Chi ra giá trị của đôi giày trong các trường hợp dưới đây

Cách nào để nhận biết được những đôi giày da thật giả một cách nhanh chóng, đơn giản? Không chỉ đẹp và hợp thời trang, độ bền cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng mỗi khi chúng ta chọn mua giày da. Độ bền của giày da không đơn giản chỉ là ở những đường may, lớp keo dán, đế giày mà còn cả ở chất liệu da dùng để đóng giày.

4 cách kiểm tra giày thật đơn giản, nhanh nhất

Với giày da thật thường thì người ta không dùng keo dán mà sẽ dùng chỉ may. Nếu có dùng keo thì chỉ có để dán thêm phần đế và thân cho thêm chắc chắn hơn. Còn giày giả thì sẽ được dán gần như các lớp lại với nhau trên toàn bộ đôi giày.

Không chỉ có thể bạn có thể xem thân giày, thường giày thật là các phần da nguyên miếng. Dưới đây là 4 cách kiểm tra giày thật nhanh nhất, tiết kiệm thời gian nhất cho người mua.

  • Lấy ngón tay ấn vào bề mặt lớp da, nếu da thật sẽ để lại vết lõm xung quanh chỗ bị ấn nhưng khi bỏ tay ra chỗ lõm sẽ mất đi vì da có độ đàn hồi. Da giả thì không.
  • Nhỏ thử một vài giọt nước thử lên da [thường test với da lộn]. Nếu da thật thì sau vài phút chỗ nước tiếp xúc mặt da sẽ ngấm loang da. Còn giả da nước sẽ trôi dần đi
  • Đốt hoặc hơ sản phẩm qua lửa. Cách này được nhiều người biết và sử dụng nhất. Da thật có thể chịu được ngọn lửa từ 6-8s, nếu đốt thêm sẽ có mùi bốc lên gần như mùi bạn nướng thịt cháy. Còn giả da sau khi đốt lửa 2-3s đã bị sun lại và có mùi nhựa cháy.

  • Cách nữa đó là quan sát sản phẩm, màu của của giả da luôn tươi sáng hơn, các vân da đều tăm tắp như một do được dập công nghiệp bằng máy. Còn da thật có màu tối hoặc sẫm màu hơn, vân da trông tự nhiên.

Có những đôi giày làm bằng da tổng hợp nhưng bề ngoài được giả mạo giống hoàn toàn da thật. Dù vậy chúng ta vẫn có những cách phân biệt riêng để chọn được đôi giày chất lượng nhất. Thế nên, trước khi đi mua giày bạn cần tìm hiểu xem giày da tổng hợp là gì nhé. Và đặc biệt, hãy quan sát kỹ những chi tiết mà bài viết sắp đề cập dưới đây để không mắc sai lầm nào cả.

Quan sát các phần dưới đây khi kiểm tra một đôi giày da

Đế giày

Đây được xem là bộ phận quan trọng nhất của đôi giày thật bởi nó quyết định độ bền, khả năng chống nước, và độ thoải mái của đôi giày. Một đôi giày bị bong đế đồng nghĩa với việc nó là thứ vứt đi.

Người ta thường dùng hai loại chất liệu để tạo ra đế giày đó là gỗ [thường từ gỗ bần – cork] và cao su. Ưu điểm của đế gỗ là nhẹ, cách điệu và dễ tạo dáng với chân người dùng cũng như là khiến đôi giày dễ thoáng khí hơn, nhưng nó lại có một nhược điểm là độ bền và khả năng tạo ma sát không được cao, như kiểu thời tiết nóng ẩm của Việt Nam thường rất khó bảo quản. Đối với đế cao su thì hoàn hảo hơn bởi vì nó tạo ma sát tốt, gần như trường tồn với thời gian về độ bền kể cả với thời tiết nào đi chăng nữa, nó không chỉ bền cho chính bản thân nó mà còn ngăn cách lớp lớp da với nước trên mặt đường tránh gây ngấm nước lên giày. Nhược điểm duy nhất đó là không thoáng khí cho lắm.

Vì điều kiện thời tiết của nước ta nên tốt nhất sử dụng đế giày cao su thông minh giảm thiếu tới mức tối đa độ bí khi tạo các lỗ hổng mini quanh viền khâu khi gắn đế vào thân giày, không chỉ vậy một số mẫu giày còn được thử nghiệm ghép hai loại đế giày trên lại với nhau cứ 3 lớp cao su bọc ngoài một lớp gỗ, theo thiết kế thì mẫu đế này vừa đàn hồi vừa gia tăng được sự thông thoáng cho đôi giày.

Phần da dày

Với da bò, da trâu, xuất phát từ những điểm tương đồng, giống nhau giữa trâu và bò trên thực tế cả về kích cỡ da và hình dạng nên việc quan sát để nhận biết đâu là sản phẩm từ nguyên liệu da trâu, đâu là nguyên liệu từ da bò là không dễ dàng một chút nào cả. Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng, mách bạn một mẹo nhỏ để nhận biết hai loại da dựa vào kích thước lỗ chân lông trên tấm da. Nếu là da trâu thật thì tấm da sẽ có lỗ chân lông to hơn, vị trí lỗ chân lông phân bố không đồng đều, ngược lại, nếu là da bò thì lỗ chân lông nhỏ hơn, phân bố đều hơn. Bạn cũng có thể nhận biết hai loại da này qua độ mịn của da, Nếu là da trâu thì sần và cứng hơn da bò.

Nhận biết giả da

Điểm đơn giản nhất mà bạn có thể thấy được giữa các loại da động vật thật để đóng giày và giả da đó là không có lỗ chân lông của chúng. Một số loại khác thì làm gia công không được chuẩn xác và chính xác như da thật, các bạn hãy đọc kỹ đặc điểm nhận biết các loại da ở trên để tránh nhầm lẫn nhé.

Tuy nhiên, một số loại da gia công cũng được làm từ da thật, các lớp da này được xếp chồng lên nhau. Bạn chú ý vào các phần góc cắt ở mép da để có kết luận chính xác nhất.

Bỏ ra rất nhiều chi phí để mua một đôi giày da không để mua trúng giày da giả. Để không gặp những trường hợp trên bạn vui lòng chỉ đến những thương hiệu uy tín nhất trong nước và ngoài nước để mua. Tại đây, đa số giày được may bằng tay, da là da bê nhập khẩu, đồng thời công nghệ may, chỉ may…đều được nhập khẩu hoàn toàn từ nước tiên tiến nhất của Châu Âu, được công nhận và chứng minh là có độ bền tốt theo thời gian. Có những đôi giày nam da thật như tại CNES có thể mang được trên 10 năm trở nên. Đó chính là giá trị của một đôi giày thủ công mang lại. Và nếu bạn cảm thấy không an tâm, khi đi mua hãy thử cách kiểm tra giày thật như đã hướng dẫn ở trên nhé.

đăng 08:20, 25 thg 12, 2017 bởi Thời trang cao cấp Zelola

Tên các loại giày bằng tiếng Anh

- Ankle strap /’æɳkl stræp/ giày cao gót quai mảnh vắt ngang

- Ballerina flat /,bælə’ri:nə flæt/ giầy đế bằng kiểu múa ba lê

- Bondage boot /’bɔndidʤ bu:t/ bốt cao gót cao cổ

- Chelsea boot /’tʃelsi bu:t/ bốt cổ thấp đến mắt cá chân

- Chunky heel /’tʃʌnki hi:l/ giày, dép đế thô

- Clog /klɔg/ guốc

- Cowboy boot /kau bɔi bu:t// bốt cao bồi

- Crocs /krɔcs/ giầy, dép tổ ong hiệu Crocs

- D’orsay: giày kín mũi, khoét hai bên

- Dockside /dɔk said/ giày lười Dockside

- Dr. Martens: giầy cao cổ thương hiệu Dr.Martens

- Flip flop /flip flop/: dép xỏ ngón

- Gladiator /’glædieitə/ dép xăng đan chiến binh

- Gladiator boot /’glædieitə nu:t/ giầy chiến binh cao cổ

- Jelly /’dʤeli/ giày nhựa mềm

- Kitten heel /’kitn hi:l/ giày gót nhọn đế thấp

Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành giày da

- Knee high boot /ni: hai bu:t/ bốt cao gót

- Lita /’lita/ bốt cao trước, sau, buộc dây

- Loafer /‘loufə/ giày lười

- Mary Jane: giày bít mũi có quai bắt ngang

- Moccasin /’mɔkəsin/ giày Mocca

- Monk /mʌɳk/ giầy quai thầy tu

- Open toe /’oupən /tou/ giày cao gót hở mũi

- Oxford: giầy buộc dây có nguồn gốc từ Scotland và Ireland

- Peep toe /pi:p tou/ giày hở mũi

- Platform /’plætfɔ:m/ giày cao trước, sau

 Pump /pʌmp/ giày cao gót kín cả mũi và thân

- Scarpin: giày cao gót bít mũi, thanh mảnh

- Slingback /sliɳ bæk/xăng đan có quay vắt ra sau gót chân

- Slip on /slip ɔn/ giày lười thể thao

- Stiletto /sti’letou/ giày gót nhọn

- Thigh high boot /θai hai bu:ts/ bốt cao quá gối

- Timberland boot /’timbə lænd bu:t/ bốt da cao cổ buộc dây

- T-Strap: giày cao gót quay dọc chữ T

- Ugg boot /uh bu:t/ bốt lông cừu

- Wedge /wedʤə/ dép đế xuồng

- Wedge boot /wedʤə bu:t/ giầy đế xuồng

- Wellington boot: bốt không thấp nước, ủng

Tiếng Anh hỗ trợ rất nhiều cho công việc của bạn

Một số từ vựng tiếng Anh chuyên ngành giày da thông dụng

- Eyelet: lỗ xỏ giày

- Foxing: miếng đắp lên giày có tác dụng trang trí hoặc gia cố cho giày:với giày thể thao.

