Cách trị viêm họng cho trẻ 2 tháng tuổi

Thời tiết chuyển mùa tạo điều kiện cho các bệnh về đường hô hấp phát triển, đặc biệt là bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ nhỏ. Viêm mũi họng ở các bé thường kèm theo viêm VA [amidan ở vòm mũi họng], viêm amidan, viêm phế quản…

Nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ nhỏ

Viêm họng ở trẻ nhỏ thường xảy ra một cách đột ngột và gây nên bởi virus, vi khuẩn, thường xuất hiện nhiều khi thời tiết chuyển mùa. Các bé sức đề kháng còn yếu chưa thể thích nghi với sự thay đổi khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa.  Ngoài lí do thời tiết chuyển mùa, các nguyên nhân khác khiến bé bị viêm họng có thể kể đến như: độ ẩm cao, bụi bẩn, bụi công nghiệp, khói thuốc, khói than…

Viêm họng ở trẻ nhỏ thường xảy ra khi thời tiết chuyển mùa

Mẹo chữa viêm họng cho bé

Khi bị viêm họng bé sẽ thường hay quấy khóc, kém ăn, thậm chí có thể xuất hiện sốt cao, lúc này mẹ không nên tự ý cho bé uống thuốc giảm đau hay kháng sinh. Mẹ chỉ cho bé dùng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn và có chỉ định của bác sĩ. Các trường hợp nhẹ các mẹ có thể áp dụng các biện pháp không dùng thuốc sau cho bé, đây là những phương pháp rất an toàn và hiệu quả khi bé mới chớm bị:

  1. Súc miệng bằng nước tỏi, lá bạc hà.  Đây là 2 phương thuốc dân gian chữa viêm họng rất hiệu quả. Cách làm đơn giản, mẹ chỉ cần bỏ 1 thìa cà phê tỏi thái lát vào một cốc nước sôi, để trong 5 phút sao đó thêm lá bạc hà, cho bé súc miệng bằng hỗn hợp trên.  Vị thanh mát của bạc hà sẽ giúp cổ họng bé thông thoáng, tinh chất tỏi giúp bé kháng khuẩn hiệu quả.
  2. Cho bé uống nước mật ong chanh. Mẹ pha hỗn hợp trên với tỉ lệ ½ thìa cà phê mật ong và ½ thìa cà phê nước cốt chanh vào một cốc nước nóng. Sau đó mẹ cho bé uống, các triệu chứng viêm họng sẽ giảm ngay tức thì. [Mẹ lưu ý không nên cho bé dưới 12 tháng tuổi uống mật ong]

Hỗn hợp mật ong chanh giúp bé giảm đau họng hiệu quả

3. Cho bé uống nước cây xô thơm. Mẹ chỉ cần lấy một nắm lá cây xô thơm, đun lên và chắt lấy nước cho bé uống sẽ giúp bé đỡ đau cổ họng. Ngoài ra mẹ có thể pha thêm ½ thìa cà phê nước cốt chanh cho vào hỗn hợp và cho bé uống.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Thời tiết thay đổi, cơ thể và sức đề kháng của bé chưa thể thích nghi với sự thay đổi nên rất dễ dẫn đến các triệu chứng như viêm họng, viêm phế quản, ho, sốt…  Cách tốt nhất để bảo vệ bé khỏi các bệnh lý giao mùa là ba mẹ nên chủ động tìm hiểu và phòng tránh bệnh cho trẻ. Ba mẹ có thể tham khảo một số cách phòng tránh bệnh như sau:

–          Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, tránh quạt máy, máy lạnh, bụi khói, nước đá, thức khuya.

–          Vệ sinh họng, miệng như đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy

–          Súc họng bằng nước muối sinh lí hằng ngày.

