Chùa một cột vị trí nằm ở đâu

Nhắc đến các công trình kiến trúc nổi tiếng ở Hà Nội không thể không nhắc đến chùa Một Cột – ngôi chùa thiêng đã hàng ngàn năm tuổi. Du khách đến tham quan đều phải trầm trồ trước kiệt tác ấn tượng này. Đặc biệt hơn khi ngôi chùa cổ này còn mang không ít những dấu ấn văn hóa – lịch sử của dân tộc. 

I. Chùa Một Cột nằm ở đâu trong lòng Hà Nội?

Là một trong những địa điểm du lịch thu hút lượng lớn du khách ghé thăm. Chùa Một Cột trong lịch sử được vua Lý xây dựng trên đất thôn Thanh Bảo; thuộc huyện Quảng Đức và nằm ở phía Tây hoàng thành Thǎng Long xưa. Ngày nay chùa nằm cạnh quần thể di tích Quảng trường Ba Đình – Lăng Chủ Tịch; tọa lạc ở phố Chùa Một Cột và thuộc trung tâm quận Ba Đình, Hà Nội. Với vị trí cạnh khu di tích Phủ Chủ Tịch – Lăng Bác Hồ nên du khách thường kết hợp tham quan cả chùa và Lăng Bác.

Chùa Một Cột nằm ở đâu trong lòng Hà Nội?

II. Đôi nét về lịch sử chùa Một Cột

Chùa Một Cột hay chùa Diên Hựu, chùa Mật hoặc Liên Hoa Đài. Theo ghi chép của lịch sử, chùa được vua Lý Thái Tông quyết định xây dựng vào mùa đông năm 1049. Theo  tương truyền, vua Lý Thái Tông nằm chiêm bao thấy Phật Quan Âm tọa trên tòa hoa sen tỏa ánh sáng rực rỡ, sau đó đưa tay dắt vua lên đài. Tỉnh mộng vua sai người dựng nên chùa Một Cột với lối kiến trúc tựa như trong mộng. Từ đó xuất hiện một ngôi chùa với kết cấu một cột độc đáo. Dáng dấp như đài sen vươn lên giữa mặt hồ Linh Chiểu thuộc kinh thành Thăng Long.

Đây là nơi hay lui tới cầu nguyện của vua Lý Anh Tông. Không lâu sau đó, Hoàng hậu hạ sinh hoàng tử khỏe mạnh, khôi ngô. Vua Lý cho người tu sửa lại chùa đồng thời dựng thêm một ngôi chùa bên cạnh để tạ ơn. Lúc này hình thành quần thể chùa bao gồm chùa Một Cột và ngôi chùa mới được xây dựng. Lấy tên là Diên Hựu mang hàm nghĩa sâu xa là  “phước bền dài lâu”.

Trải qua nhiều triều đại, cùng với quy luật của thời gian; đặc trưng văn hóa – kiến trúc khác nhau trong từng thời kỳ khiến chùa có nhiều sự thay đổi. Nhất là năm 1954, thực dân Pháp cho phá hủy toàn bộ chùa. Kiến trúc cũ từ đây bị mất đi, duy chỉ còn mấy xà gỗ và cột trụ dưới lòng hồ. Ngay sau đó Chính phủ đã cho tu sửa lại chùa. Đến hiện tại, dù trải qua nhiều lần tu sửa nhưng chùa vẫn giữ những nét điển hình của kiến trúc cũ.

Đôi nét về lịch sử chùa Một Cột

III. Kiến trúc ấn tượng của chùa Một Cột

Là một trong những công trình kiến trúc xuất sắc mang đậm nét tính dân tộc Không gian chùa là bản giao hưởng giữa sáng tạo về nghệ thuật trong kiến trúc. Chẳng hạn như: hội họa, điêu khắc đá, chạm khắc gỗ… Tất cả đều rất Việt Nam, rất dân tộc!