- Heel: gót giày

- Insole: đế trong

- Last: khuôn giày

- Lace: dây giày. Được làm từ vải, thun hoặc bằng da.

- Lacing: mui giày, chỉ cấu tạo và cách bố trí của phần dây giày. Là cách bạn xỏ và thắt dây giày qua các eyelet để giữ 2 phần bên giày lại với nhau.

- Lining: lớp lót bên trong giày. Một số loại giày như desert boot không có lining.

- Midsole: đế giữa

- Outsole: đế ngoài

- Shoes tree: một dụng cụ có hình dáng tương tự bàn chân dùng để đặt vào trong đôi giày nhằm giữ dáng, chống nếp nhăn, tăng tuổi thọ đôi giày.

- Socklining:sock liner: miếng lót giày.

- Socklinning dùng để làm lớp đệm tăng độ êm ái khi mang, khử mùi chân hoặc hút mồ hôi để tăng độ bền cho đế giày. Socklinning có thể thay thế dễ dàng.

- Sole: đế giày

- Stitching: đường khâu, đường chỉ may. Loại giày chelsea boot và whole-cut cao cấp được làm từ nguyên miếng da nên không có stitching.

- Quarter: phần thân sau của giày.

- Tip: phần trang trí ở mũi giày, thuật ngữ thường sử dụng với dress shoes cho nam.

- Topline: phần cao nhất của cổ giày

- Toe: mũi giày

- Tongue: lưỡi gà, là lớp chất liệu đệm giữa phần mui giày và mu bàn chân. Tongue có tác dụng che chắn phần bị hở của lacing và tránh sự ma sát giữa chân với dây giày.

- Throat: họng giày, chỉ có ở giày Oxford. Là điểm tiếp giáp giữa Lacing và Vamp.

- Vamp: thân giày trước của giày. Tính từ phía sau mũi giày, đến xung quanh eyelet, tongue cho đến gần phần quarter.

- Welt: Welting: đường viền. Là một mảnh da hoặc vật liệu tổng hợp nằm ở chỗ hở giữa phần upper và sole, nằm bằng phẳng trên rìa của sole. Không phải giày nào cũng có phần welt.

đăng 02:50, 31 thg 10, 2017 bởi Thời trang cao cấp Zelola   [ đã cập nhật 09:07, 30 thg 11, 2017 ]

Tiếng Việt thường đơn giản hóa tên chi tiết của những loại giày để chúng ta đỡ bị rối, nhưng cũng vậy lại khiến chúng ta gặp khó khăn khi lựa chọn mẫu giày ưng ý vì không biết tên và chủng loại giày để tìm thông tin chính xác. Dưới đây là biểu đồ chi tiết các loại giày công sở thông dụng

6 nhóm giày da cơ bản của nam giới được chia chi tiết thành nhiều loại khác nhau.

Đối với những người mới tập làm quen với giày da nam, có thể sẽ cần chút thời gian để phân biệt từng loại bởi vẻ ngoài hơi tương tự nhau. Nhưng chú ý thêm một chút nữa ta sẽ nhận biết dễ dàng từng kiểu giày với từng chi tiết riêng biệt. Đôi khi cũng hơi khó khăn trong việc phân loại bởi ngày càng xuất hiện nhiều biến thể và pha trộng phong cách của các loại giày khác nhau, điều đó đòi hỏi bạn cần thời gian tiếp cận và quan sát kĩ lưỡng.

Tuy nhiên có 6 nhóm giày phối trộn tạo nên đa dạng kiểu giày da nam cơ bản và quan trọng nhất bởi tính ứng dụng trong các hoạt động hàng ngày, Zelola sẽ giúp các bạn biết cách phân biệt và phong cách phù hợp với từng kiểu giày.

1. Giầy có dây buộc [Lace Up]

Giầy có dây buộc là một trong những kiểu dày thông dụng nhất của nam giới trước những năm 2017.

Giày có dây buộc được phân làm 3 loại: Oxford, Derby và Boat Shoe.

Oxford là kiểu giày buộc dây, nhưng các lỗ xâu dây được đặt ở dưới phần vamp [phần trước của đôi giày]. Kiểu giày này đôi khi còn được gọi là “closed front”, do phần phía trước của giày luôn được khép lại với nhau bằng dây buộc. Derby [đôi khi còn gọi là kiểu Gibson] là loại giày buộc dây, mà lỗ xâu dây được gắn vào phần trên của vamp [phần trước của đôi giày]. Kiểu giày này còn có tên gọi khác là “open front”.

Oxford là kiểu giày khá trang trọng. Nhưng hiện nay, có nhiều dạng cách tân của Oxford, giúp người sử dụng có thể mặc kiểu sang trọng, hoặc casual. Một trong những giả thiết về sự ra đời của Oxford, là từ những kiểu giày thông dụng, với khe hở ở phần trên của giày. Phần này về sau được phát triển thành phần dây buộc. Những đôi giày nhẹ hơn trở nên ngày càng phổ biến với sinh viên tại trường đại học Oxford – UK, những người có xu hướng phá cách so với những kiểu giày cổ điển thông dụng. Một giải thiết khác nói rằng, phong cách giày Oxford xuất phát từ Scotland, nơi mà nó được gọi dưới cái tên “Balmoral”, viết tắt của tên một tòa lâu đài tại đây. Vì thế, ở Mỹ, những đôi giày này vẫn được gọi là Balmoral. Ngày nay, người Anh gọi kiểu giày này là Oxford, còn người Mỹ vẫn gọi là Balmoral [hoặc Bal]. Từ Oxford được dùng khi đôi giày có phần mũi phẳng. Tuy nhiên, phần mũi giày và các phần khác có thể được trang trí bởi họa tiết lỗ – được biết đến với tên gọi “semi-brogue” hoặc “London brogue”. Hoặc, đôi giày có thể có mũi tròn, với họa tiết lỗ chi tiết hơn, được gọi là “full brogue”.

Kiểu giày Derby thì phổ biến vào những năm 1850, là loại giày dung trong thể thao và săn bắn; sau này lại thịnh hành vào thế kỷ 20. Ở Mỹ, giày Derby đôi khi được gọi là Blucher. Nếu như giày Oxford vừa với chân người đi, nó sẽ trở nên vô cùng thoải mái. Tuy nhiên, giày Derby, với phần trên giày mở rộng hơn, dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh độ rộng chật của dây giày, lại có thể vừa với nhiều kiểu chân hơ

Boat shoe: 

Một sự biến tấu từ sneaker với đế thấp, màu sắc và kiểu dáng sáng tạo, đa dạng hơn.

Boat shoes [hay còn gọi là Deck shoes và Topsiders] là những đôi giày vốn đã rất quen thuộc và xuất hiện tràn ngập trong những bức hình của các chàng trai bảnh bao, sành điệu. Giày boat shoes thường được làm bằng chất liệu vải bạt hay da, kết hợp với đế cao su và dây giày ngắn. Đúng như tên gọi của mình, boat shoes được coi là những đôi giày dùng để đi trên tàu biển, thường được các thủy thủ sử dụng. Phần đế của boat shoes được thiết kế với chất liệu đặc biệt để tăng ma sát, giảm độ trơn trượt khi đi trên sàn tàu ướt. Một đôi giày boat shoes chuẩn mực sẽ được sử dụng những kĩ thuật cắt da đặc biệt, bôi hồ và dầu riêng để chống nước và tránh bong tróc. Bên cạnh đó, chỉ để khâu giày và dây giày cũng được gia công rất cẩn thận để đôi giày được bền. 

Giày slip on là cụm từ nói chung đặc tả 1 loại giày không có dây thắt, bề mặt phía trên của đôi giày thường chỉ được làm bằng 1 lớp chất liệu liền khối duy nhất, phong cách giày slip on thường được gọi là giày lười, khi bạn vẫn muốn giữ phong cách thời trang vừa phải xỏ vào, tháo ra một cách liên tục, giày slip on trong trường hợp này giống như một đôi dép bình thường. Slip on đã được ưa chuộng ở khắp nơi trên thế giới và nhanh chóng trở thành một trào lưu vì tính tiện dụng của nó. được phân làm nhiều loại theo công năng sử dụng như: Loafer có kiểu dáng như Oxford hay Derby nhưng không dây buộc, Driving Shoe giày lái xe ...

