Cách trị mụn nhọt ở đầu trẻ em

Trẻ bị nổi mụn mủ trên đầu là hiện tượng không hiếm gặp bởi lúc này sức đề kháng của trẻ còn yếu và làn da của trẻ khá nhạy cảm. Khi trẻ bị nổi mụn mủ, cha mẹ cần đặc biệt chú ý bởi đây có thể là dấu hiệu của sự tấn công nguy hiểm của các tác nhân có hại tới trẻ.

1. Hiện tượng trẻ bị nổi mụn mủ trên đầu

Trẻ bị nổi mụn mủ trên đầu do nhiều nguyên nhân

Trẻ nổi mụn mủ trên đầu là hiện tượng da trên da dầu của trẻ xuất hiện những đốm li ti màu trắng hoặc những ụ mụn lớn, sưng phồng và chứa mủ. Có nhiều kiểu dạng mụn mủ có thể xuất hiện trên da đầu của trẻ, phụ thuộc vào các nguyên nhân gây viêm khác nhau.

Làn da của trẻ là cơ quan tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố bên ngoài môi trường. Theo kết quả nghiên cứu, cứ mỗi cm da có đến hơn một triệu vi khuẩn đang sinh sống và trú ngụ. Các vi sinh vật này sống nhờ vào những da chết, bã mồ hôi và bụi bặm lưu lại trên da. Trong điều kiện sức khỏe của trẻ ổn định, đề kháng tốt, các vi sinh vật này sẽ phát triển ở mức ổn định và cân bằng. Tuy nhiên vì một tác động nào đó khiến hệ miễn dịch yếu hoặc vùng da bị tổn thương sẽ rất dễ bị vi sinh vật tấn công và phát triển gây nên tình trạng mụn nhọt. Trong đó các yếu tố khiến mụn mủ nổi trên đầu trẻ phổ biến là:

1.1. Trẻ không được vệ sinh đúng cách

Trẻ không được vệ sinh sạch sẽ giúp vi sinh vật có khả năng sinh sôi và phát triển, tấn công da đầu. Phần lớn các vi sinh vật này khi tấn công da đầu của trẻ đều để lại những mụn nhọt li ti. Ban đầu vùng da bị tổn thương thường mẩn đỏ và sau một thời gian sẽ hình thành những mụn li ti có mủ trắng trên đầu.

Hầu hết các mụn xuất hiện do chế độ vệ sinh kém đều khiến trẻ ngứa ngáy và có xu hướng gãi ngứa mạnh hơn. Động tác này vô tình khiến vùng tổn thương nặng hơn và tạo điều kiện để các vùng da lân cận bị tấn công và sưng mủ.

1.2. Trẻ bị “nóng trong”

Hiện tượng “nóng trong” gây nổi mụn ở trẻ rất phổ biến. Nóng trong bản chất nói đến quá trình thải độc ở gan của trẻ chưa được tốt dẫn đến gia tăng các chất độc, bã nhờn được tích tụ dưới da. Bên cạnh đó chế độ ăn thừa đạm, protein cũng tạo nên điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập.

1.3. Mắc các bệnh lý hoặc bị virus, vi khuẩn tấn công

Ngoài các nguyên nhân xuất phát từ bên trong, rất nhiều trường hợp trẻ bị nổi mụn trên đầu do các virus, vi khuẩn gây bệnh tấn công như các bệnh tụ cầu, thủy đậu, tay chân miệng,…. Các bệnh lý này đều là những bệnh lý nguy hiểm và có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của trẻ.

