Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất

Chính phủ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam


Quốc kỳ Việt Nam


Quốc huy Việt Nam

Ban lãnh đạo đương nhiệm
Khóa XV [2021 - 2026]
Thủ tướng Phạm Minh Chính Phó Thủ tướng
Thường trực Phạm Bình Minh Phó Thủ tướng Lê Minh Khái
Vũ Đức Đam
Lê Văn Thành Cơ cấu tổ chức Cơ quan chủ quản Quốc hội Việt Nam Cấp hành chính Trung ương Văn bản Ủy quyền Hiến pháp 2013
Luật Tổ chức Chính phủ 2015 [sửa đổi 2019] Phương thức liên hệ Trụ sở Địa chỉ Văn phòng Chính phủ Trang web www.chinhphu.vn Lịch sử Thành lập 28 tháng 8 năm 1945
[Chính phủ Cách mạng Lâm thời
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]

Cơ quan tương đương

{{{a}}}

Việt Nam

Bài này nằm trong loạt bài về:
Chính trị và chính phủ
Việt Nam

Học thuyết

  • Tư tưởng
    • Tập thể lãnh đạo
    • Chủ nghĩa Marx-Lenin
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Tổ chức
    • Ban Tuyên giáo Trung ương Trưởng ban: Nguyễn Trọng Nghĩa
    • Hội đồng Lý luận Trung ương Chủ tịch: Nguyễn Xuân Thắng

Hiến pháp · Luật · Bộ luật

  • Hiến pháp
    • Ủy ban Thường vụ Quốc hội Uỷ ban Pháp luật
  • Bộ Luật
    • Luật Dân sự
    • Luật Hình sự
  • Luật
    • Luật Biển
    • Luật Cán bộ Công chức
    • Luật Doanh nghiệp
    • Luật Thi đua, Khen thưởng
    • Luật Cư trú

Đảng Cộng sản Việt Nam

  • Điều lệ
  • Đại hội Đại biểu toàn quốc
  • Ban Chấp hành Trung ương [khóa XIII]
    • Tổng Bí thư: Nguyễn Phú Trọng
    • Bộ Chính trị: 18 ủy viên
    • Ban Bí thư Thường trực: Võ Văn Thưởng
    • Ủy ban Kiểm tra Trung ương Chủ nhiệm: Trần Cẩm Tú
    • Đảng bộ trực thuộc
      • Quân ủy Trung ương
      • Đảng ủy Công an Trung ương
      • Đảng bộ khối các cơ quan TW
      • Đảng bộ khối doanh nghiệp TW
    • Cơ quan tham mưu & đơn vị trực thuộc
      • Văn phòng Trung ương Đảng Chánh Văn phòng: Lê Minh Hưng
      • Ban Tổ chức Trung ương Trưởng ban: Trương Thị Mai
      • Ban Tuyên giáo Trung ương
      • Ban Dân vận Trung ương
      • Ban Đối ngoại Trung ương
      • Ban Nội chính Trung ương
      • Ban Kinh tế Trung ương
      • Hội đồng Lý luận Trung ương
      • Ban Cán sự Đảng Ngoài nước
      • Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
      • Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật
      • Báo Nhân dân
      • Tạp chí Cộng sản
  • Đảng bộ cấp tỉnh
    • Tỉnh ủy – Bí thư Tỉnh ủy
    • Thành ủy – Bí thư Thành ủy
  • Đảng bộ cấp huyện
    • Thành ủy-Bí thư Thành ủy
    • Thị ủy – Bí thư Thị ủy
    • Quận ủy – Bí thư Quận ủy
    • Huyện ủy – Bí thư Huyện ủy
  • Đảng bộ cấp xã
    • Đảng ủy xã, phường, thị trấn – Bí thư Đảng ủy xã, phường, thị trấn

Quốc hội

  • Luật bầu cử đại biểu Quốc hội
  • Luật tổ chức Quốc hội
  • Quốc hội [khóa XV]
    • Ủy ban Thường vụ [khóa XV]
      • Chủ tịch Quốc hội: Vương Đình Huệ
      • Phó Chủ tịch thường trực: Trần Thanh Mẫn
      • Tổng thư ký: Bùi Văn Cường
      • Ban Công tác đại biểu
      • Ban Dân nguyện
      • Viện Nghiên cứu lập pháp
      • Ủy viên: 13 ủy viên
    • Hội đồng Dân tộc
    • Ủy ban Pháp luật
    • Ủy ban Tư pháp
    • Ủy ban Kinh tế
    • Ủy ban Tài chính – Ngân sách
    • Ủy ban Quốc phòng và An ninh
    • Ủy ban Văn hóa, Giáo dục
    • Ủy ban Xã hội
    • Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường
    • Ủy ban Đối ngoại
    • Văn phòng Quốc hội
  • Hội đồng nhân dân

Nhà nước – Chính phủ

  • Nhà nước
    • Chủ tịch nước: Nguyễn Xuân Phúc
    • Phó Chủ tịch nước: Võ Thị Ánh Xuân
  • Chính phủ [khóa XV]
    • Thủ tướng: Phạm Minh Chính
    • Phó Thủ tướng: Phạm Bình Minh [Thường trực] Vũ Đức Đam Lê Minh Khái Lê Văn Thành
    • Các Bộ và cơ quan ngang Bộ
      • Bộ trưởng, Thứ trưởng
      • Cơ cấu, tổ chức của Bộ
  • Ủy ban nhân dân