Loafer

Penny Loafer là một sản phẩm rất đa dụng có thể sử dụng quanh năm, phù hợp với môi trường văn phòng khi đi kèm quần tây lẫn phong cách casual với quần kaki chinos, thiết kế thanh lịch và đơn giản của đôi giày thể hiện qua chi tiết không dây hay khuy. Bên cạnh đó, phần quai da vát ngang phần thân trên là chi tiết đặc trưng để nhận diện một đôi loafer. Penny Loafer có thể được mặc theo cả phong cách office formal và street style casual với vớ hoặc không vớ.

Driver shoes [Driving loafer]

Một kiểu giày khác có kiểu dáng tương tự Boat, và phù hợp sử dụng trong thời tiết Hè là giày Driver. Lấy cảm thứng từ kiểu dáng giày moccasin  của người thổ dân [tiếng Việt hay gọi là giày mọi hay giày lười] và đúng như tên gọi của nó, đôi giày này nguyên thủy được thiết kế để thay thế cho những đôi giày truyền thống khi lái xe. Để phân biệt Driver với Boat, các bạn hãy nhìn vào phần đế giày, sẽ không phải là một lớp đế nhựa chống trượt như Boat mà sẽ là từng mảng cao su sắp xếp xen kẽ theo quy tắc họa tiết nào đó hoặc đơn thuần chỉ là những hạt nhỏ xếp thẳng hàng.

Được sử dụng trong các dịp đặc biệt như: khi đi đến dự lễ cưới, tiệc, hay khi được mời đi ăn tối, hay tham dự một sự kiện đặc biệt nào đó. Giày formal shoe là biến tấu của các loại giày trên được phủ thêm nước sơn bóng màu đen.

Đúng với tên gọi của nó, giầy có cổ rất cao, và được phân ra làm nhiều loại như:

Chelsea Boot: Giầy cao cổ không dây

Chukaka Boot: Giầy cao cổ có 3 mắt buộc dây, cổ thấp và bè hơn. Chukka được quân đội Anh sử dụng trong Thế chiến II. Khi hành quân và tham chiến trên sa mạc, những đôi combat boots to bự khiến cát dễ chui vào chân gây ngứa ngáy, khó chịu khi di chuyển. Họ cần cái gì đó ôm chân hơn, những tấm da ôm liền nhau hơn và không cần đế cao su dày khự để bám đất nữa. Và thế là Chukka [Desert Boots] ra đời.

Đặc điểm nhận dạng là trên thân có từ 2 đến 3 cặp lổ xỏ dây và chiều cao của cổ giày chỉ ngang hoặc quá mặt cá chân một chút. Kiểu giày này thường làm từ vải da lộn hoặc da bê, phù hợp với phong cách casual khi phối hợp cùng với quần jeans, không khuyến khích sử dụng trong môi trường công sở.

Chukka phù hợp với phong cách casual khi phối cùng jeans trong khí trời mát lạnh.

Giày dành cho nam giới thật ra rất đa dạng về chất liệu và mẫu mã, danh sách trên chỉ là những mẫu giày da nam thông dụng nhất trong những hoàn cảnh hoạt động hàng ngày. Hy vọng bài viết có thể giúp các bạn có thêm thông tin để phân biệt những kiểu giày da nam và hiểu rõ công năng cũng như mục đích để áp dụng trong những hoàn cảnh phù hợp.

Dress Boot: Giầy cao cổ có dây

Ngoài ra sự kết hợp thêm họa tiết sẽ tạo ra nhiều loại tên gọi khác nhau.

5. Giày Monk strap - Giầy có khóa

Monk strap có chi tiết khuy giày bắt ngang qua phần thân trên để thay thế cho dây buộc

Kiểu giày da nam này rất dễ được nhận diện qua chi tiết một lớp da vắt ngang phần thân với khuy giày cài bên má ngoài của chân, thay thế cho kiểu dây buộc truyền thống. Có thể có một, hai hoặc thậm chí ba khuy tùy thuộc vào thiết kế. Có hai phong cách cơ bản của Strap Monk là cap toe cổ điển hoặc wing tip vát sang hai bên, chất liệu sản phẩm cũng khá đa dạng với vải da, vải da lộn, vải canvas…

6. Giày Họa tiết [Perforation]

Họa tiết theo cách đục lỗ trên giày: Brogues vốn dĩ là tên của họa tiết Broguing [đục lỗ] trên giày tây như Oxford hay Derby, dần dà người ta đọc quen miệng và cứ gọi nó là Brogues. Như đã nói, nó là Oxford hay Derby nhưng được thiết kế cầu kì hơn với chi tiết phần bọc mũi giày vát sang hai bên trông như đôi cánh, kiểu này vát này có tên Wingtip. Ngoài kiểu wingtip vừa giới thiệu ra thì còn có semi brogues, quarter brogues và longwing. Brogues thường được làm từ da hoặc da lộn [suede] và có rất nhiều màu sắc phù hợp với những hoàn cảnh trang trọng.

Ngoài ra còn có 3 kiểu khác là: Quarter với phần cap toe đơn giản không đục lỗ, Semi đục lỗ phần cap toe và Wingtip với 2 cánh vát sang 2 bên và có lỗ.

đăng 09:02, 5 thg 9, 2017 bởi Thời trang cao cấp Zelola   [ đã cập nhật 01:56, 22 thg 11, 2017 ]

Mức độ nguy hiểm của việc đi giày sai cỡ

Việc mang một đôi giày với kích cỡ vừa vặn chân có ảnh hưởng rất nhiều tới dáng đi và sức khỏe của bạn.

Lựa chọn một đôi giày vừa vặn với đôi chân tưởng chừng như không quan trọng nhưng trên thực tế việc mang một đôi giày không đúng kích cỡ bàn chân sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu, làm ảnh hưởng đến dáng đi của bạn, bạn sẽ không còn tự tin trong mỗi bước đi của mình. Nghiêm trọng hơn, việc lựa chọn size giày không đúng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Những đôi giày nhỏ hơn chân của bạn là nguyên nhân chính dẫn tới những bệnh đau nhức bàn chân và nhiều vấn đề sức khỏe khác

Khoảng một nửa phụ nữ mắc lỗi đi giày sai cỡ, theo một nghiên cứu của Anh.

Nghiên cứu trên 2.000 người trưởng thành do trường Cao đẳng Podiatry [Anh] thực hiện cho thấy, 1/3 nam giới và gần một nửa phụ nữ được khảo sát thừa nhận mua giày không hoàn toàn tương thích bàn chân.

Đi giày cao gót sai cách để lại những hậu quả khôn lường


Nghiên cứu khác của Mỹ cũng phát hiện, khoảng 12% người Mỹ đi giày lệch cỡ khoảng 1,5 lần hoặc hơn. Theo tờ Consumer Reports, khảo sát này do Hiệp hội chỉnh hình chân Mỹ thực hiện. Kết quả cho thấy cứ 10 người có 8 người chọn giày quá chật. Trong đó, 7/10 phụ nữ phát triển hội chứng ngón chân khoằm, biến dạng khớp ngón chân cái và các biến dạng chân khác.

Các nhà khoa học lý giải, càng nhiều tuổi, gân và dây chằng càng giãn, lòng bàn chân phẳng hơn khiến chân dài ra. Mang thai hoặc tăng cân cũng làm chân tăng kích thước. Trên thực tế, các chuyên gia cho biết những người trên 40 tuổi, cứ 10 năm lại tăng một cỡ giày.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn có thói quen mua giày cùng một kích cỡ qua nhiều năm. Không biết cách đo cỡ chân là một nguyên nhân khá phổ biến dẫn tới tình trạng đi sai cỡ giày, đặc biệt với người có sở thích mua sắm online.

Mang giày không vừa chân dẫn tới nhiều bệnh lý ở chân. Đối với người chọn giày quá lỏng, cọ xát thường xuyên với mặt bên trong giày khi di chuyển, đặc biệt là các loại làm bằng chất liệu cứng, dễ gây các vết phồng rộp, nốt chai sần hoặc loét.

Đi giày sai cỡ dễ gây các vết phồng rộp, nốt chai sần hoặc loét.

Các đầu ngón chân có xu hướng bấu chặt về trước để tránh tuột giày, lâu ngày bị quặp xuống, gây hiện tượng ngón chân khoằm như chân chim. Bước chân cũng ngắn lại và bất thường hơn, dẫn tới nguy cơ viêm hoặc các chấn thương như bong gân.

Người lựa chọn giày bít mũi nhọn quá chật, phần ngón chân tiếp xúc với mũi giày thường xuyên bị sưng phồng, viêm tấy. Để vừa với phần không gian chật chội ở mũi giày, các ngón chân dần bị cong khoằm trong khi ngón cái và ngón út biến dạng theo hình góc nhọn.

Bên cạnh đó, đi giày sai cỡ lâu ngày còn gây đau dai dẳng ở các bộ phận như gót chân, cổ chân, các ngón. Tác động tăng áp lực đến các cơ bắp cũng ảnh hưởng tới cẳng chân, khớp gối và gây đau lưng.

