Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2022-2025

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NHÀ Ở CHO HỘ NGHÈO LÀ GÌ?

Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo là một trong những mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022.

     Theo nội dung Quyết định này, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 7 Dự án nằm trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, trong đó dự án 5 là: chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo.

 Như vậy, chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo thực chất là sự hỗ trợ của Nhà nước dành cho các đối tượng là hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.

ĐỐI TƯỢNG HỘ NGHÈO ĐƯỢC HƯỞNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỀ NHÀ Ở

     Chính sách hỗ trợ về nhà ở là sự hỗ trợ của Nhà nước dành cho đối tượng sau đây:

  • Hộ nghèo, hộ cận nghèo [theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025] trong danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, đang cư trú trên địa bàn huyện nghèo và là hộ độc lập có thời gian tách hộ đến khi Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025  có hiệu lực thi hành tối thiểu 03 năm;
  • Đối tượng thụ hưởng hỗ trợ nhà ở không bao gồm các hộ đã được hỗ trợ nhà ở thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và các chương trình, đề án, chính sách khác;

 NGUYÊN TẮC HỖ TRỢ NHÀ Ở CHO HỘ NGHÈO

     Khi thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận  nghèo, cần đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

  • Bảo đảm công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân. Ưu tiên sử dụng nguyên vật liệu địa phương và sử dụng lao động tại chỗ để thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương trình.
  • Phân quyền, phân cấp cho địa phương trong xây dựng, tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện, đặc điểm, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc, các vùng miền gắn với củng cố quốc phòng, an ninh.
  • Hỗ trợ trực tiếp đến từng hộ nghèo, hộ cận nghèo. Ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số và hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng.
  • Huy động từ nhiều nguồn vốn để thực hiện, kết hợp giữa Nhà nước và nhân dân cùng làm theo nguyên tắc: Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tự tổ chức xây dựng nhà ở.
  • Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo ở các cấp, các ngành. Có biện pháp phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực và xử lý nghiêm hành vi tham nhũng, lãng phí và các vi phạm trong quá trình thực hiện.

TIÊU CHÍ ĐƯỢC HỖ TRỢ NHÀ Ở CHO HỘ NGHÈO

Hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ về nhà ở khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có nhà ở hoặc nhà ở thuộc loại không bền chắc [trong ba kết cấu chính là nền – móng, khung – tường, mái thì có ít nhất hai kết cấu được làm bằng vật liệu không bền chắc].
  • Diện tích nhà ở bình quân đầu người của hộ nghèo, hộ cận nghèo nhỏ hơn 8m2.
  • Chưa được hỗ trợ nhà ở từ các chương trình, đề án, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội hoặc tổ chức xã hội khác. 

THỨ TỰ ƯU TIÊN HỖ TRỢ NHÀ Ở

1.Thứ tự ưu tiên giữa các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ

Ưu tiên hỗ trợ trước cho các đối tượng theo thứ tự sau đây:

  • Hộ nghèo dân tộc thiểu số;
  • Hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng;
  • Hộ nghèo, hộ cận nghèo có thành viên thuộc đối tượng bảo trợ xã hội;
  • Hộ nghèo, hộ cận nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn [người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật];
  • Hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc vùng thường xuyên xảy ra thiên tai;
  • Các hộ nghèo, hộ cận nghèo còn lại.

2. Thứ tự ưu tiên giữa các đối tượng có cùng mức độ ưu tiên

     Đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo có cùng mức độ ưu tiên, việc hỗ trợ được thực hiện theo thứ tự sau:

  • Hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhà ở hư hỏng, dột nát [làm bằng các vật liệu nhanh hỏng, chất lượng thấp] có nguy cơ sập đổ, không đảm bảo an toàn;
  • Hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có nhà ở [là hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có nhà ở riêng, hiện đang ở cùng bố mẹ nhưng đã tách hộ, ở nhờ nhà của người khác, thuê nhà ở – trừ trường hợp được thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước];
  • Hộ nghèo, hộ cận nghèo có đông nhân khẩu. 

ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ

     Định mức hỗ trợ và giải ngân vốn hỗ trợ được quy định như sau:

  • Nhà xây mới 40 triệu đồng/hộ; sửa chữa nhà 20 triệu đồng/hộ từ ngân sách trung ương;
  • Cơ chế quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí nguồn ngân sách trung ương thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Công ty Luật Ánh Sáng Việt chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý về doanh nghiệp với đội ngũ chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp. Quý khách hàng cần tư vấn và hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vui lòng liên hệ đến đường dây nóng: 0988975005.