2. Một số dấu hiệu nổi mụn mủ nguy hiểm

Mặc dù mụn mủ trên đầu trẻ có thể tự khỏi tuy nhiên cha mẹ không nên chủ quan bởi rất nhiều trường hợp nổi mụn mủ vô cùng nguy hiểm

2.1. Trẻ nổi mụn mủ trên đầu do tụ cầu khuẩn

tụ cầu khuẩn là một loại vi khuẩn nhỏ sống trên bề mặt da gây nên các mụn nhọt mủ trên đầu của trẻ. Khi mụn nhọt vỡ ra, các vi khuẩn tụ cầu rất dễ lưu dẫn vào sâu bên trong não của trẻ. Lúc này, trẻ bắt đầu xuất hiện tình trạng mê sảng, buồn nôn, sốt,….

Trong trường hợp này, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới thăm khám và điều trị sớm bởi bệnh có thể biến chứng gây viêm màng não, viêm não vô cùng nguy hiểm.

2.2. Trẻ nổi mụn do virus thủy đậu

Trẻ bị thủy đậu

Thủy đậu là một trong những bệnh mà ai cũng sẽ bị ít nhất 1 lần trong đời. Với trẻ em, thủy đậu thường lây lan nhanh hơn trong môi trường trường học và dễ bùng phát thành các ổ dịch cục bộ. Khi bị thủy đậu, ngoài xuất hiện các mụn toàn thân, trong đó có vùng đầu, trẻ còn có các triệu chứng kèm theo như sốt, ngứa,……

2.3. Trẻ nổi mụn mủ trên đầu do bệnh Miliaria

Bệnh Miliaria còn được biết đến là hiện tượng rôm sảy hay hạt kê ở trẻ em. Với các trẻ bị bệnh Miliaria bẩm sinh, trên vùng đầu, má thường xuất hiện những đốm nhỏ li ti màu đỏ hoặc hồng chứa nước, đôi khi chứa mủ trắng xen lẫn. Một số trẻ lại xuất hiện những nốt Miliaria muộn hơn, rải rác quanh vùng trán, má mũi, bộ phận sinh dục, mông,…. Miliaria do nguyên nhân tuyến mồ hôi, bã nhờn bị bít tắc. Bệnh lý gây cảm giác ngứa ngáy và khó chịu cho trẻ. Tuy nhiên Miliaria là bệnh lành tính và có thể tự khỏi sau vài tuần. Cha mẹ chỉ cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.

2.4.Trẻ bị nổi mụn mủ trên đầu do viêm nang lông

Nổi mụn mủ do viêm nang lông liên quan tới gia tăng bạch cầu ưa acid. Bệnh thường xuất hiện với các triệu chứng điển hình như mụn mủ nang lông bị ngứa, các mụn mủ xuất hiện trên da đầu hoặc ở các chi. Bệnh thường phổ biến ở các bé trai hơn các bé gái. Tuy nhiên tỷ lệ xuất hiện chung của bệnh không quá cao.

Hầu hết các trường hợp bệnh đều tự biến mất khi trẻ lên 3 tuổi. Song cần đặc biệt chú ý vệ sinh, chăm sóc để tránh viêm loét khi các mụn xuất hiện.

3. Làm gì khi trẻ nổi mụn mủ trên đầu?

Mụn đinh trên đầu trẻ

Khi trẻ bị nổi mụn trên đầu, nhiều cha mẹ tự ý nặn mụn và chữa trị cho con. Tuy nhiên điều này lại vô tình đẩy con vào tình huống nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Trong trường hợp mụn nổi nhiều, bọc mủ và có dấu hiệu không dừng lại, hãy đưa trẻ đến chuyên khoa da liễu hoặc chuyên khoa nhi để thăm khám sớm, loại trừ các bệnh lý nguy hiểm. Song song với chỉ định điều trị và các loại thuốc sử dụng được bác sĩ kê đơn, cha mẹ cần:

– Quan sát các biểu hiện của tình trạng mụn mủ, bao gồm mức độ lan rộng, mủ và tình trạng sốt của trẻ.

– Giữ vệ sinh vùng tổn thương bằng cách: vệ sinh bằng nước ấm và gạc vô trùng và bỏ miếng gạc sau khi sử dụng, tránh cọ xát mạnh làm vỡ các mụn nhọt.

