Cậu bé nghiện game An năm độc như trong game

Sau một thời gian dài phải học trực tuyến, rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng vì con mình đã “nghiện” game hoặc trở thành game thủ. Thậm chí, nhiều ông bố, bà mẹ cảm thấy bất lực khi mà sau giãn cách, phải đi làm trở lại, không thể kè kè bên con mỗi khi học online như trước. Đây chính là điều kiện thuận lợi để những đứa trẻ này tranh thủ chơi game cả trong giờ học và sau giờ học khi không có người giám sát.

Ngoài ra, khi bố mẹ đi làm, phải để thiết bị điện tử ở nhà cho con tự học online. Như vậy, vô hình chung đã “tiếp tay” để các em nhỏ vùi đầu vào game online. Đến khi bố mẹ phát hiện ra thì con đã “nghiện” game từ lúc nào.

Có con trai đang học lớp 7, chị Đinh Thu Hồng [quận Cầu Giấy] chia sẻ, do đặc thù công việc, vợ chồng chị phải đi làm từ sáng sớm, để con trai ở nhà tự học online. Sáng nào con cũng dậy đúng giờ và vào zoom điểm danh đầy đủ. Tình cờ một lần về nhà vào giữa buổi, chị tá hóa khi thấy con vừa học online vừa chat, vừa chơi game trực tuyến.

“Khi nghỉ giữa tiết học hay hết giờ học cháu cũng “vùi đầu” vào điện thoại chơi game. Sau gần 2 năm học trực tuyến, giờ đây, con đã thành “game thủ". Đáng lo, khi nói chuyện với người lớn, thi thoảng con dùng những phát ngôn của nhân vật trong game, đêm ngủ hay giật mình và nói ú ớ. Thời gian học trực tuyến có thể còn kéo dài, tôi cảm thấy rất lo lắng và chưa tìm ra giải pháp nào để kiểm soát việc học, chơi của con”, chị Hồng bày tỏ.

Sau một thời gian dài phải học trực tuyến, rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng vì con mình đã “nghiện” game hoặc trở thành game thủ [Ảnh minh họa: KT]

Trong khi đó, chị Trần Thu Hằng [Tây Hồ, Hà Nội] dở khóc, dở cười kể về trường hợp “cá biệt” của con mình. Vốn đam mê game Liên quân, cậu con trai học lớp 10 của chị luôn tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để chơi game. Các buổi sáng, sau khi vào phòng học của lớp bật camera điểm danh, lợi dụng lúc cô giáo đang say sưa giảng bài, con chị lại bật game chơi.

Sự việc chỉ bị phát hiện khi giám thị của lớp “zoom” màn hình và phát hiện những tia xanh, đỏ chạy loằng ngoằng phản chiếu qua cặp kính cận dày cộp của cậu. Ngay sau đó, cô giáo đã gọi điện cho phụ huynh phản ánh sự việc. Không thể chối cãi, cuối cùng cậu cũng phải nhận lỗi của mình và viết bản kiểm điểm cam kết không tái phạm.

Chị Hằng cảm thấy rất lo lắng, khi mà dạo này con thường xuyên thức khuya tới 1,2 giờ sáng để chơi game [vì ở phòng riêng nên bố, mẹ không thể giám sát được]. Mỗi buổi sáng khi thức dậy, con luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải và không hứng thú học hành.

Con cái nghiện game, chơi game trong giờ học online đang là tình trạng chung của nhiều gia đình khi con phải học trực tuyến kéo dài và được trao quyền sử dụng các thiết bị công nghệ.

Trên các diễn đàn xã hội, đây là chủ đề đang được nhiều cha mẹ quan tâm và đưa ra bàn thảo nhất. Phần lớn các bậc phụ huynh đều bày tỏ sự lo lắng cho việc tiếp thu kiến thức của con trong thời gian học tại nhà. Cùng với đó, niềm đam mê chơi game quá lớn dẫn đến con chểnh mảng học hành và có thể để lại những hệ lụy không thể lường trước được. Quan trọng hơn nữa, khi cả ngày vùi đầu vào game sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của con, thị lực giảm sút…

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, có tới 70 - 80% số trẻ em từ 10 - 15 tuổi thích game online, trong đó, tỷ lệ trẻ bị nghiện game chiếm khoảng 10 - 15%. Cơ quan này cũng công nhận chứng nghiện game là một bệnh lý trong danh sách phân loại bệnh quốc tế. Khi nghiện game, học sinh sẽ tìm đến trò chơi kể cả trong và ngoài giờ học, thậm chí chơi game mất kiểm soát.

