thời hạn cũng được nêu chi tiết tại Điều 147, Điều 148 Bộ luật Dân sự:

Thời điểm bắt đầu

[Căn cứ Điều 147 Bộ luật Dân sự năm 2015]

Thời điểm kết thúc

[Căn cứ Điều 148 Bộ luật Dân sự năm 2015]

- Xác định bằng phút, giờ: Thời hạn bắt đầu từ thời điểm đã xác định.

- Xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm: Tính từ ngày tiếp theo liền kề với ngày được xác định mà không tính ngày đầu tiên của thời hạn.

Ví dụ: Thời điểm bắt đầu là 01/01/2021 thì thời hạn tính từ ngày 02/01/2021.

- Xác định thời điểm bắt đầu của thời hạn bằng một sự kiện: Ngày xảy ra sự kiện không được tính; Phải tính từ ngày tiếp theo liền kề với ngày này.

- Thời hạn tính bằng ngày: Tính tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn.

- Thời hạn tính bằng tuần: Tính tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tuần cuối cùng của thời hạn.

- Thời hạn tính bằng tháng: Tính tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tháng cuối cùng của thời hạn.

Nếu tháng đó không có ngày tương ứng thì thời hạn kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng đó.

- Thời hạn tính bằng năm: Tính tại thời điểm kết thúc ngày, tháng tương ứng của năm cuối cùng của thời hạn.

Trong đó, lưu ý:

- Ngày cuối cùng của thời hạn là ngày cuối tuần hoặc nghỉ lễ: Tính tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ đó.

- Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn: Lúc 24 giờ của ngày đó.

Trên đây là giải đáp về thời hạn là gì? Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

Thời hạn và thời hiệu là những vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong xử lý vi phạm hành chính và được áp dụng theo quy định của Bộ Luật dân sự năm 2015 trừ trường hợp Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định khác. Điều 8, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 cụ thể vấn đề cách tính thời gian, thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính như sau:

Tuy nhiên có loại trừ trường hợp trong Luật này có quy định cụ thể thời gian theo ngày làm việc.

1.1 Cách tính thời hạn trong bộ luật dân sự

Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác. Thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra và tính theo dương lịch. Mục I, Chương X, Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định thời hạn như sau:

- Trường hợp các bên có thỏa thuận về thời hạn là một năm, nửa năm, một tháng, nửa tháng, một tuần, một ngày, một giờ, một phút mà khoảng thời gian diễn ra không liền nhau thì thời hạn đó được tính như sau:

  • Một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày
  • Nửa năm là sáu tháng
  • Một tháng là ba mươi ngày
  • Nửa tháng là mười lăm ngày
  • Một tuần là bảy ngày
  • Một ngày là hai mươi tư giờ
  • Một giờ là sáu mươi phút
  • Một phút là sáu mươi giây.

- Trường hợp các bên thỏa thuận về thời điểm đầu tháng, giữa tháng, cuối tháng thì thời điểm đó được quy định như sau:

  • Đầu tháng là ngày đầu tiên của tháng;
  • Giữa tháng là ngày thứ mười lăm của tháng;
  • Cuối tháng là ngày cuối cùng của tháng.

- Trường hợp các bên thỏa thuận về thời điểm đầu năm, giữa năm, cuối năm thì thời điểm đó được quy định như sau:

  • Đầu năm là ngày đầu tiên của tháng một
  • Giữa năm là ngày cuối cùng của tháng sáu;
  • Cuối năm là ngày cuối cùng của tháng mười hai.

Trong hành chính, các bên không được thỏa thuận thời hạn mà thời hạn ở đây bắt buộc là cơ quan hành chính nhà nước ấn định và tiến hành. Bởi bản chất của quan hệ hành chính Nhà nước sự chênh lệch về chủ thể, một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền – người được nhà nước trao cho quyền lực của mình để đảm bảo sự ổn định của đời sống trong xã hội, một bên phải chấp hành và thi hành những quyết định đó và chỉ được quyền khiếu nại. Do đó, về vấn đề thời hạn trong hành chính thì vẫn áp dụng cách tính như quy định tại Khoản 1, Điều 146, Bộ luật dân sự năm 2015.

- Thời điểm bắt đầu thời hạn

  • Khi thời hạn được xác định bằng phút, giờ thì thời hạn được bắt đầu từ thời điểm đã xác định.
  • Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề ngày được xác định.
  • Khi thời hạn bắt đầu bằng một sự kiện thì ngày xảy ra sự kiện không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề của ngày xảy ra sự kiện đó.