– Ngưng sử dụng các sản phẩm tắm rửa như sữa tắm, sữa dưỡng ẩm,… thay vào đó nên sử dụng nước sạch, ấm để vệ sinh cho trẻ.

– Tay trước và sau khi tiếp xúc vùng mụn nhọt đều cần được vệ sinh sạch sẽ.

– Không tự ý nặn mụn hoặc chọc vỡ để lấy mủ. Đặc biệt với các loại “mụn đinh”, mụn lớn và có chân mụn sâu bởi rất dễ gây nhiễm trùng vào vùng xoang, xương gây nhiễm trùng máu, viêm màng não vô cùng nguy hiểm.

– Không tự ý bôi thuốc hoặc sử dụng kháng sinh cho trẻ nhằm tránh hiện tượng kháng thuốc, sốc thuốc,…

– Nghỉ ngơi tại khu vực thoáng mát và dễ chịu. Trẻ cũng cần được thay trang phục rộng rãi, dễ thấm hút mồ hôi và mềm mại.

– Luôn cho trẻ uống đủ nước.

Trên đây là một số thông tin quan trọng về vấn đề nổi mụn mủ trên đầu. Hi vọng rằng thông qua bài viết này cha mẹ sẽ có thêm những kiến thức quan trọng trong chăm sóc con trẻ.

Chỉ bằng những bài thuốc dân gian vô cùng dễ thực hiện mẹ bỉm có thể triệt tiêu được mụn nhọt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dưới đây là trọn bộ các bài thuốc dân gian cực lợi hại khiến mụn nhọt phải “chào thua”.

Mụn nhọt ở trẻ là một trong những bệnh lý làm hao tâm tốn sức rất nhiều bậc phụ huynh bởi không giống những bệnh về da thông thường, mụn nhọt tuy nhỏ nhưng lại có võ và chỉ cần điều trị sai cách hoặc chủ quan lơ là sẽ phải nhận “trái đắng”.

Mụn nhọt rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Mụn nhọt là tình trạng nhiễm trùng ở các nang lông thường do vi khuẩn gây ra thông qua các vết thương nhỏ hay các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Khi trẻ bị mụn nhọt sẽ có các dấu hiệu như xuất hiện các nốt nhỏ trên da, sưng viêm đỏ, lan rộng và tạo mủ trắng cuối cùng vỡ ra và chảy nước. Mụn nhọt khiến trẻ đau đớn, khó chịu, biếng ăn, quấy khóc và có thể xuất hiện viêm, sốt.

Để trị mụn nhọt cho trẻ, một trong những phương pháp được nhiều mẹ bỉm yêu thích nhất đó là các bài thuốc dân gian. Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm nổi bật như đều là những loại lá cây gần gũi với cuộc sống, dễ tìm, dễ kiếm, tiện lợi, an toàn và giá rẻ. Dưới đây là tất tần tật những bài thuốc dân gian trị mụn nhọt ở trẻ cực hiệu quả mọi bà mẹ nên biết.

Đọc thêm: Trẻ nổi mụn trên đầu và những điều cần lưu ý

1. Trị mụn nhọt cho trẻ bằng lá táo chua

Không chỉ là một thức quả ngon, táo chua còn có tác dụng trị mụn nhọt hữu hiệu cho trẻ nhỏ. Cụ thể, bộ phận có thể “đánh bại” mụn nhọt chính là lá táo chua.

Lá táo chua giúp trị mụn nhọt hiệu quả

Cách thực hiện như sau: Lấy một nắm lá táo chua hoặc búp táo chua rửa sạch, vớt ra để ráo nước sau đó giã nát cùng ít muối và đắp vào vùng da trẻ bị mụn nhọt.

Bài viết liên quan: Cách trị mụn bọc ở cằm cho trẻ

2. Trị mụn nhọt cho trẻ bằng nha đam

Nha đam [lô hội] là loại cây có nhiều tác dụng tốt trong việc chăm sóc sức khỏe và làm đẹp da. Bên cạnh tác dụng giảm đau, trị muỗi đốt, cầm máu, hạ sốt, nha đam còn giúp trị mụn nhọt.

