Cách tính tuổi cây dựa vào vòng gỗ

Có thể xác định tuổi của cây gỗ bằng cách nào?

Có thể xác định tuổi của cây gỗ bằng cách nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Có thể xác định tuổi của cây gỗ bằng cách đếm số vòng gỗ của cây [qua mặt cắt ngang thân cây]. Mỗi năm, tầng sinh trụ sẽ sinh ra thêm 1 tầng mạch gỗ và một tầng mạch rây. Như vậy, mỗi năm cây sẽ cho thêm một chút gỗ ở vòng ngoài. Dựa vào số lượng vòng gỗ ta có thể đoán được số tuổi của cây.

Câu 2: Có thể xác định tuổi của cây gỗ bằng cách nào?


Câu 2:

  • Người ta có thể xác định tuổi cây gỗ bằng cách đếm số vòng gỗ của cây [qua mặt cắt ngang thân cây].
  • Mỗi năm cây sinh ra một vòng vì vậy, đếm được bao nhiêu vòng gỗ thì cây bấy nhiêu tuổi.


Trắc nghiệm sinh học 6 bài 16: Thân to ra do đâu?

Từ khóa tìm kiếm Google: tuổi của cây, vòng gỗ, vòng gỗ hằng năm, xác định tuổi của cây

Nếu cắt một lát mỏng ngang qua thân cây, dưới kính hiển vi có thể quan sát thấy từng bó mạch gỗ. Lớp ngoài bó mạch gỗ là phloem, lớp trong là xylem, giữa lớp phloem và xylem là lớp thượng tầng. Thân cây to lên được là nhờ có lớp thượng tầng này. Hàng năm nó đều phân chia tế bào, sản sinh ra lớp phloem và xylem mới nên thân cây cứ mỗi năm lại to dần ra.

Trong điều kiện thời tiết khác nhau, lớp thượng tầng cũng phát triển khác nhau. Từ mùa xuân đến mùa hè, cây sinh trưởng thuận lợi, nên tế bào thượng tầng phân chia nhanh, vách tế bào mỏng, xenlulô ít, các ống mạch dẫn nước nhiều. Chất gỗ tạo ra trong mùa này gọi là gỗ mùa xuân hay gỗ đầu năm. Đến mùa thu - đông, thời tiết khắc nghiệt hơn, các tế bào thượng tầng phân chia chậm, vách tế bào dày, xenlulô nhiều, mạch dẫn ít. Chất gỗ tạo ra trong mùa này gọi là gỗ mùa thu, hay gỗ cuối năm.

Quảng cáo

Khi cưa ngang thân gỗ, bạn sẽ thấy chất gỗ và màu sắc mỗi vòng khác nhau. Trong đó, thớ gỗ thô, màu nhạt chính là gỗ xuân; thớ mịn, màu thẫm chính là gỗ thu. Một vòng tròn gồm màu nhạt và thẫm chính là một vòng tuổi, do cây tạo ra trong một năm. Vì vậy, dựa vào số vòng này, người ta có thể đoán ra tuổi cây.

Quảng cáo

Tuy nhiên, không thể dùng công thức này để tính tuổi tất cả các loại cây. Ví dụ một số cây như cam, quýt, mỗi năm có tới 3 lần sinh trưởng, vì thế số vòng tuổi được gọi là “vòng tuổi giả”. Tức là, 3 vòng chỉ tương đương với 1 tuổi thôi.

[Theo 10 vạn câu hỏi vì sao]

Cùng viết bởi Nhân viên của wikiHow

Tham khảo

X

Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.

Có 13 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.

Bài viết này đã được xem 29.154 lần.

Chúng ta có thể ước tính tuổi của cây khá nhanh và chính xác bằng cách xem xét một số đặc điểm nhất định. Ví dụ, tùy vào loại cây, bạn có thể đo chu vi thân cây hoặc đếm các hàng cành cây. Phương pháp chính xác nhất là đếm các vòng tròn trên mặt cắt của thân cây, nhưng cách này chỉ thực hiện được khi cây đã bị chặt, và bạn không thể đốn một cái cây khỏe mạnh chỉ để xác định tuổi của nó. Thay vào đó, bạn nên thử áp dụng một phương pháp khác hoặc kết hợp nhiều phương pháp để có ước tính chính xác.