đăng 09:44, 20 thg 8, 2017 bởi Thời trang cao cấp Zelola   [ đã cập nhật 11:06, 5 thg 11, 2017 ]


CÁC LOẠI ĐẾ GIÀY [OUTSOLES]

Leather outsole [Đế da]: Da là loại vật liệu cao cấp nhất để làm đế cho một đôi giày công sở [dress-shoe] chỉn chu, sang trọng. Khi dùng cho một đôi plain Oxford hay Penny loafer chẳng hạn, đế da 1 lớp sẽ tạo nên kiểu dáng thanh thoát, tinh tế và đẳng cấp hơn. Một đôi giày đế da tốt có giá trị sử dung lâu bền và đáng đầu tư cho sự lịch lãm của một quý ông. Ngoài đế da 1 lớp [single leather] còn có đế da 2 lớp [ double leather ] tạo cảm giác ấm áp và chắc chắn hơn, thích hợp cho các loại bốt dùng hoạt động ngoài trời. Khác biệt của đế làm bằng da là da bền, nhẹ và êm có khả năng chống trơn trượt và chống đâm xuyên, vật liệu đắt tiền, khi đi phát tiếng kêu khịt khịt rất vui tai. Tuy nhiên nhược điểm dễ ngấm nước trong môi trường ẩm ướt.

Những đôi giày nam đế da thường có giá trên dưới 3 triệu đồng [1 chỉ vàng 24k], với những loại cao cấp khác và có thương hiệu, thường có giá trên dưới 10 triệu đồng, và với những thương hiệu nổi tiếng xa xỉ, thì những đôi giầy nam này có giá ngàn đô mỹ.

Đế Phíp: Là loại đế giầy được làm bằng cao su tốt kết hợp với phần gỗ ở gót giầy. đế phíp làm nổi lên tính sang trọng và vẻ đẹp của đôi giầy, việc phân biệt đế Phíp rất dễ, bạn có thể nhìn ở phần gót giày, sẽ có lớp gỗ. cứng. cùng màu hoặc khác màu với toàn bộ phần đế. Ưu điểm của đế phíp là đế nhẹ, lớp cao su bền, khi đi nghe tiếng êm chắc chắn.

Những đôi giầy nam đế phíp thông thường có giá từ 1-3 triệu, một số loại cao cấp hơn hoặc có thương hiệu hơn thì có giá cao hơn

Rubber Sole [Đế cao su]: Là sự lựa chọn phổ biến và bình dân, thường dùng cho giày công sở hoặc giày dạo phố vì tính thích ứng với thời tiết của nó. Trong những ngày mưa nhiệt đới ẩm ướt hoặc những chốn bùn lầy, trơn trợt, giày đế cao là một sự lựa chọn hợp lý. đồng thời, độ bền của nó cũng khá cao, thông thường nó chỉ bị mài mòn theo thời gian

Đế cao su thường được sử dụng trong những đôi giầy có giá trên dưới 1 triệu, một số loại cao cấp và thương hiệu hơn thì có thể giá cao hơn

Đế dainite: Là một loại đế cao su đã qua xử lý công nghệ bởi thương hiệu Anh quốc cùng tên ra mắt vào năm 1894. Đế được bổ sung thêm tính năng bảo vệ và độ bền, dẻo dai. Các thiết kế Studded, Ridgeway và Medway thường được lựa chọn phổ biến và thường thấy trên các thương hiệu truyền thống Church’s, Cheaney và Crockett & Jones.

Nếu bạn không muốn đôi giày đế da của mình nhanh hỏng do thời tiết thất thường thì đế Dainite cũng là một sự thay thế không tồi.

Crepe Sole [Đế kếp]: Thực ra là đế cao su nhưng là cao su già [tức là được sản xuất tỷ mỉ theo quy trình nhất định], đi êm chân, độ bền cao, độ vênh, cong, gãy do thời tiết thấp. Kếp càng tốt thì màu càng trong, tạo cảm giác bạn có thể nhìn xuyên thấu qua đế. Đế kếp thích hợp với các loại giày bốt, phong cách có phần bụi bặm hay mang cảm hứng quân đội, nên cũng ít khi được diện cùng những bộ đồ suits.

Plastic Outsole [Đế nhựa]: Giờ hiếm khi sử dụng bởi không bền đẹp, chất liệu rẻ chỉ dùng hàng chợ giá rẻ.

Nguồn: Tổng hợp

đăng 09:44, 2 thg 8, 2017 bởi Thời trang cao cấp Zelola   [ đã cập nhật 01:47, 22 thg 11, 2017 ]

Khi mua giầy da mới về các bạn không nên sử dụng ngay, bởi giầy da mới thường rất cứng và khô do quá trình định hình form và hấp sấy khi lên màu da. Nếu các bạn sử dụng ngay sẽ dẫn đến gẫy gập ngay trên mu giầy và làm da nhăn hằn lên rãnh phía khớp ngón chân.

Để tránh tình trạng này các bạn phải làm mềm da tại vị trí khớp chân bằng cách cuốn một dải vải ẩm quyanh vị trí khớp chân trên giầy và để tối thiểu 3 tiếng trước khi sử dụng sẽ làm da mềm và không bị gẫy gập nữa [Chỉ áp dụng với giày da thật như của Zelola thôi nhé, giả da thì phải tẩm bia thay nước] ngoài ra có thể dùng vỏ chuối hoặc kem dưỡng da bôi lên vị trí như trong hình để da mềm nhé [Kiến nghị: Dùng kem dưỡng da của chị e là tốt nhất].

Cách sử dụng giầy da không bị đau do chạm vào mắt cá chân:

Rất đơn giản, bạn chỉ cần mua miếng lót giầy thật êm ái có độ dày phía gót từ 3 - 5mm để vừa nâng gót chân vừa mát xa chân đi rất thoải mái.

Cách sử dụng giầy mới không đau chân, không phồng rộp chân:

Với giầy da của Zelola thì bạn không phải lo vấn đề này. Tuy nhiên việc sử dụng bạn sẽ có cảm giác khó chịu ban đầu dù giầy da mới là hàng xịn hay hàng kém chất lượng đều mang lại cảm giác ngượng chân, gây đau chân thậm chí gây phồng rộp gót chân hoặc mép bàn chân. Có rất nhiều cách để xử lý vấn đề trên mà các bạn có thể tìm và đọc nhưng áp dụng là thấy phiền phức mất thời gian và tốn kém công sức. Tuy nhiên Zelola đưa ra cho các bạn cách đơn giản mà hiệu quả nhất bạn có thể làm đơn giản với các nguyên liệu hầu như lúc nào cũng có thể tìm thấy chính trong nhà bạn:

- Đi tất thật dày để giảm cọ xát và làm giày dãn ra. Với giày da xịn như của Zelola bạn chỉ đi trong 2 ngày sẽ thấy quen thuộc, và càng đi càng thấy thích thú và thoải mái.

- Dán miếng cao dán truyền thống vào vị trí chân bị tiếp xúc mạnh với giầy.

- Dùng kem dưỡng da của chị em phụ nữ phệt quyanh khu vực da tiếp xúc mạnh với chân để da mềm ra.

Trên đây là những cách đơn giản thông dụng mà hiệu quả nhất bạn dễ dàng áp dụng, với giày da của Zelola.com càng đi càng thích bạn không phải băn khoăn khi sử dụng.

Để tham khảo thêm cách sử dụng và bảo dưỡng giầy da được bền đẹp xin tham khảo bài viết của giầy Zelola dưới đây:

Link: Hướng dẫn sử dụng giày da mới

đăng 10:27, 9 thg 7, 2017 bởi Thời trang cao cấp Zelola

Day giầy được sản xuất theo quy trình: Da động vật [da trâu bò, da ngựa, da dê, da hươu nai, da lợn.... các loại da cao cấp như da cá sâu, da gấu...] ⇨ phương pháp thuộc ⇨ phương pháp xử lý, để tạo ra các loại da cho tùy mục đích sử dụng.

Cấu tạo của da được thể hiện như hình dưới đây.

1. ROUGH OUT [Da thô nguyên tấm]

Da thô rough out leather là full grain leather nhưng phía bề mặt da thô đưa ra bên ngoài, còn bề mặt mềm mịn ở bên trong. Thoáng nhìn thì có vẻ giống da lộn [suede], nhưng lại hoàn toàn khác, Zelola sẽ đề cập sau ở phần suede bên dưới.

Do được làm từ full grain leather [loại da tốt nhất], rough out leather thường được sử dụng làm giày boots di chuyển trên nhũng vùng núi tuyết và được sử dụng rất nhiều bởi lính thủy đánh bộ, do chất lượng da rất tốt, dầy, bền dai và chịu ma sát rất cao [do là da full grain leather]. Họ không cần sáng bóng nên đưa lớp da thô ra ngoài để tăng độ thông thoáng cho giày. Ngày nay rough out leather ngày càng được áp dụng rông rãi cho lĩnh vực thời trang. Và giá của những sản phẩm từ full grain leather khá là đắt.

2. SUEDE

Da suede [da lộn] cũng sử dụng mặt da thô đưa ra ngoài như da rough out, nhưng suede được chà nhám và đánh bóng để có những cấu trúc da bằng phẳng đồng đều hơn rough out [theo phong cách tự nhiên, bụi bặm], vừa đủ nhẹ nhàng và mềm mại. Cũng giống như da rough out, suede có một chất rất riêng và lạ so với các chất liệu khác. Điểm khác nhau của rough out leather và suede là suede được làm từ split leather thay vì full grain leather như rough out, do đó suede có độ bền kém hơn full grain leather [nhưng vẫn rất bền theo thời gian nếu bão dưỡng đúng cách] và thích hợp cho mùa hè và đầu thu.

