Cách xuất hóa đơn mua bán xe ô to cũ

Trong quá trình thực hiện việc kinh doanh, buôn bán, sản xuất hàng hóa, hóa đơn là một loại chứng từ quan trọng và không thể bỏ qua. Kế toán cần phải kiểm tra, xem xét, đảm bảo tính đúng đắn cũng như sự đầy đủ của các loại hóa đơn. Hóa đơn có rất nhiều vai trò trong thực tế, là một trong những cơ sở để người kế toán kê khai các loại thuế, quyết toán, hạch toán cuối năm. Trong số các loại hóa đơn, không thể không kể đến hóa đơn giá trị gia tăng. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu về hóa đơn giá trị gia tăng và trong trường hợp, các cá nhân mua xe cũ có phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng hay không?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí: 1900.6568

1. Một số quy định về hóa đơn giá trị gia tăng:

1.1. Khái quát chung về hóa đơn giá trị gia tăng:

– Khoản a, Điều 3, Thông tư 39/2014 quy định về hóa đơn giá trị gia tăng có nội dung như sau: Ta có thể hiểu rằng, hóa đơn giá trị gia tăng là một loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau đây, cụ thể là:

+ Hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa.

+ Hoạt động vận tải quốc tế.

+ Hoạt động xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.

– Người mua sản phẩm hàng hóa, khi nhận hóa đơn giá trị gia tăng sẽ có trách nhiệm lưu giữ hóa đơn, đây là một căn cứ quan trọng để kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào cũng như hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh.

– Ngoài ra hóa đơn giá trị gia tăng còn được dùng để thanh quyết toán tài chính cho cơ quan. Chúng còn là bằng chứng về việc mua bán hàng hóa dịch vụ. Đối với mối quan hệ giữa cơ quan thuế và công ty thì hóa đơn giá trị gia tăng sẽ là chứng từ cơ sở ban đầu dùng để kê khai nộp thuế, khấu trừ, hạch toán chi phí thực tế phát sinh, hoàn thuế và xác định những chi phí hợp lệ khi tính thuế.

– Cần lưu ý rằng đối với việc mua bán hàng hóa, dịch vụ bắt buộc phải có hóa đơn. Việc lập hóa đơn là trách nhiệm của người bán hàng hóa, dịch vụ. Hóa đơn giá trị gia tăng còn là căn cứ để kê khai tính thuế giá trị gia tăng đầu ra và hạch toán doanh thu cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Quy định ngày xuất hoá đơn? Xuất hoá đơn trước hay sau ký biên bản thanh lý?

1.2. Hình thức của hóa đơn giá trị gia tăng:

Hóa đơn được thể hiện bằng các hình thức như sau:

– Thứ nhất: Hóa đơn tự in: Đây là loại hóa đơn được lập ra do các tổ chức kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

– Thứ hai: Hóa đơn điện tử: Đây là loại hóa đơn tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành.

– Thứ ba: Hóa đơn đặt in: Đây là hóa đơn do các tổ chức đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, hộ, cá nhân.

1.3. Những nội dung bắt buộc trên hóa đơn giá trị gia tăng:

Hóa đơn giá trị gia tăng phải có các nội dung như sau:

– Thông tin về tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán và người mua [nếu có].

– Thông tin danh mục hành hóa dịch vụ, ngày thực hiện giao dịch, tổng giá trị hàng hóa dịch vụ, giá trị tính thuế giá trị gia tăng, thuế suất giá trị gia tăng và giá trị thuế giá trị gia tăng.

Điều làm hóa đơn giá trị gia tăng quan trọng nằm ở chỗ nó là hóa đơn có giá trị về mặt pháp lý. Nó tách riêng giá trị thực của hàng hóa và phần giá trị tăng thêm, là căn cứ để khấu trừ thuế.

Xem thêm: Mẫu hợp đồng mua bán xe ô tô, xe máy viết tay và công chứng mới nhất năm 2022

2. Quy định về việc xuất hóa đơn giá trị gia tăng:

2.1. Lưu ý:

Khi xuất hóa đơn giá trị gia tăng cần lưu ý các nội dung sau đây:

– Nội dung trên hóa đơn giá trị gia tăng phải được viết liên tục, không ngắt quãng, không viết đè chữ lên nhau và gạch chéo phần còn trống.

– Nội dung thể hiện trên hóa đơn giá trị gia tăng  không được tẩy sửa, xóa và cùng một loại mực.

– Cần phải điền đầy đủ thông tin về người mua hàng một cách chính xác.

– Người viết phải kẹp ba liên viết cùng lúc, nội dung trên các liên phải đồng nhất, không được viết tách riêng từng liên.

– Số hóa đơn lập phải liên tục, từ số nhỏ tới lớn.

– Ngày/tháng/năm ghi trên trên hóa đơn vào thời điểm phát sinh giao dịch hoặc ngay sau khi hoàn thành việc cung cấp dịch vụ, hàng hóa cho bên mua.

– Hình thức thanh toán có thể là chuyển khoản hoặc bằng tiền mặt.

