Cách tính trượt giá đồng tiền Việt Nam

Bạn đọc “Bùi Thanh T”, quê quán: xã Đông Hưng B, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang.

Bạn T có gửi đến Tuvanbhxh câu hỏi như sau: “Tôi đã tham gia BHXH gần 09 năm cụ thể là từ tháng 02/2013 đến tháng 01/2022, nay tôi đang làm thủ tục nhận BHXH môt lần [tôi đã đủ điều kiện hưởng BHXH một lần]. Tôi có nghe hệ số trượt giá BHXH gì đó không rõ lắm, nên tôi có thắc mắc là cơ quan BHXH sẽ tính mức hưởng BHXH 01 lần của tôi như thế nào? Mong Tuvanbhxh sẽ giải đáp giúp tôi, tôi xin cảm ơn!”

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi trên TUVANBHXH, chúng tôi xin thông tin đến cho bạn như sau:

I – VỀ HỆ SỐ TRƯỢT GIÁ HIỆN HÀNH

Có thể hiểu, hệ số trượt giá BHXH là tên gọi khác của mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập đã đóng BHXH. Bản chất là hệ số giúp tạo ra sự cân bằng về giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại so với thời điểm trước.

Đồng tiền ở các thời điểm khác nhau sẽ có giá trị khác nhau nên hệ số này có ý nghĩa quan trọng trong việc bù đắp lại sự mất giá của đồng tiền, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH, mức tiền lương và thu nhập đóng BHXH của người tham gia sẽ được nhân thêm với hệ số trượt giá BHXH.

Bên cạnh đó, hệ số trượt giá BHXH góp phần giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của sự lạm phát dẫn đến mất giá đồng tiền và đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người tham gia BHXH.

Theo đó, ngày 31/12/2021 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH Quy định về mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, thông tư này có hiệu từ ngày 20/02/2022 áp dụng từ ngày 01/01/2022 và thay thế Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH, ngày 31/12/2020.

II – MỨC HƯỞNG BHXH MỘT LẦN

Căn cứ Khoản 2 Điều 60 của Luật BHXH năm 2014, Khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13, Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP thì mức hưởng BHXH một lần được tính như sau:

“2. Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:

a] 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;

b] 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

c] Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH”.

Theo đó, căn cứ Điều 62, Điều 63 Luật BHXH năm 2014; Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP; Điều 19 Thông tư 59/2015/TT- BLĐTBXH thì mức hưởng BHXH một lần được tính theo công thức sau:

Nếu tính mức hưởng BHXH một lần trong trường hợp thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm [Khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH].

Khi đó, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH sẽ được tính bằng công thức sau đây:

Căn cứ Điều 2 Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH, ngày 31/12/2021 thì mức điều chỉnh tiền lương tháng đóng BHXH của NLĐ áp dụng từ 01/01/2022 đến hết 31/12/2022 như sau:

“1. Tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:

Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:

Như vậy, dựa vào thông tin bạn T cung cấp thì Tuvanbhxh sẽ không thể tính được cụ thể số tiền mà bạn nhận được là bao nhiêu [do chưa đủ dữ liệu cụ thể về mức lương đóng BHXH hằng tháng của bạn trong những năm qua….]. Tuy nhiên, những thông tin trên là cơ sở để bạn có thể tự tính [bạn có thể tham khảo bài viết này: “Tham gia 03 năm 09 tháng. Mức hưởng BHXH một lần được tính như thế nào?”  hoặc bạn có thể tham khảo cách tính tiền BHXH 1 lần trên hệ thống tính tiền của chúng tôi tại: //tuvanbhxh.net/tinh-tien-bhxh-1-lan-mien-phi/ [để tiện nghi hơn].

Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Mong sẽ hữu ích đối với bạn!

Chia sẽ bài viết:
Vì lý do kỹ thuật nên hiện tại chức năng bình luận tại thời khóa. Mọi câu hỏi quý đọc giả vui lòng gửi vào trang chuyên hỏi đáp BHXH tại địa chỉ: //hoidapbhxh.vn/

Theo quy định tại khoản 2, điều 62, Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì tiền lương đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đối với người lao động được điều chỉnh dựa vào chỉ số giá tiêu dung của từng thời kỳ theo quy định của pháp luật.

Dịch Covid kéo dài ảnh hưởng đến vấn đề việc làm của nhiều người lao động. Rất nhiều lao động vì không có việc làm do dịch bệnh kéo dài mà phải chọn phương án rút bảo hiểm xã hội một lần để có thêm chi phí trang trải đời sống. Trong quá trình nhận tiền bảo hiểm xa hội một lần, không ít người đã thắc mắc rằng được cơ quan bảo hiểm thông báo rằng một số người lao động được nhận thêm khoản tiền trượt giá.

Vậy tiền trượt giá là gì? Được áp dụng trong những trường hợp nào và tiền trượt giá khi nhận BHXH là gì. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc bài viết với những nội dung liên quan trên.

Tiền trượt giá có tác dụng giúp tạo ra sự cân bằng về giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại so với những thời điểm trước đó. Sở dĩ có khái niệm tiền trượt giá hay “hệ số trượt giá” là vì nó được sử dụng để chống lại sự ảnh hưởng của sự tăng lên liên tục và mạnh mẽ của giá cả [khi lạm phát tăng cao].

Tiền trượt giá được áp dụng trong những trường hợp nào?

Theo quy định tại điều 1 Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH, những đối tượng được hưởng tiền trượt giá bao gồm:

“ 1. Đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP bao gồm:

a] Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi, hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021.

b] Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021.Đối tượng điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 134/2015/NĐ-CPlà người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021.”

Tiền trượt giá khi nhận Bảo hiểm xã hội

Theo quy định tại khoản 2, điều 62, Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì tiền lương đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đối với người lao động được điều chỉnh dựa vào chỉ số giá tiêu dung của từng thời kỳ theo quy định của pháp luật.

Công thức tính trượt giá được quy định tại Điều 2, Điều 3 Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH như sau:

Thứ nhất: Điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội:

Điều 2. Điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

1. Tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm = Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm x Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1:

Năm Trước 1995 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Mức điều chỉnh 5,01 4,25 4,02 3,89 3,61 3,46 3,52 3,53 3,40 3,29 3,06 2,82 2,62 2,42
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
Mức điều chỉnh 1,97 1,84 1,69 1,42 1,30 1,22 1,18 1,17 1,14 1,10

1,06

1,03 1,00 1,00

2. Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi và tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều này.”

Thứ hai: Điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội:

Điều 3. Điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

1. Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:

Thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm = Tổng thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm x Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

Trong đó, mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 2 dưới đây:

Bảng 2:

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Mức điều chỉnh 1,97 1,84 1,69 1,42 1,30 1,22 1,18
Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
Mức điều chỉnh 1,17 1,14 1,10 1,06 1,03 1,00 1,00

2. Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều này; tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được điều chỉnh theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và Điều 2 Thông tư này. Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần và trợ cấp tuất một lần được tính theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và khoản 4 Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.”

Hồ sơ nhận tiền trượt giá BHXH

Khoản tiền trượt giá bảo hiểm xã hội được tính khi giải quyết các chế độ như hưu trí, bảo hiểm xã hội một lần. Do đó, Quý vị chuẩn bị hồ sơ hưởng chế độ mình mong muốn như bình thường để được hưởng khoản tiền này.

Trên đây là những nội dung liên quan đến tiền trượt giá là gì? mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng rằng bài viết sẽ giúp bạn đọc có thêm hiểu biết về khoản tiền trượt giá BHXH để tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi nhận tiền BHXH một lần.

Video liên quan

Chủ Đề