3. NUBUCK

Da nubuck được tạo thành từ full grain leather đã được xử lý bề mặt bằng cách chà nhám, đánh bóng nhẹ bề mặt hạt ở trên. Vì thế nhìn kỹ da nubuck sẽ có những sợi protein nhỏ, ngắn, mịn trông giống như nhung. Da nubuck có tính chất giống da lộn nhưng bền hơn do được làm từ full grain leather, vì thế giá của da nubuck luôn đắt hơn da lộn.

4. CORRECTED GRAIN LEATHER

Corrected grain leather là top grain leather sau khi đã được chà nhám và đánh bóng bề mặt hạt để loại bỏ những vết trầy xước, sẹo tự nhiên, vết muỗi chích, vết đánh nhau…của con vật. Sau đó được nhuộm và thường được dập nổi cho giống kết cấu hạt của da tự nhiên hoặc da pebble. Những đôi giầy da chất lượng cao của chúng tối được làm bằng corrected grain leather].

5. FULL GRAIN LEATHER

Full grain leather là top grain leather nhưng chưa được chà nhám và đánh bóng bề mặt hạt để loại bỏ những vết trầy xước, sẹo tự nhiên, vết muỗi chích, vết đánh nhau…của con vật. Cho nên full grain leather giữ được những gì tự nhiên nhất của da [đây cũng là điểm đặc biệt không thể nhầm lẫn với loại da khác] với đầy đủ các hạt [grain] trên bề mặt, do đó full grain leather được gọi là loại da tốt nhất, và tỉ lệ tìm được mảnh da full grain đẹp [ít sẹo, trầy…] là 10-15%. Chính vì lẽ đó nên giá những sản phẩm từ full grain leather thuộc hàng đắt nhất. Ngoài ra full grain leather cũng có đặc điểm giống da veg tanned là sau khi được sử dụng một thời gian thì sẽ lên màu đậm và đen bóng tự nhiên rất đẹp. Túi xách có xu hướng sử dụng da full grain nhiều hơn:

Ngoài ra, công nghệ thuộc da còn tạo nên chất lượng rất quan trọng cho da:

1. VEG TANNED

Có rất nhiều cách thuộc da, nhưng vegetable tanned là cách thuộc da tốt cho sức khỏe và thân thiện với môi trường nhất. Có từ thời xa xưa và là cách thuộc da thủ công từ acid tự nhiên được tìm thấy trong một số loài cây. Bằng cách sử dụng vỏ cây, nhánh cây, lá cây và thậm chí còn sử dụng trái cây tươi trong một số kỹ thuật cụ thể. Trước khi được xỷ lý bề mặt thành những màu sắc khác theo ý các nhà thiết kế, thì da nhìn rất tự nhiên, có màu beige sáng, có hương gỗ và đất nhẹ nhàng. Da veg tanned dễ thấm nước và giá thường khá đắt. Nhưng có độ bền và dẻo dai, da sau khi được sử dụng một thời gian thì sẽ lên màu đậm và đen bóng tự nhiên rất đẹp.

2. PULL UP

Da pull up đã được nhuộm màu bằng phương pháp nhuộm aniline, được ngâm tẩm với các loại dầu tự nhiên / hoặc sáp thay vì được phủ một lớp sơn và bột màu. Khi đưa tay xuống mặt dưới da kéo lên sẽ thấy những vệt màu sáng hơn chút. Vết trầy xước bề mặt rõ rệt hơn nhưng có thể được loại bỏ bằng cách cọ xát tay vào da sẽ trở lại bình thường. Do đó da rất bền và chịu được ma sát khá tốt.

3. CHAMOIS

Chamois có nguồn gốc đầu tiên là da sơn dương, một con dê núi cỡ lớn, có nguồn gốc từ những ngọn núi ở Châu Âu. Khi sơn dương đã trở thành gần như tuyệt chủng, da sơn dương bắt đầu được thay thế bằng cách sử dụng da cừu, và chứng minh là tốt hơn so với da sơn dương. Do đó ngày nay chamois gần như hầu hết được làm từ da cừu, da rất độc đáo do được thuộc từ dầu cá để có cái nhìn sang trọng, vàng kim và mềm mại. Do bản chất da cừu hấp thụ độ ẩm khá tốt nên da cừu cũng hấp thụ tốt sáp và dầu . Điều này giúp cho những sản phẩm của da cừu sau khi được wax sáp và thêm dầu sẽ chống thấm nước rất tốt, và có chất liệu mềm mại, êm ái khi phải đứng hay đi lại nhiều.

4. SCOTCH GRAIN

Da scotch grain- cũng được biết đến dưới cái tên da pebble grain- được phát triển tại Scotland. Những người Scotland cổ đại đã thực hiện quá trình tạo kiểu mẫu cho da với lúa mạch từ những thùng rượu whiskey lâu năm, khiến cho da rút lại và tạo ra đặc điểm riêng biệt [nổi hột sần] cho da scotch grain. Da scotch grain có khả năng chịu được thời tiết rất tốt, hơn những loại da khác.

5. SHELL CORDOVAN

Được coi là loại da thần thánh, da shell cordovan là một trong những chất liệu hiếm nhất và bền nhất trên trái đất. Shell cordovan được lấy từ phần da mông của con ngựa, là nơi có lỗ chân lông dày đặt giúp chống thấm nước và nhăn rất tốt, da shell cordovan chỉ tạo những vân sóng ở nhưng nơi hay căng da [như phần vamp-mui giày] thay vì nhăn rạn như da bò. Da shell cordovan có thể có độ bền vài thập kỷ nếu bảo dưỡng đúng cách. Do da hiếm và thuộc da khá tốn kém nên chi phí cho một đôi da shell cordovan thường rất đắt [trên 300 USD]. Và thường có rất ít màu.

6. CALFSKIN

Một đôi giày bình thường thường được làm từ da bò, nhưng calfskin là da bê. Có đặc tính mềm, mỏng và đặc biệt là rất mịn nhưng vẫn rất bền, đặc biệt là da ít bị nhược điểm [trầy xước, sẹo…] hơn da bò. Chính vì vậy da bê là một sự lựa chọn phổ biến trong thời đầu trung cổ trong việc sử dụng da làm văn bản khi chưa có giấy như sau này. Về giày, da bê đáp ứng rất tốt bởi độ bóng cao và có thể kéo dài tuổi thọ da hàng chục năm nếu được bảo dưỡng tốt. Nếu anh em chỉ muốn có một đôi giày tây duy nhất thì nên chọn đôi giày tây có chất liệu da bê.

7. PATENT LEATHER

Patent leather được thuộc, nhuộm và xử lý giống như các loại da thông thường khác, nhưng thêm vào một bước cuối cùng để hoàn thiện nó, đó là phủ lên toàn bộ bề mặt da một lớp hóa chất có độ bóng cực cao, để tạo ra patent leather như một ánh gương sáng bóng. Patent leather mỏng, nhẹ và thường được sử dụng từ da bê nên giá thành rất đắt. Tuy nhiên ngày nay, patent leather có thể được làm từ da bất kỳ động vật nào, thậm chí da nhân tạo để giảm giá thành. Những đôi patent leather được làm bằng da thường có giá mắc hơn da nhân tạo. Từ xưa đến nay patent leather luôn là chất liệu trịnh trọng nhất, bởi vậy nó thường là màu đen để phù hợp với tuxedo.

8. EXOTIC LEATHER

Ngoài ra còn có các chất liệu khác cũng được dùng trong lĩnh vực thời trang giày như da trâu, da heo, da dê, da lạc đà, da cá sấu, da đà điểu, da thằn lằn… zelola.com sẽ viết ở bài sau.

KIẾN THỨC VỀ DA GIÀY

Những đôi giày chất lượng cao sẽ dùng chất liệu da để làm những bộ phận sau:

  • Đế giày: gồm đế trong và đế ngoài [phần chạm đất].
  • Lót mặt trong giày [nơi chúng ta xỏ chân vào].
  • Phần gót giày [gồm nhiều lớp tạo độ cao cho gót].
  • Lớp da bao ngoài [là mặt ngoài thấy được, bao bên ngoài lớp lót giày].