Các bước

Phương pháp 1

Phương pháp 1 của 4:

Ước tính tuổi của cây bằng cách đo chu vi thân cây

  1. 1

    Đo chu vi thân cây ở độ cao ngang ngực. Độ cao ngang ngực trung bình theo cách đo đạc trong lâm nghiệp là 1,4 mét tính từ mặt đất. Bạn có thể quấn thước dây vòng quanh thân cây ở độ cao này và ghi lại số đo chu vi thân cây.[1]

    • Đối với mặt đất dốc, bạn cần đo đến chiều cao 1,4 m kể từ mặt đất bên phần đất cao, đánh dấu lại, sau đó đo tương tự ở bên phần đất thấp. Chiều cao trung bình ngang ngực là điểm giữa của hai số đo này.
    • Đối với thân cây có chạc cây ở độ cao thấp hơn 1,4 m, bạn hãy đo chu vi ngay bên dưới chạc cây.

  2. 2

    Tìm đường kính và bán kính thân cây. Để tìm đường kính, bạn sẽ chia chu vi cho số pi [xấp xỉ 3,14], tiếp theo là tìm bán kính bằng cách chia đôi đường kính.[2]

    • Ví dụ, nếu chu vi là 390 cm, đường kính sẽ xấp xỉ 120 cm, và bán kính sẽ vào khoảng 62 cm.

  3. 3

    Trừ đi 0,6 cm đến 2,5 cm phần vỏ cây. Với các loài cây có vỏ dày như sồi đen, bạn cần trừ số đo bán kính cho 2,5 cm. Trừ đi 0,6 cm với các loài cây vỏ mỏng như phong bàn. Nếu không biết chắc vỏ cây dày hay mỏng và chỉ cần tính áng chừng, bạn có thể trừ số đo bán kính cho 1,3 cm.[3]

    • Nếu bạn tính cả vỏ cây, số đo chu vi thân cây sẽ lớn hơn và kết quả sẽ bị sai lệch.

  4. 4

    Sử dụng các cây tương tự đã ngã đổ để tính độ rộng trung bình vòng tròn trên mặt cắt ngang thân cây. Tìm xem quanh đó có các cây chết hoặc bị chặt cùng loài với cây mà bạn đang muốn tính tuổi không. Nếu tìm được một cây có thể nhìn thấy các vòng tròn trong thân cây, bạn hãy đo bán kính và đếm số vòng, sau đó chia bán kính cho số vòng để tính độ rộng trung bình vòng.[4]

    • Giả sử một gốc cây gần đó có bán kính 64 cm và bạn đếm được 125 vòng, độ rộng trung bình vòng sẽ là 0,51 cm.
    • Tốc độ tăng trưởng sẽ khác nhau tùy từng loài cây và điều kiện môi trường. Cây đang sống mà bạn muốn tính tuổi có lẽ cũng phát triển với tốc độ tương đương với cây cùng loài mọc gần đó.
    • Bạn sẽ thay thế số đo chiều rộng của vòng tròn trong thân cây [hoặc tốc độ tăng trường trung bình nếu không có gốc cây nào gần đó] vào phương trình tính tuổi của cây.
    • Ngay cả khi đã có số đo chiều rộng, bạn cũng có thể sử dụng tốc độ tăng trưởng trung bình để tính tuổi cây, sau đó so sánh kết quả của hai phương pháp.

  5. 5

    Tra cứu tốc độ tăng trưởng trung bình của loài cây, nếu cần thiết. Nếu không tìm được gốc cây hoặc cây bị ngã đổ nào gần đó, bạn có thể lên mạng tìm tốc độ tăng trưởng trung bình của loài cây mà bạn đang muốn tính tuổi. Bạn cũng nên nhập cả vị trí trong từ khóa tìm kiếm để có kết quả chính xác hơn.[5]