Cách làm rất đơn giản: Hái vài lá nha đam còn xanh tươi, rửa sạch với nước, bóc vỏ nha đam, giã nhuyễn rồi đắp lên vùng da có mụn nhọt của trẻ. Ngày đắp 2 lần để mang lại hiệu quả trị mụn nhanh chóng.

3. Trị mụn nhọt cho trẻ bằng rau diếp cá

Theo Đông y, rau diếp cá có vị chua, tính mát có tác dụng giải nhiệt độc nên rất hữu hiệu trong việc chữa mụn nhọt cho trẻ nhất là với trường hợp mụn nhọt do nóng trong gây ra.

Bài thuốc trị mụn nhọt bằng lá diếp cá được nhiều người sử dụng

Cách làm: Chọn những lá rau diếp cá tươi, rửa sạch, giã nhuyễn rồi đắp vào khu vực trẻ bị mụn nhọt. Thời gian tốt nhất là nên đắp vào trước khi đi ngủ sau một đêm say giấc mẹ sẽ thấy vết sưng của bé giảm đi rất nhiều.

4. Trị mụn nhọt cho trẻ bằng rau mồng tơi

Rau mồng tơi cũng được xem là một loại rau có tính mát, nhuận tràng nên thường được dùng để trị táo bón, mụn nhọt cho trẻ.

Thực hiện: Để mụn nhọt bằng rau mùng tơi cho trẻ, mẹ chỉ cần hái vài lá mùng tơi, rửa sạch, giã nát và đắp lên khu vực da có mụn nhọt. Chỉ cần làm kiên trì 2-3 lần/ ngày mẹ sẽ bất ngờ về hiệu quả trị mụn mà rau mùng tơi mang lại.

5. Trị mụn nhọt cho trẻ bằng lá sen

Lá sen – một loại lá thường được dùng để gói xôi, cốm – tạo thành một thức quà quê nổi tiếng ở phố thị. Lá sen còn có một công dụng mà ít người biết tới đó là trị mụn.

Lá sen trị được mụn nhọt mẹ đã biết chưa

Cách làm như sau: Rửa lá sen sạch với nước, giã nát cùng một ít hạt cơm nếp, đắp lên vùng da trẻ bị mụn nhọt. Thực hiện 1 lần/ ngày sẽ giúp làm se và xẹp mụn nhanh chóng.

Đọc thêm: Cách chữa hăm háng ở người lớn

6. Trị mụn nhọt cho trẻ bằng lá khoai lang

Bên cạnh là món ăn dân giã, quen thuộc với nhiều người dân, lá khoai lang còn có mặt trong bài thuốc giúp trị mụn nhọt cho trẻ.

Khi phát hiện trẻ bị mụn nhọt kèm theo đó là những nốt mụn có dấu hiệu bị vỡ, chảy nước. Mẹ chỉ cần lấy vài lá khoai lang non giã cùng một ít đậu xanh, giã nhuyễn với vài hạt muối, cho tất cả vào vải sạch mỏng, đắp lên vùng da trẻ bị mụn nhọt. Thực hiện 1 lần/ ngày trong nhiều ngày sẽ làm giảm tình trạng sưng đau cho do mụn gây ra ở trẻ.

7. Trị mụn nhọt cho trẻ bằng hoa gạo

Được biết đến là loại hoa có màu đỏ rực, hoa gạo vị ngọt, tính mát giúp giảm đau, sưng nên được dùng để điều trị chứng mụn nhọt ở trẻ nhỏ.

Hoa gạo giúp chữa mụn nhọt sưng tấy

Thực hiện: Mẹ lựa chọn vài bông hoa gạo còn tươi giã nát, đắp vào vùng da có mụn nhọt bị sưng của trẻ 2 lần/ ngày để giảm sưng đau cho trẻ.