1. Bên ngoài chùa

Nằm trong top kiến trúc có một không hai. Tạo hình của chùa như một đóa hoa sen nở trên mặt nước. Đây cũng là loài hoa tượng trưng cho sự cao quý và tinh khiết của Phật pháp. Vì vậy trong dân gian lưu truyền nhau cái tên khác của chùa Một Cột là Liên Hoa Đài. Không gian chùa toàn bộ đều được đặt trên trụ đá dưới lòng hồ Linh Chiểu. Trên thực tế trụ là hai khối đá gắn kết. Nhưng bằng khéo léo người xưa tạo nên sự độc đáo cho kiến trúc chùa. 

Ngoài được làm bằng nhiều loại gỗ quý thì mái chùa cũng được lợp ngói cổ. Thiết kế khéo léo với hình dạng đao cong có đắp hình rồng chầu mặt nguyệt hay còn được gọi là “Lưỡng long chầu nguyệt”. Một nét hoa văn cực kì tinh xảo. Trong kiến trúc xây dựng chùa từ xưa đến nay, rồng luôn là một biểu tượng không thể thiếu. Đây là hình tượng mang đậm những giá trị nhân văn; thể hiện sự quyền uy thần thánh và tôn lên ước vọng cũng như trí tuệ của con người.

Kiến trúc ấn tượng của chùa

2. Bên trong chùa

Để lên chùa chiêm bái, thắp hương bạn sẽ phải bước qua 13 bậc thang nhỏ được làm bằng gạch. Trên cầu thang có gắn bia đá. Trên đó là sơ lược về lịch sử của ngôi chùa. Bên trong chùa là lối trang trí tinh xảo, sắc nét với tượng Phật Quan Âm. Tượng Phật ở chùa Một Cột  được thiết kế mô phỏng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông. Xung quanh chùa Một Cột là hồ Linh Chiểu. Hồ được bao bọc bằng tường gạch thấp. Bốn mùa trong hồ đều thoang thoảng hương thơm ngát của hoa sen

Không những nổi tiếng về nét độc đáo trong kiến trúc, chùa Một Cột còn là ngôi chùa đỉnh cao của triết học phương Đông. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng không gian chùa được xây dựng một cách hài hòa theo triết lý âm – dương. Hình vuông của chùa tượng trưng cho âm. Trong khi đó, cột đỡ chùa hình tròn và thẳng đứng tượng trưng cho dương. Đó chính sự hài hòa được đề cập, sự hài hòa của đất trời, âm – dương, sinh – tử.

Dù không giữ được kiến trúc nguyên bản như trong thời Lý nhưng chùa Một Cột là sự nhắc nhở về một thời vang bóng của lịch sử. Đồng thời đây cũng là niềm tự hào lớn lao của dân tộc.

Xem thêm: Chùa Thiên Mụ ở đâu? 5 địa điểm nhất định ghé thăm khi đến chùa Thiên Mụ

Xem thêm: Hoa ưu đàm là gì? Ý nghĩa hoa ưu đàm trong Phật giáo

Khi nhắc đến những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất thì không thể nào không nhắc đến chùa Một Cột – ngôi chùa có lịch sử lâu đời tại Việt Nam. Đồng thời, ngôi chùa này cũng là một trong những biểu tượng của đất nước. Vậy chùa Một Cột ở đâu? Đường đến chùa Một Cột như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!

1. Chùa Một Cột ở đâu?

Chùa Một Cột nằm ở đâu là câu hỏi được rất nhiều du khách trong và thậm chí là cả ngoài nước quan tâm. Đây là một ngôi chùa cổ, một biểu tượng ngàn năm văn hiến của thủ đô Hà Nội. Hiện nay, chùa nằm tại công viên phía sau phố Ông Ích Khiêm, thuộc quận Ba Đình, Hà Nội.

>>> Xem thêm : Top 15+ địa điểm du lịch quanh Hà Nội tha hồ đi “trốn nắng” cuối tuần

2. Lịch sử chùa Một Cột

Các bạn đã biết địa chỉ chùa Một Cột rồi. Tiếp theo hãy cùng chúng tôi khám phá về lịch sử thành lập của ngôi chùa cổ này nhé!