Tòa án – Viện kiểm sát

  • Tòa án nhân dân tối cao
    • Chánh án: Nguyễn Hòa Bình
    • Hội đồng Thẩm phán
    • Tòa án nhân dân cấp cao
      • Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao
      • Tòa Hình sự
      • Tòa Dân sự
      • Tòa Hành chính
      • Tòa Kinh tế
      • Tòa Lao động
      • Tòa Gia đình và người chưa thành niên
      • Tòa Chuyên trách
  • Tòa án nhân dân
  • Hệ thống tòa án
  • Viện kiểm sát nhân dân tối cao Viện trưởng: Lê Minh Trí
  • Viện kiểm sát nhân dân

Mặt trận Tổ quốc

  • Đại hội Đại biểu Toàn quốc
  • Ủy ban Trung ương
    • Chủ tịch: Trần Thanh Mẫn
    • Tổng Thư ký: Hầu A Lềnh
    • Phó Chủ tịch: Hầu A Lềnh [Thường trực]
    • Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương
    • Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương
  • Thành viên độc lập
    • Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
      • Ban Chấp hành Trung ương Bí thư thứ nhất: Nguyễn Anh Tuấn
    • Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
    • Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
      • Ban Chấp hành Trung ương
    • Hội Cựu chiến binh Việt Nam
    • Hội Nông dân Việt Nam

Tổ chức – Hành chính

  • Đảng Cộng sản Việt Nam
    • Văn phòng Trung ương Đảng
    • Ban Tổ chức Trung ương
  • Quốc hội
    • Văn phòng Quốc hội
    • Ban Công tác đại biểu
  • Chính phủ
    • Văn phòng Chính phủ
    • Bộ Nội vụ

Kinh tế

  • Đảng Cộng sản Việt Nam
    • Ban Kinh tế Trung ương
  • Quốc hội
    • Ủy ban Kinh tế
    • Ủy ban Tài chính – Ngân sách
  • Kiểm toán Nhà nước Tổng Kiểm toán: Trần Sỹ Thanh
  • Chính phủ
    • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    • Bộ Tài chính
    • Bộ Công Thương
    • Bộ Xây dựng
    • Bộ Giao thông Vận tải
    • Bộ Tài nguyên và Môi trường
    • Bộ Kế hoạch và Đầu tư
    • Ngân hàng Nhà nước
  • Tòa án
    • Tòa Kinh tế
    • Tòa Lao động
  • Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
  • Ban Chỉ đạo điều hành giá
  • Kinh tế Việt Nam
  • Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
  • Việt Nam đồng
  • Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
  • Kinh tế hỗn hợp
  • Kế hoạch 5 năm
  • Cổ phần hóa
  • Vùng kinh tế phát triển

  • Văn hóa
  • Xã hội

  • Đảng Cộng sản Việt Nam
    • Ban Dân vận Trung ương
  • Quốc hội
    • Hội đồng Dân tộc
    • Ủy ban Xã hội
    • Ủy ban Văn hóa, Giáo dục
  • Chính phủ
    • Bộ Y tế
    • Bộ Giáo dục và Đào tạo
    • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
    • Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
    • Ủy ban Dân tộc
    • Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
    • Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
  • Tòa án
    • Tòa Hình sự
    • Tòa Dân sự

Ngoại giao

  • Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ
  • Đối tác chiến lược, đối tác toàn diện
  • Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
  • Chủ động, tích cực hội nhập Quốc tế
  • Xây dựng lòng tin chiến lược
  • Đảng Cộng sản Việt Nam
    • Ban Đối ngoại Trung ương
    • Ban Cán sự Đảng Ngoài nước
  • Quốc hội
    • Ủy ban Đối ngoại
  • Chính phủ
    • Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế
    • Bộ Ngoại giao
    • Bộ Công Thương

Tư pháp

  • Tòa án nhân dân tối cao
  • Viện kiểm sát nhân dân tối cao
  • Đảng Cộng sản Việt Nam
    • Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
    • Ủy ban Kiểm tra Trung ương Chủ nhiệm: Trần Cẩm Tú
    • Ban Nội chính Trung ương
  • Quốc hội
    • Ủy ban Tư pháp
  • Chủ tịch nước
    • Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương
  • Chính phủ
    • Bộ Tư pháp
    • Thanh tra Chính phủ

Bầu cử

  • Hội đồng bầu cử Quốc gia
  • Đơn vị bầu cử
  • Ủy ban bầu cử
  • Ban bầu cử
  • Tổ bầu cử
  • Tổng tuyển cử: 1946, 1976
  • Quốc hội: 1960, 1964, 1971, 1975, 1981, 1987, 1992, 1997, 2002, 2007, 2011, 2016, 2021
  • Bầu cử Hội đồng Nhân dân

Khoa học – Công nghệ

  • Quốc hội
    • Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường
  • Chính phủ
    • Bộ Khoa học và Công nghệ
    • Bộ Thông tin và Truyền thông
    • Đài Tiếng nói Việt Nam
    • Đài Truyền hình Việt Nam
    • Thông tấn xã Việt Nam
    • Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
    • Hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ quốc gia