    • Ví dụ, cây sồi, tần bì, dẻ gai và sung dâu có số đo chu vi tăng khoảng 1,3 cm -1,9 cm mỗi năm. Nếu không biết cây đang tính tuổi thuộc loài nào, bạn có thể thay thế cả hai con số 1,3 cm và 1,9 cm vào phương trình để tính khoảng tuổi của cây.
    • Để tính toán chính xác hơn, bạn nên tính đến cả vị trí của cây. Trong điều kiện thoáng đãng, tốc độ tăng trưởng của cây thường nhanh hơn, vào khoảng 1,9 cm – 2,5 cm mỗi năm. Cây sẽ phát triển chậm hơn ở vùng thành thị và rừng cây rậm rạp.
    • Bạn cần hiểu cách tính tốc độ tăng trưởng. Nhiều nguồn thông tin tính tốc độ tăng trưởng dựa vào số đo chu vi tăng lên mỗi năm. Tuy nhiên, bạn có thể tìm được tốc độ tăng trưởng dựa trên độ rộng trung bình vòng của bán kính.

  6. 6

    Chia bán kính cho độ rộng trung bình vòng. Nếu bạn sử dụng gốc cây gần đó để tính toán độ rộng trung bình vòng, hãy chia bán kính của cây muốn tính tuổi cho độ rộng trung bình vòng.[6]

    • Giả sử, trừ đi phần vỏ, cây mà bạn đang muốn tính tuổi có bán kính 60,96 cm. Sử dụng gốc gây cùng loài mọc gần đó, bạn tính ra độ rộng trung bình vòng là 0,508 cm.
    • Chia 60,96 cho 0,508, ta được kết quả độ tuổi ước tính của cây là 120 năm.

  7. 7

    Chia chu vi thân cây cho tốc độ tăng trưởng năm. Nếu bạn tìm được tốc độ tăng trưởng năm dựa trên chu vi, hãy chia chu vi thân cây cho tốc độ tăng trưởng.[7]

    • Giả sử chu vi của cây là 391,16 cm và tốc độ tăng trưởng của nó vào khoảng 1,905 cm đến 2,54 cm mỗi năm, bạn sẽ chia 391,16 cho 1,905, sau đó chia 39,16 cho 2,54. Khoảng tuổi ước tính của cây sẽ là 154 đến 205 năm.

Phương pháp 2

Phương pháp 2 của 4:

Đếm số vòng cành cây

  1. 1

    Đếm số vòng cành cây để ước tính tuổi của cây lá kim. Các vòng cành là các hàng cành cây mọc ra từ thân cây ở cùng một độ cao. Phương pháp đếm các vòng cành cây có thể được dùng để tính tuổi của cây lá kim hoặc cây thường xanh, nhưng không hữu ích lắm đối với loài cây lá rộng như sồi hoặc sung dâu. Tuy không chính xác bằng phương pháp đếm các vòng tròn trong thân cây, nhưng đây cũng là một cách để tính tuổi của cây mà không phải đốn cây hoặc làm tổn thương cây.[8]

    • Loài cây lá kim mọc ra các vòng cành hàng năm theo từng đợt đều đặn. Loài cây rụng lá hoặc cây lá rộng mọc các vòng cành không đều đặn nên sẽ rất khó đếm chính xác.
    • Đếm các vòng cành ở cây lá kim còn non là dễ nhất. Bạn sẽ rất khó thấy được ngọn của các cây lá kim trưởng thành cao, hơn nữa các cây già hơn cũng có kiểu mọc cành trái quy luật nhiều hơn.

  2. 2

    Đếm các hàng cành cây mọc ở cùng một độ cao. Tại gốc cây, bạn hãy tìm một hàng cành mọc ở cùng một độ cao, tiếp đến là một đoạn thân cây không có cành, sau đó sẽ là một hàng cành nữa. Cứ đếm như vậy cho đến hết ngọn cây.[9]

    • Bạn có thể thấy 1 cành mọc giữa 2 hàng cành gần sát nhau. Đây là các cành không mọc theo quy luật, có thể là do cây bị tổn thương hoặc điều kiện thời tiết bất thường trong năm đó, vì vậy bạn đừng đếm các cành này.

  3. 3

    Đếm cả các mắt hoặc mấu tại phần dưới thân cây. Kiểm tra bên dưới hàng cành đầu tiên để tìm dấu tích của các chồi mọc trước đó. Tìm các mắt và các mấu trên thân cây, nơi đã từng có cành cây mọc. Bạn sẽ tính cả các mắt và mấu này như các hàng cành.[10]

    • Ví dụ, giả sử cây của bạn có 8 hàng cành rõ rệt. Bên dưới hàng thứ nhất, bạn có thể thấy vài mắt nhô ra khỏi thân cây ở cùng một độ cao. Ngoài ra còn có một hàng gồm 2-3 mấu dưới mắt cây đó. Bạn sẽ đếm các mắt và mấu này như các hàng cành, do đó bạn sẽ có tất cả là 10 hàng cành.