Chùa được xây dựng vào mùa đông năm 1049, dưới thời vua Lý Thái Tông. Do có kiến trúc độc đáo, giống như một đóa sen lớn đang nở rộ trên mặt nước nên chùa còn được gọi với cái tên là Liên Hoa Đài. Ngoài ra, chùa còn nhiều tên gọi khác như chùa mật, gọi theo Hán – Việt là Nhất Trụ tháp hoặc Diên Hựu tự. Chùa được làm hoàn toàn bằng gỗ. Nhờ vào hệ thống các thanh gỗ chắc chắn đỡ ở phía dưới mà toàn bộ chùa lộ ra khỏi mặt nước như đóa sen đang vươn mình lên.

Vào năm 1962, chùa đã được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Quốc gia. Tiếp đó, vào năm 2012, Tổ chức kỷ lục châu Á đã công nhận chùa Một Cột là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á.

Khi đến thăm chùa Một Cột các bạn sẽ được chiêm ngưỡng cấu trúc độc đáo cùng cách trang trí vô cùng công phu tại ngôi chùa này. Các bạn có thể đến thăm chùa tất cả các ngày trong tuần vào mùa hè. Còn mùa đông thì trừ thứ 2 và thứ 6 nhé, do 2 ngày này chùa đóng cửa.

3. Hướng dẫn đường đến địa chỉ chùa Một Cột

Các bạn đều đã biết chùa Một Cột nằm ở đâu rồi. Vậy thì phải đi như thế nào để đến chùa đây? Có rất nhiều cách và phương tiện để đến chùa, đặc biệt, do chùa nằm trong nội thành nên có khá nhiều phương tiện công cộng chạy qua chùa.

Các bạn đi từ bưu điện thành phố đi về hướng Bắc. khi tới vòng xuyến thì đi theo lối ra thứ nhất để vào đường Đinh Tiên Hoàng. Tiếp theo đến DC Gallery thì rẽ trái để vào Hàng Gai. Thấy Authentic Battrang – Ceramic shop các bạn đi vào Hàng Bông. tiếp đó đi thẳng qua Xôi Cấm để vào Điện Biên Phủ. Từ đường này cắt ngang qua đường Hùng Vương chính là Ông Ích Khiêm. Ngay bên cạnh là nơi bạn cần đến rồi.

4. Chùa Một Cột – Biểu tượng lịch sử ngàn năm văn hiến của thủ đô Hà Nội

Ngoài ý nghĩa tâm linh ra thì chùa Một Cột còn là một biểu tượng lịch sử ngàn năm văn hiến của Hà Nội, là một điểm du lịch đẹp và độc đáo, thu hút du khách trong ngoài nước. Rất nhiều du khách nước ngoài khi đến với Hà Nội đều không thể không ghé thăm chùa Một Cột.

Ngôi chùa là một công trình đầy sáng tạo, một tác phẩm nghệ thuật cho thấy sự kết hợp vô cùng hài hòa của kiến trúc với hội họa và điêu khắc đá. Ngôi chùa nổi bật trên hồ nước. Hành lang được chạm vẽ các biểu tượng văn hóa và nghệ thuật, mang đậm nét dân tộc.

Chùa không rộng cũng chẳng nguy nga tráng lệ mà chỉ có một gian như đài hoa sen với hình vuông, mỗi chiều rộng 3m và được làm hoàn toàn bằng gỗ, lợp mái ngói. Tại mỗi góc mái đều được uốn cong và có Lưỡng long chầu nguyệt – biểu tượng quen thuộc tại các ngôi chùa Việt Nam.

Điểm nổi bật nhất của ngôi chùa này đó chính là toàn bộ cấu trúc chùa đều được đặt trên một trụ đá gồm 2 khối đá chồng khít lên nhau. Trụ đá này có đường kính 1,2m và chiều cao là 4m.

