chính phủ liên hiệp kháng chiến thành lập ngày 2.3.1946 bao gồm bao nhiêu bộ?

chính phủ liên hiệp kháng chiến thành lập ngày 2.3.1946 bao gồm bao nhiêu bộ?
 – Nhiệm vụ của Chính phủ Liên hiệp kháng chiến vô cùng nặng nề: ứng phó với kẻ thù, thống nhất quốc dân, động viên nhân lực, tài sản quốc dân chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp.

Ngày 6/1/1946, lần đầu tiên cuộc tổng tuyển cử tự do được tổ chức trên toàn quốc trong không khí náo nức phấn khởi. Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam ra đời. Ngày 2/3/1946, Quốc hội khoá I đã tiến hành  kỳ họp thứ nhất tại Thủ đô Hà Nội, bầu ra Chính phủ Liên hiệp kháng chiến, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

chính phủ liên hiệp kháng chiến thành lập ngày 2.3.1946 bao gồm bao nhiêu bộ?
Chính phủ liên hiệp kháng chiến ra mắt 2/3/1946

Quốc hội trao cho Chính phủ Liên hiệp kháng chiến nhiệm vụ “thực hiện triệt để sự thống nhất các lực lượng của quốc dân về phương diện quân sự, tuyên truyền, hành chính, tư pháp”, tổng động viên nhân lực và tài  sản của quốc gia theo nhu cầu của tình thế để đưa kháng chiến đến thắng lợi và nước nhà đến độc lập hoàn toàn.

Trong thời gian hoạt động của mình, ở tình thế thù trong giặc ngoài, Chính phủ đã có những quyết sách và hành động đúng đắn, sáng tạo. Để đối phó với quân Tưởng, Chính phủ đã cử phái đoàn Việt Nam gồm 5 thành viên là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Tường Tam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Anh, Chủ tịch Kháng chiến ủy viên hội Võ Nguyên Giáp và Phó chủ tịch Kháng chiến Ủy viên hội Vũ Hồng Khanh ký với Pháp Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 đồng ý cho 15.000 quân Pháp thay thế cho 20 vạn quân Tưởng ở miền Bắc.

Sau đó, Chính phủ thay mặt quốc dân đàm phán với Pháp tại Hội nghị Đà Lạt, Hội nghị Fontainebleau và ký với Pháp bản Tạm ước ngày 14 tháng 9 năm 1946, tạo sự hòa hoãn tạm thời để kiện toàn lực lượng, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến trường kỳ.

Ngày 9/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh công bố bản Hiến pháp đầu tiên của nước VNDCCH.

Danh sách thành viên

Chủ tịch: Hồ Chí Minh Phó Chủ tịch: Nguyễn Hải Thần Bộ trưởng Bộ Ngoại giao: Nguyễn Tường Tam Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Huỳnh Thúc Kháng Bộ trưởng Bộ Kinh tế: Chu Bá Phượng Bộ trưởng Bộ Tài chính: Lê Văn Hiến Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: Phan Anh Bộ trưởng Bộ Xã hội kiêm Y tế, Cứu tế và Lao động: Trương Đình Tri Bộ trưởng Bộ Giáo dục: Đặng Thai Mai Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Vũ Đình Hoè Bộ trưởng Bộ Giao thông Công chính: Trần Đăng Khoa Bộ trưởng Bộ Canh nông: Bồ Xuân Luật (đến 4-1946) Huỳnh Thiện Lộc  (từ 4-1946) Đoàn Cố vấn tối cao:  Vĩnh Thụy

Chủ tịch Kháng chiến ủy viên hội: Võ Nguyên Giáp

(Theo Chinhphu.vn)

1. Chủ tịch: Hồ Chí Minh (xem kỳ trước)

2. Phó Chủ tịch: Nguyễn Hải Thần (xem kỳ trước)

3. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao: Nguyễn Tường Tam

chính phủ liên hiệp kháng chiến thành lập ngày 2.3.1946 bao gồm bao nhiêu bộ?

Nguyễn Trường Tam (1905-1963)

Nguyễn Tường Tam (1905-1963), quê ở làng Cẩm Phổ, Hội An, Quảng Nam. Ông được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao từ 02/03/1946 đến 03/11/1946 trong Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến. Ông cũng tham gia Quốc hội khóa I đặc cách không qua bầu cử.