  4. 4

    Cộng thêm 2-4 năm tăng trưởng của cây con. Cây sẽ nảy mầm và mọc thành cây con trong vài năm trước khi bắt đầu mọc các hàng cành gỗ. Bạn cần cộng thêm 2-4 năm nữa vào số hàng cành đếm được để tính cả giai đoạn đầu của cây.[11]

    • Nếu số hàng cành cây là 10, tuổi ước tính cuối cùng của cây sẽ là 12-14 năm.

Phương pháp 3

Phương pháp 3 của 4:

Đếm các vòng tròn trên mặt cắt gốc cây

  1. 1

    Kiểm tra các vòng tròn trên mặt cắt của gốc cây. Số vòng trên gốc cây này sẽ chỉ số năm mà cây đã sống. Bạn sẽ nhìn thấy các vòng tròn màu tối và các dải màu sáng hơn; 1 năm sinh trưởng của cây sẽ bao gồm 1 vòng màu tối và 1 vòng màu sáng. Các vòng màu tối dễ phân biệt hơn, vì vậy bạn nên đếm các vòng này để ước tính tuổi của cây.[12]

    • Các vòng tròn trong thân cây cũng có thể cho biết về điều kiện môi trường của một năm nào đó. Các vòng mỏng hơn sẽ biểu thị các năm lạnh và khô hơn, các vòng dày hơn biểu thị điều kiện sinh trưởng tốt hơn.

  2. 2

    Chà nhám gốc cây để nhìn các vòng cho rõ hơn. Nếu khó nhìn thấy các vòng tròn của thân cây, bạn nên chà mặt cắt gốc cây bằng giấy nhám thô 60-grit, sau cùng là chà bằng giấy nhám thật mịn, chẳng hạn như 400-grit. Bạn cũng có thể thấy các vòng rõ hơn nếu xịt chút nước lên mặt cắt gốc cây.[13]

    • Một số vòng có thể quá sát nhau nên khó nhìn thấy rõ ràng. Nếu cần thiết, bạn nên dùng kính lúp để nhìn cho rõ hơn.

  3. 3

    Đếm các vòng tròn từ lõi đến vỏ. Tìm lõi cây, tức là một vòng tròn nhỏ ở giữa các vòng tròn đồng tâm. Bắt đầu đếm từ vòng màu tối đầu tiên xung quanh lõi. Tiếp tục đếm cho đến khi chạm đến vỏ cây. Vòng cuối cùng thường sát vào vỏ và khó thấy, vì vậy bạn nhớ tính cả vòng này.[14]

    • Nếu thấy khó theo dõi, bạn có thể dùng bút chì viết số hoặc đánh dấu sau mỗi 10 vòng.

Phương pháp 4

Phương pháp 4 của 4:

Đếm các vòng trên mẫu lõi khoan

  1. 1

    Lấy mẫu lõi khoan của cây sống bằng khoan tăng trưởng. Để ước tính chính xác tuổi của một cây đang sống mà không làm chết cây, người ta dùng khoan để lấy mẫu lõi cây. Khoan tăng trưởng là một thiết bị hình chữ T, gồm có một mũi khoan và một ống rút mẫu gắn vào mũi khoan. Phần đuôi của chữ T là tay cầm để bạn khoan vào cây.[15]

    • Chiều dài của khoan tối thiểu phải bằng 75% đường kính thân cây. Bạn có thể tìm mua khoan tăng trưởng trên mạng hoặc tại các cửa hàng bán các dụng cụ lâm nghiệp.

  2. 2

    Khoan vào thân cây ở độ cao ngang ngực. Đo đến độ cao 1,4 m trên thân cây tính từ mặt đất. Đặt mũi khoan tại độ cao này ở giữa thân cây.[16]

    • Phương pháp lấy mẫu từ độ cao ngang ngực sẽ cho biết kết quả ước tính gọi là tuổi DBH. Bạn sẽ cần phải cộng thêm 5-10 năm vào tuổi DBH để ước tính tuổi của cây.
    • Bạn sẽ lấy mẫu tại độ cao ngang ngực vì rất khó lấy mẫu tại gốc cây. Rễ cây, bụi rậm và mặt đất khiến bạn khó quay tay cầm, và sẽ rất khó khoan khi bạn phải khom người hoặc nằm trên mặt đất.

