Cách xác định béo phì ở trẻ em

Chỉ số BMI giúp cho bạn có thể nẳm rõ được tỉ lệ cơ thể có đạt chuẩn hay không. Vậy chỉ số BMI là gì? Làm sao để tính chỉ số BMI? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Debametulam để có câu trả lời cho những thắc mắc này nhé.

Chỉ số BMI là gì?

BMI là viết tắt của Body mass Index, đây là chỉ số khối cơ thể được tính dựa trên công thức BMI=W (kg)/H²(m) nhằm xác định tỉ lệ giữa chiều cao (H) và cân nặng (W) của bạn có đạt chuẩn hay không.

Chỉ số BMI phần nào phản ánh được tình trạng cơ thể có thừa cân hay thiếu cân so với chiều cao thực tế. Thông qua chỉ số BMI, các chuyên gia y tế cũng phần nào xác định được tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh cũng như có những đánh giá được những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe dựa vào cân nặng của người bệnh

Cách xác định béo phì ở trẻ em

Công thức tính chỉ số BMI

BMI (KG/m2) = Cân nặng / (chiều cao x chiều cao)

Cách xác định béo phì ở trẻ em
Công thức tính chỉ số BMI

Thông thường, bạn sẽ thấy chiều cao của mỗi người thường được đo bằng cm, vì vậy mà các bạn cần đổi qua đơn vị là m trước khi áp dụng công thức để tính chỉ số BMI nhé

Đối với những người bình thường thì chỉ số BMI của họ sẽ rơi vào khoảng từ 18,5 – 24,9, đây là phạm vi cho thấy tỉ lệ giữa chiều cao và cân nặng của bạn đã đạt chuẩn.

Cách đọc chỉ số BMI của cơ thể

Sau khi tính được chỉ số BMI của cơ thể, điều mà bạn cần làm tiếp theo đó chính là đọc chỉ số BMI để xem chiều cao và cân nặng của cơ thể có đạt chuẩn hay không. Dưới đây là cách đọc chỉ số BMI mà bạn cần biết

Cách xác định béo phì ở trẻ em

BMI < 18,5 Bạn đang có dấu hiệu thiếu cân
BMI 18,5 – 22,9 Bạn đang sở hữu cân nặng lý tưởng so với chiều cao
BMI 23 – 24,9 Chỉ số cho thấy bạn đang có dấu hiệu thừa cân
BMI 25 – 29,9 Chỉ số cho thấy bạn đang có dấu hiệu gần béo phì
BMI > 30 Béo phì rồi nha bạn ơi

Tuy nhiên, một điều cần lưu ý đó chính là chỉ số BMI này không được áp dụng cho phụ nữ mang thai nhé

Ưu và nhược điểm của chỉ số BMI

Ưu điểm: Chỉ số BMI rất đơn giản, bạn có thể dễ dàng tính toán và biết được tương đối chính xác về tình trạng cân nặng của bản thân, từ đó có thể điều chỉnh kịp thời trọng lượng cơ thể

Nhược điểm: Khi đo lường bằng chỉ số BMI, bạn sẽ không thể nắm rõ được lượng chất béo trong cơ thể là bao nhiêu cũng như đối với những vận động viên thể hình và các mẹ bầu thì chỉ số này không chính xác

Cách xác định béo phì ở trẻ em

Chỉ số BMI có chính xác không?

Bạn thường nghe nói chỉ số BMI là thừa cân hay thiếu cân là thừa cân! Nhưng liệu chỉ số BMI có thực sự quan trọng đến vậy không?

WHO hiện phân loại cân nặng của mọi người dựa trên giá trị chỉ số khối cơ thể (BMI). Tuy nhiên, vẫn còn một số tranh cãi về chỉ số nàybởi thành phần cơ thể của mỗi người là khác nhau, chẳng hạn như: giới tính, tuổi tác và chủng tộc ảnh hưởng đến giới hạn trọng lượng cơ thể

Dựa trên bằng chứng cho thấy chất béo trong cơ thể không khiến một người nặng hơn một người có cùng chiều cao, chúng ta phải biết rằng các yếu tố như khối lượng cơ, mật độ xương và thậm chí cả chất lỏng cũng có thể ảnh hưởng đến cân nặng của một người.

