Cách xạ trị ung thư thực quản

Ung thư thực quản là bệnh ung thư đường tiêu hóa nguy hiểm, gây tử vong hàng thứ 4 ở Việt Nam. Cách chữa ung thư thực quản có thể dễ dàng nếu được phát hiện sớm. Bệnh còn có thể dự phòng tốt nếu thực hiện nội soi đường tiêu hóa định kỳ.

1. Bệnh ung thư thực quản là bệnh như thế nào?

Thực quản được cấu tạo là một bộ phận của hệ tiêu hóa. Đây là một ống dài khoảng 25cm, có nhiệm vụ vận chuyển thức ăn đi từ họng xuống dạ dày. Tại đây, thực quản tiết ra chất nhầy làm ẩm đường dẫn thức ăn và giúp thức ăn di chuyển xuống dạ dày dễ hơn.

Bệnh ung thư thực quản là bệnh lý nguy hiểm thuộc hệ tiêu hóa

Ung thư thực quản là khối u ác tính xuất hiện ở các tế bào thực quản.

Bệnh được chia làm hai dạng chính là ung thư biểu mô tế bào vảy thực quản và ung thư biểu mô tế bào tuyến thực quản.

Ung thư tế bào vảy thực quản là xuất hiện tế bào ung thư từ tế bào vảy lót niêm mạc thực quản. Bệnh thường xuất hiện ở phần trên hoặc giữa thực quản.

Ung thư tế bào tuyến thực quản phát triển ở mô tuyến, thường xuất hiện ở phần dưới của thực quản.

2. Các triệu chứng cảnh báo bệnh ung thư thực quản

Cũng giống như các bệnh ung thư khác, giai đoạn đầu của bệnh thường không có triệu chứng điển hình. Đặc biệt đây là bộ phận vận chuyển thức ăn trong đường tiêu hóa, khi khối u thực quản đã phát triển người bệnh sẽ thấy có những triệu chứng sau đây:

Bị ho, ho ra máu, đau họng, rát họng thời gian dài.

Cảm thấy nuốt đau, nuốt khó.

Bị nôn, buồn nôn.

Khó ăn dẫn đến ăn kém và sút cân.

Nói chung các triệu chứng này cũng gần giống với các triệu chứng của bệnh ung thư đường tiêu hóa khác. Do đó, khi thấy bất cứ một dấu hiệu bất thường nào, bạn cần đến ngay bệnh viện để thăm khám.

Khi khối u phát triển, người bệnh có cảm giác nuốt khó, ho, đau họng…

3. Bệnh tiến triển qua các giai đoạn nào?

  • Giai đoạn 1: Ung thư thực quản giai đoạn 1, khối u nằm ở lớp trên cùng của thành thực quản.
  • Giai đoạn 2: Lúc này, tế bào ung thư đã lan đến lớp sâu hơn của thành thực quản. Tế bào ung thư cũng xâm lấn đến tổ chức bạch huyết lân cận.
  • Giai đoạn 3: Tế bào ung thư xâm lấn vào sâu hơn trong thành thực quản. Tế bào ung thư xâm lấn tổ chức hoặc hạch bạch huyết trong vùng cạnh thực quản.
  • Giai đoạn 4: Giai đoạn này tế bào ung thư có thể xâm lấn các bộ phận khác của cơ thể. Các tế bào ung thư sẽ di căn đến nhiều bộ phận khác, trong đó phải kể đến như não, phổi, xương, gan…

4. Cách chữa ung thư thực quản

4.1. Ung thư thực quản nguy hiểm – Cách chữa ung thư thực quản phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện

Ung thư thực quản là bệnh có nguy cơ tử vong cao. Trước đây, tỉ lệ sống thêm được 5 năm của bệnh nhân khá thấp, chỉ khoảng 15 – 20%. Ngày nay, với các phương pháp điều trị tiên tiến hơn, tỉ lệ đó tăng lên khoảng 50% nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Và chỉ còn hơn 30% nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn 2, khi ung thư chưa lan rộng.  Khi ung thư đã lan rộng thì tỉ lệ sống thêm được 5 năm của bệnh nhân còn khoảng 20% và nếu di căn thì tỉ lệ chỉ còn lại vài phần trăm.

Do đó, để điều trị có hiệu quả cao việc phát hiện sớm bệnh là yếu tố sống còn. Phát hiện càng sớm càng có khả năng chữa khỏi cao và tăng thời gian sống thêm cho người bệnh.