  3. 3

    Khoan vừa đủ xuyên qua điểm giữa của thân cây. Ấn chặt và quay tay cầm theo chiều kim đồng hồ để khoan vào thân cây. Tiếp tục quay cho đến khi bạn đoán rằng đã khoan qua lõi của cây khoảng 5cm-7,5cm.[17]

    • Tính bán kính để ước lượng độ sâu cần khoan. Đo chu vi thân cây, chia cho số pi [khoảng 3,14] để tìm đường kính, sau đó chia đường kính cho 2 để tìm bán kính.

  4. 4

    Gắn ống rút mẫu vào khoan, sau đó quay tay cầm ngược chiều kim đồng hồ. Ống rút mẫu là một ống dài có răng tại đầu ống, được gắn vào mũi khoan, tức là bộ phận bạn vừa khoan vào cây. Gắn ống rút mẫu vào, sau đó quay tay cầm theo chiều kim đồng hồ để lấy dụng cụ ra và rút mẫu lõi.[18]

  5. 5

    Lấy mẫu và xác định vị trí của lõi, tức là điểm giữa của thân cây. Sau khi lấy mẫu lõi ra khỏi ống rút mẫu, bạn sẽ thấy một loạt các đường cong đồng tâm. Đây chính là một phần của các vòng tròn thân cây. Bạn sẽ thấy một chấm tại đầu bên trong của cây [đối diện với đầu vỏ cây] của mẫu lõi, đó là điểm giữa của các vòng tròn đồng tâm.[19]

    • Nếu không thấy lõi cây, bạn hãy đặt mẫu trên một tờ giấy rộng và dùng bút kéo dài các đường cong thành các vòng tròn trên giấy. Dựa vào các vòng vừa vẽ, bạn có thể đoán vị trí của điểm giữa và ước lượng xem có bao nhiêu vòng bị mất.[20]

  6. 6

    Đếm các vòng trên mẫu lõi. Sau khi đã tìm được lõi của đầu bên trong của mẫu, bạn hãy đếm các đường cong màu tối cho đến sát đầu vỏ cây của mẫu. Soi kính lúp nếu các vòng nằm quá sát nhau khiến bạn khó nhìn thấy.[21]

    • Nếu thấy khó đếm các đường cong, bạn có thể chà nhám mẫu để nhìn rõ ràng hơn. Bắt đầu bằng giấy nhám 60-grit và hoàn tất với giấy nhám mịn, chẳng hạn như loại 400-grit.[22]
    • Nhớ rằng số vòng tròn đếm được sẽ cho biết tuổi DBH của cây. Bạn cần cộng thêm 5-10 năm để ước tính độ tuổi cuối cùng của cây.[23]

Lời khuyên

  • Các loài cây nhiệt đới không tạo ra các vòng tròn rõ rệt, vì vậy bạn cần dùng các phương pháp khác để tính tuổi của cây ở các vùng không có mùa lạnh.
  • Mặc dù chính xác hơn các phương pháp khác, nhưng phương pháp đếm vòng trong thân cây cũng không hoàn hảo. Điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng, tổn thương và các yếu tố khác có thể khiến cây tạo ra nhiều vòng hoặc không có vòng nào trong một năm.
  • Việc lấy mẫu lõi sẽ làm tổn thương cây, nhưng cây sẽ tự hồi phục. Trên thị trường có bán các hợp chất bít kín diệt nấm được đặc chế để chữa lành vết thương của cây. Tuy nhiên, các sản phẩm này lại có nguy cơ khiến cây dễ bị nhiễm trùng nên không được khuyến khích sử dụng.[24]

Cảnh báo

  • Cẩn trọng khi cầm khoan, cưa hoặc bất cứ dụng cụ nào sắc nhọn.
  • Không chặt cây khỏe mạnh chỉ để xác định tuổi của cây.

Hiển thị thêm

Video liên quan

Chủ Đề