Cải cách đổi mới chủ nghĩa xã hội từ 1991 đến nay

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” năm 1991

Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Do nhân dân lao động làm chủ; Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân; Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ; Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.​

I. QUÁ TRÌNH CÁCH MẠNG VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1- Thực hiện Cương lĩnh năm 1930, trong suốt 45 năm, Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ và giành được những thắng lợi vĩ đại: làm cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do; đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, giải phóng nửa nước, miền Bắc chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa; kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Sau thắng lợi lịch sử mùa Xuân 1975, nhân dân ta tiếp tục nêu cao chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng và đã đạt những thành tựu to lớn: thiết lập chính quyền nhân dân ở cả miền Nam, thống nhất nước nhà; khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh; từng bước xây dựng quan hệ sản xuất mới và cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội; bảo vệ vững chắc Tổ quốc; làm tròn nghĩa vụ quốc tế.

Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã có nhiều cố gắng nghiên cứu, tìm tòi, xây dựng đường lối, xác định đúng mục tiêu và phương hướng xã hội chủ nghĩa. Nhưng Đảng đã phạm sai lầm chủ quan duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan: nóng vội trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, xoá bỏ ngay nền kinh tế nhiều thành phần; có lúc đẩy mạnh quá mức việc xây dựng công nghiệp nặng; duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp; có nhiều chủ trương sai trong việc cải cách giá cả, tiền tệ, tiền lương. Công tác tư tưởng và tổ chức cán bộ phạm nhiều khuyết điểm nghiêm trọng.

Tại Đại hội lần thứ VI, Đảng đã tự phê bình và đề ra đường lối đổi mới. Đại hội VI là cột mốc lịch sử quan trọng trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta. Công cuộc đổi mới qua hơn bốn năm đã đạt những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Tình hình kinh tế - xã hội có chuyển biến tích cực, tạo thế đi lên và khẳng định con đường chúng ta đang đi là đúng. Tuy nhiên khó khăn còn nhiều, đất nước chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội.

2- Từ thực tiễn cách mạng với những thành công và khuyết điểm, sai lầm, có thể rút ra những bài học lớn:

Một là,nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.Đó là bài học xuyên suốt quá trình cách mạng nước ta. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. Xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc vẫn là hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ hữu cơ với nhau. Toàn Đảng, toàn dân tiếp tục nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, ngọn cờ vinh quang mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao lại cho thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau.

Hai là,sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhândân và vì nhân dân. Chính nhân dân là người làm nên thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chân chính của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Quan liêu, mệnh lệnh, xa rời nhân dân sẽ đưa đến những tổn thất không lường được đối với vận mệnh của đất nước.

Ba là, không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết:đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Đoàn kết là truyền thống quý báu và là bài học lớn của cách mạng nước ta như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết:

"Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,

Thành công, thành công, đại thành công!"

Bốn là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế. Ngày nay, trước cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, trước sự phát triển vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại và quá trình quốc tế hoá mạnh mẽ nền kinh tế thế giới, càng cần phải kết hợp chặt chẽ yếu tố dân tộc với yếu tố quốc tế, yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại để đưa đất nước tiến lên.

Năm là, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam.Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Đảng phải nắm vững, vận dụng sáng tạo và góp phần phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng làm giàu trí tuệ, bản lĩnh chính trị và năng lực tổ chức của mình để đủ sức giải quyết các vấn đề do thực tiễn cách mạng đặt ra. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phảixuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan.Phải phòng và chống được những nguy cơ lớn: sai lầm về đường lối, bệnh quan liêu và sự thoái hoá, biến chất của cán bộ, đảng viên.

II QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA

3- Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội tronghoàn cảnh quốc tế có những biến đổi to lớn và sâu sắc.

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang diễn ra mạnh mẽ, cuốn hút tất cả các nước ở mức độ khác nhau. Nền sản xuất vật chất và đời sống xã hội đang trong quá trình quốc tế hoá sâu sắc, ảnh hưởng lớn tới nhịp độ phát triển lịch sử và cuộc sống các dân tộc. Những xu thế đó vừa tạo thời cơ phát triển nhanh cho các nước, vừa đặt ra những thách thức gay gắt, nhất là đối với những nước lạc hậu về kinh tế.

Trong quá trình hình thành và phát triển, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã đạt những thành tựu to lớn về nhiều mặt, đã từng là chỗ dựa cho phong trào hoà bình và cách mạng thế giới, cho việc đẩy lùi nguy cơ chiến tranh hạt nhân, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nhưng, do duy trì quá lâu những khuyết tật của mô hình cũ của chủ nghĩa xã hội, chậm trễ trong cách mạng khoa học và công nghệ, nhiều nước xã hội chủ nghĩa đã lâm vào khủng hoảng trầm trọng. ở một số nước, đảng cộng sản và công nhân không còn nắm vai trò lãnh đạo; chế độ xã hội đã thay đổi. Các thế lực đế quốc lợi dụng những sai lầm và khó khăn đó đẩy mạnh cuộc phản kích quyết liệt nhằm xoá bỏ các nước xã hội chủ nghĩa. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản đang diễn ra gay gắt.

