Châu phi là châu lục như thế nào

13/07/2011

Mô tả: Châu Phi hiện là châu lục bị hoành hành bởi nghèo đói, tụt hậu và dịch bệnh, đặc biệt là HIV/AIDS. Tuy nhiên theo nhận định của nhiều nhà Châu Phi học thì đó vẫn không phải là vấn đề lớn nhất của lục địa này, vấn đề mà châu lục này phải đối mặt thực tế luôn là các vấn đề về chính trị. Phải chăng sự bất ổn liên tục về xung đột sắc tộc và bạo lực đã là những nguyên nhân khiến Châu Phi luôn chìm vào thảm cảnh nghèo đói, bệnh tật và rồi như là một hệ luỵ nghèo đói, bệnh tật lại tiếp tục làm gia tăng sự bất ổn chính trị và an ninh... Nhìn vào lịch sử Châu Phi đương đại có thể thấy từ năm 1957, Gana là nước Châu Phi đầu tiên đứng lên giành độc lập từ tay chính quyền thực dân Châu Âu và cho đến nay thì con số các quốc gia độc lập ở Châu Phi đã là tuyệt đối. Phần lớn các nước Châu Phi đều được gọi là dân chủ vào thời kỳ độc lập, song cho đến thập niên 1990, khoảng 60% các nhà nước có chủ quyền ở Châu Phi đều đã trải qua thời kỳ cầm quyền của quân đội. Cùng trong thời gian này hầu hết các nhà nước Châu Phi được lãnh đạo hoặc bằng giới quân sự hoặc bởi hệ thống đơn đảng chính trị. Tuy nhiên sau gần nửa thế kỷ giành độc lập, các quốc gia Châu Phi đã không thực hiện được giấc mơ “cất cánh” và “phát triển đi đầu” mà trái lại, họ lại đi đầu về tình trạng chậm phát triển, cùng với những nguyên nhân do bên ngoài đem lại thì tụt hậu kinh tế, lạc hậu, nghèo nàn, bệnh tật bên trong Châu Phi đã làm gia tăng sự phản kháng của xã hội dân sự khiến cho nền chính trị Châu Phi ngày càng rơi vào trạng thái nóng bỏng của sự bất ổn, xung đột gia tăng, bạo lực phát triển và cuối cùng đã dẫn đến sự nổi lên của làn sóng dân chủ hoá vào những năm 1990 – đây được coi là cuộc cách mạng lần thứ hai của Châu Phi kể từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Kết quả của cao trào này một lần nữa lại làm cho các khuôn mẫu chính trị của Châu Phi bị đảo lộn và dẫn đến một diện mạo chính trị mới.

Tác giả: Nguyễn Thanh Hiền (chủ biên) ;

Cơ quan soạn thảo: Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông ; Nhà xuất bản Khoa học xã hội ;

Năm xuất bản: 2010

Địa chỉ liên hệ: Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông; Nhà xuất bản Khoa học xã hội

Nội dung:

Châu phi là châu lục như thế nào
Châu Phi hiện là châu lục bị hoành hành bởi nghèo đói, tụt hậu và dịch bệnh, đặc biệt là HIV/AIDS. Tuy nhiên theo nhận định của nhiều nhà Châu Phi học thì đó vẫn không phải là vấn đề lớn nhất của lục địa này, vấn đề mà châu lục này phải đối mặt thực tế luôn là các vấn đề về chính trị. Phải chăng sự bất ổn liên tục về xung đột sắc tộc và bạo lực đã là những nguyên nhân khiến Châu Phi luôn chìm vào thảm cảnh nghèo đói, bệnh tật và rồi như là một hệ luỵ nghèo đói, bệnh tật lại tiếp tục làm gia tăng sự bất ổn chính trị và an ninh... Nhìn vào lịch sử Châu Phi đương đại có thể thấy từ năm 1957, Gana là nước Châu Phi đầu tiên đứng lên giành độc lập từ tay chính quyền thực dân Châu Âu và cho đến nay thì con số các quốc gia độc lập ở Châu Phi đã là tuyệt đối. Phần lớn các nước Châu Phi đều được gọi là dân chủ vào thời kỳ độc lập, song cho đến thập niên 1990, khoảng 60% các nhà nước có chủ quyền ở Châu Phi đều đã trải qua thời kỳ cầm quyền của quân đội. Cùng trong thời gian này hầu hết các nhà nước Châu Phi được lãnh đạo hoặc bằng giới quân sự hoặc bởi hệ thống đơn đảng chính trị. Tuy nhiên sau gần nửa thế kỷ giành độc lập, các quốc gia Châu Phi đã không thực hiện được giấc mơ “cất cánh” và “phát triển đi đầu” mà trái lại, họ lại đi đầu về tình trạng chậm phát triển, cùng với những nguyên nhân do bên ngoài đem lại thì tụt hậu kinh tế, lạc hậu, nghèo nàn, bệnh tật bên trong Châu Phi đã làm gia tăng sự phản kháng của xã hội dân sự khiến cho nền chính trị Châu Phi ngày càng rơi vào trạng thái nóng bỏng của sự bất ổn, xung đột gia tăng, bạo lực phát triển và cuối cùng đã dẫn đến sự nổi lên của làn sóng dân chủ hoá vào những năm 1990 – đây được coi là cuộc cách mạng lần thứ hai của Châu Phi kể từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Kết quả của cao trào này một lần nữa lại làm cho các khuôn mẫu chính trị của Châu Phi bị đảo lộn và dẫn đến một diện mạo chính trị mới.