Quốc phòng – An ninh

  • Đảng Cộng sản Việt Nam
    • Quân ủy Trung ương Bí thư: Nguyễn Phú Trọng Phó Bí thư: Phan Văn Giang
    • Đảng ủy Công an Trung ương Bí thư: Tô Lâm Phó Bí thư: Trần Quốc Tỏ
  • Nhà nước
    • Hội đồng quốc phòng và an ninh Chủ tịch: Nguyễn Xuân Phúc Phó Chủ tịch: Phạm Minh Chính
  • Quốc hội
    • Ủy ban Quốc phòng và An ninh
  • Chính phủ
    • Bộ Quốc phòng
      • Bộ Tổng tham mưu
      • Tổng cục Chính trị
      • Tướng lĩnh Quân đội
    • Bộ Công an
      • Tướng lĩnh Công an
  • Tòa án
    • Tòa án Quân sự Trung ương
  • Viện Kiểm sát
    • Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương
  • Xây dựng nền Quốc phòng
  • Xây dựng Tiềm lực Quốc phòng
  • Xây dựng Lực lượng Quốc phòng
  • Xây dựng Thế trận Quốc phòng
  • Cơ chế Lãnh đạo Quản lý Quốc phòng

Đơn vị hành chính

  • Cấp Tỉnh
    • Thành phố trực thuộc Trung ương
    • Tỉnh
  • Cấp Huyện
    • Thành phố thuộc TPTTTW
    • Thành phố thuộc tỉnh
    • Thị xã
    • Quận
    • Huyện
  • Cấp Xã
    • Thị trấn
    • Phường
  • Cấp Thôn [tự quản]
    • Thôn [hay làng, ấp]
      • Xóm
    • Bản [hay mường, buôn, sóc]
    • Tổ dân phố – Khu tập thể [theo hộ khẩu]

Xem thêm

  • Tranh chấp chủ quyền Biển Đông
  • Ngoại giao Việt Nam
    • Đại sứ quán Việt Nam
      • Tổng lãnh sự quán Việt Nam
  • Nhân quyền tại Việt Nam
  • Dân chủ tại Việt Nam
  • Tham nhũng tại Việt Nam

  • Quốc gia khác
  • Bản đồ

  • x
  • t
  • s

Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam [gọi tắt: Chính phủ Việt Nam] là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.[1]

Trước khi có tên là Chính phủ, cơ quan này được gọi với tên là Hội đồng Chính phủ trong giai đoạn 1959-1980 và Hội đồng Bộ trưởng trong giai đoạn 1980-1992.

Lịch sử

  • Hiến pháp 1946, bản Hiến pháp đầu tiên thông qua ngày 9 tháng 11 năm 1946 lần đầu tiên quy định về Chính phủ. Thiết chế nhà nước ở thời điểm này có sự khác biệt, khi mà Chủ tịch nước đồng thời là người đứng đầu Chính phủ, giúp việc cho Chủ tịch nước có Nội các do Thủ tướng đứng đầu cùng các Bộ trưởng, Thứ trưởng, Phó Thủ tướng.[2]
  • Hiến pháp 1959[3], có hiệu lực từ ngày 31 tháng 12 năm 1959, gọi với tên gọi Hội đồng Chính phủ. Từ bản Hiến pháp này, thiết chế của nhánh hành pháp trở về Thủ tướng đứng đầu Chính phủ như hiện tại thay vì là Chủ tịch nước như bản Hiến pháp 1946.
  • Hiến pháp 1980, có hiệu lực từ ngày 18 tháng 12 năm 1980, gọi là Hội đồng Bộ trưởng.
  • Hiến pháp 1992, có hiệu lực từ ngày 15 tháng 4 năm 1992 được đổi lại là Chính phủ.
  • Hiến pháp 2013, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2014 vẫn giữ nguyên tên gọi Chính phủ.

Nhiệm kì

Hiến pháp 2013, Điều 97 quy định:

"Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ".

Trong đó, Điều 71 quy định nhiệm kì của mỗi khóa Quốc hội là 5 năm.

Thành phần

Hiến pháp 2013, Điều 95 Mục 1 có quy định:

"Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định. Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số."

Nhiệm vụ và quyền hạn

Hiến pháp 2013, Điều 96 quy định:

"Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

  1. Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
  2. Đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều này; trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự án khác trước Quốc hội; trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội;
  3. Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thi hành lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân;
  4. Trình Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
  5. Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lý về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước; tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước; lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do luật định;
  6. Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
  7. Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn quy định tại khoản 14 Điều 70; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài;
  8. Phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình."

Trách nhiệm

Chính phủ chịu sự giám sát của Chủ tịch nước và Quốc hội. Chính phủ phải chấp hành:

  • Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội,
  • Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội,
  • Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

Chính phủ phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Chủ tịch nước, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, cách thức hoạt động của Chính phủ được quy định tại: Chương VII Hiến pháp 2013[4], Luật Tổ chức Chính phủ 2015 [sửa đổi 2019][5], và Nghị định Ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ 2016[6].

Nghị định của Chính phủ và quyết định của Thủ tướng Chính phủ là văn bản quy phạm pháp luật dưới luật ở Việt Nam.

Danh sách các cơ quan trong bộ máy Chính phủ

Chính phủ hiện nay có 18 Bộ, 4 cơ quan ngang Bộ và 8 đơn vị trực thuộc[7][8].