Các chuyên gia y tế nhận định, trẻ nghiện game online thường dành nhiều thời gian với các trò chơi trong thế giới ảo. Trong đó có nhiều trò mang màu sắc bạo lực, làm ảnh hưởng, thậm chí là ám ảnh, tác động đến suy nghĩ, hoạt động của cuộc sống ngoài đời thực. Thực tế đã có nhiều trường hợp, trẻ em mê chơi game hành động mạnh đã bắt chước hành động như nhân vật trong game như: đánh, đấm nhau hoặc dùng những lời lẽ tiêu cực, không phù hợp với lứa tuổi.

Bác sĩ Nguyễn Trọng An, nguyên Phó Cục trưởng Cục bảo vệ chăm sóc trẻ em cho hay, trẻ em nghiện game online là một vấn nạn đã xảy ra từ khá lâu rồi. Khi đã nghiện game thì điều rõ nhất mà chúng ta nhận thấy ngay được đó là những thay đổi về tâm lý, sức khỏe của trẻ.

Nếu là trẻ nhỏ thì thường có biểu hiện mất ngủ, lo sợ, giật mình vào ban đêm. Nếu trẻ lớn hơn thì có biểu hiện hay cáu gắt, thường có các hành động bạo lực, hoang tưởng như các trò chơi trong game. Nguy hiểm hơn là sao nhãng học tập, cãi lại cha mẹ và có những hành động tiêu cực, vi phạm pháp luật hoặc nghiện các chất gây nghiện.

“Trẻ nghiện game thái quá sẽ chỉ thích sống trong thế giới ảo, dẫn đến nghèo nàn các kỹ năng xã hội, giảm sút các mối quan hệ thật; học hành kém hiệu quả; tổn hại về sức khỏe và thần kinh, có thể bị trầm cảm”, bác sĩ Nguyễn Trọng An cho biết.

Cả ngày học online, ôm điện thoại thông minh, máy tính, ipad, nhiều trẻ lao vào chơi game rồi nghiện game. Quản lý con trong thời điểm học trực tuyến này là một bài toán không đơn giản với các bậc phụ huynh.

Bác sĩ Nguyễn Trọng An cho rằng, các bậc cha mẹ cần có biện pháp giám sát con cái thật chặt chẽ để đảm bảo rằng, quá trình trẻ em học trực tuyến của con được diễn ra lành mạnh. Con không bị nghiện game hay bị cuốn vào thế giới ảo.

Giải pháp cấp bách là cần phải cho các em học sinh quay trở lại trường học tập trung, bởi bị “nhốt” trong nhà một thời gian dài sẽ khiến các em bức bối, sang chấn tâm lý, lấy game làm niềm vui rồi cuối cùng bị ảnh hưởng về sức khỏe, tinh thần. Không chỉ trẻ em bị ảnh hưởng tiêu cực mà người lớn cũng bị ảnh hưởng theo, nếu không  kiềm chế được cảm xúc sẽ dẫn đến các hành động bạo lực với trẻ.

Để giúp trẻ "cai nghiện game", chuyên gia tâm lý đưa ra lời khuyên, khi ở nhà, bố mẹ hãy dành nhiều thời gian để trò chuyện, tâm sự, vui chơi cùng con, giảm cảm giác nhàm chán cho trẻ vì thiếu không gian và không có người chơi cùng; Quản lý và quy định thời gian, thời điểm sử dụng thiết bị điện tử.

Thay vì cấm đoán, nên giải thích cho con hiểu sự nguy hiểm nếu sa đà quá nhiều vào game online; phân công con làm một số công việc nhà, giúp con dần tạo nếp sinh hoạt lành mạnh, cân bằng giữa học tập và vui chơi./.

Hai đứa trẻ hiện vẫn đang nằm viện.

Bé trai 11 tuổi và cô em gái 9 tuổi tới từ thành phố Hàm Đan thuộc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc cho biết chúng đã chơi rất nhiều trò chơi điện tử trên điện thoại di động trong suốt thời gian giãn cách vì dịch bệnh.

2 đứa trẻ bị nghiện trò chơi Mini World và Game of Peace. Chính cha mẹ chúng là người mua cho các con chiếc điện thoại thông minh nhằm mục đích để học trực tuyến khi phải nghỉ học.

Vụ tai nạn xảy ra vào ngày 22/3 khi 2 đứa trẻ lên sân thượng của toà nhà dân cư và cùng nhau nhảy xuống. Tai nạn khiến bọn trẻ bị gãy nhiều xương.

Cậu anh trai sau đó cho biết, 2 anh em đã cố gắng bắt chước những cảnh trong trò chơi điện tử yêu thích của chúng.

Còn cô em gái thì nói: ‘Anh ơi, để xem chúng mình có hồi sinh được giống như trong trò chơi không?’. Sau đó, 2 đứa trẻ nhảy từ sân thượng xuống đất.

