Cách viết hóa đơn bù trừ công nợ

Bù trừ công nợ là giao dịch thường xuyên xảy ra giữa hai đơn vị có quan hệ mua bán hàng hóa. Liệu bù trừ công nợ như vậy thì có thể đưa vào chi phí hợp lý hay không và kế toán viên có thể hạch toán bù trừ công nợ như thế nào?

1. Bù trừ công nợ là gì?

Bù trừ công nợ là hoạt động diễn ra giữa hai hoặc nhiều đơn vị kinh doanh bởi họ vừa mua và vừa cung cấp hàng hóa lẫn nhau. Nói một cách dễ hiểu thì cả 2 hoặc 3 bên trong quan hệ mua bán này sẽ đồng thời là người bán và người mua.

Giả sử công ty A mua hàng của công ty B hết X triệu VND, công ty A chưa thanh toán cho công ty B, kế toán viên công ty A ghi nhận:

Sau đó, công ty B mua hàng của công ty A hết Y triệu, Y < X, công ty B và công ty A thỏa thuận rằng công ty B sẽ không thanh toán cho công ty A nữa mà trừ luôn tiền mua hàng lần này vào khoản nợ của công ty A với công ty B trong giao dịch trước đó. Công ty A phải thanh toán nốt cho bên B khoản tiền bằng X-Y. Khi đó, chúng ta có sự xuất hiện của nghiệp vụ “bù trừ công nợ”.

Đối với các đơn vị có mối quan hệ như thế này, hàng tháng các bên sẽ lập Biên bản đối chiếu công nợ riêng cho phía khách hàng để hai bên đều nắm được số dư đầu kỳ, số phát sinh trong tháng và tổng cộng số tiền trong tháng. Sau đó kế toán viên sẽ kiểm tra lại hóa đơn mua hàng để đối chiếu công nợ và lập biên bản bù trừ công nợ.

Trong trường hợp phát sinh sai lệch thì kế toán viên của các bên đều phải đối chiếu lại và làm rõ nguyên nhân. Dù là lỗi của bên nào thì cũng cần hủy Biên bản đối chiếu công nợ và xác nhận, làm lại Biên bản khác.

2. Hướng dẫn hạch toán bù trừ công nợ 2 bên

Khi doanh nghiệp bán hàng hóa, kế toán hạch toán:

Nợ TK 131

Có TK 511

Có TK 3331

  • Ghi nhận giá vốn hàng bán:

Nợ TK 632:

Có TK 155, 156

  • Khi doanh nghiệp mua hàng hóa, kế toán viên hạch toán:

Nợ TK 152, 153, 156…

Nợ TK 133

Có TK 331

  • Kế toán hạch toán bù trừ công nợ:

Nợ TK 331

Có TK 131

  • Nếu xuất hiện chênh lệch thì kế toán viên thực hiện bút toán xử lý phần chênh lệch như sau:
    • Nếu sau khi bù trừ, doanh nghiệp còn phải thanh toán:

Nợ TK 331

Có TK 111, 112

    • Nếu sau khi bù trừ, khách hàng phải thanh toán cho doanh nghiệp:

Nợ TK 111, 112

Có TK 131

Ví dụ về hạch toán bù trừ công nợ:

Công ty A mua hàng của công ty B, giá trị là 110 triệu đồng. Tuy nhiên, công ty B trước đó còn nợ công ty A 40 triệu đồng trong giao dịch mua hàng giữa hai bên. Hai bên thỏa thuận bù trừ công nợ, số tiền còn lại sẽ được thanh toán qua ngân hàng.

Hướng dẫn hạch toán:

  • Khi công ty A mua hàng, kế toán viên ghi nhận:

Nợ 156: 100 triệu

Nợ 133: 10 triệu

Có TK 331: 110 triệu

  • Kế toán viên công ty A thực hiện bút toán cấn trừ công nợ:

Nợ TK 331: 40 triệu

Có TK 131: 40 triệu

  • Khi công ty A thực hiện thanh toán phần còn lại cho công ty B, kế toán viên ghi nhận:

Nợ TK 331: 70 triệu

Có TK 112: 70 triệu

3. Trường hợp bù trừ công nợ 3 bên

Trường hợp quan hệ bù trừ xuất hiện giữa ba bên như sau: Công ty thứ nhất và công ty thứ 2 phát sinh quan hệ mua bán hàng hóa, công ty thứ 2 có phát sinh quan hệ mua bán hàng hóa với công ty thứ 3. Lúc này công ty thứ 2 đề nghị bù trừ công nợ giữa bên thứ nhất và bên thứ 3.

Đối với trường hợp này, các bút toán hạch toán vẫn diễn ra tương tự, tuy nhiên sẽ phát sinh hạch toán của cả ba bên và bút toán bù trừ công nợ sẽ diễn ra ở công ty thứ 3 – công ty thực hiện bù trừ công nợ với công ty thứ nhất.