  • Các Bộ:
  1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
  2. Bộ Y tế
  3. Bộ Tư pháp
  4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
  5. Bộ Công Thương
  6. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
  7. Bộ Giao thông vận tải
  8. Bộ Xây dựng
  9. Bộ Giáo dục và Đào tạo
  10. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  11. Bộ Thông tin và Truyền thông
  12. Bộ Ngoại giao
  13. Bộ Tài nguyên và Môi trường
  14. Bộ Công an
  15. Bộ Khoa học và Công nghệ
  16. Bộ Tài chính
  17. Bộ Nội vụ
  18. Bộ Quốc phòng
  • Các Cơ quan ngang Bộ [9]:
  1. Văn phòng Chính phủ
  2. Thanh tra Chính phủ
  3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
  4. Ủy ban Dân tộc
  • Các Đơn vị thuộc Chính phủ [9]:
  1. Đài Truyền hình Việt Nam
  2. Đài Tiếng nói Việt Nam
  3. Thông tấn xã Việt Nam
  4. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
  5. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  6. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
  7. Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
  8. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp[10]
  • Đại học thuộc Chính phủ
  1. Đại học Quốc gia Hà Nội
  2. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Ngoài ra Chính phủ Việt Nam còn tổ chức các Ủy ban Quốc gia về nhiều lĩnh vực [11]. Các Ủy ban Quốc gia không phải là một cơ quan hay bộ máy riêng biệt, mà thành phần gồm có các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng từ các Bộ và cơ quan khác liên quan. Các Ủy ban Quốc gia đóng vai trò là cơ quan cố vấn cho Thủ tướng Chính phủ về các chính sách, cũng như tổ lức phối hợp liên ngành và liên Bộ, cho nên không có quyền lực hành pháp hoặc hành chính. Các Ủy ban Quốc gia được thành lập và kết thúc sứ mạng tùy thuộc vào tình hình thực tế. Hiện tại có 9 Ủy ban Quốc gia:

  1. Ủy ban Quốc gia Đổi mới Giáo dục và Đào tạo
  2. Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số
  3. Ủy ban Quốc gia về Biến đổi Khí hậu
  4. Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia
  5. Ủy ban Quốc gia Phòng chống AIDS và Phòng chống Tệ nạn Ma túy, Mại dâm
  6. Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn
  7. Ủy ban An ninh Hàng không Dân dụng Quốc gia
  8. Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi
  9. Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế

Sơ đồ tổ chức Chính phủ Việt Nam

Nhiệm vụ của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng trong Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ

Bài chi tiết: Quyền hạn và nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ

1- Thủ tướng Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự đảng Chính phủ

a] Lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ.

b] Trực tiếp chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công tác sau đây:

- Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

- Chiến lược, chính sách tài chính, tín dụng, tiền tệ quốc gia.

- Chiến lược quốc phòng, an ninh, đối ngoại và công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh.

- Công tác cán bộ; tổ chức bộ máy; cải cách hành chính; địa giới hành chính; những vấn đề chung về công tác thi đua, khen thưởng.

- Quan hệ phối hợp giữa Chính phủ với các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

c] Theo dõi và chỉ đạo: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

d] Làm nhiệm vụ: Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo nhà nước về Biển Đông - Hải đảo; Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương; Trưởng Ban Chỉ đạo An toàn, An ninh mạng quốc gia; Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ; Chủ tịch một số Hội đồng, Ủy ban quốc gia và Trưởng các Ban Chỉ đạo khác.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ

[phụ trách Ngoại giao, hội nhập quốc tế, xây dựng pháp luật, tổ chức bộ máy tôn giáo, dân tộc.]

- Phó Thủ tướng Thường trực, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Ban cán sự đảng Chính phủ

a] Làm nhiệm vụ Phó Thủ tướng thường trực.

b] Thay mặt Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác:

- Công tác xây dựng thể chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; cải cách tư pháp.

- Ngoại giao và quan hệ đối ngoại [bao gồm đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân].

- Hỗ trợ phát triển chính thức [ODA] và vận động vốn vay ưu đãi; viện trợ phi Chính phủ nước ngoài, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài.

- Hội nhập quốc tế; theo dõi, chỉ đạo đàm phán và thực hiện các cam kết quốc tế song phương, đa phương; cơ chế một cửa ASEAN, cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại; xử lý tranh chấp, khiếu kiện quốc tế.

- Đầu tư trực tiếp của nước ngoài [FDI], đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.

- Quan hệ của Việt Nam với các tổ chức quốc tế và khu vực; công tác biên giới và các vấn đề Biển Đông - Hải đảo.

- Công tác người Việt Nam ở nước ngoài và các vấn đề người nước ngoài ở Việt Nam. Các vấn đề về nhân quyền.

- Công tác dân tộc, tôn giáo; xóa đói giảm nghèo, những vấn đề thường xuyên về thi đua khen thưởng.

- Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

- Phòng, chống tội phạm; phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

- Đặc xá.

- Phối hợp công tác giữa Chính phủ với Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

c] Thay mặt Thủ tướng Chính phủ theo dõi và chỉ đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Nội Vụ, Bộ Tư pháp, Ủy ban Dân tộc, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Chính sách xã hội.

d] Làm nhiệm vụ: Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế, Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc; Phụ trách Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - Lào; Trưởng Ban Chỉ đạo nhà nước về phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền; Trưởng Ban Chỉ đạo về Nhân quyền; Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện 03 Chương trình mục tiêu Quốc gia: xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm; Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại; Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; Chủ tịch Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia; Chủ tịch các Hội đồng, Ủy ban quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo lĩnh vực liên quan.

đ] Thay mặt Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện các công việc của Chính phủ khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt và được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm.

e] Các công việc khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng Chính phủ.

Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách Kinh tế tổng hợp, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Phó Thủ tướng, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Ban cán sự đảng Chính phủ

a] Thay mặt Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác:

- Khối kinh tế tổng hợp, bao gồm: kế hoạch; tài chính, giá cả; tiền tệ, ngân hàng; thị trường vốn, thị trường chứng khoán; các nguồn đầu tư tài chính; dự trữ Nhà nước; dự báo và chính sách điều hành kinh tế vĩ mô.