Ngày đầu tiên của thời hạn được gọi là ngày “được xác định” hay gọi theo cách khác là điểm “mốc” thời gian để xác định thời hạn. Thời điểm kết thúc thời hạn là thời điểm kết thúc của ngày cuối cùng của thời hạn [24 giờ]. Nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ [nghỉ cuối tuần, ngày lễ], thì thời hạn kết thúc vào 24 giờ của ngày làm việc đầu tiên tiếp theo của ngày nghỉ đó. Với thời điểm bắt đầu thời hạn, chỉ có việc xác định thời hạn bằng phút, giờ mới được tính từ thời điểm đã xác định tức là trong ngày xảy ra hành vi đó. Còn với việc xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm và sự kiện thì được tính vào ngày sau ngày hành vi đã xảy ra.

- Kết thúc thời hạn

  • Khi thời hạn tính bằng ngày thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn.
  • Khi thời hạn tính bằng tuần thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tuần cuối cùng của thời hạn:
  • Khi thời hạn tính bằng tháng thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tháng cuối cùng của thời hạn; nếu tháng kết thúc thời hạn không có ngày tương ứng thì thời hạn kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng đó.
  • Khi thời hạn tính bằng năm thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày, tháng tương ứng của năm cuối cùng của thời hạn.
  • Khi ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó.
  • Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc hai mươi tư giờ của ngày đó.

1.2 Cách tính thời hiệu trong bộ luật dân sự

  • Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.
  • Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.

Cũng như thời điểm được xác định. Việc tính thời hiệu phải tuân thủ cách tính thời hạn. Thời hiệu  được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và ngày chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu. Thời điểm được xác định [hay hiểu cách khác là “điểm mốc”] thông thường là ngày có sự kiện pháp lý xảy ra

1.3 Thời gian theo ngày làm việc của Luật xử lý vi phạm hành chính

Quy định này được áp dụng cho thời hạn lập biên bản và thời hạn ra quyết định xử phạt hành chính. Việc lập biên bản và ra quyết định xử phạt hành chính của lực lượng chức năng phải tuân theo các quy định của pháp luật chứ không được thực hiện tùy ý. Theo đó, Điều 66, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:

  • Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
  • Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.
  • Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

Như vậy, thời hạn ra quyết định xử phạt hành chính thông thường là 07 ngày kể từ ngày lập biên bản. Thời hạn tối đa ra quyết định xử phạt là 67 ngày [chỉ áp dụng với vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình mà cần có thêm thời gian để xác minh…].

Nếu quá thời hạn quy định nêu trên thì người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành.

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Thời gian ban đêm được tính từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau.

Thời hiệu xử lí vi phạm hành chính là khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật mà hết khoảng thời gian đó thì cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không được ban hành quyết định xử phạt hoặc quyết định áp dụng các biện pháp hành chính khác đối với các đối tượng vi phạm. Thời hiệu xử lí vi phạm hành chính còn được hiểu là khoảng thời gian theo pháp luật quy định xác định hiệu lực pháp lí của các quyết định pháp luật được ban hành đúng thời hiệu. Khi hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì không xử phạt nhưng cá nhân, tổ chức vi phạm vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.

Nếu thời hiệu là thuật ngữ pháp lí dùng để biểu thị khoảng thời gian theo quy định của pháp luật mà khoảng thời gian đó xác định hiệu lực pháp lí của quyết định pháp luật hoặc vấn đề pháp lí nào đó thì thời hạn là thuật ngữ pháp lí dùng để chỉ khoảng thời gian theo quy định của pháp luật, xác định quyền và nghĩa vụ mà chủ thể trong quan hệ pháp luật phải thực hiện. Như vậy, cùng là biểu thị khoảng thời gian nhưng khoảng thời gian trong thời hạn không xác định hiệu lực pháp lí của quyết định hoặc vấn đề pháp lí.

Như vậy, cách tính thời gian, thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính được áp dụng theo quy định Bộ Luật dân sự, trừ trường hợp cụ thể theo ngày làm việc. Do đó, theo quy định trên thì thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là áp dụng thời gian liên tục, bao gồm cả ngày nghỉ.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về pháp luật xử lý vi phạm hành chính

Luật Hoàng Anh

Video liên quan

Chủ Đề