Chính sách kế hoạch hóa gia đình 2022

.

Cập nhật lúc: 18:10, 21/12/2021 [GMT+7]

[LĐ online] - Đó là nội dung hội thảo chuyên đề do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức vào chiều 21/12 nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày dân số Việt Nam [26/12/1961 – 26/12/2021] và hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về dân số. 

Các đồng chí chủ trì điều hành tham luận tại hội thảo

Hội thảo với sự chủ trì của các đồng chí: Nguyễn Thị Mỵ - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Đào Thành Trung – Phó Giám đốc Sở Y tế Lâm Đồng. Tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành, MTTQ, các đoàn thể tỉnh, Liên hiệp các Hội Khoa học – Kỹ thuật tỉnh, Báo Lâm Đồng, Đài PTTH tỉnh, Trường Chính trị tỉnh, Trường Đại học Đà Lạt, lãnh đạo UBND các huyện Bảo Lâm, Cát Tiên.

Phát biểu đề dẫn hội thảo, đồng chí Nguyễn Thị Mỵ - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy nhấn mạnh: Dân số luôn được xác định là một lĩnh vực quan trọng, vừa cấp thiết và lâu dài đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Động thái dân số thường đặt ra những cơ hội cũng như thách thức, luôn liên hệ chặt chẽ với quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở mỗi giai đoạn phát triển. Ngày 26/12/1961, Hội đồng Chính phủ [nay là Chính phủ] đã ra quyết định số 216/CP, về việc sinh đẻ có hướng dẫn. Đến Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW, xác định “Tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hoá gia đình sang dân số và phát triển”. Đây là bước chuyển có tính cách mạng, đánh dấu giai đoạn mới của chính sách dân số ở Việt Nam. 

Đồng chí Nguyễn Thị Mỵ - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát biểu đề dẫn hội thảo

Quán triệt, thực hiện các chính sách dân số, Lâm Đồng đã và đang đạt được những kết quả quan trọng. Đặc biệt, sau 4 năm thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW và 10 năm thực hiện Chiến lược Dân số - Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, dân số đã có sự phân bố hợp lý hơn, gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Từ năm 2012, Lâm Đồng bước vào thời kỳ dân số vàng và dự kiến đạt đỉnh vào năm 2025; cơ cấu dân số chuyển dịch tích cực, dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh chiếm 68,3% tổng dân số năm 2020. Kết quả về công tác dân số đã góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của các địa phương trên địa bàn tỉnh. 

Toàn cảnh hội thảo chuyên đề

Tuy nhiên, Lâm Đồng đang trong thời kỳ dân số vàng song; đồng thời, lại phải đối mặt với quá trình già hóa dân số. Năm 2020, tỉnh chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số. Dự báo trên bình diện Quốc gia, Việt Nam sẽ trở thành nước có dân số già vào năm 2038 với tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên đạt trên 20%. Đến năm 2049, tỷ lệ người cao tuổi sẽ chiếm khoảng 25% dân số. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, tổ chức bộ máy về công tác dân số có nhiều thay đổi, chưa được điều chỉnh phù hợp, các nội dung về dân số và phát triển thuộc chức năng quản lý nhà nước của nhiều cơ quan nhưng chưa có cơ chế phối hợp chặt chẽ… là rào cản cho thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Từ thực tế đó, yêu cầu bức thiết đặt ra là cần đánh giá việc thực hiện các chính sách dân số trên các mặt đời sống kinh tế - xã hội, nhất là trong bối cảnh thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. 

Các đại biểu trình bày tham luận tại hội thảo

Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe các tham luận; đồng thời, trao đổi ý kiến, đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm góp phần tiếp tục hoàn thiện các chính sách dân số và phát triển trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Trong đó, tập trung vào các nội dung: Những thách thức và trở ngại trong việc tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số và phát triển trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay; các nội dung về dân số và phát triển thuộc chức năng quản lý nhà nước của nhiều cơ quan nhưng chưa có cơ chế phối hợp chặt chẽ; những khó khăn, bất cập và giải pháp để lồng ghép các yếu tố dân số vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin, số liệu dân số phục vụ quá trình xây dựng các chính sách phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dân số; giải pháp phát huy lợi thế dân số vàng và thích ứng với già hóa dân số trên địa bàn tỉnh; giải pháp tăng cường truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức về dân số và phát triển; những thuận lợi và khó khăn của mô hình tổ chức, bộ máy làm công tác dân số và phát triển các cấp của tỉnh hiện nay… Qua đó, là cơ sở để các cấp, các ngành thấy được nguyên nhân, những khó khăn thách thức đặt ra; từ đó, xác định được những nội dung, giải pháp về công tác dân số và phát triển, góp phần nâng cao hiệu quả công tác dân số và phát triển trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. 

TUẤN HƯƠNG

Ngay từ đầu năm 2021 công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Trung tâm Y tế huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đã chú trọng tới công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình. Chính vì vậy các chỉ tiêu, nhiệm vụ liên quan đến công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đều đã được giao cụ thể cho các xã, thị trấn triển khai thực hiện, lồng ghép với các hoạt động khác của địa phương, góp phần giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn toàn huyện.

