Câu tục ngữ học một biết mười nói về người như thế nào

 Câu tục ngữ:“Học một, biết mười” nói về phẩm chất nào của con người?

 Câu tục ngữ:“Học một, biết mười” nói về phẩm chất chăm chỉ của con người.

Học 1 biết 10 nói nên phẩm chất chăm chỉ , câu ca dao này ý muốn là phải chăm học thì mới thành tài 

Câu tục ngữ:“Học một, biết mười” nói về phẩm chất chăm chỉ của con người.

CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!

Câu hỏi hot cùng chủ đề

luôn chỉ cho mình là đúng.chỉ nhìn thấy cái sai của người khác.luôn thấy được mặt tốt của những người xung quanh.thường không phân biệt được đúng sai.

Câu 3.  Liêm khiết là

sống giản dị, không cầu kì, kiểu cách, phô trương, không hám danh, hám lợi.sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.sống vì mọi người, biết quan tâm , biết chia sẻ, giúp đỡ người khác.sống tiết kiệm, chi tiêu hợp lí , có kế hoạch cụ thể, rõ rang cho bản thân và gia đình.

Câu 4:  Biểu hiện nào sau đây là liêm khiết?

Lợi dụng chức vụ để thu lợi cho bản thân và nâng nhấc cho người thân của mình.Chỉ dùng tài sản của tập thể còn của mình thì cất đi.Chỉ hưởng những gì do công sức lao động của mình làm ra, không lấy của người khác.Dùng tiền bạc, quà cáp biếu xén để đạt được mục đích cá nhân.

Câu 5:Trường hợp nào sau đây thể hiện lối sống không liêm khiết?

Tính toán để có lợi nhuận cao khi bán hàng.Luôn mặc cả mỗi khi đi mua hàng.Luôn cân nhắc kĩ mỗi khi chi tiêu, mua sắm.Bớt xén công quỹ làm của riêng.

 Câu 6: Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng người khác?

    1. A dua, đua đòi với người khác.

    2. Chỉ làm những việc mình thích

    3 . Đi nhẹ, nói khẽ trong bệnh viện.

    4 . Phê phán gay gắt những ý kiến trái với quan điểm của mình.

Câu 7.  Ý kiến nào dưới đây là đúng về giữ chữ tín?

      1.Chỉ giữ lời hứa khi có điều kiện thực hiện.

      2.Chỉ cần đảm bảo chất lượng tốt nhất đối với những hợp đồng quan trọng.

      3.Coi trọng lời hứa trong mọi trường hợp.

     4.Có thể không giữ lời hứa với khách hàng nhỏ để giữ được khách hàng lớn.

Trả lời (10) Xem đáp án »

  • 1. Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi. - Câu tục ngữ trên có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Nó luôn nhắc nhở chúng ta phải rèn luyện ý chí, nghị lực để vươn lên trong mọi lĩnh vực của đời sống con người. 2. Học hay cày biết ý nghĩa: Nếu chúng ta có một phương pháp học đúng cách như: trước khi học phải xem bài trước; khi nghe một bài giảng phải chú ý đến vấn đề trọng tâm; trong cuộc sống thường nhật phải để ý đến từng lời ăn, tiếng nói hay cử chỉ, hành động.  3. Học một biết mười có nghĩa là học chỉ một điều gì đó mà biết suy rộng ra những thứ liên quan với nhau và được xem là thông minh. 4. Học thầy, học bạn thì sẽ hiểu thêm nhìu đìu thú vị 5. câu tục ngữ ăn vóc học hay được hiểu là ăn khoẻ, học hành giỏi giang. Cố nhiên, ăn vóc học hay thường thể hiện quan niệm và lòng mong muốn của các bậc cha mẹ đối với con cái. 6. giải thích cho việc không cố gắng học tập.

    đánh giá 5 sao giúp chị nhé

    đánh giá 5 sao giúp chị nhé

    Ăn vóc học hay

    a)ăn uống đầy đủ thì người mới được khoẻ mạnh ,có học thì trí tuệ mới được mở mang.

    b)khuyên chúng ta phải cố gắng học hành,sức khỏe là quang trọng nhất

    Học một biết mười

    a)chỉ học một điều mà phải biết suy nghĩ rộng ra nhiều điều khác.

    b)khuyên chúng ta chỉ học một ít những kiến thức cơ bản thôi nhưng suy nghĩ rộng ra để làm những bài mở rộng,nâng cao tương tự. 

    Giải thích câu tục ngữ: ''Học, học nữa, học mãi''

    Con người ta ai sinh ra trong đời chẳng muốn trở thành một người có ích, một người tài giỏi cho xã hội? Muốn vậy, thì cách duy nhất là phải có tri thức, có hiểu biết, và muốn có điều ấy, chúng ta phải học, giống như V.I.Lenin đã từng nói “Học, học nữa, học mãi”.

    Vậy, Lenin muốn nhắn nhủ điều gì qua câu nói ấy? Trước hết, “học” là một hành động mà con người ta ai cũng sẽ trải qua trong cuộc đời, đó là sự tiếp thu những điều mới mẻ, trau dồi các kỹ năng để hoàn thiện bản thân mình. Nhưng phạm vi V.I.Lenin đặt ra không chỉ dừng ở việc “học” mà còn phải “học nữa”, là ngoài những kiến thức ta học trong nhà trường, sách vở, cần phải trau dồi thêm những tri thức bên ngoài, học ở một mức độ nâng cao hơn, rộng rãi hơn. Từ đó, ông khẳng định “học mãi”, là học không ngừng nghỉ, không giới hạn ở độ tuổi, thời gian, say mê, tiếp thu kiến thức mọi lúc mọi nơi, khi nào con người ta còn tồn tại, ta vẫn cần phải học. Như vậy, qua câu nói ngắn gọn theo thể thức tăng tiến, V.I.Lenin đã đề cao vai trò của việc học tập trong quá trình hoàn thiện và phát triển ở cuộc đời của mỗi con người. 

    Lời khẳng định của Lenin là hoàn toàn đúng đắn trong cuộc sống hôm nay. Tại sao lại vậy? Đầu tiên, cần hiểu rằng, tri thức nhân loại là vô cùng,vô tận, những gì chúng ta tiếp thu từ nhà trường, qua sách vở, sách giáo khoa,..chỉ đơn thuần là một phần rất nhỏ trong kho tàng kiến thức muôn đời. Lịch sử nhân loại đã trải qua hàng trăm nghìn, hàng triệu năm , bằng ấy thời gian là bằng ấy những phát minh, những sáng chế mới ra đời ở mọi lĩnh vực, rồi biết bao sự kiện, bao quy luật của tự nhiên,...dưới sự phát triển không ngừng của xã hội cũng ngày một nhiều hơn. Vậy nên, con người ta mới cần phải học, phải tiếp thu những tri thức ấy.

    Học tập khiến con người ta hoàn thiện bản thân và tư duy, để phát triển theo những yêu cầu của xã hội. Học cung cấp cho ta tri thức, những điều mà ta không hề biết trước đó. Có học mới biết những hiện tượng trong tự nhiên như nắng, mưa, gió, bão,..có học ta mới hiểu được nước sôi ở 100 độ C, đèn giao thông có ba màu đỏ, vàng, xanh, rồi tại sao biển lại có sóng, chim lại biết bay,...Khi con người ta có học vấn, biết bao cơ hội sẽ được mở ra trong cuộc sống, trong tương lai, ta tìm kiếm được những cơ hội để thực hiện được ước mơ của mình.

    Tuy nhiên, học là vậy, nhưng cũng không thể nào chỉ dừng lại ở một giới hạn nào đó. Có những người cho rằng, chỉ cần học hết 12 năm học sinh, có chăng thì thêm 4 năm đại học là quá đủ để sau này có công việc, kiếm được nhiều tiền, thực hiện được ước mơ, hoài bão. Thế nhưng nếu điều đó là đúng thì đã không có tình trạng hàng nghìn sinh viên ra tường với tấm bằng đại học loại giỏi trong tay nhưng lại thất nghiệp hàng loạt. Do đó, khi xã hội càng phát triển, yêu cầu đặt ra với mỗi người cũng sẽ ngày càng một cao hơn, mà trước yêu cầu cao ấy, nếu con người ta không học rộng hơn, học ở một mức cao hơn trong khi kiến thức là vô cùng vô tận thì làm sao có thể có những cơ hội trong tương lai?

    Học kiến thức nhưng cũng không phải là không học cách làm người, trau dồi đạo đức. Xung quanh ta có biết bao những con người với hàng loạt điều tốt đẹp, ta cũng có thể học được từ họ các điều hay, lẽ phải, học cách đối nhân xử thế. Bên cạnh đó, học cũng cần đi đôi với hành, nếu chỉ học những lý thuyết suông đơn thuần trong sách vở mà không áp dụng thực tế thì cũng không có hiệu quả. . Học ở đây có nhiều hình thức, có những người học qua sách vở, qua thầy cô truyền đạt tri thức, có những người đi đây đi đó để “đi một ngày đàng học một sàng khôn” ,giống như chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta đã ra đi tìm đường cứu nước, trải qua biết bao công việc như phụ bếp,cào tuyết,... bôn ba nơi xứ người thế nhưng với mỗi công việc, với mỗi điểm dừng chân, Bác lại học hỏi thêm được nhiều điều mới, như ngôn ngữ, như kỹ năng...Nhìn chung, việc học không hạn định chúng ta trong một phạm vi cụ thể, cũng không phải là ngày ngày miệt mài gác đèn đọc sách mà không có sự nghỉ ngơi. Rõ ràng, “học” mang nhiều nghĩa và nhiều hình thức, không chỉ là tiếp thu tri thức từ việc học tập mà còn là tiếp thu từ những người xung quanh, từ những hiện tượng trong cuộc sống, ta đến một nơi, nhìn nhận ra một vấn đề đúng, đó cũng là học, ta nhìn thấy một người giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, rồi lần sau ta cũng làm theo họ, đó cũng là học....Tất nhiên, “học, học nữa, học mãi” cũng không có nghĩa là điều gì cũng học, học mọi thứ, kể cả những cái xấu xa, sai trái. Cần tỉnh táo, phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai thì việc học của ta mới có hiệu quả.

    Trên con đường đi đến thành công của mỗi người, tri thức sẽ như ngọn đèn để soi sáng con đường ấy, vậy nên mỗi người chúng ta đều cần học, học không ngừng, học tri thức, học cả cách làm người,...Lời khẳng định của V.I.Lenin vẫn luôn đúng đắn và giàu ý nghĩa dù là trong quá khứ, hiện tại hay cả tương lai.