8. Trị mụn nhọt cho trẻ bằng cuống bí ngô

Có hai cách trị mụn nhọt cho trẻ bằng cuống bí ngô:

- Cách 1: Mẹ đốt cuống bí ngô thành than rồi đắp vào vùng da mọc mụn nhọt của trẻ.

- Cách 2: Sau khi đốt cuống bí ngô thành than, mẹ nghiền nát rồi trộn với dầu mè thành hỗn hợp thật đều rồi đắp vào khu vực trẻ có mụn nhọt.

Lưu ý: Cả hai phương pháp này cần phải quấn băng bên ngoài để giữ cho bí ngô không bị rơi khỏi khu vực da đắp trị mụn nhọt và phải thay băng ngày 1 lần.

9. Trị mụn nhọt cho trẻ bằng cây mua bà

Mẹ lựa chọn vài lá mua bà non, giã nát, hơ nóng vừa phải rồi đắp lên chỗ có mụn nhọt của trẻ ngày 1 lần sẽ giúp đẩy lùi mụn nhọt nhanh chóng.

10. Trị mụn nhọt cho trẻ bằng vừng đen [mè đen]

Vừng đen [mè đen] rất giàu dinh dưỡng và còn có tác dụng tốt trong việc điều trị mụn nhọt ở trẻ. Trị mụn nhọt bằng vừng đen [mè đen] cũng rất đơn giản, mẹ chỉ cần lấy mè đen rang lên, tán nhỏ, sau đó rửa sạch vùng da bị mụn của trẻ và bôi bột vừng đen đã tán lên. Chỉ cần thực hiện vài ngày là sẽ khỏi hẳn mụn nhọt.

Vừng đen – bài thuốc trị mụn nhọt rất tốt

11. Trị mụn nhọt cho trẻ bằng cây chua me đất

Lấy vài lá chua me đất giã nhỏ, hơ nóng vừa phải và đắp vào chỗ mụn nhọt của trẻ, đắp 1 lần/ ngày sẽ giúp chữa mụn nhọt hiệu quả.

12. Trị mụn nhọt cho trẻ bằng bột nghệ

Bột nghệ có tác dụng chống viêm rất tốt nên có tác dụng hữu hiệu trong việc chăm sóc, điều trị các bệnh về da như mụn nhọt, ngăn ngừa thâm sẹo.

Cách làm: Trộn đều bột nghệ với gừng tươi đã được giã nát để tạo thành một hỗn hợp. Đắp hỗn hợp này vào vùng da bị mụn nhọt đang sưng viêm của trẻ, sau đó quấn thêm một miếng vải mềm và sạch xung quanh vùng da bị mụn của trẻ.

Hoặc nếu trẻ đã lớn, mẹ có thể khuấy 1 thìa bột nghệ với nửa cốc sữa hoặc nước lọc và cho trẻ uống. Uống hỗn hợp này 3 lần mỗi ngày liên tục trong 4-5 ngày để mang lại hiệu quả trị mụn tốt nhất.

Nghệ không chỉ giúp trị mụn nhọt mà còn ngừa thâm sẹo

Tìm hiểu thêm: Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh

13. Trị mụn nhọt cho trẻ bằng tỏi

Giá trị của tỏi với sức khỏe là điều không ai có thể phủ nhận được. Tỏi không chỉ có tác dụng phòng chống ung thư, điều trị cảm cúm, hạ sốt… mà tỏi còn còn chế ngự mụn nhọt và u nang ở mặt, lưng, chân tay rất hiệu quả. Để trị mụn nhọt cho trẻ bằng gia vị tỏi, mẹ có thể thực hiên các cách sau:

- Đun nóng vừa phải 1 tép tỏi và đặt vào vùng da bị mụn của trẻ khoảng 10 phút, thực hiện 2-3 lần/ ngày.

