Cho đoạn Tự liệu Hội nghị nêu rõ Ngoài con đường dùng bạo lực cách mạng

Cuối năm 1958 đầu năm 1959, cách mạng miền nam đứng trước những thử thách ác liệt. Dưới ánh sáng các nghị quyết của Ðảng, nhân dân miền nam đã từ đấu tranh chính trị, tiến lên đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang tự vệ, giành được nhiều thắng lợi. Song, với chính sách tố Cộng, diệt Cộng, Mỹ - Diệm đã gây cho ta những tổn thất nặng nề. Chỉ tính từ tháng  7-1955 đến tháng 2-1956, chúng đã giết hại, giam cầm 93.362 cán bộ, đảng viên. Từ 1955 đến 1958, riêng ở Nam Bộ, địch đã giết hại khoảng 68.000 cán bộ, đảng viên, bắt 446.000 người.

Tháng 12-1958, chúng đầu độc  hàng nghìn tù chính trị ở trại giam Phú Lợi, làm chết nhiều chiến sĩ cách mạng. Tháng 4-1959, Ngô Ðình Diệm tuyên bố "đặt miền nam trong tình trạng khẩn cấp". Tháng 5-1959, Quốc hội của chính quyền Sài Gòn thông qua Luật 10/59 lê máy chém đi khắp các vùng nông thôn và thành thị miền nam, công khai giết hại những người yêu nước, tàn sát đồng bào ta hết sức man rợ.

Tình hình trên chỉ ra rằng, với chính sách khủng bố, đàn áp tàn bạo của chính quyền phát-xít Ngô Ðình Diệm, nhất là với các biện pháp tố Cộng, diệt Cộng ngày càng quyết liệt, thì phương châm đấu tranh chính trị đơn thuần cũng như đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang tự vệ như trước đó không còn phù hợp với thực tế tình hình. Ðiều này đòi hỏi Ðảng phải có sự chuyển hướng chỉ đạo kịp thời để duy trì và phát triển phong trào cách mạng, đáp ứng đòi hỏi bức xúc của cán bộ, đảng viên và đồng bào yêu nước miền nam và cũng là đòi hỏi cấp bách của lịch sử đặt ra lúc bấy giờ, nhằm đưa sự nghiệp giải phóng miền nam, thống nhất đất nước của nhân dân ta vượt qua thử thách hiểm nghèo.

Tháng 1-1959, Ban Chấp hành Trung ương Ðảng triệu tập Hội nghị lần thứ 15. Dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hội nghị đã kiểm điểm tình hình trong nước từ khi Hiệp định Geneva được ký kết và đề ra nhiệm vụ đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà cho toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta. Phân tích đặc điểm, tình hình nước ta từ khi hòa bình được lập lại, Hội nghị chỉ ra hai mâu thuẫn cơ bản mà cách mạng Việt Nam phải giải quyết. Ðó là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc, giai cấp địa chủ phong kiến, tư sản mại bản ở miền nam với dân tộc Việt Nam, nhân dân cả nước Việt Nam và mâu thuẫn giữa con đường xã hội chủ nghĩa và con đường tư bản chủ nghĩa ở miền bắc.

Từ đó, Hội nghị cho rằng: "Cách mạng Việt Nam do Ðảng ta lãnh đạo bao gồm hai nhiệm vụ chiến lược: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam". Hai nhiệm vụ chiến lược đó tuy tính chất khác nhau nhưng quan hệ hữu cơ với nhau, song song tiến hành, ảnh hưởng sâu sắc lẫn nhau, trợ lực mạnh mẽ cho nhau nhằm phương hướng chung là giữ vững hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà, tạo điều kiện thuận lợi để đưa cả nước Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội [1].

Hội nghị đề ra nhiệm vụ chung của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện tại là: "Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh để giữ vững hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, ra sức củng cố miền bắc và đưa miền bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, tích cực góp phần bảo vệ hòa bình ở Ðông-Nam Á và thế giới" [2].