- Chi ngân sách nhà nước, sử dụng dự phòng ngân sách Nhà nước, Quỹ dự trữ tài chính, Quỹ dự trữ ngoại hối và các Quỹ khác của Nhà nước; phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ.

- Chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội.

- Phát triển các loại hình doanh nghiệp.

- Kinh tế tập thể, hợp tác xã.

- Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước.

- Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng.

b] Thay mặt Thủ tướng Chính phủ theo dõi và chỉ đạo: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi.

c] Làm nhiệm vụ: Chủ tịch Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công; Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; Trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp; Trưởng Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương; Chủ tịch các Hội đồng, Ủy ban quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo lĩnh vực liên quan.

d] Các công việc khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng Chính phủ.

Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách Khoa giáo - Văn xã

Phó Thủ tướng, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban cán sự Đảng Chính phủ

a] Thay mặt Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác:

- Giáo dục, đào tạo và dạy nghề.

- Khoa học và công nghệ.

- Lao động, việc làm và các vấn đế xã hội.

- Thông tin và truyền thông.

- Văn hóa; du lịch; thể dục, thể thao.

- Y tế, dân số, gia đình và trẻ em.

b] Thay mặt Thủ tướng Chính phủ theo dõi và chỉ đạo: Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Y tế; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

c] Làm nhiệm vụ: Chủ tịch Hội đồng quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực; Chủ tịch Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh; Trưởng Ban Chỉ đạo nhà nước về du lịch; Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm; Chủ tịch Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm; Chủ tịch các Hội đồng, Ủy ban quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo lĩnh vực liên quan.

d] Các công việc khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng Chính phủ.

Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách Kinh tế ngành

  • Phó Thủ tướng, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban cán sự đảng Chính phủ
  • a] Thay mặt Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác:

- Công nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn, thương mại – xuất nhập khẩu, xây dựng, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường.

- Chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.

- Chỉ đạo bảo đảm năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

- Các công trình trọng điểm quốc gia; các dự án đầu tư xây dựng cơ bản theo phân cấp của pháp luật.

- Các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất...

- Công tác phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn.

b] Thay mặt Thủ tướng Chính phủ theo dõi và chỉ đạo: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Công Thương; Bộ Xây dựng; Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

c] Làm nhiệm vụ: Chủ tịch Hội đồng quy hoạch quốc gia; Chủ tịch Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước; Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực; Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các Dự án trọng điểm về dầu khí; Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải; Trưởng Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các Vùng kinh tế trọng điểm; Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai; Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản; Chủ tịch phân ban Việt Nam trong Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Liên bang Nga; Chủ tịch các Hội đồng, Ủy ban quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo lĩnh vực liên quan.

d] Các công việc khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng Chính phủ.

Hình thức hoạt động

Hình thức hoạt động tập thể của Chính phủ là các phiên họp[12] Chính phủ. Những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Chính phủ được thảo luận tập thể và quyết định theo đa số [trong trường hợp biểu quyết có tỷ lệ là 50-50 thì kết quả theo bên có Thủ tướng Chính phủ].

Theo ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Việt Nam, trước đây, Chính phủ Việt Nam hầu như chỉ trình các báo cáo lên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trước mà không trình Quốc hội Việt Nam. Chỉ sau khi Bộ Chính trị kết luận thì báo cáo mới được trình Quốc hội. Trong một vài khóa Quốc hội Việt Nam gần đây [trước khóa 14], Bộ Chính trị cho phép Đảng đoàn Quốc hội hoặc Ủy ban kinh tế của Quốc hội có ý kiến trước đối với những vấn đề liên quan.[13]

Ban cán sự đảng Chính phủ

Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban cán sự đảng Chính phủ
  • Lãnh đạo Chính phủ thực hiện đúng đắn đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • Thực hiện các nghị quyết của Đảng về tổ chức, cán bộ; quyết định những vấn đề về tổ chức, cán bộ theo sự phân công, phân cấp của Bộ Chính trị.
  • Kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng trong hoạt động của Chính phủ.
  • Chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư về những đề xuất và quyết định của Ban cán sự đảng.
  • Phối hợp với Đảng ủy khối và Đảng ủy cơ quan xây dựng Đảng bộ cơ quan Văn phòng Chính phủ trong sạch, vững mạnh.
Tổ chức của Ban cán sự đảng Chính phủ
  • Ban cán sự đảng có từ 7 đến 9 ủy viên, gồm các đồng chí đảng viên là Thủ tướng, các Phó Thủ tướng và một số đồng chí Bộ trưởng.
  • Bí thư, Phó Bí thư và các ủy viên Ban cán sự đảng do Bộ Chính trị chỉ định.
  • Ban cán sự đảng chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
  • Ban cán sự đảng có con dấu.

Thành viên Ban cán sự đảng Chính phủ hiện gồm: Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an; thành viên khác [nếu có] do Ban cán sự đảng đề nghị, Bộ Chính trị quyết định. Thủ tướng Chính phủ làm Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ làm Phó Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ.