Một số người cho rằng vì chỉ số BMI bỏ qua điểm này nên mặc dù nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến béo phì và lối sống lành mạnh là nhỏ, nhưng các vận động viên hoặc những người có tỷ lệ cơ bắp cao hơn thường được xếp vào nhóm thừa cân vì điều này. .

Với nhiều đơn vị y tế, bệnh viện, phòng khám chỉ số BMI được sử dụng làm giá trị đánh giá chính để xác định một người có nguy cơ béo phì hay không. Tuy nhiên, ngoài việc sử dụng chỉ số BMI để đánh giá nguy cơ béo phì của một người thì cần kết hợp các chỉ số khác đo vòng eo, đo mức cholesterol và đường huyết.

Chỉ số BMI cao có thể dẫn đến những căn bệnh nào?

Thông qua chỉ số BMI cao, các bạn cần chú ý nguy cơ mắc phải những căn bệnh sau đây nhé

  • Huyết áp cao
  • Cholesterol cao
  • Bệnh gan
  • Bệnh tiểu đường
  • Viêm khớp
  • Chứng ngưng thở lúc ngủ.

Ở đây không có nghĩa là khi chỉ số BMI quá cao thì bạn sẽ mắc phải những căn bệnh này đâu nhé, đây chỉ là danh sách những căn bệnh mà những người thừa cân thường có nguy cơ mắc phải, qua đó bạn cần chú ý hơn trong chế độ ăn uống, sinh hoạt để hạn chế căn bệnh này

Cách xác định béo phì ở trẻ em

Bảng BMI chuẩn cho trẻ sơ sinh từ 0-12 tháng tuổi

Bé trai

Chiều cao Cân nặng Tuổi
49,9 cm 3,3 kg Mới sinh
54,7 cm 4,5 kg 1 tháng
58,4 cm 5,6 kg 2 tháng
61,4 cm 6,4 kg 3 tháng
63,9 cm 7 kg 4 tháng
65,9 cm 7,5 kg 5 tháng
67,6 cm 7,9 kg 6 tháng
69,2 cm 8,3 kg 7 tháng
70,6 cm 8,6 kg 8 tháng
72 cm 8,9 kg 9 tháng
73,3 cm 9,2 kg 10 tháng
74,5 cm 9,4 kg 11 tháng
75,7 cm 9,6 kg 12 tháng

Bảng tính chỉ số BMI chuẩn cho bé trai từ 0-12 tuổi

Bé gái

Chiều cao Cân nặng Tuổi
49,1 cm 3,2 kg Mới sinh
53,7 cm 4,2 kg 1 tháng
57,1 cm 5,1 kg 2 tháng
59,8 cm 5,8 kg 3 tháng
62,1 cm 6,4 kg 4 tháng
64 cm 6,9 kg 5 tháng
65,7 cm 7,3 kg 6 tháng
67,3 cm 7,6 kg 7 tháng
68,7 cm 7,9 kg 8 tháng
70,1 cm 8,2 kg 9 tháng
71,5 cm 8,5 kg 10 tháng
72,8 cm 8,7 kg 11 tháng
74 cm 8,9 kg 12 tháng

Bảng tính chỉ số BMI chuẩn cho bé gái từ 0-12 tuổi

Bảng BMI chuẩn cho trẻ từ 6-10 tuổi

Bé trai

Chiều cao Cân nặng Tuổi
115,1 cm 20,2 kg 6
120,8 cm 22,4 kg 7
126,6 cm 25 kg 8
132,5 cm 28,2 kg 9
138,6 cm 32 kg 10

Bảng tính chỉ số BMI chuẩn cho bé trai từ 6-10 tuổi

Bé gái

Chiều cao Cân nặng Tuổi
116 cm 20,5 kg 6
121,7 cm 22,9 kg 7
127,3 cm 25,4 kg 8
132,6 cm 28,1 kg 9
137,8 cm 31,2 kg 10