Ðối với cách mạng Việt Nam ở miền nam, Hội nghị xác định: "Miền nam đã trở thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của đế quốc Mỹ. Chính quyền Ngô Ðình Diệm là chính quyền tay sai của đế quốc Mỹ, chế độ thực dân và nửa phong kiến ở miền nam là một chế độ phản động, tàn bạo và đen tối" [3]. Mâu thuẫn chủ yếu ở miền nam trong giai đoạn hiện nay là mâu thuẫn giữa dân tộc ta, nhân dân ta ở miền nam và bọn đế quốc xâm lược Mỹ cùng tập đoàn thống trị Ngô Ðình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ, đại diện cho bọn địa chủ, phong kiến và tư sản mại bản thân Mỹ phản động nhất. Vì vậy, nhiệm vụ cách mạng Việt Nam ở miền nam được Hội nghị đề ra là:

- Nhiệm vụ cơ bản là giải phóng miền nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam, góp phần xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

- Nhiệm vụ trước mắt là đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Ðình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên hiệp dân tộc dân chủ ở miền nam, thực hiện độc lập dân tộc và các quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống của nhân dân, giữ vững hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, tích cực góp phần bảo vệ hòa bình ở Ðông-Nam Á và thế giới.

- Phương pháp cách mạng và phương thức đấu tranh là dùng bạo lực cách mạng từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang; và dự kiến xu hướng phát triển từ khởi nghĩa của nhân dân có thể tiến lên cuộc đấu tranh vũ trang trường kỳ... Hội nghị chỉ rõ, con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền nam là "khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Theo tình hình cụ thể và yêu cầu hiện nay của cách mạng thì con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng nên chính quyền cách mạng của nhân dân [4]".

Hội nghị nhấn mạnh: "Vì chế độ thống trị của Mỹ - Diệm dựa vào vũ lực để tồn tại mà chúng ta thì phải dựa vào lực lượng quần chúng, lấy lực lượng quần chúng để đánh đổ chúng, cho nên muốn đạt được mục tiêu đó, cần phải có một quá trình đấu tranh lâu dài và gian khổ" [5]. Trong quá trình đó "hình thức đấu tranh chính trị là chủ yếu. Song do quân thù quyết dìm cách mạng trong máu lửa, do nhu cầu của phong trào cách mạng ở miền nam, cho nên trong một chừng mực nhất định và ở những địa bàn nhất định đã xuất hiện những lực lượng vũ trang tự vệ và vũ trang tuyên truyền để trợ lực cho đấu tranh chính trị. Ðó là một điều cần thiết" [6].

Trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm thực tiễn của đồng bào, chiến sĩ miền nam trong hơn bốn năm đấu tranh đầy hy sinh gian khổ và nghiên cứu cẩn trọng những kiến nghị khẩn thiết của nhiều cán bộ, đảng viên và một số cấp ủy, Bộ Chính trị đã dành nhiều công sức, trí tuệ chuẩn bị một giải pháp cơ bản cho cách mạng miền nam để trình ra Ban Chấp hành Trung ương. Do bối cảnh phức tạp, do tính chất đặc biệt quan trọng của vấn đề nghị bàn, Hội nghị đã tiến hành qua hai đợt. Ðợt 1 vào tháng 1-1959, sau đó tiếp tục nghiên cứu tình hình và họp đợt 2 vào tháng 7-1959, nhằm hoàn thiện những kết luận của đợt 1. Nghị quyết Hội nghị được chính thức thông qua trong đợt 2.

Nghị quyết Hội nghị T.Ư 15 là một mốc lịch sử vô cùng quan trọng. Nghị quyết đã đề ra một cách toàn diện đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam. Nó đánh dấu bước phát triển mới về tư duy lý luận và chỉ đạo thực tiễn của Ðảng ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhằm mục tiêu chiến lược giải phóng miền nam, thống nhất đất nước. Những quyết sách về đường hướng phát triển của cách mạng miền nam mà Hội nghị đưa ra phản ánh đúng tình thế chín muồi của cách mạng miền nam, đáp ứng được yêu cầu bức thiết của thực tế tình hình cách mạng miền nam lúc bấy giờ, phù hợp với nguyện vọng tha thiết của đồng bào, cán bộ, chiến sĩ miền nam và phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của cách mạng miền nam. 

Nghị quyết 15 như một luồng sinh khí mới thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh của quần chúng cách mạng mà đỉnh cao là phong trào đồng khởi cuối năm 1959 đầu năm 1960, đưa cách mạng miền nam vượt qua thử thách nghiêm trọng nhất, chuyển sang thế tiến công đập tan hình thức xâm lược, thống trị điển hình của chủ nghĩa thực dân mới mà đế quốc Mỹ dày công tạo dựng ở miền nam Việt Nam. Nghị quyết 15 và tiếp đó là Nghị quyết Ðại hội  toàn quốc lần thứ III của Ðảng [tháng 9-1960] đã hoàn chỉnh đường lối cách mạng Việt Nam nói chung, đường lối và phương pháp cách mạng Việt Nam ở miền nam nói riêng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Nghị quyết cũng thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo của Ðảng ta. Nghị quyết 15 là một quyết định lịch sử.