Trước mắt, chủ nghĩa tư bản còn có tiềm năng phát triển kinh tế, nhờ ứng dụng những thành tựu mới của khoa học và công nghệ, cải tiến phương pháp quản lý, thay đổi cơ cấu sản xuất, điều chỉnh các hình thức sở hữu và chính sách xã hội. Tuy vậy, chủ nghĩa tư bản vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản giữa tính chất xã hội hoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa ngày càng sâu sắc. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân rộng rãi với giai cấp tư sản, giữa các tập đoàn tư bản độc quyền, các công ty xuyên quốc gia, các trung tâm tư bản lớn tiếp tục phát triển. Mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển và các nước đang phát triển ngày càng tăng lên. Chính sự vận động của tất cả những mâu thuẫn đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động các nước sẽ quyết định số phận của chủ nghĩa tư bản.

Các nước độc lập dân tộc và các nước đang phát triển phải tiến hành cuộc đấu tranh rất khó khăn và phức tạp, chống nghèo nàn và lạc hậu, chống chủ nghĩa thực dân mới dưới mọi hình thức, chống sự can thiệp và xâm lược của chủ nghĩa đế quốc nhằm bảo vệ độc lập và chủ quyền dân tộc.

Nhân dân các nước đang đứng trước những vấn đề toàn cầu cấp bách có liên quan đến vận mệnh loài người. Đó là giữ gìn hoà bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, bảo vệ môi trường sống, hạn chế sự bùng nổ về dân số, phòng ngừa và đẩy lùi những bệnh tật hiểm nghèo. Việc giải quyết những vấn đề đó đòi hỏi sự hợp tác và tinh thần trách nhiệm cao của tất cả các dân tộc.

Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc gay go, phức tạp của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Chủ nghĩa xã hội hiện đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co; song, loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiến hoá của lịch sử.

4- Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản, từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất rất thấp. Đất nước trải qua hàng chục năm chiến tranh, hậu quả để lại còn nặng nề. Những tàn dư thực dân, phong kiến còn nhiều. Các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại chế độ xã hội chủ nghĩa và nền độc lập dân tộc của nhân dân ta.

Nhưng chúng ta cũng có những thuận lợi: chính quyền thuộc về nhân dân, nước nhà đi vào giai đoạn hoà bình xây dựng. Dân tộc ta là một dân tộc anh hùng, có ý chí vươn lên mãnh liệt. Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, cần cù lao động và sáng tạo. Chúng ta đã xây dựng được một số cơ sở vật chất ban đầu. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, cùng với xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới là một thời cơ để phát triển.

Quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong tình hình đất nước và thế giới như trên, chúng ta phảitiếp tục nâng cao ý chí tự lực tự cường, phát huy mọi tiềm năng vật chất và trí tuệ của dân tộc đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tìm tòi bước đi, hình thức và biện pháp thích hợp xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội:

- Do nhân dân lao động làm chủ.

- Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.

- Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân.

- Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.

- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.

Để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa, điều quan trọng nhất là phải cải biến căn bản tình trạng kinh tế- xã hội kém phát triển, chiến thắng những lực lượng cản trở việc thực hiện mục tiêu đó, trước hết là các thế lực thù địch chống độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, cần nắm vữngnhững phương hướng cơ bản sau đây:

Một là, xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do đảng cộng sản lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân.

Hai là,phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân.

Ba là,phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu.

Bốn là,tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chỉ đạo trong đời sống tinh thần xã hội. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao. Chống tư tưởng, văn hoá phản tiến bộ, trái với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những giá trị cao quý của loài người, trái với phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.

Năm là,thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh. Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước; trung thành với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa, với tất cả các lực lượng đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Sáu là,xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, nhân dân ta luôn luôn nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc và các thành quả cách mạng.

Bảy là,xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Mục tiêu tổng quátphải đạt tới khi kết thúc thời kỳ quá độ là xây dựng xong về cơ bản những cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội, với kiến trúc thượng tầng về chính trị và tư tưởng, văn hoá phù hợp, làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh.

Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình lâu dài, trải qua nhiều chặng đường.Mục tiêu của chặng đường đầu là:thông qua đổi mới toàn diện, xã hội đạt tới trạng thái ổn định vững chắc, tạo thế phát triển nhanh ở chặng sau...