Bảng tính chỉ số BMI chuẩn cho bé gái từ 6-10 tuổi

Bảng BMI chuẩn cho trẻ trên 10 tuổi

Bé trai

Chiều cao Cân nặng Tuổi
138,6 cm 32 kg 10
143,5 cm 35,6 kg 11
149,1 cm 39,9 kg 12
156,2 cm 45,3 kg 13
163,5 cm 50,8 kg 14
170,1 cm 56 kg 15
173,4 cm 60,8 kg 16
175,2 cm 64,4 kg 17
175,7 cm 66,9 kg 18

Bảng tính chỉ số BMI chuẩn cho con trai từ 10 – 18 tuổi

Bé gái

Chiều cao Cân nặng Tuổi
137,8 cm 31,2 kg 10
144 cm 36,9 kg 11
149,8 cm 41,5 kg 12
156,7 cm 45,8 kg 13
158,7 cm 47,6 kg 14
159,7 cm 52,1 kg 15
162,5 cm 53,5 kg 16
162,5 cm 54,4 kg 17
163 cm 56,7 kg 18

Bảng tính chỉ số BMI chuẩn cho con gái từ 10 – 18 tuổi

Lợi ích của việc duy trì chỉ số BMI hợp lý

  • Hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
  • Hạn chế nguy cơ loãng xương
  • Hạn chế nguy cơ đột quỵ
  • Giảm nguy cơ tiểu đường
  • Giải tỏa áp lực lên xương và khớp
  • Hỗ trợ tăng chiều cao hiệu quả
  • Giảm nguy cơ thiếu máu

Bí quyết để đạt được chỉ số BMI chuẩn

Cải thiện chế độ dinh dưỡng

Cách xác định béo phì ở trẻ em
Dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến BMI chuẩn của bạn

Để đạt được chỉ số BMI chuẩn thì bạn cần chú ý kiểm soát trọng lượng cơ thể, vì vậy mà các bạn nên chú ý ăn uống các loại thực phẩm giàu canxi, collagen type 2, vitamin D… để hỗ trợ chiều cao tăng trưởng nhanh chóng và hiệu quả. Cần chú ý hạn chế ăn nhiều chất béo bởi chúng sẽ khiến cho cân nặng của bạn tăng nhanh

READ  Chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ 3 tuổi?

Vận động thường xuyên

Cách xác định béo phì ở trẻ em
Vận động thường xuyên để kiểm soát cân nặng hiệu quả

Vận động là một trong những phương pháp không thể bỏ qua nếu bạn muốn có được chỉ số BMI chuẩn về chiều cao và cân nặng. Khi vận động thường xuyên, lượng mỡ thừa trong cơ thể sẽ bị đánh bay, nhờ đó giúp cho bạn có được một thân hình thon gọn. Ngoài ra, việc vận động thường xuyên cũng góp phần kích thích cơ thể sản sinh nhiều hormone tăng trưởng

Hormone tăng trưởng là thành phần không thể thiếu và cần thiết cho sự phát triển của con người, có vai trò quyết định và quan trọng trong quá trình cao lớn. Đây là hormone duy nhất có thể làm cho xương phát triển.

Ngoài ra, việc tiết hormone tăng trưởng còn liên quan đến thời kỳ tăng trưởng đỉnh cao, đặc biệt là tuổi dậy thì lượng hormone tăng trưởng tiết ra hàng ngày sẽ tăng lên đáng kể. Khi trưởng thành, sự tiết hormone tăng trưởng giảm dần.

Đồng thời, khi bước vô tuổi trưởng thành, phần biểu sinh ở đầu xa của xương dài dần dần đóng lại, và không gian sinh trưởng nhỏ dần cho đến khi nó ngừng phát triển.

Video các bài tập giãn cơ tăng chiều cao khá hay của kênh Làm sao để cao

Ngủ đúng giờ và đủ giấc

Cách xác định béo phì ở trẻ em
Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya giúp cải thiện vóc dáng hiệu quả

Như câu nói: “Con người ta lớn lên trong giấc ngủ”, giấc ngủ có mối quan hệ rất mật thiết với hormone tăng trưởng giúp thúc đẩy sự phát triển của cơ thể.