----------------                   

[1], [2], [3]. Văn kiện Ðảng toàn tập, tập 20, NXB CTQG, H, 2002, tr 62, 63, 71.

[4], [5], [6]. Văn kiện Ðảng toàn tập, tập 20, đd, tr 82, 84.

11/28/2018 6:56:43 AM

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, căn cứ vào tình hình cụ thể của từng giai đoạn, Đảng ta có nhiều chủ trương, phương pháp đấu tranh đúng đắn, sáng tạo, mở ra cục diện mới cho cuộc chiến tranh. Trong đó, tiếp tục con đường bạo lực cách mạng sau Hiệp định Pa-ri năm 1973 là nét độc đáo, sáng tạo, cả về chủ trương và hiện thực cách mạng.

Theo Hiệp định Pa-ri [năm 1973] về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, phía Mỹ buộc phải rút toàn bộ quân đội, cam kết không dính líu về quân sự và can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam. Thế nhưng, với bản chất phản động, hiếu chiến, đế quốc Mỹ đã trắng trợn phá hoại Hiệp định, tiếp tay cho ngụy quyền Sài Gòn liên tiếp mở các cuộc hành quân “tràn ngập lãnh thổ” nhằm bình định, lấn chiếm vùng giải phóng, giành đất, giành dân và xóa thế “da báo”. Chỉ tính riêng năm 1973, chính quyền Sài Gòn đã có 301.097 hành động vi phạm Hiệp định, trong đó có 34.266 cuộc hành quân lấn chiếm, 216.550 cuộc hành quân bình định. Không những thế, đế quốc Mỹ tiếp tục duy trì lực lượng không quân và hải quân ở các vùng phụ cận Việt Nam để “ngăn đe”, kết hợp tăng cường các hoạt động ngoại giao xảo quyệt, nhằm kiềm chế sự phát triển của cách mạng nước ta. Trước tình hình đó và trên cơ sở nhận định, đánh giá đúng thực tiễn, Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng [khóa III - năm 1973] tiếp tục khẳng định “Con đường của cách mạng miền Nam là con đường bạo lực cách mạng”. Thực hiện đường lối lãnh đạo đúng đắn đó, bằng sự nỗ lực của cả nước kết hợp với sức mạnh thời đại, quân và dân ta liên tục tiến công địch và giành được thắng lợi lớn trên cả mặt trận quân sự và chính trị, tiêu diệt và làm tan rã hoàn toàn ngụy quân, ngụy quyền, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Như vậy, chủ trương tiếp tục con đường cách mạng bạo lực sau Hiệp định Pa-ri để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước không chỉ là yêu cầu khách quan, vấn đề có tính quy luật, mà còn thể hiện tư duy, tầm nhìn chiến lược cùng sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo lý luận về bạo lực cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào thực tiễn Việt Nam, cả từ chủ trương đến hiện thực, với nhiều nét nghệ thuật độc đáo và được thể hiện rõ ở một số nội dung sau:

Về chủ trương, đó là việc xác định phương pháp đấu tranh cách mạng phù hợp, tạo bước ngoặt, giành thắng lợi quyết định cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đây là vấn đề rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của mọi cuộc cách mạng. Bởi, trên thực tế, đường lối, mục tiêu của cách mạng dù đúng đắn đến đâu, nhưng nếu không có phương pháp cách mạng phù hợp cũng khó có thể trở thành hiện thực.

Với cách mạng miền Nam, sau khi Hiệp định Pa-ri được ký kết, mặc dù mục tiêu chiến lược của cách mạng là đúng đắn, song thời gian đầu, do ta chưa đánh giá hết tình hình, nhất là sự nham hiểm của địch, nên chưa có phương pháp đấu tranh phù hợp. Trên nhiều địa bàn, một bộ phận không nhỏ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ta có tư tưởng dừng lại, trông chờ hòa bình,… dẫn đến phong trào cách mạng miền Nam không những dẫm chân tại chỗ, mà ở một số nơi còn rơi vào thế bị động, thậm chí mất dân, thu hẹp địa bàn. Trong khi đó, trên hầu khắp các chiến trường, được sự hà hơi tiếp sức của Mỹ, chính quyền Sài Gòn ráo riết sử dụng hành động quân sự, vi phạm Hiệp định một cách có hệ thống, hòng thực hiện mưu đồ lấn chiếm lãnh thổ, chiếm đất, giành dân, v.v. Tình trạng này kéo dài sẽ làm cho cách mạng miền Nam ngày càng chịu thêm nhiều tổn thất.