Bài 2: Chủ nghĩa xã hội muốn phát triển phải đổi mới, phải cải cách, phải biết tự bảo vệ nó

Thứ Sáu, ngày 3 tháng 9 năm 2021 - 16:30 Đã xem: 823
  • A+
  • A-

Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam đang đối mặt với không ít nguy cơ, thách thức mới và cả những gì chúng ta từng đối mặt ở mức độ nguy hiểm hơn và trong bối cảnh rất khác. Và, điều quan trọng nhất, kẻ thù của chủ nghĩa xã hội mang nhiều bộ mặt mới, rất khó phân định rạch ròi với những thủ đoạn hung bạo hơn, trắng trợn hơn và mức độ thâm hiểm và xảo trá lại ở một đẳng cấp mới.

Ảnh minh họa

Toàn bộ điều đó cấp bách đòi hỏi công tác tư tưởng, lý luận phải tự vượt lên mình và những người làm công tác tư tưởng, lý luận nghiêm khắc tự chỉnh đốn mình một cách toàn diện, xứng đáng ngang tầm nhiệm vụ.

THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG, LÝ LUẬN

Nhìn lại những bước ngoặt thăng trầm của chủ nghĩa xã hội thế giới 30 năm qua, kể từ năm 1991, và đặc biệt ở những khúc quanh của lịch sử đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, có thể nói, sự hoang mang, cơ hội về tư tưởng của một bộ phận cán bộ, đảng viên; sự cùn mòn, lạc hậu và cũ kỹ về lý luận của một số bộ phận có nhiệm vụ đã chuốc lấy sự thất bại được báo trước đối với việc bảo vệ và phát triển tư tưởng xã hội chủ nghĩa và phát triển chủ nghĩa xã hội hiện thực ở không ít lĩnh vực. Không thể phủ nhận rằng, sự thờ ơ, lảng tránh, có phần sợ hãi ở không ít bộ phận, thậm chí hành động tự hạ vũ khí tư tưởng, lý luận, "đổi gió trở cờ" phản bội lý tưởng xã hội chủ nghĩa dưới mọi hình thức và mức độ của một số người từng xuất thân và trưởng thành từ nội bộ đã khiến chúng ta gặp không ít khó khăn trong việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa xã hội hiện thực. Và, những điều tệ hại đó đã và đang xâm hại một cách nguy hiểm vị thế, hạ thấp vai trò, thủ tiêu chức năng, vô hiệu hóa chính công tác tư tưởng, lý luận ở một nơi và một số phương diện; và cuối cùng có nguy cơ tầm thường hóa tư tưởng, thậm chí hạ nhục hóa lý luận xã hội chủ nghĩa.

Đó đang là thách thức đối với công tác tư tưởng, lý luận.

NHẬN DIỆN KẺ THÙ TƯ TƯỞNG

Gần 35 năm qua, các lực lượng chống đối, kẻ thù tư tưởng đã không từ một thủ đoạn nào, bỏ sót một phương diện nào, khi công khai, lúc ngấm ngầm bôi nhọ, xuyên tạc các phương diện, các cá nhân và tổ chức tiến hành sự nghiệp đổi mới. Hơn 20 năm nay, cùng với hàng núi sách báo chống cộng, tận dụng ưu thế của công nghệ thông tin, với sự tiếp sức của các lực lượng phản động và truyền thông ngoài biên giới, sự chống phá đó càng rộng khắp, quyết liệt và vô cùng thâm hiểm.

Việt Nam là nước có số người dùng Internet và mạng xã hội thuộc tốp đầu trên thế giới, với hơn 64 triệu người dùng Internet [chiếm 67% dân số]; hơn 55 triệu người dùng [chiếm 57% dân số] và 436 mạng xã hội đang hoạt động, đứng thứ 7 trong 10 nước có số người sử dụng mạng xã hội nhiều nhất thế giới . Cùng với những giá trị tích cực, mạng xã hội cũng bộc lộ những mặt trái và hệ lụy của nó đối với sự phát triển của đất nước. Những kẻ chống phá chủ nghĩa xã hội sử dụng các website, Blog, dịch vụ thư điện tử [e-mail] và các trang mạng xã hội [Facebook], Zalo [các dịch vụ chat, nhắn tin, hội thoại], truyền thoại [VoIP], diễn đàn [forum], Twitter, Youtube, My Space... để đăng tải, phát tán thông tin xấu độc, phản động. Sự chống phá của chúng, theo đó, càng rộng rãi và có sức công phá không thể lảng tránh hoặc xem thường.

Trong thế giới phẳng [và cả chưa phẳng] hiện nay, quy mô và tính chất của những hành động chống phá cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa dù được che phủ một cách tinh vi dưới mọi tên gọi mỹ miều, thậm chí bị đánh tráo một cách ngụy trá và biến ảo, với tốc độ ngày càng khốc liệt. Do đó, cuộc đấu tranh này dù âm thầm hay sôi động vẫn chứa đầy sự khó khăn và nguy hiểm, mang ý nghĩa mất còn. Chúng ta không bao giờ tự cho mình lơ là cảnh giới và dung thứ bất cứ kẻ thù nào dù ngụy trá dưới mọi bộ mặt “chưa có tiền lệ”! Sự chuyển hóa giữa đối tác, đối trọng, đối thủ, đối đầu ngày càng phức tạp khôn lường và rất khó nhận diện.

Về hình thức và thủ đoạn, có thể hình dung:

Thứ nhất, chúng triệt để lợi dụng một số cá nhân cơ hội chính trị, thoái hóa, biến chất về phẩm chất, đạo đức, lối sống để thành lập các hội, nhóm “xã hội dân sự”; thông qua cái gọi là “diễn đàn dân chủ”, sử dụng các website và các trang mạng xã hội dưới danh nghĩa phản biện, để bôi nhọ Đảng Cộng sản Việt Nam, phát tán thông tin xấu độc xâm hại Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, để dọn đường lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, bằng con đường tổ chức, thông qua liên kết, hợp tác, dưới hình thức tài trợ của các tổ chức phi chính phủ [NGOs] hoặc các tổ chức dưới danh nghĩa từ thiện, nhân đạo, chúng len lỏi, luồn sâu và thông qua các tổ chức này tạo lập chỗ đứng, với sự dọn đường, cổ xúy biểu tình và thúc đẩy bạo loạn của mạng xã hội.

Thứ ba, không ít đối tượng có quan hệ khá mật thiết với tổ chức phản động nước ngoài; và, khi những đối tượng xuất hiện trên các trang mạng cá nhân thì lập tức được các trang tin hải ngoại dẫn lại và được các tổ chức phản động cổ xúy.

Thứ tư, với sự phụ họa của các hãng truyền thông như VOA, RFA, RFI, đặc biệt RFA - tổ chức không giấu giếm tôn chỉ mục đích của mình đó là tấn công các nước đi theo mô hình xã hội chủ nghĩa - các thông tin xuyên tạc, bịa đặt này tiếp tục được thổi phồng, phát tán rộng rãi, tinh vi hơn, gây không ít ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội.

Và, mặc dù vậy, chúng ta chủ động tiên lượng, từng bước khắc chế một cách hiệu quả những sự chống phá đó, dù trên không gian mạng mạng và bất cứ hình thức và phương tiện nào khác.

Về nội dung, từ toàn bộ sự phức tạp, nhiều hình vẻ trên, có thể hình dung trong cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận vừa qua và hiện nay, chúng tập trung công kích, chống phá chủ nghĩa xã hội thế giới và Việt Nam, ở 20 loại vấn đề chính yếu:

1] Công phá trực diện chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Lê-nin; 2] Tách rời và đối lập chủ nghĩa Mác với chủ nghĩa Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; 3] Thổi phồng bản ngã dân tộc, cổ vũ chủ nghĩa dân tộc cực đoan, tán dương chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, cô độc và hẹp hòi; khuếch trương chủ nghĩa tự do, vô chính phủ; núp bóng chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa dân túy; 4] Công kích nhập khẩu tư tưởng ngoại lai, bài trừ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, bôi nhọ Hồ Chí Minh và tư tưởng Hồ Chí Minh dưới mọi hình thức và mức độ; 5] Lật ngược và đánh tráo lịch sử, tạo nên những khoảng trống tư tưởng và đảo lộn gây nên tình trạng hỗn mang về tư tưởng chính trị và vô định về lịch sử; 6] Chỗ đứng nào cho chủ nghĩa xã hội và cái gọi là con đường xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 7] Chủ nghĩa nào cũng được miễn rằng dân giàu, nước mạnh, văn minh; 8] Mọi con đường đều đưa dân tộc đi tới độc lập và phồn vinh; 9] Bôi nhọ và phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; 10] Kỳ thị, và phủ định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước; 11] Thổi phồng kinh tế tư nhân, đòi kinh tế tư nhân thay thế vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế quốc dân; 12] Báng bổ và phủ nhận sở hữu toàn dân và sở hữu nhà nước, đòi tư hữu hóa về các tư liệu sản xuất chủ yếu của nền kinh tế xã hội; 13] Bôi nhọ, phủ nhận vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; 14] Thổi phồng và cổ xúy tầng lớp trí thức thay thế vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; 15] Cổ xúy chủ nghĩa dân tộc và kêu gào trở lại xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân; 16] Thổi phồng tam quyền phần phân lập - con đường dân chủ tối cao và pháp trị phồn vinh?; 17] Xã hội Dân sự sẽ sánh vai cùng nhà nước quản trị xã hội; 18] Độc đảng toàn trị sẽ dẫn tới vô dân chủ và phi pháp quyền; 19] Đa đảng - con đường tất yếu dẫn tới dân chủ; và 20] Đu dây hay nhất biên đảo - con đường nào dẫn tới độc lập, dân chủ và giàu mạnh?.