Một đôi giày không hẳn chỉ sử dụng duy nhất một chất liệu là da, thường đế giày được làm bằng cao su, bên trong có thể được lót bằng rất nhiều chất liệu khác nhau và phần gót có thể làm bằng gỗ, cao su hoặc nhựa. Nếu có điều kiện thì tốt nhất nên sử dụng hoàn toàn bằng da trừ gót giày nếu bạn cần đi trong môi trường lạnh và ẩm ướt thì nên dùng cao su. Da có thể được cạo thành nhiều lớp với độ dày khác nhau: Đế ngoài giày nam thường có độ dày trung bình khoảng 4.78mm. Bên trong thường dày khoảng 5.56mm. Phần da bọc ngoài khoảng 1.98mm cho loại giày thường và giày công sở. Còn da lót trong dày 0.40mm. Tất cả những độ dày này có thể thay đổi theo từng loại da, cách may và kiểu giày. Ví dụ như giày Ý thường có dáng thanh lịch, mềm mại hơn vì thế họ sử dụng miếng da mỏng hơn cho phần đế và bao ngoài. Đế giày có thể được gắn hoặc may và không nhất thiết phải dày như đế giày Goodyear. Lưu ý rằng giày dán thì phần đế chỉ đơn giản là được dán vào bằng keo và không có bất kì đường may nào cả. Chất lượng của da giày được sử dụng cho từng dòng sản phẩm riêng biệt được xác định bởi loại của da mà nhà sản xuất sử dụng.

Người ta phân loại da theo hai cách:


1. Theo chất lượng miếng da [số lượng sẹo, khuyết điểm...].

2. Vùng da được sử dụng [lưng, bụng, vai....]. Chất lượng da thường được chia thành 4 cấp với cấp 1 chất lượng cao nhất và cấp 4 là thấp nhất. Nghĩa là thậm chí một miếng da loại 1 [rất ít thậm chí không có khuyết điểm] cũng có da cấp 4 [da bụng].

  • Loại 1: chỉ chiếm 13% diện tích miếng da, sợi da có kết cấu chặt chẽ và chống thấm nước.
  • Loại 2: chiếm 30% diện tích miếng da, cho chất lượng tốt.
  • Loại 3: chiếm 32% diện tích miếng da, đã mất rất nhiều sợi da, xốp và không chống thấm nước, cho chất lượng tốt.
  • Loại 4: chiếm 25% diện tích miếng da, chỉ có thể dùng làm lót mặt trong giày.

Loại da được sử dụng sẽ quyết định chất lượng phần da bao ngoài, nếu đánh giá da giày chỉ qua bề ngoài thì đây là phần da dễ thấy nhất. Nếu phần này được làm từ vùng da lưng của miếng da loại 1 thì đây sẽ là đôi giày chất lượng tốt nhất mà bạn từng có [và dĩ nhiên rằng giá thành cũng sẽ rất đắt đỏ]. Da để làm phần này thường là da mặt hạt. Nhưng những loại da như da Cordovan hay da bóng thì lại lật mặt ngược lại. Riêng da lộn sẽ được loại bỏ hoàn toàn những hạt da. Da lộn thường được ép dưới áp suất rất lớn để nén những sợi da tạo thành một bề mặt nhẵn. Da bị hạt nổi, xước nhẹ thường được đánh bóng để loại bỏ khuyết điểm trên bề mặt. Ở đây chúng da sẽ nhắc lại một chút về da full grain và da top grain để tránh nhầm lẫn cho các bạn khi phân biệt da.

Da full-grain: Là loại da chưa được mài, đánh bóng, lót hoặc dập [trái ngược hẳn với da top-grain] để loại những gì không hoàn hảo [những vết hằn tự nhiên] trên bề mặt của miếng da. Những hạt trên tấm da tạo sự liên kết chắc chắn cho từng thớ sợi và tăng độ bền với thời gian. Hạt cũng có thể thở được nên miếng da luôn thoáng khi, độ ẩm thấp sau khoảng thời gian dài tiếp xúc với mội trường. Thay vì phải bọc thêm 1 lớp bảo vệ thì bản thân nó có thể tự phát triển một lớp patina làm cho da bóng mịn. Những đồ nội thất bọc da và giày da chất lượng cao thường được làm từ da full-grain. Da full grain thành phẩm thường được chia thành ba loại: aniline, semi-aniline và da napa.

Da top-grain: Da top-grain [đây là loại da được sử dụng nhiều nhất trong các sản phẩm da cao cấp] là loại da có chất lượng tốt thứ hai chỉ sau da full-grain. Da top-grain có một lớp da đã được tách đi nên mỏng và mềm hơn. Bề mặt da đã được chà cát, đánh bóng và thêm vào một lớp phủ trên bề mặt, khi chạm vào có cảm giác lạnh hơn và giống như nhựa. Lớp phủ này không thở được và cũng không sản sinh ra patina. Loại da này thường rẻ hơn và chống bám bụi tốt hơn da full-grain miễn là sản phẩm vẫn chưa hư hỏng. Tuy nhiên ở công đoạn cuối cùng những nhà sản xuất giày có thể thêm vào một lớp riêng của họ để giày bóng sáng hơn hoặc có thể thêm một lớp phủ màu để tạo kiểu màu bắt mắt hơn.

Da điều chỉnh [corrected-grain]: Là bất kì loại da nào có sử dụng hạt nhân tạo phủ lên bề mặt da. Miếng da được sử dụng để làm ra loại da này không đủ tiêu chuẩn để tạo ra da màu rám[vegetable-tanned] và da aniline. Đối với loại da này thì những vết không hoàn hảo đã được chỉnh sửa hoặc chà bóng, thêm vào đó là những hạt nhân tạo để tạo ấn tượng và được bọc ngoài bằng màu nhuộm. Hầu hết da corrected-grain được sử dụng để làm da nhuộm màu và màu sắc sẽ giúp che giấu những khuyết điểm và những dấu chỉnh sửa. Da corrected-grain có thể chia thành hai loại thành phẩm chính là semi-aniline và da nhuộm màu.

Da split: Da split là loại da được làm bằng phần xơ của phần da còn lại sau khi phần da được sử dụng làm da top-grain đã được tách ra. Trong suốt công đoạn tách phần top-grain và phần da split, phần da split có thể chia thêm [mỏng hơn] thành middle split và flesh split. Một miếng da rất dày như middle split có thể tách thành rất nhiều lớp cho đến khi quá mỏng không thể tách thêm được nữa. Da split sau đó sẽ được phủ một lớp nhân tạo lên bề mặt và được dập nổi bằng hạt da [da bycast]. Da split còn được sử dụng để làm da lộn. Những tấm da lộn chắc nhất thường được làm từ da split đã được loại bỏ hạt hoặc từ da flesh spilt [da đã được cạo đến một độ dày chuẩn]. Da lộn thường được làm sần sùi cả 2 mặt. Ngày nay, nhà sản xuất sẽ sử dụng những kỹ thuật khác nhau để làm da lộn từ da full-grain để tăng chất lượng sản phẩm. Tùy mục đích sử dụng người ta cũng có thể lật ngược tấm da lộn để làm các sản phẩm khác nhau [mặt thấy được thì không có hạt sần sùi]. Tuy nhiên đây không được coi là dạng chuẩn của da lộn.

Để có được đôi giầy phù hợp nhất và yên tâm nhất hãy liên hệ với chúng tôi.

giầy da nam đẹp hà nội, giầy lười nam hà nội, giầy nam hoàng mai, giầy nam thanh xuân, giầy nam đống đa, giầy nam hai bà trưng, giầy nam cầu giấy, giầy nam nam từ liêm, giầy nam bắc từ liêm, các kiểu giày nam đẹp, các mẫu giày nam đẹp, dày da nam đẹp, giày cưới nam, giày da bò nam, giay da cao cap nhap khau, giay da hang hieu, giầy da lười nam, giay da nam cao cap, giầy da nam công sở, giay da nam dep, giầy da nam hàng hiệu, giày da thật nam, giầy đẹp nam, giày hàng hiệu nam, giày lười cao cấp, giày lười hàng hiệu, giày lười nam, giày lười nam cao cấp, giay luoi nam dep, giầy lười nam hàng hiệu, giầy mọi nam cao cấp, giày mọi nam đẹp, giày nam cao cấp, giay nam cao cap hang hieu, giay nam cao cap nhap khau, giày nam công sở, giầy nam công sở cao cấp, giay nam da bo, giày nam đẹp, giay nam dep gia re, giầy nam hàng hiệu, giay nam hang hieu cao cap, giay nam nhap khau cao cap, giầy tây nam hàng hiệu, giay the thao tang chieu cao, giay thoi trang nam, mẫu giầy nam đẹp, nhung kieu giay nam dep, shop giay nam hang hieu

đăng 10:25, 9 thg 7, 2017 bởi Thời trang cao cấp Zelola   [ đã cập nhật 02:24, 5 thg 8, 2018 ]

Zelola - Hướng Dẫn Chọn Cỡ Giày Phù Hợp

CÁCH ĐO CỠ CHÂN:


- Đặt chân lên tờ giấy trắng, dùng bút chì để vẽ khuôn chân của bạn, đánh dấu điểm đầu ngón chân dài nhất và điểm gót chân.

- Đo chiều dài giữa 2 điểm vừa đánh dấu là chiều dài bàn chân của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn đo trên đường thẳng vuông góc với hai đường kẻ trên và dưới [x cm].

- Đối chiếu [x cm] với bảng dưới đây để tìm cỡ giày của bạn:

Bảng đo dùng cho giày da

Ví dụ: chiều dài bàn chân của bạn là 24,5 cm tương đương cỡ giày là 39 [VN]; 6 [US nam]; 7 [US nữ]; 5.5 [UK]; 39 [EU].