Trong bối cảnh đó, nếu chủ động phản công, tiến công địch, không có nghĩa là ta vi phạm Hiệp định, mà là biện pháp cần thiết để buộc địch phải chấp hành nghiêm chỉnh Hiệp định đã được ký kết. Bằng việc nhận định, đánh giá đúng đắn đó, Hội nghị Bộ Chính trị [tháng 5-1973], tiếp đến Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã kịp thời đề ra phương pháp cách mạng trong giai đoạn mới. Theo đó, “Trong khi địch dùng hành động quân sự đánh ta, ta vẫn cần phải chủ động tiến công địch, kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và pháp lý,… tiến công quân sự bằng phản công của ta là chủ động, chỉ có qua đó mà từng bước đánh bại hành động vi phạm của địch”. Đây là chủ trương rất đúng đắn, sáng tạo, vừa quán triệt, thực hiện nghiêm túc tư tưởng chiến lược cách mạng tiến công của Đảng, vừa chuyển hướng kịp thời về phương pháp đấu tranh, khi tình thế cách mạng đã có sự biến chuyển mau lẹ, nhằm đưa cách mạng miền Nam đi đến thắng lợi cuối cùng. Phương pháp đấu tranh đó “như một luồng gió mới” đến với các chiến trường, khắc phục triệt để tư tưởng hữu khuynh, được đồng bào, chiến sĩ cả nước, nhất là quân và dân miền Nam sôi nổi hưởng ứng, tạo động lực mạnh mẽ để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiến lên giành nhiều thắng lợi to lớn trên hầu khắp các chiến trường.

Để chủ trương trên trở thành hiện thực, cùng với triển khai các mặt công tác, Thường trực Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, các chiến trường, nhất là đối với cơ quan chiến lược của Bộ, khẩn trương tổ chức thực hiện hàng loạt vấn đề quan trọng, cấp bách. Trước mắt là nhanh chóng tổ chức, xây dựng mới và huấn luyện các binh đoàn chủ lực, các binh chủng kỹ thuật chiến đấu; ra sức xây dựng và hoàn chỉnh kế hoạch hậu cần, kỹ thuật và các mặt bảo đảm cho tác chiến quy mô lớn, nhằm tạo thế, tạo lực, tạo thời cơ mới, đưa sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.

Về xây dựng lực lượng, ta khẩn trương bổ sung quân số với hàng chục vạn cán bộ, chiến sĩ cùng các đơn vị bộ binh, binh chủng kỹ thuật tăng cường cho tiền tuyến. Ở hậu phương lớn miền Bắc, Quân đoàn 1 - Binh đoàn Quyết thắng được thành lập, mở đầu quá trình tổ chức các binh đoàn cơ động chiến lược của Quân đội. Trên chiến trường miền Nam, sau khi thấu triệt chủ trương về tiếp tục con đường bạo lực cách mạng, Bộ Tư lệnh Miền và Bộ Tư lệnh các quân khu, chiến trường đã kịp thời rút kinh nghiệm, đề ra các giải pháp đồng bộ, chỉ đạo củng cố, xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang ba thứ quân trên toàn miền Nam. Các đơn vị bộ đội chủ lực Miền và các quân khu được kiện toàn tổ chức biên chế và tập trung huấn luyện để trở thành lực lượng cơ động mạnh, đủ sức thực hiện các trận phản công, tiến công, bẻ gãy và đập tan các cuộc hành quân gom dân, lấn đất của địch. Bộ đội địa phương được xây dựng thành những đơn vị cấp đại đội, tiểu đoàn, trang bị tương đối hiện đại, có khả năng đánh tiêu diệt một số chốt, điểm, tạo thế cho phong trào đấu tranh của nhân dân chống địch kìm kẹp. Lực lượng dân quân du kích phát triển rộng khắp, thực sự trở thành nòng cốt cùng với quần chúng đấu tranh chính trị, địch vận trên khắp các địa bàn. Hệ thống cơ sở cách mạng của ta trong vùng địch kiểm soát được củng cố và xây dựng thêm nhiều cơ sở mới với các loại hình hoạt động đa dạng, như: cơ sở nội tuyến, cơ sở thuộc các đoàn thể quần chúng, du kích mật, cán bộ phong trào, v.v. Nhờ vậy, những khu trước đó có nhiều khó khăn, lúc này đã vươn lên giành thắng lợi bước đầu; những khu đã đứng vững thì phát triển càng mạnh. Trên toàn chiến trường, ta liên tiếp đánh bại các cuộc hành quân lấn chiếm, chủ động tiến công xóa bỏ nhiều đồn bốt, giải phóng hàng trăm ấp với hàng chục vạn dân khỏi sự kìm kẹp của địch. Đặc biệt, các binh đoàn chủ lực chiến lược lần lượt được thành lập ngay tại chiến trường miền Nam, từng bước chuyển hóa thế so sánh lực lượng có lợi cho ta, nhất là trên các hướng chiến lược quan trọng của chiến trường miền Nam.