Trân trọng!

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

Hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt theo chuẩn nghèo đa chiều

Theo Bộ Xây dựng, nhà ở là một trong những nhu cầu thiết yếu đối với mỗi người, mỗi gia đình, là một trong những yếu tố góp phần quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực cho đất nước. Trong phát triển nhà ở, Nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Với quan điểm giải quyết nhu cầu nhà ở cho nhân dân là trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội và từng người dân, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo, giải quyết vấn đề nhà ở cho người dân và xác định đây là vấn đề an sinh xã hội, là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Trong đó đặc biệt chú trọng phát triển nhà ở nói chung, nhà ở xã hội xã hội nói riêng, nhà ở cho hộ nghèo khu vực ven biển thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai bão, lụt.

Theo báo cáo của các địa phương, nhu cầu cần hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo phòng, tránh bão, lụt hiện nay là rất lớn. Nếu theo chuẩn nghèo đa chiều quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 thì giai đoạn 2021-2030 con số này là khoảng 30.000 hộ.

Do vậy, việc nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách mới cho Chương trình hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 là rất cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu và hỗ trợ hộ nghèo vùng thường xuyên bị thiên tai bão, lụt có chỗ ở an toàn, ổn định, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Tiêu chí được hỗ trợ nhà ở

Dự thảo nêu rõ, hộ gia đình được hỗ trợ theo quy định của Quyết định này thuộc một trong các trường hợp sau:

1- Hộ gia đình chưa có nhà ở kiên cố có sàn sử dụng cao hơn mức ngập lụt từ 1,5 m trở lên tính từ nền nhà; hoặc có nhà ở kiên cố nhưng chưa có sàn sử dụng cao hơn mức ngập lụt từ 1,5 m trở lên tính từ nền nhà.

2- Diện tích nhà ở bình quân đầu người của hộ gia đình nhỏ hơn 8 m2.

3- Chưa được hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/04/2013 về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở; Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/08/2015 về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 14/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung một số cơ chế, chính sách thuộc Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2018-2025 và Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 01/3/2020 về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 714/QĐ-TTg; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã  hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và các chương trình, đề án, chính sách khác; hoặc có nhà ở được hỗ trợ theo các chương trình, chính sách hỗ trợ nhà ở trên nhưng chưa có sàn sử dụng cao hơn mức ngập lụt từ 1,5 m trở lên tính từ nền nhà.

Thứ tự ưu tiên hỗ trợ nhà ở

Ưu tiên hỗ trợ trước cho các đối tượng theo thứ tự: Hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số; hộ gia đình có người có công với cách mạng; hộ gia đình có thành viên trong hộ là đối tượng bảo trợ xã hội; hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn [già cả, neo đơn, tàn tật...]; hộ gia đình đang sinh sống tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn và thôn đặc biệt khó khăn; hộ gia đình đang cư trú tại các huyện nghèo theo quy định của cấp có thẩm quyền trong từng thời kỳ; các hộ gia đình còn lại.

Đối với các hộ gia đình có cùng mức độ ưu tiên, việc hỗ trợ được thực hiện theo thứ tự sau: Hộ gia đình có nhà ở hư hỏng, dột nát [làm bằng các vật liệu nhanh hỏng, chất lượng thấp] có nguy cơ sập đổ, không đảm bảo an toàn; hộ gia đình chưa có nhà ở [là hộ nghèo chưa có nhà ở riêng, hiện đang ở cùng bố mẹ nhưng đã tách hộ, ở nhờ nhà của người khác, thuê nhà ở - trừ trường hợp được thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước]; hộ gia đình có đông nhân khẩu.

Về mức hỗ trợ, ngân sách nhà nước [gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương] hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ đối với các hộ gia đình có thành viên là đối tượng bảo trợ xã hội và hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số; 30 triệu đồng/hộ với các hộ gia đình khác để xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt.

Ngoài các nguồn vốn trên, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cân đối, bố trí hỗ trợ thêm 5-10 triệu đồng/hộ [nếu được].

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Minh Hiển


Video liên quan

Chủ Đề