Ví dụ về hạch toán bù trừ công nợ:

Công ty A mua hàng của công ty B, giá trị là 110 triệu đồng. Trước đó, công ty B mua nguyên vật liệu để sản xuất lô hàng của công ty A từ công ty C hết 66 triệu đồng [chưa thanh toán cho công ty C]. Ba bên thỏa thuận bù trừ công nợ giữa công ty C và công ty A, số tiền còn lại sẽ được Công ty A thanh toán qua ngân hàng. Công ty A, B và C làm một biên bản đối trừ công nợ như thỏa thuận trên.

Hướng dẫn hạch toán:

Tại công ty A:

  • Khi mua hàng từ công ty B, kế toán viên ghi nhận:

Nợ 156: 100 triệu

Nợ 133: 10 triệu

Có TK 331 – cty B: 110 triệu

  • Kế toán viên công ty A ghi nhận khoản nợ công ty C chuyển từ công ty B:

Nợ TK 331 – Cty B: 66 triệu

Có TK 331- Cty C: 66 triệu

Lúc này công ty A phải trả B 44 triệu, phải trả C là 66 triệu

Tại công ty B, kế toán bù trừ công nợ 3 bên và hạch toán:

Nợ Tk 331 – Cty C: 66 triệu

Có TK 131 – Cty A: 66 triệu

Tại công ty C, kế toán ghi:

Nợ TK 131 – Cty A: 66 triệu

Có TK 131 – Cty B: 66 triệu

4. Bù trừ công nợ có được khấu trừ thuế GTGT và được coi là chi phí hợp lý không?

Theo Khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC thì:

  • Các trường hợp mà doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ theo phương thức thanh toán bù trừ đã được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có biên bản đối chiếu số liệu và xác nhận của các bên tham gia vào việc thanh toán bù trừ để làm căn cứ khấu trừ thuế.
  • Các trường hợp mà doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ theo phương thức bù trừ công nợ như vay, mượn tiền, cấn trừ công nợ qua bên thứ 3 đã được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có hợp đồng vay tiền, chứng từ chuyển tiền từ bên vay sang bên đi vay đối với khoản vay bằng tiền để làm căn cứ bù trừ thuế.

Như vậy, việc thanh toán bù trừ công nợ giữa các doanh nghiệp có thể được khấu trừ thuế GTGT.

Theo Khoản 2 Điều 6 Thông tư 119/2014/TT-BTC, sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC thì các khoản chi thuộc nhóm sau sẽ được tính là chi phí hợp lý:

  • Các khoản chi thực tế phát sinh có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Các khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Pháp luật.
  • Các khoản chi có giá trị trên 20 triệu đồng thì phải thực hiện thanh toán qua Ngân hàng [cung cấp chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Như vậy, việc thanh toán bù trừ công nợ giữa các doanh nghiệp có thể được khấu trừ thuế GTGT và được coi là khoản chi phí hợp lý khi thực hiện tính thuế TNDN. Các điều kiện cần bao gồm:

  • Doanh nghiệp cung cấp được hợp đồng mua bán có xác nhận bởi các bên tham gia, trong hợp đồng có quy định rõ về phương thức thanh toán bù trừ công nợ.
  • Biên bản bù trừ công nợ của các bên, có xác nhận.
  • Chứng từ thanh toán qua ngân hàng với khoản chi trên 20 triệu đồng.

Phần mềm kế toán online MISA AMIS có tính năng hỗ trợ doanh nghiệp theo dõi hạch toán bù trừ công nợ các bên:

  • Bù trừ công nợ theo hóa đơn
  • Bù trừ công nợ theo tài khoản
>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS

Các tính năng đều được hướng dẫn cụ thể chi tiết, kế toán có thể tham khảo trước khi ghi nhận thực tế tại doanh nghiệp mình. Ngoài ra, phần mềm AMIS kế toán còn nhiều tính năng đặc thù, ưu việt, hỗ trợ kế toán trong quá trình tác nghiệp. Tham khảo sử dụng miễn phí 15 ngày phần mềm AMIS kế toán tại đây để thực tế trải nghiệm.

Tác giả tổng hợp: Phương Thanh

Không phải lúc nào một doanh nghiệp cũng có sẵn tiền mặt để thanh toán mua hàng. Và thanh toán bù trừ công nợ là một hình thức thường gặp trong giao dịch kinh doanh. Vậy khi bù trừ công nợ như vậy thì có được đưa vào chi phí hợp lý hợp lệ hay không? Cách hạch toán bù trừ công nợ như thế nào? Hãy cùng ACMan tìm hiểu nhé!

1. Thanh toán bù trừ công nợ là gì?

Bù trừ công nợ là giao dịch mua bán và cung cấp hàng hóa lẫn nhau giữa hai đơn vị, khi đó các đối tượng sẽ vừa là người mua đồng thời cũng là người bán. Khi phát sinh giao dịch, giữa hai đơn vị phải lập biên bản bù trừ công nợ để cấn nợ cho nhau.