‘Lúc đầu, em cháu rất háo hức, sau đó nó sợ. Cháu đã bảo em nhắm mắt lại, rồi cầm tay em và nhảy trước. Cháu không nhớ chuyện gì xảy ra sau đó’, cậu anh trai chia sẻ với báo chí.

Suốt thời gian qua, 2 đứa trẻ đã trải qua nhiều ca phẫu thuật. Gia đình chúng phải vay tiền từ anh em họ hàng và được nhiều người quyên góp ủng hộ.

Nơi xảy ra vụ tai nạn

Ông bố tên Shen Haiyong, 39 tuổi cho biết, bọn trẻ chơi game lên đến 8 tiếng/ngày trước khi sự việc xảy ra.

‘Trước khi được mua điện thoại, chúng chưa bao giờ nghiện game và học rất tốt ở trường’, vợ anh, chị Fu Ruixia cho biết.

Anh Shen cũng cho biết, về lâu dài, chắc chắn những vết thương sẽ ảnh hưởng nhiều tới bọn trẻ trong cuộc sống về sau.

Gia đình đang đòi bồi thường từ Tencent Games – công ty sở hữu cả 2 trò chơi này tại thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, công ty này từ chối trách nhiệm vì cho rằng vấn đề chủ yếu nằm ở trò chơi hộp cát Mini World, chứ không phải Game of Peace.

Và công ty Tencent chỉ chịu trách nhiệm đưa ra thị trường trò chơi Game of Peace, còn với Mini World, họ chỉ là công ty sở hữu. Công ty chịu trách nhiệm phát triển nó là Miniwan Technology, một phát ngôn viên của Tencent cho biết.

Trò chơi Mini World

Đó là một cậu bé 15 tuổi. Em gọi điện đến trong tình trạng gia đình vô cùng rối ren.

N. Thảo [Theo Yahoo News]

Cậu bé họ Yang được cho là nghiện Internet và đã bỏ học khoảng 20 ngày trước đó. Vì thế, cô giáo đã quyết định cho cậu bé thấy mẹ cậu đã phải làm việc vất vả như thế nào để nuôi gia đình.

“Khi mẹ Yang nói rằng chị ấy kiếm được khoảng 100 tệ/ngày [348 nghìn đồng], Yang đã nói rằng ‘thật là dễ dàng’. Vì thế, tôi quyết định đưa cậu bé ra công trường xây dựng nơi người mẹ làm việc”.

Giáo viên này yêu cầu Yang thức dậy lúc 4h sáng giống như mẹ và khuân vác các thanh thép nhiều giờ tại công trường. Cô cũng làm việc cùng Yang ngày hôm đó và tin rằng cậu bé sẽ muốn quay trở lại trường học nếu phải làm việc vất vả.

“Việc thiếu vắng bố mẹ khiến con cảm thấy buồn chán nên con bị nghiện trò chơi điện tử trên điện thoại. Bây giờ con đã biết mẹ phải làm việc vất vả như thế nào để kiếm sống nên con sẽ chăm chỉ học hành để báo đáp công ơn của mẹ” - Yang nói.

Sau lần trải nghiệm ở công trường xây dựng, Yang đã quay trở lại trường học.

Cậu bé Yang được cô giáo đưa ra công trường xây dựng nơi mẹ đang làm việc để trải nghiệm sự vất vả khi cậu muốn bỏ học. 

Quyết định của cô giáo nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ cộng đồng mạng Trung Quốc. Nhiều người nói rằng, việc dạy và học từ thực tế cuộc sống rất hữu ích cho trẻ em, mặc dù đôi khi nó có phần khắc nghiệt.

“Tôi đã học được một cách hữu ích để dạy bọn trẻ. Một ngày nào đó, tôi sẽ thử” - một người bình luận. Một giáo viên khác thì nói rằng: “Điều này truyền cảm hứng cho tôi, khiến tôi nảy ra ý tưởng đưa học sinh của mình đến một nhà máy không có máy lạnh để bọn trẻ trải nghiệm cảm giác vặn vít như thế nào”.

Cách đây 2 tháng, một ông bố tới từ tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc cũng có cách dạy con tương tự. Cụ thể, anh yêu cầu con gái 11 tuổi đào củ sen bằng tay suốt 4 tiếng đồng hồ dưới cái nắng chói chang để dạy cô bé rằng nếu không học hành đàng hoàng thì tương lai sẽ như thế nào.

Năm 2021, một giáo viên trung học ở miền đông nước này cũng tập hợp học sinh vào một buổi tối mùa đông có nhiệt độ -3 độ C để quan sát một dự án xây dựng tại nhà thi đấu của trường.

Đăng Dương [Theo SCMP]

Video liên quan

Chủ Đề