Những vấn đề thuộc thẩm quyền của Bộ Chính trị, Ban cán sự đảng Chính phủ đề xuất hoặc trình
  • Tình hình đặc biệt về kinh tế – xã hội nổi lên trong năm và các giải pháp cần tập trung chỉ đạo khắc phục theo yêu cầu của Bộ Chính trị hoặc khi thấy cần thiết.
  • Về việc xét tặng thưởng Huân chương Sao vàng cho cá nhân.
  • Kiến nghị xử lý trách nhiệm cá nhân cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị quản lý khi có vi phạm trong hoạt động của Chính phủ.
  • Những vấn đề khác Ban cán sự đảng Chính phủ thấy cần xin ý kiến Bộ Chính trị.
Những vấn đề thuộc thẩm quyền của Ban Bí thư, Ban cán sự đảng Chính phủ đề xuất hoặc trình
  • Về việc xét tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh cho cá nhân.
  • Kiến nghị xử lý trách nhiệm cá nhân cán bộ thuộc diện Ban Bí thư quản lý khi có vi phạm trong hoạt động của Chính phủ. [trích Quy định [Bổ sung] số 216-QĐ/TW ngày 01 tháng 4 năm 2009]
  • Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ: Phạm Minh Chính
  • Phó Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ: Phạm Bình Minh

Chính phủ hiện nay

Thành viên Chính phủ

Ngày 28/7/2021, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV thông qua nghị quyết cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026, gồm Thủ tướng, 4 Phó Thủ tướng [giảm 1 Phó Thủ tướng so với khóa trước]; 22 Bộ trưởng, trưởng ngành.[14]

Chiều ngày 28/7/2021, Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức ra mắt sau khi được Quốc hội phê chuẩn.

Danh sách thành viên Chính phủ đương nhiệm Chức vụ Họ và tên Chức vụ trong Đảng Ghi chú THƯỜNG TRỰC CHÍNH PHỦ Thủ tướng Chính phủPhó Thủ tướng Thường trực Chính phủ

[Phụ trách Ngoại giao và hội nhập quốc tế, xây dựng pháp luật, tổ chức bộ máy, tôn giáo, dân tộc]

Phó Thủ tướng Chính phủ

[phụ trách Kinh tế tổng hợp và thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo]

Phó Thủ tướng Chính phủ

[phụ trách Khoa giáo - Văn xã]

Phó Thủ tướng Chính phủ

[phụ trách Kinh tế ngành]

BỘ Bộ trưởng Bộ Quốc phòngBộ trưởng Bộ Công anBộ trưởng Bộ Nội vụBộ trưởng Bộ Ngoại giaoBộ trưởng Bộ Tư phápBộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tưBộ trưởng Bộ Tài chínhBộ trưởng Bộ Công ThươngBộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônBộ trưởng Bộ Giao thông Vận tảiBộ trưởng Bộ Xây dựngBộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trườngBộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thôngBộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hộiBộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchBộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệBộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạoBộ trưởng Bộ Y tế CƠ QUAN NGANG BỘ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủBộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộcTổng Thanh tra Chính phủThống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Phạm Minh Chính
  • Ủy viên Bộ Chính trị
  • Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ
  • Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo nhà nước về Biển Đông - Hải đảo
  • Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số
  • Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương
  • Trưởng ban Chỉ đạo An toàn, An ninh mạng quốc gia
  • Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ
  • Chủ tịch một số Hội đồng, Ủy ban quốc gia và Trưởng một số Ban Chỉ đạo khác.
  • Theo dõi và chỉ đạo: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, TTXVN, VTV, VOV
Phạm Bình Minh
  • Ủy viên Bộ Chính trị
  • Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ
  • Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế
  • Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc;
  • Phụ trách Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - Lào;
  • Trưởng Ban Chỉ đạo nhà nước về phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền;
  • Trưởng Ban Chỉ đạo về Nhân quyền;
  • Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện 03 Chương trình mục tiêu Quốc gia: xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030;
  • Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm;
  • Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;
  • Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại;
  • Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia;
  • Chủ tịch Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia;
  • Chủ tịch các Hội đồng, Ủy ban quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo lĩnh vực liên quan.
  • Theo dõi và chỉ đạo Bộ Ngoại giao,Bộ Nội Vụ, Bộ Tư pháp, Ủy ban Dân tộc, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Chính sách xã hội.
Lê Minh Khái
  • Bí thư Trung ương Đảng
  • Ủy viên Ban Cán sự Đảng Chính phủ
  • Chủ tịch Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia;
  • Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công;
  • Trưởng ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã;
  • Trưởng ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp;
  • Trưởng ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương;
  • Chủ tịch các hội đồng, ủy ban quốc gia, trưởng các ban chỉ đạo khác theo lĩnh vực liên quan.
  • Theo dõi và chỉ đạo: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Vũ Đức Đam
  • Ủy viên Trung ương Đảng
  • Ủy viên Ban Cán sự Đảng Chính phủ
  • Chủ tịch Hội đồng quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực;
  • Chủ tịch Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh Trung ương;
  • Chủ tịch Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh;
  • Trưởng ban Chỉ đạo nhà nước về du lịch;
  • Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Chủ tịch Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm;
  • Chủ tịch các Hội đồng quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo lĩnh vực liên quan.
  • Theo dõi và chỉ đạo: Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Y tế; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Phụ trách Bộ Y tế [2019-2020]
Lê Văn Thành
  • Ủy viên Trung ương Đảng
  • Ủy viên Ban Cán sự Đảng Chính phủ
  • Chủ tịch Hội đồng quy hoạch quốc gia;
  • Chủ tịch Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước;
  • Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực;
  • Trưởng ban Chỉ đạo nhà nước các Dự án trọng điểm về dầu khí;
  • Trưởng ban Chỉ đạo Tổ chức điều phối phát triển các Vùng kinh tế trọng điểm;
  • Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu;
  • Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản;
  • Trưởng ban Chỉ đạo nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải;
  • Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai;
  • Chủ tịch phân ban Việt Nam trong Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Liên bang Nga;
  • Chủ tịch các Hội đồng quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo lĩnh vực liên quan.
  • Theo dõi và chỉ đạo: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Công Thương; Bộ Xây dựng; Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường
Đại tướng Phan Văn Giang
  • Ủy viên Bộ Chính trị
  • Phó Bí thư Quân ủy Trung ương
  • Ủy viên Ban Cán sự Đảng Chính phủ
Đại tướng Tô Lâm
  • Ủy viên Bộ Chính trị
  • Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương
  • Ủy viên Ban Cán sự Đảng Chính phủ
Phạm Thị Thanh Trà
  • Ủy viên Trung ương Đảng
  • Ủy viên Ban Cán sự Đảng Chính phủ
  • Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương
Nữ Bộ trưởng Bộ Nội vụ đầu tiên
Bùi Thanh Sơn
  • Ủy viên Trung ương Đảng
  • Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao
  • Uỷ viên Ban cán sự Đảng Chính phủ
Lê Thành Long
Ủy viên Trung ương Đảng
Nguyễn Chí Dũng
Ủy viên Trung ương Đảng
Hồ Đức Phớc Ủy viên Trung ương Đảng
Nguyễn Hồng Diên
Ủy viên Trung ương Đảng
Lê Minh Hoan Ủy viên Trung ương Đảng
Nguyễn Văn Thể Ủy viên Trung ương Đảng
Nguyễn Văn Thắng [từ 21/10/2022] Ngày 21 tháng 10, Quốc hội bầu ông Nguyễn Văn Thắng - Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải
Nguyễn Thanh Nghị Ủy viên Trung ương Đảng
Trần Hồng Hà
Ủy viên Trung ương Đảng
Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng
  • Ủy viên Trung ương Đảng
  • Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Thông tin Truyền thông [từ 23/07/2018]
  • Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương [từ 23/07/2018]
  • Ngày 25 tháng 7, được Thủ tướng ký quyết định giao tạm quyền Bộ trưởng Thông tin Truyền thông; được Bộ Chính trị chỉ định làm Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Thông tin Truyền thông nhiệm kỳ 2016-2021[15]. Ngày 27 tháng 7, chính thức nhận quyết định[16]
  • Từ ngày 22 tháng 10 năm 2018, chính thức là Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
Đào Ngọc Dung
Ủy viên Trung ương Đảng
Nguyễn Văn Hùng Ủy viên Trung ương Đảng
Huỳnh Thành Đạt