Khi một đối tượng vừa là khách hàng, vừa là nhà cung cấp [vừa có công nợ phải thu, vừa có công nợ phải trả], để cấn trừ giữa công nợ, kế toán sẽ:

– Xác định các chứng từ công nợ phải thu và chứng từ công nợ phải trả của đối tượng;

– Thực hiện bù trừ giữa công nợ phải thu và công nợ phải trả của đối tượng;

– Cập nhật việc bù trừ công nợ vào sổ theo dõi công nợ của đối tượng.

Và khi các bên bù trừ công nợ có nghĩa giữa các đơn vị giao dịch mua bán với nhau và cung cấp hàng hóa lẫn nhau khi đó các đối tượng vừa là người bán đồng thời cũng là người mua thì các bạn cần lập biên bản bù trừ công nợ để cấn trừ cho nhau.

Trong trường hợp có sai lệch 2 bên kế toán phải đối chiếu lại với bên thành viên, làm rõ nguyên nhân. Nếu là do lỗi của Chi nhánh B đối với chi nhánh A về số lượng có tăng hơn so với hóa đơn thì chi nhánh A ngay lập tức hủy biên bản đối chiếu công nợ với Chi nhánh B. Và yêu cầu chi nhánh B phải xác nhận và làm lại biên bản đối chiếu.

2. Các chứng từ cần có để việc bù trừ công nợ là hợp lệ

– Hợp đồng mua bán hàng hóa [Trong điều khoản hợp đồng ghi rõ hình thức thanh toán bù trừ công nợ]

– Biên bản giao hàng, xuất kho

– Hóa đơn GTGT

– Biên bản đối chiếu công nợ hai bên [Có xác nhận của hai bên]

– Biên bản bù trừ công nợ [Có xác nhận của hai bên]

– Chứng từ thanh toán: Phiếu chi, Phiếu thu [Nếu phần chênh lệch dưới 20 triệu đồng; Giấy báo nợ / Giấy báo có của ngân hàng nếu phần chênh lệch từ 20 triệu đồng trở lên]

3. Bù trừ công nợ có được khấu trừ thuế giá trị gia tăng hay không?

Về vấn đề này, Ngày 24/06/2015 Tổng cục thuế trả lời trên website: gdt.gov.vn như sau:

“Căn cứ qui định tại Khoản 1, Điều 6 Thông tư 78 năm 2014 của Bộ Tài chính về các khoản chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế thì:

– Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

– Theo quy định của chính sách thuế giá trị gia tăng thì phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra cũng được coi là thanh toán không dùng tiền mặt, do đó việc thanh toán hóa đơn của Công ty bạn được xác định là thanh toán không dùng tiền mặt nên được tính vào chi phí hợp lý tổng số tiền trên hóa đơn.”

Như vậy: Để việc thanh toán bù trừ công nợ hợp lý và được khấu trừ thuế giá trị gia tăng thì cần:

– Hợp đồng mua bán [quy định rõ trong hợp đồng về việc thanh toán bù trừ công nợ]

– Biên bản bù trừ công nợ 2 bên [Phải có xác nhận của 2 bên]

– Chứng từ thanh toán qua ngân hàng

>>> Xem thêm:

Cách hạch toán thanh lý nhượng bán tài sản cố định

Hạch toán thuế bảo vệ môi trường theo Thông tư 133 và thông Tư 200

4. Cách hạch toán bù trừ công nợ

a. Khi Bán hàng hóa

Ghi nhận doanh thu và giá vốn hàng bán

– Doanh thu:

  • Nợ TK 131 [chi tiết]
  • Có TK 511
  • Có TK 3331

– Giá vốn:

  • Nợ TK 632:
  • Có TK 155, 156

b. Khi mua hàng

  • Nợ TK 152, 153, 156…
  • Nợ TK 133
  • Có TK 331

c. Bù trừ công nợ

d. Xử lý phần chênh lệch

– Nếu sau khi bù trừ, doanh nghiệp còn phải thanh toán:

– Nếu sau khi bù trừ, khách hàng phải thanh toán cho doanh nghiệp:

Trên đây là một vài chia sẻ của chúng tôi về khái niệm thanh toán bù trừ công nợ là gì và cách hạch toán bù trừ công nợ. Hi vọng có thể giúp đỡ được các bạn kế toán khi gặp phải các trường hợp tương tự.

Bên cạnh đó, khi sử dụng phần mềm kế toán ACMan của chúng tôi, các nghiệp vụ về nhập liệu, hạch toán và kết xuất dữ liệu sẽ được tự động hóa đến mức tối đa, giúp các bạn kế toán giảm được 80% khối lượng công việc của mình.

Mọi chi tiết liên quan đến giải pháp phần mềm kế toán ACMan xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ACMAN

Hotline: 0966 04 34 34

Điện thoại: 1900 63 66 85

Email:

Video liên quan

Chủ Đề