Hormone tăng trưởng là một hoạt chất sinh lý do tuyến yên trước tiết ra, nó có thể tác động trực tiếp lên các mô tế bào khắp cơ thể, thúc đẩy tổng hợp protein trong mô, tăng thể tích và số lượng tế bào, thúc đẩy sự phát triển của cơ thể.

Nó cũng có thể thúc đẩy sự gia tăng của tế bào sụn đầu xương của xương dài, đẩy nhanh sự phát triển của xương và sụn, và làm cho cơ thể dần dần tăng lên.

Ngoài ra, khoa học cũng đã cho thấy những người thức khuya thường xuyên có tỉ lệ tăng cân cao hơn 36% so với những người thường có thói quen ngủ sớm. Vì vậy các bạn cần chú ý ngủ đúng giờ và đủ giấc để cải thiện chiều cao cân nặng chuẩn của cơ thể nhé

Hạn chế ăn vặt

Cách xác định béo phì ở trẻ em
Thức ăn nhanh ảnh hưởng xấu đến chiều cao cân nặng của bạn

Các loại đồ ăn vặt nhiều dầu mỡ hay các loại đồ ăn ngọt là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng béo phì của bạn, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Vậy nên nếu như muốn có được chỉ số BMI chuẩn thì các bạn hãy chú ý hạn chế ăn các loại đồ ăn vặt đi nhé

Uống nhiều nước

Cách xác định béo phì ở trẻ em
Uống đủ nước để cải thiện vóc dáng cơ thể hiệu quả

Nghe có vẻ lạ lùng nhưng thực chất việc uống nhiều nước lại có tác động khá hiệu quả đến việc cải thiện vóc dáng cơ thể của bạn đấy nhé. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc uống nhiều nước giúp cải thiện chiều cao cũng như hỗ trợ giảm cân rất hiệu quả. Vì vậy các bạn hãy uống nhiều nước mỗi ngày để cải thiện vóc dáng cơ thể nhé

Đừng quá dựa vào chỉ số BMI của cơ thể

BMI thực sự có thể được sử dụng như một tiêu chuẩn để một người nhận biết về trọng lượng cơ thể bất thường. Tuy nhiên, dựa quá nhiều vào con số đó cũng là điều không hoàn toàn chính xác. Một trong những hạn chế của việc tính chỉ số BMI là kết quả chỉ số BMI chung chung vì chúng không tính đến các yếu tố khác, chẳng hạn như loại cơ thể, độ tuổi và mức độ hoạt động.

  • Mặc dù chỉ số khối BMI phản ánh tỉ lệ chiều cao và cân nặng phù hợp của mỗi cá nhân nhưng nó lại không dựa trên độ tuổi của từng người, vì vậy kết quả có thể chưa chính xác
  • Cân nặng của một người đến từ đâu cũng có thể là một phép tính không chính xác về chỉ số khối cơ thể, ví dụ dễ hiểu là những vận động viên hoặc người tập thể hình. Cả hai nhóm đều có trọng lượng cơ thể cao hơn vì họ có thân hình lực lưỡng . Trọng lượng cơ thể đến từ khối lượng cơ chứ không phải mỡ trong cơ thể.
  • Ví dụ, dựa trên độ tuổi, người lớn có xu hướng có nhiều chất béo trong cơ thể hơn trẻ em. Về giới tính, phụ nữ tự nhiên có nhiều mỡ trong cơ thể hơn nam giới.
  • Tương tự như vậy với hoạt động và hình dạng cơ thể của một người. Mặc dù họ có chỉ số khối cơ thể bình thường, những người ít vận động có thể có nhiều mỡ trong cơ thể hơn. Những người có nhiều mỡ bụng được coi là dễ gặp các vấn đề về sức khỏe.
  • Chất béo lắng đọng trong dạ dày và thắt lưng có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim và bệnh tiểu đường loại 2 . Trong khi đó, những người có mỡ tích tụ ở hông và đùi được coi là an toàn hơn trước sự đe dọa của những căn bệnh này. Vì vậy mà chỉ số BMI không hoàn toàn phản ánh được tình trạng sức khỏe của một người
  • Chỉ số BMI không hoàn toàn chính xác với các đất nước khác nhau, Đối với người châu Á, chỉ số BMI từ 27 trở lên được coi là béo phì. Trên thực tế, loại béo phì nói chung nằm trong khoảng BMI trên 30.