BẢO VỆ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM BÌNH TĨNH, KHOA HỌC, CẦU THỊ, THUYẾT PHỤC

Hơn hết bao giờ, công tác tư tưởng, lý luận tiếp tục đứng trên nền tảng học thuyết Mác - Lê-nin để soi rọi, kiến giải những vấn đề nóng bỏng của thời đại ngày nay, trực tiếp những vấn đề của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, để xem xét, luận chiến tối thiểu những vấn đề đó một cách chủ động và hiệu quả. Điều đó giải thích vì sao kẻ thù điên cuồng không ngớt đả phá chủ nghĩa Mác hàng trăm năm qua, nhưng vì sao giữa lúc cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu diễn ra vào năm 2008 - 2009, thì một số nhà tư bản ở Ý, Anh, Đức... lại đổ xô đi mua bộ “Tư bản” của C. Mác để nghiên cứu với hy vọng tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản.

Và, vì sao kẻ thù đang ra sức bôi nhọ, công kích và phủ nhận chủ nghĩa xã hội, thì không phải ai khác, chính là một người Anh, Giáo sư Francis Wheen - một trong những nhà khoa học chuyên nghiên cứu về Mác, lại viết: Các Mác chưa bị chôn cất dưới đống đổ nát của bức tường Béc-lin. Thực tế, có lẽ chính lúc này, C. Mác càng cho thấy tầm giá trị lớn của ông. C. Mác đã tỏ ra là nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất của thế kỷ XXI. Và, tại Gwangju Nam [Hàn Quốc] Ủy ban Tư vấn quốc tế [IAC] và trang mạng UNESCO “Memory of the World”, từ ngày 18 đến 21/6/2013, đã xếp Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản và tập đầu tiên trong Bộ Tư bản của C. Mác [xuất bản năm 1867] vào danh sách Trí nhớ của nhân loại [Memory of the World] của UNESCO vì cả hai văn bản này đều có ảnh hưởng to lớn đến tất cả “phong trào xã hội”...

Gần 35 năm đổi mới, dưới ngọn cờ xã hội chủ nghĩa, Việt Nam giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, dân tộc ta tiến những bước dài quan trọng trong lịch sử nước nhà; vị thế quốc gia - dân tộc khẳng định vững vàng trên trường quốc tế. Đó chính là hiện thân của quyền dân tộc tự quyết mà Việt Nam lựa chọn và phát triển, con đường của sự phát triển đa dạng trong thống nhất của khu vực và của thế giới chỉnh thể mà được các quốc gia, dân tộc tôn trọng và ghi nhận.

Đánh giá về công cuộc đổi mới toàn diện của Việt Nam, bạn bè quốc tế ghi nhận: “Các đồng chí cộng sản Việt Nam kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin và chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội, đã đạt được những thành tích to lớn về mọi mặt”, “Chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Việt Nam đã khiến quốc gia này thành nước có sức ảnh hưởng lớn nhất tại bán đảo Đông Dương”. Nhớ lại 20 năm trước, dưới nhan đề bài viết:“Thắng lợi của Việt Nam là thắng lợi của cả loài người”, dư luận quốc tế xác tín: “Việt Nam đang thực hiện một quá trình đổi mới đầy sáng tạo nhằm đưa chủ nghĩa xã hội thích ứng với hoàn cảnh mới, với điều kiện lịch sử và bối cảnh quốc tế mới. Những thành tựu to lớn của Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới nhưng vẫn giữ được những nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội”. Và, “Tầm nhìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội đang trở nên sinh động ở Việt Nam hôm nay”.

Hiện nay, hơn 800 cơ quan báo chí và truyền thông, theo chức năng, nhiệm vụ của mình cùng hệ thống nhà trường, học viện và toàn bộ hệ thống tư tưởng và lý luận của chúng ta từ Trung ương tới các địa phương chủ động phối hợp, đón bắt và tấn công, phản công một cách chủ động phù hợp, từng bước hiệu quả. Đó là trọng trách to lớn và khó khăn nhất. Bảo vệ vô điều kiện chủ nghĩa xã hội và con đường xã hội chủ nghĩa Việt Nam một cách bình tĩnh, khoa học, cầu thị và thuyết phục chính là bảo vệ tiền đồ của nhân loại tiến bộ và dân tộc chúng ta.