Trước khi tiến hành các phương pháp điều trị cần điều trị dinh dưỡng trước tiên. Các biện pháp điều trị sau đó sẽ tùy thuộc vào kích thước và vị trí khối u cũng như sự xâm lấn của khối u và tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Hiện nay, các phương pháp điều trị bệnh ung thư thực quản bao gồm có:

4.2. Thứ nhất, áp dụng phẫu thuật – Cách chữa ung thư thực quản phổ biến

Đây là phương án chủ yếu trong điều trị căn bệnh này. Tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh mà bác sĩ sẽ loại bỏ hoàn toàn khối u và cắt một phần hoặc toàn phần thực quản. Phẫu thuật còn loại bỏ hết các tổ chức hạch bạch huyết và các tổ chức khác trong vùng ung thư. Nếu thực quản không cắt hết, phần còn lại sẽ được nối với dạ dày. Nhiều trường hợp, đoạn nối được tạo hình bằng một đoạn ruột non hoặc ống nhựa.

Phòng mổ tại Thu Cúc TCl phục vụ cho mổ ung thư thực quản và các kỹ thuật ngoại khoa khác

4.3. Phương pháp áp dụng xạ trị

Phương pháp này có thể điều trị đơn thuần hoặc kết hợp hóa chất. Khi khối u lớn và ở vị trí khó, xạ trị trước phẫu thuật giúp khối u nhỏ đi tạo điều kiện cho phẫu thuật dễ dàng hơn. Nếu khối u không thể cắt bỏ được thì xạ trị có nhiệm vụ giảm đau và giúp bệnh nhân ăn uống dễ hơn. Có thể giúp kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

4.4. Phương pháp sử dụng hóa trị trong điều trị ung thư thực quản

Hóa trị trong điều trị ung thư cũng tương tự như phương pháp xạ trị. Áp dụng thay cho trường hợp không thể phẫu thuật được ngay nhằm giảm kích thước khối u.

4.5. Điều trị bằng laser trong ung thư thực quản

Các tia laser được sử dụng nhằm phá hủy tổ chức ung thư. Đồng thời giải phóng vùng tắc nghẽn giúp bệnh nhân ăn uống dễ dàng hơn.

4.6. Ngoài ra còn có phương pháp quang động học

Phương pháp này nhằm mục đích giảm các triệu chứng khó chịu, khó nuốt cho người bệnh.

Điều trị ung thư thực quản bằng cách nào để đem lại hiệu quả cao cần phải được thăm khám. Sau thăm khám cận lâm sàng, bác sĩ mới có thể đưa ra được phương án thích hợp nhất.

Bệnh ung thư thực quản nguy hiểm là thế, việc điều trị có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh. Dấu hiệu của bệnh giai đoạn đầu cũng rất mờ hồ khiến nhiều người chủ quan. Tuy nhiên, bệnh ung thư thực quản hoàn toàn có thể phòng tránh được nhờ tầm soát sớm. Hiện nay, nội soi định kỳ đường tiêu hóa là cách hữu hiệu nhất để phát hiện sớm bệnh ung thư tiêu hóa bao gồm cả ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư trực tràng.

Hệ thống y tế Thu Cúc TCl trang bị máy móc nội soi hiện đại, công nghệ nội soi NBI 5F tiên tiến cùng đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm sẽ giúp việc tầm soát bệnh ung thư đường tiêu hóa nói chung và bệnh ung thư thực quản nói riêng trở nên hiệu quả, chính xác và nhanh chóng.

BVK – Ung thư thực quản là một trong những bệnh ung thư đường tiêu hóa thường gặp. Bệnh ở giai đoạn đầu không có nhiều dấu hiệu rõ ràng, thường đến khi ở giai đoạn tiến triển mới có triệu chứng như nghẹn, khó nuốt, đau rát cổ họng.......

Chẩn đoán ung thư thực quản bao gồm:

Chụp Xquang: biện pháp chụp Xquang thực quản cho thấy bất kỳ hình ảnh bất thường nào về hình dạng của thực quản.

Nội soi thực quản:là phương pháp dùng một ống mỏng có đèn sáng gọi là ống nội soi. Nếu có nghi ngờ vùng bất thường của thực quản, các bác sỹ có thể lấy bệnh phẩm tế bào và mô bệnh học qua nội soi để nghiên cứu dưới kính hiển vi điện tử, quy trình này được gọi là làm giải phẫu bệnh. Qua giải phẫu bệnh có thể nhìn thấy tổ chức ung thư hoặc các bất thường của tổ chức dẫn đến ung thư hoặc các tổn thương khác.