Đi liền với công tác xây dựng lực lượng, việc chuẩn bị chiến trường cũng được gấp rút thực hiện. Theo đó, ta đã tập trung điều chỉnh thế bố trí lực lượng chiến dịch, chiến lược; đẩy nhanh nhịp độ xây dựng và củng cố hậu phương chiến lược, phát triển hàng vạn ki-lô-mét đường. Đặc biệt, sau khi Chiến dịch Bù Bông - Kiến Đức [tháng 11-1973] giành thắng lợi, tuyến đường Hồ Chí Minh được khai thông từ miền Bắc qua Khu 5, Tây Nguyên,… và tỏa xuống các địa phương, củng cố vững chắc hành lang từ Sở Chỉ huy Miền xuống các quân khu và giữa các quân khu với nhau. Hệ thống đường dẫn dầu được củng cố và phát triển lên đến hàng nghìn ki-lô-mét, vươn tới cả miền Đông Nam Bộ, đáp ứng yêu cầu nhiên liệu để sẵn sàng thực hiện tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng quy mô lớn trên các chiến trường.

Cùng với đó, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tập trung chỉ đạo Bộ Tổng Tham mưu xây dựng các kế hoạch tác chiến chiến lược trên từng hướng, địa bàn trọng điểm, trong đó có Kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Đồng thời, tích cực nghiên cứu khoa học nghệ thuật quân sự, nhất là nghệ thuật tác chiến quy mô lớn hiệp đồng quân, binh chủng; nghệ thuật kết hợp chặt chẽ giữa chiến tranh nhân dân địa phương với tác chiến của các binh đoàn chủ lực; giữa tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng nhân dân trên từng địa bàn, chiến trường trọng điểm, v.v. Trên cơ sở đó, Đảng đã kịp thời đề ra quyết tâm giải phóng miền Nam bằng những đòn tiến công tổng hợp. Đây là quyết tâm đúng đắn, cách mạng và khoa học, dựa trên nền tảng lực lượng vũ trang nhân dân nhanh chóng được phát triển vững mạnh về mọi mặt, có ưu thế vượt trội đối phương; đồng thời, ta cũng tạo ra thế vững trên khắp chiến trường. Đó cũng là điều kiện, thời cơ thuận lợi để quân và dân ta tiến lên giành thắng lợi quyết định. Thực tiễn diễn biến cách mạng miền Nam sau Hiệp định Pa-ri cho thấy, thực hiện phương thức đấu tranh kết hợp giữa bạo lực vũ trang với nổi dậy của quần chúng, ta đã đẩy mạnh thế tiến công, đánh địch rộng khắp và tổ chức các chiến dịch tiến công ở tất cả các quy mô trên toàn chiến trường, tiêu diệt lớn địch, phá vỡ từng mảng trong thế trận phòng thủ chiến lược của chúng, giải phóng các địa bàn trọng yếu, tiến tới tổng tiến công đánh thẳng vào sào huyệt cuối cùng của địch bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Như vậy, lựa chọn con đường cách mạng miền Nam phải tiếp tục bằng bạo lực cách mạng để “đánh cho ngụy nhào”, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc là sự lựa chọn sáng suốt, đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tiễn. Đường lối đó cần tiếp tục được nghiên cứu, phát triển và vận dụng sáng tạo trong tình hình mới, nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng, đối tượng, đối tác đan xen để bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống.

Trung tá, ThS.VŨ BÌNH TUYỂN, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề