Cáy pỉnh là món ăn gì của dân tộc Thái

TTO - Đến Điện Biên, ngoài những món ăn truyền thống mang đậm hương vị núi rừng, bạn đừng quên thưởng thức pa pỉnh tộp, món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc Thái vùng Tây Bắc.

Cáy pỉnh là món ăn gì của dân tộc Thái
Thơm ngon món “pa pỉnh tộp” - Ảnh: H.TR.

Người Thái có câu "cáy măn mọk má ha, báu to pa pỉnh tộp ma sú", nghĩa là “gà tơ tần đem đến, không bằng pa pỉnh tộp đem cho” để thể hiện sự tinh tế và sự quý trọng món ăn này.

Theo tiếng Thái, “pa” có nghĩa là cá. “Pa pỉnh tộp” được hiểu là món “cá nướng gập”, mô tả đúng hình dáng của món ăn.

Đối với đồng bào dân tộc Thái các món ăn từ cá cùng với xôi nếp nương và các loại củ, quả là những thực phẩm quan trọng và phổ biến trong bữa ăn hàng ngày.

Nguyên liệu chính của món “pa pỉnh tộp” là cá suối và các loại gia vị. Món ăn này đặc biệt cả từ cách chế biến cho tới cách kết hợp các loại gia vị. 

Nằm cách Hà Nội hơn 400km, từ lâu, Điện Biên đã là điểm đến hấp dẫn với những cánh rừng già, núi non trùng điệp, ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ và tình người chân thật, ấm áp. Càng thú vị hơn nếu bạn được thưởng thức món cá nướng “pa pỉnh tộp” nơi này.

Các loại cá chép, trôi, trắm còn tươi sống chọn con cỡ 0,5 - 0,8kg, làm sạch vảy rồi mổ lấy hết ruột ra, không rửa lại bằng nước. Đặc biệt, khi mổ cá phải mổ dọc sống lưng, kéo từ đầu xuống tận đuôi, để lại phía bụng cá thay vì mổ bụng cá như thông thường.

Đồng bào ở đây lý giải cách mổ này giúp gập úp cá dễ hơn khi nướng, đồng thời phần gia vị nhồi trong bụng cá tiếp xúc với than hồng ngấm vào thịt cá sâu hơn.

Phần gia vị ướp trực tiếp vào trong mình cá gồm rau rừng, rau thơm như húng dũi, hành củ, hành lá, sả, ớt, gừng, sả được thái nhỏ. Đặc biệt không thể thiếu mắc khén và mầm măng cây sa nhân. Phần gia vị này rất quan trọng vì nó sẽ quyết định hương vị của món ăn.

Sau khi đặt hết gia vị vào mình cá, gập ngang thân cá lại sao cho đầu và đuôi cá chạm vào nhau. Bên ngoài con cá xoa một lớp bột riềng và thính gạo trước khi nướng.

Cáy pỉnh là món ăn gì của dân tộc Thái
Đồng bào dùng tre để kẹp cá khi nướng - Ảnh: Nguyễn Hương

Cáy pỉnh là món ăn gì của dân tộc Thái
Cũng một cách "gói" và ướp, chỉ khác cá được nướng bằng vỉ trên than hồng - Ảnh: H.TR.

Món “pa pỉnh tộp” đúng kiểu truyền thống của người Thái sẽ phải dùng cây tre bương dày, chẻ thành đôi hoặc ba, bốn chạc để kẹp con cá lại rồi nướng trên than củi liu riu để gia vị có thể ngấm sâu vào từng thớ thịt cá. Nhưng ngày nay, hầu hết người ta đều dùng vỉ sắt kẹp cá lại để nướng.

Cũng như nhiều du khách khác đến Điện Biên, tôi rất lạ lẫm và thích thú với món ăn này. Được ngồi xem trực tiếp người dân ở đây nướng cá bạn sẽ còn thấy tuyệt vời hơn nữa.

Cá được nướng trên than củi liu riu, khi gần chín, mỡ cá rỏ xuống củi, nổ lách tách, mỡ cá béo ngậy quyện với mùi gia vị thơm nức mũi. 

Thịt cá nướng xong khô chắc, gỡ từng miếng thịt cho vào miệng sẽ cảm nhận được mùi thơm nức mũi của đủ vị cay, chua, đắng, mặn, ngọt của các loại gia vị.

Cáy pỉnh là món ăn gì của dân tộc Thái
“Pa pỉnh tộp” đã được dọn lên mâm - Ảnh: H.TR.

Khi ăn món “pa pỉnh tộp” người dân ở đây thường ăn cùng với xôi nếp, xôi dẻo, chẩm chéo, nhâm nhi chút rượu ngô và thích dùng bằng tay. Vì vậy, đến đây bạn hãy một lần trải nghiệm ăn cá nướng theo cách của đồng bào dân tộc Thái để cảm nhận rõ sự thú vị của món ăn đặc biệt này.

Giữa không khí Tây Bắc se se lạnh, được ngồi quây quần bên mâm cơm ấm cúng, thưởng thức miếng “pa pỉnh tộp” thơm nức mũi, vị ngọt béo quyện với hương vị của núi rừng thì còn gì tuyệt vời bằng.

Rau dớn là một loại rau có ở vùng núi rừng hay nơi bờ suối, bờ khe, dưới các tán rừng thấp có độ ẩm ướt cao, nó cũng thường mọc nhiều ở bờ suối, bờ khe, những nơi ẩm ướt và tránh ánh nắng mặt trời, dớn mọc hoang dại dọc khe suối, bên những tảng đá. Nộm rau dớn là món ăn đặc trưng của người Thái ở Lai Châu nói riêng và đồng bào Tây Bắc nói chung. Người Thái gọi rau dớn là “pắc cút”, loại cây thuộc họ quyết, giống như cây dương xỉ, thân to, tán lá rộng, mặt lá có màu xanh nhẵn. Loại cây này chỉ mọc ở bờ suối, khe suối, nơi có độ ẩm cao.

Để làm được món nộm rau dớn vừa ngon, vừa mang hương vị đặc trưng của dân tộc Thái, người ta thường chỉ hái những ngọn rau dớn cong non, là bánh tẻ, sau đó rửa sạch, phơi nắng cho tái. Tiếp đó cho rau dớn vào chõ xôi bằng gỗ để đồ trong khoảng 20 phút, rau sẽ chín và giữ được màu xanh rất đẹp mắt. Khi rau đã đồ chín, bỏ rau vào bát to, cho rau thơm, ớt, gừng, tỏi, nước chanh tươi, mì chính và muối trắng trộn đều. Để khoảng 5 phút cho ngấm gia vị, sau đó cho lạc rang giã nhỏ vào là có thể ăn ngay được.

Món nộm rau dớn khi ăn sẽ cảm nhận được mùi thơm đặc trưng của các loại rau, vị bùi của rau dớn, vị chua ngọt xen lẫn một chút vị cay của ớt. Mùi thơm hăng hắc của hạt tiêu bám vào từng ngọn rau xanh biếc, giòn giòn còn vương chút nhớt đọng lại nơi đầu lưỡi như tôn thêm vị thơm ngon nguyên sơ và đậm đà, khác hẳn những loại rau công nghiệp nơi phố thị nhạt hoét.