Ngoài ra, ông từng là chủ bút những tờ báo lớn như Phong Hóa, Ngày Nay… Ông là người thành lập nhóm văn chương Tự Lực Văn Đoàn và là cây bút chính của nhóm với bút danh Nhất Linh.

4. Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Huỳnh Thúc Kháng

chính phủ liên hiệp kháng chiến thành lập ngày 2.3.1946 bao gồm bao nhiêu bộ?

Huỳnh Thúc Kháng

Huỳnh Thúc Kháng (1876–1947) là người làng Thạnh Bình, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Năm 1926, ông đắc cử dân biểu rồi được cử làm Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kì. Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời ông ra tham gia nội các Chính phủ Liên hiệp kháng chiến nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với chức vụ Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Năm 1946, Huỳnh Thúc Kháng được cử làm quyền Chủ tịch nước. Thời gian này ông còn là Chủ tịch Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (Liên Việt). Cuối năm 1946, ông là đặc phái viên của Chính phủ vào cơ quan Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Trung Bộ tại Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.

5. Bộ trưởng Bộ Kinh tế: Chu Bá Phượng

Chu Bá Phượng là đại biểu Việt Nam Quốc dân đảng, được cử làm Bộ trưởng Bộ Kinh tế trong Chính phủ Liên hiệp kháng chiến, thay Nguyễn Tường Long trong Chính phủ Liên hiệp Lâm thời. Ngày 4/6/1946, ông được Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa cử làm phái viên trong phái đoàn Việt Nam sang Paris.

6. Bộ trưởng Bộ Tài chính: Lê Văn Hiến (xem kỳ trước)

Ông Lê Văn Hiến trong hai Chính phủ Lâm thời 2/9/1945 và Chính phủ Liên hiệp Lâm thời 1/1/1946 giữ chức Bộ trưởng Bộ Lao động, nay chuyển sang làm Bộ trưởng Bộ Tài chính.

7. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: Phan Anh

chính phủ liên hiệp kháng chiến thành lập ngày 2.3.1946 bao gồm bao nhiêu bộ?

Phan Anh (1912-1990)

Phan Anh (1912-1990) quê làng Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là luật sư nổi tiếng, được cử làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong Chính phủ Liên hiệp kháng chiến nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ngoài ra, ông được Chính phủ giao chức Tổng thư ký phái đoàn Chính phủ Việt Nam (1946), Bộ trưởng Bộ Kinh tế (1948), Bộ trưởng Bộ Công thương (1954) và là phái viên phái đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Genève (1954).

Sau năm 1954, ông liên tục giữ các chức vụ Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Bộ trưởng Bộ Thương nghiệp, Bộ trưởng Bộ Ngoại thương trong Chính phủ Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam. Từ năm 1988, ông giữ cương vị phó Chủ tịch Đoàn chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

8. Bộ trưởng Bộ Xã hội kiêm Y tế, Cứu tế và Lao động: Trương Đình Tri

Bác sĩ Trương Đình Tri làm Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Xã hội kiêm Y tế, Cứu tế và Lao động tròng Chính phủ Liên hiệp Lâm thời 1/1/1946 và Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến 2/3/1946.

9. Bộ trưởng Bộ Giáo dục: Đặng Thai Mai

chính phủ liên hiệp kháng chiến thành lập ngày 2.3.1946 bao gồm bao nhiêu bộ?

Đặng Thai Mai (1902-1984)

Đặng Thai Mai (1902-1984) quê ở làng Lương Điền (nay là Thanh Xuân), huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Năm 1946, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khoá I, Ủy viên Ban dự thảo Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng thời là Bộ trưởng Bộ giáo dục trong Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến.

Đặng Thai Mai cũng là nhà nghiên cứu phê bình văn học. Ông là Hội trưởng Hội văn hóa Việt Nam, Giám đốc Trường dự bị đại học và Sư phạm cao cấp Liên khu IV, Giám đốc trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện trưởng Viện Văn học, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam.

10. Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Vũ Đình Hoè (xem kỳ trước)

Ông làm Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục từ tháng 2/9/1945 đến tháng 1/1/1946, rồi làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp từ 2/3/1946 đến 15 năm sau.

11. Bộ trưởng Bộ Giao thông Công chính: Trần Đăng Khoa

Trần Đăng Khoa (1907-1989)  quê ở ngoại ô thành phố Huế. Sau Cách mạng tháng Tám, ông được giao nhiều chức vụ quan trọng: Giám đốc Công chính Trung bộ, Bộ trưởng Bộ Giao thông – Công chính (từ tháng 3/1946  đến tháng 9/1955), Bộ trưởng Bộ Thuỷ lợi và Kiến trúc, Bộ trưởng Bộ Thủy lợi.

Ông là đại biểu Quốc hội liên tục từ khoá I đến khóa VII, Phó Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI, là Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt – Xô trong nhiều năm.

12. Bộ trưởng Bộ Canh nông:

– Bồ Xuân Luật (2/3/1946 đến 4/1946)

chính phủ liên hiệp kháng chiến thành lập ngày 2.3.1946 bao gồm bao nhiêu bộ?

Bồ Xuân Luật (1907-1994)

Bồ Xuân Luật (1907-1994) quê ở xã Ngô Quyền, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Sau khi Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến thành lập, Bồ Xuân Luật được Hồ Chủ Tịch giao cho giữ chức Bộ trưởng Bộ Canh nông, sau này là Bộ trưởng không Bộ, Ủy viên Thường vụ Quốc hội từ khóa I đến khóa IV, Ủy viên Ủy ban Trung ương và Ủy viên Ban thư ký Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (I, II, III).

– Huỳnh Thiện Lộc (từ 4/1946)

Huỳnh Thiện Lộc (1910-1952) sinh ra tại Rạch Giá, miền Tây Nam Bộ. Tháng 1/1946, là một trí thức, ông được Chính phủ Cách mạng chọn vào đoàn đại biểu Quốc hội. Tháng 4/1946, ông được Chính phủ bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Canh nông trong Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến và được chọn vào phái đoàn đi dự Hội nghị Fontainebleau ở Pháp. Năm 1947, ông được bổ nhiệm chức vụ Ủy viên Ủy ban kháng chiến Hành chính Nam Bộ, kiêm Phó Chủ tịch Hội Liên Việt Nam Bộ. Năm 1952, ông ngã bệnh và một thời gian sau ông qua đời.

13. Cố vấn Vĩnh Thụy

chính phủ liên hiệp kháng chiến thành lập ngày 2.3.1946 bao gồm bao nhiêu bộ?

Vĩnh Thụy (1913-1997)

Vĩnh Thụy (1913-1997) là tên húy của vua Bảo Đại – vị Hoàng đế thứ mười ba và cuối cùng của triều Nguyễn. Tháng 9 năm 1945, ông được Chủ tịch Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà mời ra Hà Nội nhận chức “Cố vấn tối cao Chính phủ Lâm thời Việt Nam”, ông là một trong 7 thành viên của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Hồ Chí Minh đứng đầu.

Ngày 6 tháng 1 năm 1946, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đại diện đoàn cố vấn tối cao trong Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến.

15. Chủ tịch Kháng chiến ủy viên hội Võ Nguyên Giáp (xem kỳ trước)

LỜI TUYÊN THỆ NHẬM CHỨC
CỦA CHÍNH PHỦ DO HỒ CHỦ TỊCH ĐỌC NGÀY 2-3-1946
Chúng tôi, Chính phủ Kháng chiến nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Tối cao cố vấn đoàn và Uỷ viên Kháng chiến hội, trước bàn thờ thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, thề xin cương quyết lãnh đạo nhân dân kháng chiến, thực hiện nền dân chủ cộng hoà Việt Nam, mang lại tự do, hạnh phúc cho dân tộc. Trong công việc giữ gìn nền độc lập, chúng tôi quyết vượt mọi nỗi khó khăn dù phải hy sinh tính mệnh cũng không từ.

Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2002, t. 4, xuất bản lần thứ hai, tr. 195.

Ngọc Ánh (Tổng hợp từ chinhphu.vn/quochoi.vn/ các báo, tạp chí và website Việt Nam)
bee.net.vn