Để giúp bạn đọc tìm hiểu về những vấn đề này chúng tôi hân hạnh được giới thiệu cuốn sách Châu Phi những đặc điểm chính trị chủ yếu hiện nay, sách có độ dày 299 trang, khổ 14 x 20,5 cm, in xong và nộp lưu chiểu tháng 1/2010, nội dung cuốn sách tập trung vào tìm hiểu thực trạng chính trị Châu Phi hiện nay, tức là nhân dạng diện mạo chính trị mới của Châu Phi do làn sóng dân chủ hoá mang lại; tìm hiểu hệ thống các đảng chính trị có những thay đổi như thế nào, có nét gì mới, hoạt động của các đảng chính trị có gì khác trước, kết quả họ đạt được đang ở mức độ nào, vai trò thực sự của các tổ chức xã hội – chính trị đến đâu, đã hình thành xã hội dân sự ở Châu Phi hay chưa?... để đưa ra những nhận định và đánh giá cụ thể về tình hình chính trị của Châu Phi trong thời điểm hiện tại và xu hướng phát triển của nó trong thời gian tới để từ đó có thể xây dựng nên các căn cứ khoa học có tính tham khảo, phục vụ cho quá trình hoạch định các chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta đối với Châu Phi.

Hy vọng đây là tài liệu hữu ích đối với nhiều độc giả.

Xin trân trọng giới thiệu!

Hà Vĩnh

Danh sách sách hàng năm khác:

Phát triển không gian văn hóa đô thị ở Nhật Bản thời cận đại

châu Phi được gọi là lục địa gì?

Châu Phi, Phi Châu hay còn gọi là Lục địa đen là châu lục đứng thứ hai trên thế giới về dân số, sau châu Á, và lớn thứ ba trên thế giới, theo diện tích sau châu Á và châu Mỹ. Với diện tích khoảng 30.244.050 km² (11.677.240 mi²) bao gồm cả các đảo cận kề thì nó chiếm 20,4% tổng diện tích đất đai của Trái Đất.

Giải thích tại sao châu Phi là châu lục nghèo nhất thế giới?

Châu lục nghèo đói nhất thế giới là Châu Phi, do hậu quả thực dân xâm chiếm lâu dài nên nền kinh tế các nước chậm phát triển, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của dân số, tài nguyên thiên nhiên được khai thác với tốc độ nhanh làm cho nguồn tài nguyên sớm cạn kiệt.

Tại sao có 7 châu lục?

200 triệu năm sau khi siêu lục địa Pangea phân rã thành từng mảng, Trái Đất hình thành 7 lục địa như ngày nay. Các nhà khoa học mô tả những thay đổi của bề mặt hành tinh bằng một mô hình máy tính mới, cung cấp cái nhìn chi tiết về sự tách rời và kết nối của các mảng lúc địa cách đây 200 triệu năm.

Lục địa và châu lục khác nhau như thế nào?

Các lục địa và các châu lục: - Lục địa là khối đất liền rộng hàng triệu km 2 có biển và đại dương bao quanh. - Sự phân chia các lục địa trên thế giới chủ yếu mang tính chất tự nhiên. - Châu lục: Bao gồm phần lục địa và các đảo và quần đảo nằm ở xung quanh.