Xem thêm: Thuế, phí, lệ phí sang tên, chuyển nhượng xe máy cũ năm 2022

2.2. Xuất hóa đơn giá trị gia tăng khi nào?

– Theo Thông tư 39/2014/TT-BTC của Bộ tài chính đã đưa ra quy định như sau:

+ Bên bán hàng hóa, dịch vụ phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng [tính cả các hàng hóa, dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, mẫu, hàng để biếu tặng, trả thay lương hay trao đổi, tiêu dùng nội bộ…], xuất hàng dưới các hình thức cho vay, mượn hoặc hoàn trả.

+ Nếu hàng hóa bán dưới 200.000 đồng thì sẽ không cần phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng.

+ Đối với những hóa đơn có giá trị trên 200.000 đồng thì người mua sẽ phải trả thêm 10% giá trị hàng hóa [thuế giá trị gia tăng] để người bán có thể thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế với cơ quan Nhà nước.

– Về phía doanh nghiệp, để được xuất hóa đơn giá trị gia tăng thì phải được thành lập hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật và phải có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tên riêng đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp rồi mới được đăng ký phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế.

+ Doanh nghiệp phải có có hợp đồng thuê địa điểm để kinh doanh hoặc được phép in hóa đơn giá trị gia tăng nếu đã đăng ký phương pháp tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Nếu đã được đặt in hóa đơn hoặc tự in hóa đơn thì phải thỏa mãn các điều kiện đặt in hóa đơn, tự in hóa đơn theo quy định của pháp luật.

+ Ngoài ra, doanh nghiệp đang hoạt động nộp thuế giá trị gia tăng sẽ tính theo phương pháp khấu trừ hoặc có thực hiện đầu tư, mua sắm, nhận góp vốn bằng tài sản cố định, thiết bị, công cụ, dụng cụ, máy móc.

+ Việc doanh nghiệp đặt in hóa đơn giá trị gia tăng của doanh nghiệp sẽ do Chi cục thuế quản lý, sau khi được cho phép, doanh nghiệp sẽ liên hệ trực tiếp đến các cơ sở đặt in đã được cấp phép hoạt động bởi Sở Kế hoạch và đầu tư.

Xem thêm: Xuất hóa đơn đối với hàng xuất khẩu trước hay sau lập tờ khai hải quan?

– Cần lưu ý không nên đặt in hóa đơn bừa bãi bởi hiện nay tình trạng làm giả hóa đơn là vô cùng nhiều. Tất cả thông tin của bên bán sẽ được thể hiện rõ trên hóa đơn đỏ, bao gồm: Tên doanh nghiệp, địa chỉ, mã số thuế logo, số tài khoản, số điện thoại, số fax,….

3. Mua xe cũ có phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng không?

Tóm tắt câu hỏi:

Chào Luật sư! Cơ quan tôi có mua 1 xe ô tô cũ của cá nhân đứng tên, pháp luật có quy định trường hợp này không cần hóa đơn. Tuy nhiên, do người bán lớn tuổi lại không hiểu biết pháp luật nên đã ký hợp đồng ủy quyền cho 1 cá nhân khác lo làm thủ tục mua bán từ A đến Z [hợp đồng ghi bên bán: chủ xe, người đại diện ủy quyền], tiền chuyển vào tài khoản người ủy quyền [do hợp đồng ủy quyền đã ghi]. Hợp đồng ủy quyền và hợp đồng mua bán đều có công chứng. Vậy trường hợp này có cần xuất hóa đơn không?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Khoản 2.4, Điều 6, Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài Chính về thuế thu nhập doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 02/8/2014 và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2014 trở đi quy định các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

“2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ [không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư này] nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:

– Mua hàng hóa là nông sản, hải sản, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;

– Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;

Xem thêm: Xuất hóa đơn, kê khai thuế khi ký hợp đồng hợp tác kinh doanh

– Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ gia đình, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;

– Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;

– Mua đồ dùng, tài sản, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;

– Mua hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh [không bao gồm các trường hợp nêu trên] có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng [100 triệu đồng/năm].”

Ngoài ra, tại Điểm 1, Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ đối với một số trường hợp quy định:

“1. Tổ chức nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ phải sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng. Khi lập hóa đơn, tổ chức phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định trên hóa đơn. Trên hóa đơn giá trị gia tăng phải ghi rõ giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng, phụ thu và phí tính ngoài giá bán [nếu có], thuế giá trị gia tăng, tổng giá thanh toán đã có thuế.”

Theo quy định trên, cơ quan bạn không phải xuất hóa đơn trong trường hợp này. Khi Cơ quan bạn ký hợp đồng mua xe của cá nhân là cá nhân đã qua sử dụng bán ra thì Cơ quan phải có giấy tờ chứng minh tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp. Cơ quan phải lập bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn theo mẫu số 01/TNDN ban hành theo Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ tài chính kèm giấy chứng nhận đăng ký xe mang tên Cơ quan và chứng từ thanh toán để làm cơ sở hạch toán tăng tài sản cố định và trích khấu hao theo quy định.

Khi thanh lý [bán] tài sản Cơ quan xuất hóa đơn giá trị gia tăng, kê khai thuế giá trị gia tăng và hạch toán kế toán theo quy định.

Xem thêm: Hộ kinh doanh cá thể có được xuất hoá đơn đỏ không?

Video liên quan

Chủ Đề