[từ 12/11/2020]

Ủy viên Trung ương Đảng
  • Nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ từ ngày 12 tháng 11 năm 2020.
Nguyễn Kim Sơn Ủy viên Trung ương Đảng Nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Thanh Long [đến ngày 07/06/2022]
Ủy viên Trung ương Đảng
  • Ngày 7 tháng 7 năm 2020 Bộ Chính trị ra quyết định số 2228-QĐNS/TW chỉ định ông Nguyễn Thanh Long, Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế giữ chức Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Y tế[17]
  • Cùng ngày, Thủ tướng ra Quyết định 977/QĐ-TTg giao tạm quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho ông Nguyễn Thanh Long[18]
  • Ngày 12 tháng 11 năm 2020, chính thức được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Y tế
  • Ngày 07/06/2022, Quốc hội phê chuẩn đề nghị cách chức Bộ trưởng Y tế đối với ông Nguyễn Thanh Long[19]
Đỗ Xuân Tuyên [từ 07/06/2022] Ủy viên Trung ương Đảng Thứ trưởng Thường trực phụ trách Bộ Y tế
Đào Hồng Lan[từ 15/07/2022] Ủy viên Trung ương Đảng Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế
Trần Văn Sơn
  • Ủy viên Trung ương Đảng
  • Ủy viên Ban Cán sự Đảng Chính phủ
Hầu A Lềnh Ủy viên Trung ương Đảng
Đoàn Hồng Phong
Ủy viên Trung ương Đảng
Nguyễn Thị Hồng
Ủy viên Trung ương Đảng Nữ Thống đốc đầu tiên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ

Chức vụ Họ và tên Chức vụ trong Đảng Ghi chú
Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Lê Ngọc Quang
  • Ủy viên Trung ương Đảng
  • Bí thư Đảng ủy Đài Truyền hình Việt Nam
Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Đỗ Tiến Sỹ
  • Ủy viên Trung ương Đảng
  • Bí thư Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam
Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Vũ Việt Trang
  • Bí thư Đảng ủy Thông tấn xã Việt Nam
Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh
  • Ủy viên Trung ương Đảng
  • Từ ngày 24 tháng 3 năm 2015 – 25 tháng 12 năm 2017: Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng nhiệm kỳ 2015–2020
  • Ngày 25 tháng 12 năm 2017: Được Bộ Chính trị phân công nhận nhiệm vụ sang làm Chủ tịch UB Quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp.[20]
  • Ngày 8 tháng 2 năm 2018: Thủ tướng công bố Quyết định[21]
Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam PGS. TS. Bùi Nhật Quang
  • Ủy viên Trung ương Đảng
  • Bí thư Đảng ủy Viện Hàn lâm
Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam GS. TS. Châu Văn Minh
  • Ủy viên Trung ương Đảng
Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh
Trưởng ban Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh Thiếu tướng Bùi Hải Sơn
  • Ủy viên Thường vụ, Phó Bí thư Đảng ủy Đoàn 969.
  • Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Các chính phủ trong lịch sử Việt Nam