Vì sao cần duy trì cân nặng hợp lý theo chuẩn BMI?

Như mình đã nói ở trên, mặc dù chỉ số BMI không hoàn toàn phản ảnh chính xác tình trạng sức khỏe, thể trạng của một người nhưng chỉ số này giống như lời nhắc nhở để bạn chú ý kiếm soát trọng lượng cơ thể.

Nếu thiếu cân, bạn có thể sử dụng các sản phẩm bổ sung vitamin để tăng cân và cải thiện chế độ ăn. Ngược lại, nếu cơ thể thừa cân, bạn có thể thử một chế độ ăn lành mạnh và tập thể dục thường xuyên hơn.

Việc duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý theo chuẩn BMI sẽ đem lại những lợi ích sau:

  • Cải thiện sức chịu đựng, giúp cho bạn hoạt động lâu hơn
  • Giảm thiểu ngu cơ đau khớp, đau cơ
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ
  • Cải thiện hiệu suất hoạt động của tim mạch
  • Quá trình lưu thông máu và trao đổi chất cũng sẽ tốt hơn.
  • Giảm nguy cơ phát triển bệnh tim và một số căn bệnh ung thư khác
  • Làm giảm cholesterol, triglyceride, glucose trong máu và giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.

Ngoài BMI, nên chú ý chỉ số gì để đo lường sức khỏe?

Thông thường, sau khi kiểm tra cân nặng và chiều cao của bạn thì các bác sĩ hay chuyên gia tư vấn sức khỏe thường phân loại cơ thể của bạn dựa trên biểu đồ BMI.Tuy nhiên, như mình đã nói ở trên thì chỉ số BMI không hoàn toàn cung cấp thông tin tình trạng sức khỏe chính xác.

Bất kể hàm lượng chất béo và thành phần cơ bắp, một vận động viên sở hữu cơ bắp cuồn cuộn có nhiều khả năng bị phân loại là thừa cân khi đo theo chỉ số BMI.

Điều này khá dễ hiểu bởi chỉ số BMI, được tạo ra vào những năm 1830 bởi một nhà nghiên cứu người Bỉ, không thực sự dùng để đo lường các cá nhân.

Báo cáo từ Business Insider, nhà nghiên cứu muốn tạo ra một phương pháp dễ dàng và đơn giản để đo lường sức khỏe của một nhóm lớn chỉ bằng cách biết cân nặng và chiều cao của họ. Đó chính là lý do khi sử dụng chỉ số BMI để đo lường thể trạng của cơ thể thì sẽ có khả năng không chính xác

Thay vì đo chỉ số BMI, kết quả của các nghiên cứu gần đây khuyên bạn nên đo vòng bụng để biết cơ thể mình có lý tưởng hay không.

Nói chung, vòng eo của người phụ nữ lý tưởng là không quá 87 cm. Trong khi đó, vòng bụng lý tưởng của nam giới là không quá 101,6 cm.

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2012 liên quan đến dữ liệu từ 340.000 người ở 8 quốc gia châu Âu đã phát hiện ra mối tương quan chặt chẽ giữa những người có vòng bụng lớn hơn so với vòng bụng lý tưởng và bệnh tiểu đường loại 2.

Nghiên cứu vừa được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ vào tháng 3/2018 với sự tham gia của 500.000 người cũng cho thấy những người có vòng bụng dưới có nhiều nguy cơ bị đau tim hơn.

Trên đây là một số thông tin về chỉ số BMI cùng với bảng BMI chuẩn dành cho từng độ tuổi mà Debametulam muốn chia sẻ đến bạn. Nếu bạn đang chưa đạt BMI chuẩn thì hãy áp dụng các phương pháp mà Debametulam chia sẻ nhé

Click để lấy mã