Đối với giày thể thao NIKE chúng ta áp dụng bảng thông số sau:

Lưu ý:

- Cỡ giày Việt Nam và Europe mỗi cỡ cách nhau 0,6666 cm

- Thời gian tốt nhất để đo cỡ giày của bạn là vào lúc cuối ngày, khi đôi chân của bạn được thư giãn hoàn toàn.

- Nếu có sai số giữa hai bàn chân, bạn hãy chọn đôi giày có cỡ bằng với chân lớn hơn của bạn.

- Tùy người có chân giầy chân mỏng [chu vi mu bàn chân] mà sie có thể thay đổi +/- 0,5 cỡ.

- Việc chọn đúng size giày da cực kỳ quan trọng. Một đôi giày phù hợp là giày ôm chân, không kích đầu mũi. Có thể để thừa đầu 0,5 cm.

- Chúc các bạn chọn được đôi giầy ưng ý, trong trường hợp giầy hơi bị chật hoặc lỏng có thể tham khảo cách làm giầy nở ra vừa khít trong bài viết: Mẹo thay đổi size giầy da

- Hướng dẫn đo size giày nike, đo size giày thể thao, đo cỡ chân giày da

đăng 10:23, 9 thg 7, 2017 bởi Thời trang cao cấp Zelola

Da là một loại chất liệu được nhiều người ưa chuộng. Các loại da thường được sử dụng như là da trâu, da bò, da ngựa [ giày dép, ví, thắt lưng, áo…], da heo [ví] và da cừu [áo khoác, găng tay], ngoài ra còn các loại da bò non, da dê, da ngựa, da đà điểu, da cá sấu thường dùng cho các sản phẩm cao cấp. Các loại da này phải qua một quá trình xử lý gọi là thuộc da. Quá trình này để da không bị mục theo thời gian và làm bóng da để da đẹp hơn. Trước khi làm ra thành phẩm da còn được phủ một lớp sơn để tạo độ bóng và màu sắc. Các sản phẩm làm từ da có giá thành khá cao. Da cũng là một chất liệu được nhiều người sử dụng để bọc lại các loại ghế, bọc ghế sofa, bọc ghế oto, bọc hế văn phòng, bọc ghế massage…. Khi mà công nghệ ngày một cao thì hiện tượng nhái sản phẩm, nhái chất liệu ngày một nhiều.

Nhưng nhận biết sự khác biệt của các chất liệu này thì không phải ai cũng nhận ra được. Để giúp người tiêu dùng có thể phân biệt được đâu là da thật, đâu là giả da hôm nay giầy zelola sẽ giúp bạn một số cách để có thể phân biệt chính xác chất liệu da thật hay chỉ là giả da.

Da thật là gì? Da thật hay còn gọi là da thuộc, các sản phẩm bằng da thật thường được ghi real leather, genuine leather, genuine leather [da bò], 100% leather…

Có 2 loại chất liệu giả da phổ biến hiện nay đó chính là: simili và PU.

Simili: là chất liệu giả da giá rẻ, cứng, được phủ một lớp polyeste trên bề mặt nên rất bóng, thường được may làm hàng chợ. Nên chỉ cần nhìn và sờ qua là bạn có thể nhận ra được chúng.

PU: là chất liệu giả gia cao cấp, mềm mại và nếu không kiểm tra kỹ thì nhiều người sẽ bị nhầm chúng với da thật. Tuy nhiên, bản chất PU vẫn là dạng hợp chất tổng hợp nhân tạo nên có thể bong tróc theo thời gian.

TKC VIETN NAM xin đưa ra 8 cách sau để giúp bạn phân biệt da thật, giả da. 8 cách để phân biệt da thật hay giả da

Cách 1: Nhìn kỹ sản phẩm: Các bạn nhìn thật kỹ bề mặt miếng da mà họ đưa cho bạn. Nếu là da thật, trên bề mặt sẽ có những vết lồi lõm, tùy theo trình độ thuộc và gia công mà bề mặt da sẽ có độ phẳng, mềm…tuy nhiên vẫn còn để lại dấu vết gồ ghề tương đối. Trong khi đó, những loại giả da sẽ bằng phẳng. Da thật nhìn kỹ sẽ có những lỗ chân lông nhỏ, còn da giả thì không.

Cách 2:

Sờ vào sản phẩm: Các bạn hãy đặt bàn tay lên bề mặt sản phẩm và cảm nhận. Nếu là giả da, bạn sẽ cảm nhận được độ trơn láng nổi cộm của lớp nhựa [plastic] được tạo bởi các chất liệu tổng hợp khi chúng được làm cho sáng bóng. Điều này sẽ rõ ràng hơn khi bạn chạm bề mặt này vào mùa đông, bạn sẽ cảm thấy lạnh.Còn da thật thì bạn sẽ cảm nhận được độ mềm và mịn màng bất cứ lúc nào bạn chạm vào. Hơn nữa, da thật không bao giờ cho cảm giác mát lạnh ngay cả trong mùa đông.

Cách 3:

Ngửi sản phẩm. Các sản phẩm được làm từ da thú thì thường có mùi chất béo của động vật [như mùi hơi thối thối], còn giả da thì ngửi thấy mùi nhựa tổng hợp.

Cách 4:

Ấn vào sản phẩm. Dùng ngón cái và ấn mạnh lên bề mặt sản phẩm đó. Nếu là da thật, sẽ để lại vết lõm xung quanh ngón tay cái của bạn. Tuy nhiên, khi bạn bỏ tay ra, vết lõm sẽ mất đi chứng tỏ độ đàn hồi của bề mặt da thật. Còn với da giả, các chất liệu tổng hợp sẽ không thể có được độ đàn hồi này, vết lõm cũng sẽ còn hằn nguyên bởi các lớp hạt vật chất nhân tạo, tạo thành lớp da giả đã bị tách rời ra.

Cách 5:

Quan sát kỹ sản phẩm. Quan sát một mặt cắt của da và phần da đã thuộc, bạn sẽ thấy da thật bao gồm các sợi không đều nhau. Vì vậy, khi bạn dùng ngón tay cạo lên bề mặt da, [nhằm cố để lại vết trầy, xước] thì chúng sẽ không có thay đổi gì rõ ràng. Trong khi với da giả, chúng vốn có kết cấu dệt sợi, không phải là khối đặc nên chúng sẽ bị trầy xước.

Cách 6:

Làm ướt sản phẩm. Nhỏ một vài giọt nước lên bề mặt sản phẩm. Nếu là da thật thì sau một vài phút, bạn sẽ thấy vệt nước lan rộng ra, thấm vào da qua các lỗ chân lông. Da thật luôn hấp thu độ ẩm. Còn giả da thì không.

Cách 7:

Đốt hoặc hơ sản phẩm qua lửa. Nếu là da thật, bạn sẽ ngửi được mùi khét như mùi của tóc cháy. Còn da giả sẽ cho mùi nhựa cháy.

Cách 8:

Màu sắc của sản phẩm. Màu của da giả luôn tươi sáng, còn màu da thật thì tối hoặc chỉ sáng như màu sương mai. Với 8 cách trên Giầy da TKC hi vọng mọi người có thể phân biệt được dễ dàng da thật với giả da. Bạn muốn biết nhiều hơn về giầy da, bạn muốn được tư vấn về những loại giầy cao cấp hay đơn giản là muốn trở thành đối tác của chúng tôi.v.v... hãy liên hệ tới công ty TNHH TKC Việt Nam Hotline: 0868121238. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ bạn 24/7.

đăng 10:22, 9 thg 7, 2017 bởi Thời trang cao cấp Zelola

Tư vấn cách chọn mua giày da chuẩn [chuyên gia 1]:

1. Da mềm mại, nhìn kỹ kg thấy lổ li ti, bề mặt láng mịn 2. Cầm mũi giày mà bẻ lên bẻ xuống, nếu là DA thật thì sẽ không để lại nếp nhăn vì da thật có tính đàn hồi rất cao, nếu là da giả thì sẽ để lại 1 lằn nhăn thấy rõ trên mũi giày. 3. Da thật thì không sợ lửa nhé, khi mua cứ đem theo cái quẹt ga, nếu cô bán hàng bảo da thật thì cho mình đốt thử, chỉ cần quẹt ga lên, hơ qua hơ lại trên mặt da, biết là da hay si liền hà. Khi mua giày da nhớ chú ý điều này nhé: Bạn nên chọn giày không có các vết nhăn, vết gấp và vết da phồng. Để kiểm tra chất lượng, bạn nên thử uốn cong giày sao cho phần đầu và phần cuối của giày gần lại càng nhiều càng tốt. Hãy chú ý xem các vết nhăn trên da giày được hình thành sau khi bạn bẻ cong giày.

Những vết nhăn nhỏ xíu cho thấy đây là loại giày da tốt, nhưng nếu là những vết gấp lớn và không trơn mịn thì đó là loại giày da sử dụng chất liệu tổng hợp, chất lượng không tốt. Bạn nên biết rằng giày da chất liệu không có lợi cho sức khỏe, nó làm cho làn da chân của bạn không “thở” được và dẫn đến xuất hiện các nốt sùi.


Hãy dùng ngón tay chà xát lên da giày ở khắp nơi. Nếu da giày tốt sẽ không để lại vết đen và chất màu nhuộm trên bàn tay của bạn.