Đánh giá giai đoạn của ung thư thực quản

Khi đã được chẩn đoán là ung thư thực quản, bác sỹ cần phải biết đánh giá giai đoạn của ung thư hay còn gọi là mức độ phát triển, di căn của khối u. Đánh giá giai đoạn là bước để tìm ra xem khối u đã xâm lấn hay chưa và đã xâm lấn đến bộ phận nào của cơ thể. Biết được giai đoạn của bệnh sẽ giúp các thầy thuốc lập kế hoạch điều trị. Dưới đây mô tả 4 giai đoạn của ung thư thực quản:

-  Giai đoạn 1: Ung thư chỉ nằm ở lớp trên cùng của thành thực quản.

-  Giai đoạn 2: Ung thư lan đến lớp sâu hơn của thành thực quản hoặc xâm lấn đễn tổ chức bạch huyết lân cận.Ung thư chưa xâm lấn đến các bộ phận khác của cơ thể.

-  Giai đoạn 3: Ung thư xâm lấn lớp sâu hơn của thành thực quản hoặc xâm lấn tổ chức hoặc hạch bạch huyết trong vùng cạnh thực quản.

-  Giai đoạn 4: Ung thư xâm lấn các bộ phận khác của cơ thể. Ung thư có thể lan đến mọi vị trí bao gồm: gan, phổi não xương. Một số các xét nghiệm giúp xác định sự xâm lấn của ung thư bao gồm:

Chụp cắt lớp vi tính [C.T. Scanner]: một máy tính được nối với máy chụp Xquang cho ra hàng loạt các chi tiết về các bộ phận bên trong cơ thể.

Xạ hình xương: Với kỹ thuật này, hình ảnh của xương được tái tạo lại trên màn hình máy tính và trên phim chụp giúp chẩn đoán xem khối u đã di căn xương hay chưa. Một lượng nhỏ hoạt chất có hoạt tính phóng xạ được tiêm vào tĩnh mạch., chất này sẽ đi theo bộ máy tuần hoàn đến tập trung chủ yếu vào xương đặc biệt vùng xương phát triển bất thường. Một dụng cụ đo hoạt tính phóng xạ vùng này giúp xác định di căn xương.

Nội soi phế quản: Sử dụng một ống soi phế quản mềm và có đèn chiếu qua đường miệng hoặc mũi của bệnh nhân đi xuống qua đường dẫn khí để đánh giá các tổn thương của đường hô hấp.

Điều trị ung thư thực quản phụ thuộc một số yếu tố bao gồm kích thước, vị trí, sự lan tràn khối u và tình trạng chung của bệnh nhân. Bệnh nhân thường được điều trị một nhóm các bác sỹ gồm nhiều chuyên ngành khác nhau như bác sỹ chuyên khoa tiêu hoá [chuyên điều trị các bệnh tiêu hoá], các phẫu thuật viên [chuyên cắt bỏ hoặc sửa chữa các bộ phận của cơ thể], bác sỹ nội khoa ung thư, các bác sỹ xạ trị ung thư.

Điều trị ung thư thường gây tình trạng tăng cảm răng miệng và nhiễm khuẩn do đó bác sỹ thường khuyên bệnh nhân đến gặp nha sỹ khám và điều trị các bệnh răng miệng trước điều trị.

Có nhiều nhiều biện pháp  được sử dụng nhằm kiểm soát ung thư, giảm các triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Phẫu thuật: Là biện pháp điều trị chủ yếu ung thư thực quản. Thông thường khối u được lấy cùng với một phần hoặc toàn bộ thực quản, tổ chức bạch huyết kế cận và các tổ chức khác trong vùng. Sau đó phần còn lại của thực quản sẽ được nối với dạ dày giúp bệnh nhân vẫn tiếp tục nuốt như bình thường. Trong một số trường hợp đoạn nối có thể được tạo bởi một đoạn ruột non hoặc một ống nhựa. Phẫu thuật viên có thể mở rộng đoạn nối giữa dạ dày và rột non giúp thức ăn đi xuống dạ dày dễ dàng hơn. Phẫu thuật có thể được thực hiện sau các biện pháp điều trị khác.