Đó chính là trọng trách lịch sử, là con đường trưởng thành và phát triển của công tác tư tưởng, lý luận xã hội chủ nghĩa hiện nay. Vì, đối mặt trong cuộc đấu tranh này, không phải ai khác, chính Tổng thống Mỹ R. M. Nich-xơn từng cảnh báo cho cả nước Mỹ và cả thế giới tư bản chủ nghĩa trong cuốn sách "1999 - chiến thắng không cần chiến tranh" của ông, rằng: Mặt trận tư tưởng là mặt trận quyết định nhất, toàn bộ vũ khí của chúng ta, các hoạt động mậu dịch, viện trợ, quan hệ kinh tế sẽ không đi đến đâu, nếu chúng ta thất bại trên mặt trận tư tưởng.

Nhớ lại, từ năm 1986 đến 1988, với sự tác động của những kẻ cơ hội chính trị như Yakovlev, một loạt cán bộ chủ chốt của các tờ báo ảnh hưởng lớn tại Liên Xô được thay bởi những người ủng hộ chủ trương “cải tổ” của Gorbachev, từ đó các tờ báo này đã “quạt gió châm lửa” khuynh đảo dư luận. Một số tờ báo và tạp chí đặc biệt cấp tiến như Họa báo, Tia lửa và Tin tức Moscow, dần dần đi theo xu hướng bôi nhọ chế độ xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng của nhân dân bị đảo lộn... Và, năm 1994, nhà văn Boldarev, khi nhìn lại tình cảnh của thời kỳ này, ông nói: Trong sáu năm, báo chí đã thực hiện được mục tiêu mà quân đội châu Âu có trang bị tinh nhuệ nhất cũng không thể thực hiện được khi xâm lược nước ta bằng lửa và kiếm vào những năm 1940. Quân đội đó có thiết bị kỹ thuật hàng đầu nhưng thiếu một thứ. Đó là hàng triệu ấn phẩm mang vi trùng./.

TheoNhị Lê/tuyengiao.vn

Nội dung cơ bản của cương lĩnh xây dựng Đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 và một số điểm mới bổ sung trong cương lĩnh năm 2011

03:56 06/08/2021

Nhận thức đúng và đầy đủ nội dung cơ bản của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 và những điểm mới bổ sung trong Cương lĩnh năm 2011 vừa là yêu cầu, vừa là điều kiện để thống nhất ý chí và hành động trong toàn bộ hệ thống chính trị, toàn Đảng và toàn dân trong sự nghiệp cách mạng hiện nay.
  • Quán triệt Nghị quyết 35-NQ/TW, suy nghĩ về nhiệm vụ của Khoa Xây dựng Đảng Trường Chính trị Tôn Đức Thắng và những vấn đề đặt ra trong chuyên môn
  • Hơn 90 mùa Xuân có Đảng
  • Nâng cao văn hóa công vụ trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

ThS. Vũ Quang Hưng

Giảng viên Khoa Nhà nước và Pháp luật

1. Nội dung cơ bản của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội [năm 1991]

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI là cột mốc lịch sử quan trọng trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta. Trên cơ sở những thành tựu đổi mới từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII [tháng 6/1991] đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội [sau đây gọi tắt là Cương lĩnh năm 1991]. Đây là văn kiện quan trọng mang tầm định hướng chiến lược.

1.1. Quá trình cách mạng và những đặc trưng cơ bản về chủ nghĩa xã hội

Cương lĩnh đã tổng kết quá trình cách mạng Việt Nam, phân tích hoàn cảnh quốc tế có những biến đổi to lớn: cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang diễn ra mạnh mẽ, cuốn hút tất cả các nước ở mức độ khác nhau, nền sản xuất vật chất và đời sống xã hội đang trong quá trình quốc tế hoá sâu sắc; bên cạnh đó Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Ở một số nước, đảng cộng sản và công nhân không còn nắm vai trò lãnh đạo. Bối cảnh quốc tế đó, vừa tạo cơ hội; vừa có nhiều thách thức đã ảnh hưởng đến Việt nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã có nhiều cố gắng nghiên cứu, tìm tòi, xây dựng đường lối, xác định đúng mục tiêu và phương hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thuận lợi, cơ hội phát triển và nhiều khó khăn, thách thức, cản trở.

Kế thừa và phát triển những quan điểm của Đảng qua các kỳ đại hội, đặc biệt là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Cương lĩnh năm 1991 đã nêu ra một số dấu hiệu đặc trưng, cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là xã hội:

- Do nhân dân lao động làm chủ.

- Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.

- Có nền văn hóa tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân.

- Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.

- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân với tất cả các nước trên thế giới.