Người dân tham gia nghe tuyên truyền về chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

Cao Lộc là một trong 5 huyện biên giới của tỉnh Lạng Sơn. Với đặc thù địa bàn rộng, dân cư thưa thớt, đường lên xã, lên thôn tại các xã vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn, vì thế công tác dân số của huyện Cao Lộc luôn được đánh giá là còn nhiều khó khăn gian nan vất vả. Tuy nhiên, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao từ cấp ủy đảng, chính quyền địa phương từ huyện đến cơ sở, công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình [DS-KHHGĐ] được triển khai đồng bộ, có sự vào cuộc tích cực, đồng tình ủng hộ của các ban, ngành, đoàn thể trong việc tổ chức truyền thông lồng ghép thường xuyên và liên tục về chính sách DS-KHHGĐ từ đó chất lượng dân số của huyện ngày càng được nâng cao, trong đó, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tại đây đã từng bước được kiểm soát.

Nổi bật trên địa bàn huyện Cao Lộc, phải kể đến xã Thanh Lòa, một trong những xã có nhiều năm liên tục làm tốt công tác DS-KHHGĐ. Để có được thành quả đó cũng nhờ mộ phần đóng góp đáng kể của đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số và nhân viên y tế thôn bản.

Xã Thanh Lòa, huyện Cao Lộc có 1.594 nhân khẩu với 361 hộ gia đình, trong đó, tỷ lệ người áp dụng thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại chiếm 72,8 %, điều kiện kinh tế của nhiều hộ dân trên địa bàn xã còn nhiều khó khăn. Những năm trước, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên của xã khá cao, do quan niệm của một bộ phận người dân muốn có con trai để nối dõi tông đường, nhờ cậy tuổi già, thờ cúng tổ tiên.

Trong khoảng 2-3 năm trở lại đây, tỷ lệ này đã giảm dần, do được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của cấp ủy chính quyền địa phương từ huyện, xã đặc biệt là đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số đã tăng cường các hoạt động truyền thông với phương châm đi từng nhà, rà từng đối tượng. Qua đó để nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của mỗi cặp vợ chồng để đưa ra giải pháp thích hợp tuyên truyền vận động chính sách về dân số.

Công tác tuyên truyền về chính sách dân số cũng được hiệu quả hơn, khi hằng năm, trạm y tế xã lập được danh sách các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, đặc biệt là, các cặp vợ chồng chưa thực hiện các biện pháp tránh thai, các cặp vợ chồng chưa sinh con, các cặp vợ chồng đã sinh đủ hai con và các cặp vợ chồng sinh 2 con một bề. Thông qua đó các hoạt động tuyên truyền vận động của cán bộ chuyên trách được trong tâm, trọng điểm, phù hợp với từng đối tượng đã mang lại hiệu quả cao hơn.

Chị Đinh Thị Bích Diệp, thôn Bản Rọi, xã Thanh Lòa, huyện Cao Lộc chia sẻ: Nhờ được cán bộ xã, thôn tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về pháp Lệnh dân số, nêu ra các gương điểm hình tiên tiến làm ăn khá giả do thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ, từ đó gia đình tôi đã ý thức được việc sinh nhiều con là một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, mặc dù gia đình tôi đã sinh được 2 con một bề là gái nhưng gia đình tôi đã bàn bạc, thống nhất với nhau nên sinh đủ 2 con là được, để có kế hoạch làm ăn tập trung phát triển kinh tế gia đình các con được chăm lo nuôi dạy chu đáo, học hành thành đạt, có hiếu với ông bà cha mẹ…

Từ những cách làm hay và sự đồng tình ủng hộ của người dân trong xã, trong nhiều năm qua chỉ tiêu về tỷ lệ cặp vợ chồng áp dụng các biện phap tranh thai hiện đại luôn đạt trên 100% kế hoạch được giao. [năm 2019 đạt 118%; năm 2020 đạt 104%; 6 tháng đầu năm 2021 đạt 122%, ước thực hiện cả năm 2021 là 130%]. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cũng giảm đáng kể [năm 2020 là 18%, 6 tháng đầu năm 2021 là 12%; dự kiến trong cả năm 2021 là 10%]

Có được kết quả như vậy là nhờ có công lao đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ dân số huyện, xã, thị trấn, cộng tác viện dân số, nhân viên y tế thôn ban ở thôn, bản khối phố đã làm việc hết mình, có trách nhiệm không ngại khó khăn, lặn lội đi từng nhà thăm hộ gia đình, gặp trực tiếp từng đối tượng để tuyên truyền, vận động bà con tại thôn bản thực hiện chính sách DS-KHHGĐ.

Bà Đinh Thị Hoàng Giang - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Cao Lộc cho biết: Việc duy trì và nhân rộng mô hình thôn, xóm, bản làng, khối phố không có người sinh con thứ 3 trở lên là 01 nhiệm vụ trọng tâm của công tác dân số. Cho nen trong thời gian tới Trung tâm Y tế huyện sẽ rà soát các thôn nhiều năm liền có tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm và không có người sinh con thứ 3 trở lên, để xây dựng điểm hình, làm tấm gương cho các địa bàn khác học tập và nhân rộng. Đồng thời Trung tâm cũng sẽ tham mưu các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đưa chỉ tiêu về DS-KHHGĐ vào nghị quyết, kế hoạch hàng năm để toàn dân cùng  thực hiện.

Thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ, đặc biệt là giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên sẽ giúp cho mỗi gia đình có điều kiện để nuôi dạy con cái tốt hơn, chất lượng cuộc sống của gia đình cũng được nâng cao hơn, góp phần vào sự phát triển chung của địa phương về kinh tế xã hội cũng như xây dựng gia đình văn hóa, ấm no, hạnh phúc một cách bền vững.

 Hoàng Văn Nguyện- Chi cục DS-KHHGĐ

Video liên quan

Chủ Đề