–          Tắm cho bé bằng nước ấm trong phòng kín gió, tắm xong phải lau người thật khô rồi mặc quần áo sạch

–          Cho bé uống Bio-acimin Gold để tăng sức đề kháng cho bé

Vệ sinh răng miệng cho bé là một cách bảo vệ sức khỏe khi thời tiết chuyển mùa

Trẻ hay ăn chóng lớn là mong muốn lớn nhất của các ông bố bà mẹ. Hiểu được điều đó, suốt hơn 1 thập kỷ qua, thương hiệu Bio-acimin đã không ngừng nghiên cứu, phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, nỗ lực đem đến giải pháp hiệu quả hỗ trợ chăm sóc hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ một cách tốt nhất. Với bộ sản phẩm bao gồm:

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốm vi sinh Bio-acimin Gold bổ sung men vi sinh và dưỡng chất hỗ trợ lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột và giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa, giúp trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Từ đó hỗ trợ cải thiện chứng biếng ăn, khiến con ăn ngon hơn, hỗ trợ tăng cường hấp thu dưỡng chất và nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bio-acimin Fiber bổ sung chất xơ tự nhiên Synergy 1 và men vi sinh hỗ trợ cải thiện hiệu quả tình trạng táo bón ở trẻ.

Bộ đôi sản phẩm mới Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bio-acimin Chew và Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bio-acimin Chew F dạng viên nhau với hương vị thơm ngon, dễ dàng sử dụng trực tiếp mọi lúc mọi nơi, khiến bé thêm yêu thích và tăng tính tiện dụng cho mẹ.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nhai Bio-acimin Chew hỗ trợ làm giảm tình trạng biếng ăn ở trẻ với thành phần chính là men vi sinh và các dưỡng chất cần thiết, hỗ trợ tăng cường hệ vi sinh đường ruột và tăng cường tiêu hóa.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nhai Bio-acimin Chew F hỗ trợ làm giảm tình trạng táo bón bằng cách bổ sung chất xơ tự nhieenSynergy 1 và men vi sinh cho trẻ.

Nhãn hàng Bio-acimin sẵn sàng đồng hành cùng cha mẹ, hỗ trợ cải thiện chứng biếng ăn, rối loạn tiêu hóa và táo bón của trẻ bằng các giải pháp an toàn và hiệu quả.

Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Hiệu quả có thể khác nhau tùy cơ địa từng người

Số GPQC: 01305/2019/ATTP-XNQC

Hotline: 1900 6436

Website: bioacimin.com

Thương nhân sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM QD-MELIPHAR

Địa chỉ: Duyên Trường, Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội

Website: ww.duocmelinh.com

Tiếp thị và phân phối: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VIỆT ĐỨC

Địa chỉ: Lô B10/D6 khu đô thị Cầu Giấy, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

Website: www.duocvietduc.com

Mặc dù bé bị đau họng thường không quá nghiêm trọng, nhưng tình trạng này vẫn có thể khiến nhiều bố mẹ xót con trở nên lo lắng, không biết cần làm gì để giúp trẻ dễ chịu hơn. Nếu những triệu chứng có xu hướng trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài, kèm theo các biến chứng như bé sốt do viêm họng, Hapacol khuyên bạn hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ ngay. 

1. Những nguyên nhân phổ biến gây đau họng ở trẻ nhỏ

Thông thường, cơn đau họng của trẻ nhỏ cũng như trẻ sơ sinh phát sinh từ những vấn đề sức khỏe như sau:

Cảm lạnh

Phần lớn trường hợp trẻ bị đau họng xuất phát từ tình trạng cảm lạnh. Lúc này, ngoài đau họng, bé còn có xu hướng nghẹt hoặc sổ mũi.

Theo ước tính từ nhiều chuyên gia, trong 12 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh có thể bị cảm lạnh trung bình 7 – 8 lần. Nguyên do là bởi hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn đang phát triển, chưa hoàn thiện. 

Nếu nghi ngờ con bị cảm lạnh, bạn nên sắp xếp công việc để có thể tự chăm sóc con tại nhà nếu như bé bị sốt hoặc cảm thấy khó chịu và hay quấy khóc.

Viêm amidan

Thực t, viêm amidan có thể xảy ra ở mọi đối tượng, kể cả trẻ sơ sinh. Viêm amidan thường phát sinh do virus tấn công. 

Khi bị viêm amidan, trẻ có xu hướng:

  • Biếng ăn do khó nuốt
  • Chảy nước bọt nhiều hơn bình thường
  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao
  • Phát ra âm thanh tỏ vẻ khó chịu

Khi bé sốt do viêm họng, trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ kê toa thuốc paracetamol hoặc ibuprofen để xoa dịu các triệu chứng của trẻ. Nếu trẻ đã tiến vào giai đoạn tập ăn thức ăn rắn, bạn có thể sẽ cần nấu các món mềm và nhuyễn hơn cho bé trong thời gian này.

Bệnh tay chân miệng

Trẻ dưới 5 tuổi rất dễ gặp phải bệnh tay chân miệng. Các biểu hiện thường thấy của vấn đề này bao gồm sốt cao viêm họng và đau miệng. Đôi khi, bé còn có thể nổi mụn nước hoặc xuất hiện loét bên trong miệng. Điều này gây cản trở quá trình nuốt thức ăn hay thậm chí là nước bọt của trẻ. 

Đồng thời, mụn nước và các nốt sần đỏ còn có khả năng xuất hiện ở những bộ phận khác như:

  • Tay
  • Chân
  • Xung quanh miệng
  • Mông

Hầu như các trường hợp mắc bệnh, bác sĩ sẽ theo dõi các biến chứng. Nếu xuất hiện biến chứng, bác sĩ sẽ cân nhắc truyền thuốc. 

Bệnh tay chân miệng chủ yếu phát sinh do virus, nên khả năng lây lan của bệnh rất cao. Kể cả khi đã có dấu hiệu hồi phục, trẻ vẫn có thể tiếp tục lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh trong vài ngày tiếp theo.

Viêm họng liên cầu khuẩn

Một trong những nguyên nhân gây đau họng ở trẻ nhỏ phổ biến là viêm họng liên cầu khuẩn. Khi rơi vào tình huống này, bé có thể phát sốt, đồng thời amidan cũng như các hạch bạch huyết ở cổ sưng đỏ. 

Để đối phó với viêm họng liên cầu khuẩn, trẻ sẽ cần dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. 

2. Triệu chứng khi nhận biết con trẻ bị đau họng

Khi con bạn có dấu hiệu quấy khóc và gặp khó khăn trong việc ăn uống, bạn có thể nghi ngờ trẻ đang bị đau họng bởi một số vấn đề sức khỏe như:

  • Viêm amidan
  • Viêm họng liên cầu khuẩn

Thực tế, việc đầu tiên bạn nên làm là quan sát các biểu hiện của bé.

Nếu con bạn nhỏ hơn 3 tháng tuổi, bạn nên lập tức liên hệ với bác sĩ nhi ngay khi triệu chứng đau họng đầu tiên phát sinh, ví dụ như không chịu ăn hay quấy khóc sau khi mỗi muỗng thức ăn mà bạn đút cho bé.

Vì hệ miễn dịch của trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, vẫn chưa hoàn thiện, nên bác sĩ có thể muốn quan sát bé thêm vài ngày để xác định tình trạng sức khỏe chính xác nhất. 

Trong trường hợp con của bạn lớn hơn 3 tháng tuổi, bạn có thể cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện nhi nếu bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây xảy ra, bao gồm: 

  • Nhiệt độ cơ thể từ 38ºC trở lên
  • Ho liên tục trong nhiều ngày liền
  • Tiếng khóc khác thường
  • Tã giấy không ướt như bình thường
  • Đau tai, đau đầu
  • Phát ban ở tay, miệng, thân mình hoặc mông

Sau khi kiểm tra tình hình sức khỏe hiện tại của bé, bác sĩ sẽ quyết định để trẻ nhập viện hoặc điều trị ngoại trú với những biện pháp khắc phục tại nhà. Đồng thời, họ cũng có thể tư vấn cho bạn về chuyện trẻ có thể đến trường trong giai đoạn này hay không. 

Ngoài ra, theo các chuyên gia, một số biểu hiện của bé dưới đây sẽ đại diện cho tình huống cần được chăm sóc y tế khẩn cấp, chẳng hạn như:

  • Gặp khó khăn khi nuốt
  • Khó thở
  • Chảy nước bọt bất thường

Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên mô tả chi tiết các dấu hiệu đau họng của con diễn ra như thế nào cho bác sĩ, vì điều này có thể giúp họ nhanh chóng xác định tình trạng hiện tại của bé và đưa ra phương hướng điều trị thích hợp. 

3. Bạn nên trị đau họng tại nhà cho trẻ nhỏ như thế nào?

Khi trẻ sơ sinh bị đau họng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà như sau:

Mật ong giúp giảm viêm, diệt khuẩn cực tốt

Trang bị máy lọc không khí hoặc thông thoáng phòng 

Độ ẩm cao có thể giúp bé xoa dịu cơn đau họng khó chịu. Đồng thời, nếu trẻ bị nghẹt mũi, việc tăng độ ẩm không khí trong phòng cũng sẽ hỗ trợ trẻ dễ thở hơn. Do đó, bố mẹ có con nhỏ bị đau họng có thể muốn trang bị máy tạo độ ẩm để khắc phục tình trạng trên. 

Tuy nhiên, khi sử dụng loại máy này, bạn cần lưu ý vệ sinh và làm khô máy mỗi ngày. Điều này giúp bạn ngăn ngừa tình trạng vi khuẩn hoặc nấm mốc sinh sôi, khiến sức khỏe của bé trở nên nghiêm trọng hơn. 

Đồng thời, khi các triệu chứng đã được cải thiện, bạn có thể ngưng biện pháp này. Tuy vậy, đừng quên báo cho bác sĩ biết nếu tình trạng của bé không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn nhé. 

Dùng dụng cụ hút mũi cho bé

Trẻ nhỏ không có khả năng xì mũi. Do đó, để lấy hết đờm trong cơ thể của bé ra ngoài, bạn sẽ cần dùng đến dụng cụ hút mũi.

Thêm vào đó, nhỏ vài giọt dung dịch nước muối sinh lý vào mũi sẽ giúp đờm loãng hơn, từ đó hỗ trợ dụng cụ hút mũi hoạt động diễn ra suôn sẻ. 

Cho trẻ uống nước

Cho bé uống thêm nước chanh hoặc trà nóng. Ngoài ra bạn có thể hầm nước gà cho trẻ uống để tăng sức đề kháng lên. Quan trọng là giữ ấm cho bé bằng nước ấm, không uống nước nóng vì dễ làm trr bị bỏng môi.

Thực tế, trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi không nên dùng mật ong khi bị đau họng. Theo các chuyên gia, mật ong pha loãng với nước hoặc bất kỳ phương thuốc nào chứa mật ong có thể gây ngộ độc cho trẻ sơ sinh. 

Làm mát cổ họng cho trẻ

Đắp khăn mát để giảm cảm giác đau và giữ ẩm cho cơ thể, quan sát bé cẩn thận khi thấy trẻ bị nghẹt thở khi uống.

Cho trẻ súc miệng bằng nước muối và uống trà

Bạn có thể cho bé súc miệng bằng nước muối được bày bán ở ngoài tiệm thuốc tây. Ngoài ra bạn có thể cho bé uống nước chanh pha với mật ong cũng là cách trị đau họng ở trẻ hiệu quả.

4. Trẻ bị đau họng uống thuốc gì

Liệu trình điều trị đau họng ở trẻ sơ sinh hoàn toàn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Chẳng hạn như, nếu cảm lạnh là nguyên nhân cốt lõi, bác sĩ thường sẽ chú trọng vào các biện pháp khắc phục tại nhà hơn thay vì kê toa thuốc đặc trị cho bé, trừ khi thân nhiệt trẻ tăng cao. Trong trường hợp trẻ bị sốt viêm họng, thay vì tự ý hạ sốt cho trẻ, hãy đưa trẻ đến bác sĩ để được điều trị đúng cách.

Điều trị viêm họng bằng thuốc Tây

Ngược lại, đối với trường hợp đau họng do nhiễm khuẩn như viêm họng liên cầu khuẩn, bác sĩ sẽ kê toa một hoặc nhiều loại kháng sinh kết hợp cho trẻ nếu cần thiết. 

Những loại thuốc giảm đau họng bạn nên uống

Trong vài trường hợp hy hữu, bạn sẽ cần uống thuốc để xoa dịu cơn đau khó chịu đang “hoành hành” ở cổ họng. Tuy vậy, không phải ai cũng biết người bị đau họng uống thuốc gì. Bài viết do chuyên gia Hapacol nghiên cứu sẽ tìm ra loại thuốc…

Liệu bé dùng thuốc không kê đơn có an toàn?

Không nên cho trẻ sơ sinh dùng các loại thuốc trị ho cũng như cảm lạnh không kê đơn, vì đôi khi chúng không chỉ không đẩy lùi các triệu chứng cảm lạnh mà còn khiến tình trạng của bé trở nặng. 

Tuy nhiên, đối với trường hợp trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên bị sốt, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định cho bé uống paracetamol hoặc ibuprofen [trên 3 tháng tuổi và kg] để hạ sốt. Các chuyên gia có đủ kiến thức lẫn kinh nghiệm để đưa ra liều lượng chính xác và an toàn mà trẻ cần dùng. 

Trẻ cần thời gian bao lâu để phục hồi?

Nếu cơn đau họng bắt nguồn từ cảm lạnh, bé có thể hồi phục trong vòng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, khoảng thời gian này sẽ kéo dài hơn đối với trường hợp đau họng do những yếu tố khác, bao gồm:

  • Bệnh tay chân miệng
  • Viêm họng liên cầu khuẩn
  • Viêm amidan

Mặt khác, bạn nên tập thói quen quan sát và ghi chú lại quá trình phục hồi của bé. Đồng thời, khi các triệu chứng của trẻ không cải thiện sau vài ngày, bạn nên báo cho bác sĩ nhi càng sớm càng tốt. 

5. Làm thế nào để phòng ngừa đau họng cho trẻ?

Thực tế, bạn không thể hoàn toàn ngăn chặn cơn đau họng phát sinh ở trẻ nhỏ, đặc biệt nếu tình trạng này là hệ quả của vấn đề cảm lạnh. Tuy vậy, một số cách phòng ngừa sau đây sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ tình trạng trên tái phát ở bé, bao gồm: 

  • Giữ khoảng cách giữa bé và những người [bao gồm cả người trưởng thành và trẻ nhỏ] có dấu hiệu cảm lạnh hoặc đau họng
  • Tránh đưa con đến chỗ đông người
  • Thay bàn chải đánh răng cho bé sau khi hết viêm họng.
  • Thường xuyên vệ sinh đồ chơi và dụng cụ cá nhân của bé, bao gồm bình sữa, ti giả…
  • Rửa tay với xà phòng và nước sạch trước khi cho bé ăn hoặc ôm bé

Đôi khi, người trưởng thành cũng có thể bị lây bệnh cảm lạnh hoặc thậm chí là đau họng từ trẻ sơ sinh. Để ngăn chặn vấn đề này, bạn nên cẩn thận khi tiếp xúc với trẻ, đồng thời đừng quên vệ sinh tay sau khi ôm bé.

Có thể bạn quan tâm:

Cách trị đau họng tại nhà

Viêm họng đỏ là gì?

6 loại thuốc cần có trong tủ thuốc gia đình

Nguồn tham khảo:

When is a Sore Throat a More Serious Infection?

Video liên quan

Chủ Đề