Để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa, điều quan trọng nhất là phải cải biến căn bản tình trạng kinh tế - xã hội kém phát triển, chiến thắng những lực lượng cản trở việc thực hiện mục tiêu đó, trước hết là các thế lực thù địch chống độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

1.2. Cương lĩnh năm 1991 đã đề ra mục tiêu tổng quát và những phương hướng chủ yếu trong thời kỳ quá độ

- Mục tiêu tổng quátphải đạt tới khi kết thúc thời kỳ quá độ là xây dựng xong về cơ bản những cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội, với kiến trúc thượng tầng về chính trị và tư tưởng, văn hoá phù hợp, làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh.

Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình lâu dài, trải qua nhiều chặng đường.Mục tiêu của chặng đường đầu là:thông qua đổi mới toàn diện, xã hội đạt tới trạng thái ổn định vững chắc, tạo thế phát triển nhanh ở chặng sau.

- Một số phương hướng phát triển:

Xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân.

Thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, với sự đa dạng về hình thức sở hữu.

Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chỉ đạo trong đời sống tinh thần xã hội.

Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh. Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước.

Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, nhân dân ta luôn luôn nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc và các thành quả cách mạng.

Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Cương lĩnh là ngọn cờ chiến đấu vì thắng lợi của sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh năm 1991 bước đầu đã vẽ ra toàn bộ bức tranh của xã hội tương lai, mặc dù chưa hoàn chỉnh, nhưng Đảng ta đã vạch ra những nguyên tắc, phương hướng lớn cho thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Quá độ là một thời kỳ lâu dài, đầy khó khăn, gian khổ và thách thức to lớn, những quan điểm, định hướng phát triển cần được tiếp tục hoàn thiện từ thực tiễn. Cương lĩnh sẽ không ngừng được bổ sung và hoàn chỉnh từng bước phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

2. Một số điểm mới của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội [bổ sung, phát triển năm 2011]

Từ thực tiễn có nhiều thay đổi về bối cảnh thế giới và trình độ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, tháng 01/2011 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội [bổ sung, phát triển năm 2011]. Sau đây gọi tắt là Cương lĩnh năm 2011.

2.1. Quá trình cách mạng và những bài học kinh nghiệm

- Về quá trình cách mạng Việt Nam

Cương lĩnh năm 2011 nêu khái quát những thắng lợi vĩ đại đã đạt được trong hơn 80 năm qua [1930 – 2010], khẳng định những thắng lợi vĩ đại và những thành quả từ thắng lợi vĩ đại đó mang lại.

- Về những bài học kinh nghiệm lớn

Cương lĩnh năm 2011 cơ bản giữ nguyên 5 bài học như Cương lĩnh năm 1991, có một số bổ sung, phát triển:

Bổ sung vấn đề “tham nhũng” vào nội dung bài học thứ hai “Quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng”. [Nghị quyết Trung ương 3 khoá XI đã xác định đây là một nội dung trong ba vấn đề cấp bách hiện nay].

Bổ sung từ “quyết định” cho đúng với thực tế ở bài học thứ năm: “sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam” chứ không chỉ là “nhân tố hàng đầu bảo đảm” như trong Cương lĩnh năm 1991.

2.2. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

- Về bối cảnh quốc tế: Đây là nội dung có nhiều điểm bổ sung, phát triển mới, do bối cảnh thế giới đã thay đổi so với thời điểm Đảng ta ban hành Cương lĩnh năm 1991. Kế thừa những dự báo về tình hình thế giới từ Đại hội Đảng khóa X đã được thực tế khẳng định tính đúng đắn của các dự báo đó, Cương lĩnh năm 2011 viết gọn hơn theo hướng không đi sâu vào những vấn đề thế giới không liên quan trực tiếp đến nước ta, nhất là những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Với tinh thần đó, Cương lĩnh năm 2011đã đưa ra 6 nhận định tình hình thế giới và dự báo trong vài thập kỷ tới:

Một, về đặc điểm, xu thế chung: Cương lĩnh năm 2011 nhận định: Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến sự phát triển của nhiều nước. Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát triển. Hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển là xu thế lớn, nhưng đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp, chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố, tranh chấp lãnh thổ biển đảo, tài nguyên và cạnh tranh quyết liệt về lợi ích kinh tế tiếp tục diễn ra phức tạp.

Hai, nhận định, đánh giá về chủ nghĩa xã hội: Cương lĩnh năm 2011 đưa ra ba nhận định rất cơ bản: Trong quá trình hình thành và phát triển, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đã đạt những thành tựu to lớn về nhiều mặt, từng là chỗ dựa cho phong trào hoà bình và cách mạng thế giới, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ là một tổn thất lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhưng một số nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam, vẫn kiên định mục tiêu, lý tưởng, tiến hành cải cách, đổi mới, giành được những thành tựu to lớn, tiếp tục phát triển; phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có những bước hồi phục.