Xạ trị: là biện pháp sử dụng nguồn tia có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị chỉ ảnh hưởng đến các tế bào trong vùng điều trị. Tia phát ra có thể xuất phát từ máy xạ trị [xạ ngoài], hoặc từ hoạt chất có hoạt tính phóng xạ được đặt vào khối u [xạ trong]. Một ống nhựa được đặt vào thực quản giúp thực quản luôn mở. Xạ trị có thể được điều trị đươn thuần hoặc kết hợp hoá chất như một biện pháp điều trị khởi đầu thay cho phẫu thuật đặc biệt khi khối u lớn và ở vị trí khó khăn cho phẫu thuật. Thậm chí cả khi khối u không thể lấy bỏ được bằng phẫu thuật hoặc xạ trị thì điều trị tia xạ có thể giúp giảm đau và giúp bệnh nhân nuốt dễ dàng hơn.

Hoá trị liệu là biện pháp sử dụng các hoá chất kháng u để tiêu diệt tế bào ung thư. Các hoá chất thường được sử dụng bằng đường tĩnh mạch và sẽ lưu thông khắp cơ thể. Hoá chất có thể kết hợp xạ trị như biện pháp điều trị khởi đầu thay cho phẫu thuật hoặc nhằm làm giảm kích thước u trước phẫu thuật. 

Điều trị Laser: Sử dụng ánh sáng năng lượng cao tiêu diệt tế bào ung thư. Laser liệu pháp chỉ ảnh hưởng đến các tế bào trong vùng điều trị và được sử dụng nhằm phá huỷ tổ chức ung thư và giải phóng vùng tắc nghẽn của ung thư thực quản giúp làm giảm triệu chứng khó nuốt.

Điều trị quang động học: Sử dụng một số thuốc được hấp thụ chủ yếu bởi tế bào ung thư. Khi các tế bào này được chiếu dưới ánh sáng đặc biệt, các thuốc sẽ trở nên có hoạt tính và có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư. Có thể sử dụng liệu pháp quang động học giúp giảm các triệu chứng khó nuốt của ung thư thực quản.

Bệnh nhân có thể lựa chọn các biện pháp mới điều trị ung thư thực quản. Trong một số nghiên cứu, toàn bộ bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp mới, trong một số nghiên cứu khác, một nhóm bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp mới, một nhóm bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp thông thường [điều trị chuẩn], các bác sỹ sẽ so sánh hiệu quả các biện pháp điều trị và đưa ra biện pháp điều trị hiệu quả nhất.

Thường khác nhau tuỳ thuộc loại thuốc và từng bệnh nhân. Các bác sỹ sẽ giải thích về các tác dụng phụ và đưa ra các biện pháp giúp làm giảm các triệu chứng này.

Phẫu thuật ung thư thực quản: Gây đau và tăng cảm giác vùng phẫu thuật trong một thời gian ngắn và có thể kiểm soát được bằng một số thuốc.

Xạ trị: Có thể ảnh hưởng đến tế bào lành và tế bào ung thư. Tác dụng phụ của xạ trị phụ thuộc vào vùng điều trị và liều điều trị. Thường gặp các triệu chứng khô, đau họng, miệng, khó nuốt, sưng đau lợi, mệt mỏi và thay đổi vùng da điều trị. Bệnh nhân có thể mất cảm giác ăn ngon miệng. 

Hoá chất: Cũng giống điều trị tia xạ, hoá chất có thể ảnh hưởng đến cơ quan bình thường hoặc các cơ quan bị ung thư. Tác dụng phụ chủ yếu phụ thuộc vào thuốc điều trị và liều lượng sử dụng. Có thể gặp các triệu chứng: buồn nôn, nôn, giảm cảm giác ngon miệng, rụng tóc, đỏ da, ban đỏ, đau môi và họng miệng. Các triệu chứng này hết dần trong quá trình hồi phục giữa các  đợt điều trị hoặc sau khi điều trị kết thúc.

Điều trị Laser: Có thể gây đau trong một thời gian ngắn khi điều trị nhưng có thể kiểm soát được bằng thuốc.

Điều trị quang động học: Có thể làm da và mắt tăng nhây cảm với ánh sáng sau 6 tuần điều trị hoặc lâu hơn. Các tác dụng phụ khác có thể bao gồm: ho, khó nuốt, đau bụng, đau khi thở, hoặc cảm giác hụt hơi.

Video liên quan

Chủ Đề