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

  • Chính phủ Việt Nam 1976 – 1981
  • Chính phủ Việt Nam 1981 – 1987
  • Chính phủ Việt Nam 1987 – 1992
  • Chính phủ Việt Nam 1992 – 1997
  • Chính phủ Việt Nam 1997 – 2002
  • Chính phủ Việt Nam 2002 – 2007
  • Chính phủ Việt Nam 2007 – 2011
  • Chính phủ Việt Nam 2011 – 2016
  • Chính phủ Việt Nam 2016 – 2021
  • Chính phủ Việt Nam 2021 – 2026
  • Chính phủ Việt Nam 2026 – 2031
  • Chính phủ Việt Nam 2031 – 2036
  • Chính phủ Việt Nam 2036 – 2041
  • Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
  • Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

  • Chính phủ Cách mạng Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa [28/8/1945 - 31/12/1945]
  • Chính phủ Liên hiệp Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa [1/1/1946 - 2/3/1946]
  • Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa [2/3/1946 - 3/11/1946]
  • Chính phủ Liên hiệp Quốc dân Việt Nam Dân chủ Cộng hòa [3/11/1946 - 22/9/1955]
  • Chính phủ Mở rộng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa [22/9/1955 – 1960]
  • Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa [1960 – 1964]
  • Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa [1964 – 1971]
  • Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa [1971 – 1975]
  • Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa [1975 – 1976]
  • Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Cộng hòa Miền Nam Việt Nam

  • Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam [6/6/1969 - 2/7/1976]

Việt Nam Cộng hòa

  • Chính phủ Đệ nhất Cộng hòa [1955 - 1963]
  • Chính phủ quân quản [1963 - 1967]
  • Chính phủ Đệ nhị Cộng hòa [1967 - 1975]
  • Nguyên thủ Việt Nam Cộng hoà
  • Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa

Quốc gia Việt Nam

  • Chính phủ Quốc gia Việt Nam [1949 - 1955]
  • Chính phủ Trung ương Lâm thời Việt Nam [1948 - 1949]

Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ

  • Chính phủ Lâm thời Nam Kỳ [1946]
  • Chính phủ Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ [1946 - 1947]
  • Chính phủ Lâm thời Nam Phần [1947 - 1948]

Đế quốc Việt Nam

  • Chính phủ Đế quốc Việt Nam [1945]

Tham khảo

  • Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam qua các thời kỳ Lưu trữ 2021-04-14 tại Wayback Machine

  1. ^ Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013, điều 94
  2. ^ Hiến pháp năm 1946
  3. ^ Hiến pháp năm 1959
  4. ^ “HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”. CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ TƯ PHÁP.
  5. ^ “Luật số 47/2019/QH14 của Quốc hội: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương”. CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ.
  6. ^ “NGHỊ ĐỊNH BAN HÀNH QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA CHÍNH PHỦ”. THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
  7. ^ “Có bao nhiêu cơ quan trong bộ máy Chính phủ?”. VnExpress. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2017.
  8. ^ “Cơ quan thuộc Chính phủ”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2016.
  9. ^ a b //lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210516
  10. ^ “Quy định chức năng, cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp”. BÁO ĐIỆN TỬ CỦA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2018.
  11. ^ //www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/cactochucphoihopliennganh?governmentId=2856&organizationTypeId=11
  12. ^ VinasDoc. “Nghị quyết 111/NQ-CP của Chính phủ về phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8 năm 2022”. VinasDoc [bằng tiếng vietnamese]. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2022.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ [liên kết]
  13. ^ Tư Giang/Thời báo Kinh tế Sài Gòn [7 tháng 4 năm 2016]. “Quan hệ giữa Đảng và Quốc hội: Đã có thay đổi”. VOV. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2018.
  14. ^ “Quốc hội chốt Chính phủ nhiệm kỳ mới có 27 thành viên, giảm một Phó Thủ tướng”.
  15. ^ “Ông Nguyễn Mạnh Hùng được giao quyền Bộ trưởng Thông tin Truyền thông”. VnExpress.
  16. ^ “Ông Nguyễn Mạnh Hùng nhận quyết định quyền Bộ trưởng Thông tin Truyền thông”. VnExpress.
  17. ^ “Lễ Công bố Quyết định Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế, Quyết định giao Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế đối với đồng chí Nguyễn Thanh Long”. Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế. 14 tháng 7 năm 2020.
  18. ^ “Thủ tướng giao quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho ông Nguyễn Thanh Long”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. 7 tháng 7 năm 2020.
  19. ^ “Ông Nguyễn Thanh Long bị cách chức”. VnExpress. 7 tháng 6 năm 2022.
  20. ^ “Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng nhận chức vụ mới”. DÂN TRÍ. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2017.
  21. ^ “Thủ tướng bổ nhiệm một số cán bộ”. BÁO ĐIỆN TỬ CỦA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2018.

Liên kết ngoài

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Chính phủ Việt Nam.
Wikisource có các tác phẩm gốc nói đến hoặc của:
Chính phủ Việt Nam
  • Trang chủ của Chính phủ Việt Nam Lưu trữ 2006-01-12 tại Wayback Machine
  • Chính phủ nhiệm kỳ quốc hội khóa xiii [2011-2016] Lưu trữ 2014-01-22 tại Wayback Machine

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Chính_phủ_Việt_Nam&oldid=69335792”

Video liên quan

Chủ Đề