Các nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, phong trào cộng sản và cánh tả còn gặp nhiều khó khăn, các thế lực thù địch tiếp tục chống phá, tìm cách xoá bỏ chủ nghĩa xã hội.

Ba, nhận định, đánh giá về chủ nghĩa tư bản: Cương lĩnh năm 1991 nhận định “Trước mắt, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển kinh tế”. Thực tế 2 thập kỷ qua và dự báo tới đây chủ nghĩa tư bản không chỉ còn tiềm năng phát triển kinh tế, mà đang phát triển và phát triển không chỉ về kinh tế, mà còn phát triển các lĩnh vực khác, như giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh và có những điều chỉnh cả về xã hội, nhưng bản chất của chủ nghĩa tư bản không thay đổi. Do đó, Cương lĩnh năm 2011 đã nhận định, đánh giá đúng mức hơn về chủ nghĩa tư bản: “Hiện tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công”. Cương lĩnh năm 2011 bổ sung nhận định “khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra. Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản”.

Bốn, nhận định về các nước đang phát triển, kém phát triển: Cương lĩnh năm 2011 viết theo hướng chặt chẽ hơn, chính xác hơn với tình hình thực tế: “Các nước đang phát triển, kém phát triển phải tiến hành cuộc đấu tranh rất khó khăn, phức tạp chống nghèo nàn, lạc hậu, chống mọi sự can thiệp, áp đặt và xâm lược để bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, dân tộc”.

Năm, nhận định về những vấn đề toàn cầu cấp bách liên quan đến vận mệnh loài người: Kế thừa Cương lĩnh năm 1991, Cương lĩnh năm 2011 đã bổ sung hai vấn đề toàn cầu cấp bách có liên quan đến vận mệnh loài người là “chống khủng bố” và “ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu”, thay đổi từ “bệnh tật” thành từ “dịch bệnh”.

Sáu, nhận định về đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại: Cương lĩnh năm 2011 xác định: “Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”. [Cương lĩnh năm 1991 xác định: Loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiến hoá của lịch sử].

- Về mục tiêu tổng quát. Cương lĩnh năm 2011 đã nêu khái khát hơn các đặc trưng của xã hội XHCN. Cụ thể: Bổ sung thêm 2 đặc trưng “dân chủ, công bằng” vào mục tiêu tổng quát là “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Điểm mới của Cương lĩnh năm 2011 so với văn kiện Đại hội Đảng khóa X là chuyển từ “dân chủ" lên trước từ “công bằng” trong mục tiêu tổng quát. Bởi vì, cả lý luận và thực tiễn đều chỉ rõ dân chủ là điều kiện, tiền đề của công bằng, văn minh; đồng thời, để nhấn mạnh bản chất của xã hội ta là xã hội dân chủ theo đúng tư tưởng Hồ Chí Minh.

Điều chỉnh một số cụm từ trong đặc trưng của xã hội XHCN cho đúng thực tế như “do nhân dân làm chủ” thay thế cho “do nhân dân lao động làm chủ”; bổ sung cụm từ “quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp” thay thế cho “chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu”; bổ sung từ “pháp quyền” vào sau từ “nhà nước”, thêm nội dung “do Đảng Cộng sản lãnh đạo” vào sau cụm từ “nhà nước pháp quyền”.

Như vậy, Cương lĩnh năm 2011 đã nêu:Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới."

Tóm lại, hiện nay, khi đánh giá thành tựu 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm1991, đặc biệt, trong 10 năm thực hiện Cương lĩnh [bổ sung, phát triển năm 2011], Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tháng 01 năm 2021 đã tiếp tục khẳng định:“đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo.”

Cương lĩnh của Đảng tiếp tục là ngọn cơ tư tưởng, ngọn cờ chiến đấu, ngọn cờ quy tụ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc phấn đấu vì một đất nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Trên đây là một số nội dung nghiên cứu lý luận nhằm nắm rõ, hiểu đúng những thắng lợi vĩ đại và những thành quả cách mạng to lớn có ý nghĩa lịch sử của đất nước ta, nhân dân ta do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã đạt được. Thành quả cách mạng đổi mới đó đã góp phần củng cố niềm tin, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, nâng cao nhận thức lý luận, quyết tâm cách mạng, phấn đấu đến năm 2045 Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao, tạo tiền đề vật đưa đất nước ta vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội./.

Tài liệu tham khảo

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội [năm 1991].

3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội [bổ sung, phát triển năm 2011].

4. TS. Nguyễn Đình Hòa - Viện Triết học, Viện KHXH VN: Về các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội qua Cương lĩnh 1991 và Cương lĩnh 2011 của Đảng Cộng sản Việt Nam.

5. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991.

6. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam: Những bổ sung, phát triển chủ yếu về Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Video liên quan

Chủ Đề