- Làm một miếng dán khoảng 2-3 tép tỏi dán lên khu vực mụn nhọt cũng giúp trị mụn rất tốt.

- Ngoài ra, ăn 2-3 tép tỏi sống hàng ngày cũng mang lại kết quả tốt trong trị mụn nhọt ở trẻ. Tuy nhiên ăn tỏi chỉ áp dụng cho trẻ lớn, đã ăn cơm hoặc ăn thô tốt và chịu được mùi cay nồng của tỏi.

14. Trị mụn nhọt cho trẻ bằng bánh mỳ

Đắp bánh mỳ được xem là một trong những giải pháp giúp khắc phục mụn nhọt, u nang đơn giản, hiệu quả tại nhà.

Ít ai biết rằng bánh mì còn là “khắc tinh” của mụn nhọt

Cách làm: Lấy một miếng bánh mì ngâm vào nước hoặc sữa ấm, vớt ra và đắp vào khu vực bị mụn nhọt ở trẻ. Sử dụng 2 lần/ ngày sẽ giúp giảm tình trạng viêm da và chữa lành mụn nhọt nhanh chóng.

15. Trị mụn nhọt cho trẻ bằng tinh dầu trà

Với tác dụng kháng khuẩn, sát khuẩn, kháng nấm, tinh dầu trà thường được sử dụng trong việc làm đẹp da, chống lão hóa, trị mụn cho chị em phụ nữ. Được biết tinh dầu trà sẽ giúp làm tăng tốc độ trị mụn nhọt và giảm đau, khó chịu do mụn nhọt gây ra, đặc biệt tinh dầu trà còn rất lành tính nên an toàn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Trị mụn nhọt bằng tinh dầu trà sau: Lấy một miếng bông gòn, nhỏ vài giọt dầu trà lên miếng bông sau đó đắp lên vùng da có mụn nhọt của trẻ. Thực cách làm như hiện 5 lần/ ngày đến khi nhọt hoàn toàn biến mất. Lưu ý không được ăn tinh dầu trà.

16. Trị mụn nhọt cho trẻ bằng dầu thầu dầu

Dầu thầu dầu cũng có tác dụng khử trùng, trị mụn nhọt nên mẹ cũng có thể sử dụng cho bé. Cách làm như sau: Lấy một miếng bông gòn, nhỏ vài giọt tinh dầu thầu dầu vào miếng bông và đắp lên vùng da bị mụn nhọt sẽ giúp hút độc ra khỏi nhọt một cách hiệu quả.

Dầu thầu người – giải pháp trị mụn và liền sẹo an toàn

Ngoài ra còn có các bài thuốc dân gian trị mụn cho trẻ phối hợp nhiều loại lá cây để đắp cho trẻ hoặc sắc để uống nước. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên sử dụng các bài thuốc này khi có sự tư vấn từ các chuyên gia đông y.

Tạm kết

Có thể nói trị mụn nhọt cho trẻ bằng bài thuốc dân gian có rất nhiều ưu điểm song đây là phương pháp chỉ dành cho những mụn nhọt thể nhẹ và phải thực hiện thật kiên trì, lâu dài mới mang lại hiệu quả. Bên cạnh đó, các mẹ phải đảm bảo nguồn gốc xuất xứ của các loại lá khi sử dụng và cần rửa thật sạch để loại trừ hết bụi bẩn, vi khuẩn, thuốc trừ sâu mới mang lại sự an toàn cho trẻ.

Một gợi ý cho mẹ bỉm khi có con bị mụn nhọt là sử dụng gel bôi ngoài da Oatrum Kids. Được chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên với các thành phần chính là Berberine, Nano Cucumin, gel Oatrum Kids giúp kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, giảm sưng đau, mụn nhọt nhanh chóng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đồng thời tránh nguy cơ nhiễm trùng, hình thành mụn mủ gây bội nhiễm và ngừa thâm sẹo hiệu quả.

Video liên quan

Chủ Đề