Tư vấn cách chọn mua giày da chuẩn [chuyên gia 2]:

1. Chọn mua giày nam có hình dáng ổn định Bạn nên chọn mua giày không có các vết nhăn, vết gấp và vết da phồng. Để kiểm tra chất lượng, bạn nên thử uốn cong giày sao cho phần đầu và phần cuối của giày gần lại càng nhiều càng tốt. Hãy chú ý xem các vết nhăn trên da giày được hình thành sau khi bạn bẻ cong giày. Những vết nhăn nhỏ xíu cho thấy đây là loại giày da tốt, nhưng nếu là những vết gấp lớn và không trơn mịn thì đó là loại giày da sử dụng chất liệu tổng hợp, chất lượng không tốt. Bạn nên biết rằng giày da chất liệu không có lợi cho sức khỏe, nó làm cho làn da chân của bạn không "thở" được và dẫn đến xuất hiện các nốt sùi. 2. Chà xát ngón tay lên bề mặt da giày Hãy dùng ngón tay chà xát lên da giày ở khắp nơi. Nếu da giày tốt sẽ không để lại vết đen và chất màu nhuộm trên bàn tay của bạn. 3. Hầu hết giày da mỏng và mềm mại là tốt nhất? Những loại giày như thế dễ dàng bị biến dạng một cách nhanh chóng. 4. Kiểm tra phần bên trong của giày Dùng ngón tay rà soát khắp rìa bên trong giày và chú ý đến các chi tiết làm tay đau. Một đôi giày tốt sẽ không làm bạn có cảm giác đau nhói ở bàn chân và gót chân khi mang thử chúng.

5. Kiểm tra gót giày Đặt đôi giày trên một mặt phẳng, nhìn vào gót giày xem nó đứng thẳng hay nghiêng. Nếu gót giày không được thiết kế tốt sẽ gây nên những bất tiện trong quá trình bạn sử dụng nó. Thực hiện theo những bí quyết nhỏ nói trên, khi mua giày nam bạn sẽ chọn được đôi giày như ý cả về kiểu dáng lẫn chất lượng tốt nhất.

Nội dung

Không có tiêu đề.

CÔNG TY TNHH TKC VIỆT NAM GIÀY DA THƯƠNG HIỆU

DESIGN BY: TKC

đăng 10:20, 9 thg 7, 2017 bởi Thời trang cao cấp Zelola

Cách xử lý đơn giản cho giầy rộng và giày chật. Dù là giầy da xịn vẫn phải xử lý như sau.

Giải pháp cho giầy rộng:

Khi đi những đôi giày da hơi rộng hơn một chút so với chân, bạn thường bị dốc chân xuống phần mũi, dễ bị tuột gót phải, giải pháp đơn giản là nên mua thêm chiếc lót và đặt trong giày nhé!

Giải pháp cho giày chật:

Với những bí quyết này, bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng phồng rộp chân khi diện giày mới nữa đâu. Mỗi khi mua một đôi giày mới và đi, hầu hết mọi người sẽ gặp phải triệu chứng như: đau gót chân, đau ngón chân... Nhiều người nghĩ thầm trong bụng rằng, chắc là do mua phải giày không xịn nên mới vậy.

Nhưng ngay cả những đôi giày xịn đét vẫn có thể khiến bạn bị phồng gót hay đau ngón chân đó. Shop giầy da zelola sẽ giúp bạn không bao giờ phải trải qua cảm giác đấy nữa:


1. Nước

Nghe thì có vẻ “quái” nhưng nước chính là bí quyết cực kỳ tốt giúp đôi giày của bạn đạt được độ rộng như mong muốn. Rất đơn giản, bạn chỉ việc đổ nước vào 2 túi nylong chắc chắn và được bịt kín. Để những túi nước này vào trong giày, điều chỉnh các túi nước vào nơi mà bạn muốn nới rộng [có thể ở ngón chân hay cả chiều rộng hoặc chiều dài, tùy thích]. Tiếp tục để giày vào ngăn đá trong tủ lạnh để nước đông thành đá. Phần nước đông này sẽ có tác dụng như một chiếc khuôn to, giúp nới lỏng đôi giày của bạn.

Sau một ngày, lấy giày ra khỏi tủ lạnh và để khoảng 20 phút cho đá tan bớt. Bỏ túi nước ra, lau sạch và ướm thử, nhớ đi kèm tất để tránh bị lạnh và xem giày đã vừa ý chưa nhé. Tuy nhiên, cách này không nên áp dụng cho những đôi giày đắt tiền đâu nhé.


2. Băng cá nhân

Không còn nỗi lo phồng rộp gót chân. Những đôi giày dép mới vẫn còn khá cứng nên khiến phần gót chân của bạn bị cọ sát nhiều, dễ phồng rộp. Giải pháp cho việc này là hãy luôn mang theo vài miếng urgo [băng dán cá nhân] trong túi để dán vào những điểm bị cọ sát, tránh phồng rộp, chai chân. Bạn hãy chắc chắn rằng những miếng urgo này đừng quá tí hon, và có tiết diện nhỉnh hơn phần tiếp xúc với gót giày khi bạn di chuyển nhé! chỉ vài ngày giày bạn sẽ giãn nở vừa chân ngay.

3. Lọ xịt chuyên dụng

Hầu hết các cửa hàng giày, đặc biệt là các thợ đóng giày thường sử dụng cách này để nới rộng các đôi giầy bị chật một cách nhanh chóng. Bạn nên kết hợp phương pháp này cùng với cách đầu tiên để giày được dãn ra nhanh hơn. Tuy nhiên, phương pháp này lại gây bất tiện vì có thể làm phai màu sắc của đôi giày. Do vậy nhớ đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng nhé. Một số lưu ý nhỏ khi sử dụng phương pháp này là sử dụng những lọ xịt có thành phần 1/2 cồn và 1/2 nước để tránh làm hỏng giày.

4. Kem dưỡng ẩm - "thần dược" để làm mềm da giày

Hiển nhiên là với một đôi giày da, da mềm sẽ khiến bạn thoải mái di chuyển khắp mọi nơi mà không sợ đau. Và để trải nghiệm cảm giác này, bạn có thể dùng chút kem dưỡng ẩm bôi phía trong bề mặt của giày, chú ý bôi lên phần gót chân và vùng chân tiếp xúc nhiều với giày. Đôi giày da của bạn sẽ mềm ra và bạn có thể sử dụng ngay được.

Nếu cảm thấy chưa ổn, hãy lặp lại động tác này liên tục trong vòng 4 - 5 ngày để tăng hiệu quả làm mềm giày nhé! Một lưu ý nhỏ là phương pháp này được sử dụng nhiều cho những đôi giày chính hãng bạn nhé!

5. Phấn rôm - vừa không lo chảy mồ hôi, vừa giảm ma sát

Để giảm lực ma sát giữa bề mặt mu bàn chân với giày, bạn hãy rắc một chút phấn rôm lên chân trước khi xỏ giày nhé! Bột talc cũng có tác dụng giúp chân bạn khô ráo, tránh đổ mồ hôi nhiều nếu như bạn không mang tất khi đi giày.

6. Máy sấy

Sau khi mang vài đôi tất dày và đi giày xong xuôi, bạn dùng máy sấy hơ nóng xung quanh giày, nhớ để ở khoảng cách vừa phải nếu không muốn giày của bạn… cháy xém. Khi giày bắt đầu nóng lên thì bạn cử động các ngón chân và bàn chân để phần da giày dãn ra. Sau đó, để nguội và đi thử lại khi không mang tất xem đã ổn hơn chưa. Nếu chưa thì lặp lại các bước trên nhé!

7. Khoai tây

Tùy thuộc vào kích thước của phần giày bạn muốn nới rộng, bạn gọt từ 1-2 củ khoai tây. Nếu bị chật ở ngón chân, bạn để miếng khoai tây với kích thước vừa phải vào đó. Còn nếu bạn cần nới rộng cho cả đôi giày, thì sẽ phải cần nhiều khoai tây hơn một chút. Sau đó, để giày cùng khoai tây qua đêm để chúng có thời gian dãn ra như ý muốn. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng báo ướt hoặc yến mạch để thay thế.

8. Shoe stretcher [khuôn đúc giày]

Phương pháp cuối cùng dành cho những cô nàng thường xuyên mua phải giày bị chật. Đó là luôn để chiếc Shoe stretcher [khuôn đúc giày] trong tủ giày hoặc túi xách. Bạn nên chọn Shoe stretcher sao cho vừa với kích thước của chân cả về chiều rộng lẫn chiều dài nhé. Hầu hết, các loại Shoe stretcher đều điều chỉnh được nên khá an toàn khi bạn muốn sử dụng nó để làm dãn những phần còn bị chật.

Giờ thì không lo phải xử lý làm sao khi phải sở hữu đôi giày đắt tiền dù rộng hay chật nữa nhé!

Nội dung

Không có tiêu đề.

CÔNG TY TNHH TKC VIỆT NAM GIÀY DA THƯƠNG HIỆU

DESIGN BY: TKC

Video liên quan

Chủ Đề