Để vào chùa Một Cột thắp hương lễ Phật các bạn phải đi theo một cầu thang nhỏ được lát bằng gạch rộng 1,4m và có tổng thể 13 bậc. 2 bên cầu thang là thành tường gạch với bia đá. Trên bia đá ghi lại lịch sử của chùa Một Cột giúp du khách dễ dàng quan sát và tìm hiểu.

Sau khi bước ra ngoài chùa các bạn có thể được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tươi mát của cả một hồ sen, đặc biệt là nếu đến đây vào mùa hè. Bao xung quanh hồ sen là lan can được xây bằng gạch sành tráng men xanh.

Ngoài ra, khi đến thăm chùa Một Cột các bạn cũng đừng bỏ lỡ cơ hội được ngắm cây bồ đề xum xuê tỏa bóng mát ở ngay phía sau chùa. Theo ghi chép thì đây là món quà Bác Hồ nhận được từ vị tổng thống Rajendra Prasad nhân dịp Bác sang thăm Ấn Độ năm 1958.

Ngoài ra, ở phía cổng tam quan của chùa còn có một công trình được mở rộng phục vụ cho mục đích tụng kinh, thờ cúng và sinh hoạt của các tăng ni.

Chùa Một Cột thu hút du khách không chỉ nhờ vào kiến trúc hoa sen độc đáo mà đây còn là một biểu tượng cho trí tuệ, sự trường thọ, cứu rỗi và tấm lòng nhân ái. Ngoài ý nghĩa tâm linh thì chùa còn mang theo triết lý vô cùng sâu sắc với cấu trúc hình vuông đại diện cho âm, các cột tròn đại diện cho dương.

Với việc sử dụng hai vật liệu tự nhiên cứng là gỗ và đá hài hòa, kết hợp với cảnh quan tự nhiên đã mang đến cho ngôi chùa dáng vẻ vừa uy nghi nhưng cũng không kém phần cổ kính, thanh lịch. Chẳng bởi thế mà đã có không ít du khách đến thăm chùa phải ấn tượng với kiến trúc “độc nhất vô nhị” này.

5. Chùa Một Cột thờ ai?

Bên trong chùa có đặt một bức tượng Phật Bồ Tát Quan Thế Âm. Người đang ngồi trên một bông sen cũng được làm bằng gỗ và được sơn son thiếp vàng, đặt ở vị trí cao nhất của chùa. Phía trên bức tượng Phật là một tấm hoành phi Liên Hoa Đài giúp mọi người nhớ lại sự tích về giấc mơ của vua Lý, đây cũng là lý do mà ông cho xây dựng ngôi chùa này. Ở phía dưới chân của bức tượng là nơi đặt hoa thơm, quả ngọt mà các du khách đến đây lễ chùa để lại.

Theo như những gì người dân địa phương kể lại thì những ai đến chùa để cầu xin ban cho hôn nhân và con cái đều rất linh nghiệm. Chỉ cần thành tâm sẽ được Phật Quan Âm phù hộ. Chính vì vậy, có không ít nam thanh nữ tú hay các đôi vợ chồng đều tìm đến chùa để dâng hương lễ phật cầu xin tình duyên, con cái.

Đây là một công trình không chỉ có ý nghĩa mà còn mang tính biểu tượng đối với Việt Nam. sau nhiều thăng trầm, ngôi chùa đã được trùng tu lại nhiều lần. Để công trình này có thể trường tồn mãi với thời gian thì cần đến chính thế hệ chúng ta cũng như các thế hệ mai sau không ngừng giữ gìn và bảo tồn.

Nếu các du khách có dịp đến thăm Hà Nội thì đừng quên ghé thăm chùa Một Cột để tận mắt chứng kiến kiến trúc độc đáo của ngôi chùa cũng như tự mình cảm nhận vẻ đẹp và sự uy nghiêm nơi đây. Chắc chắn đây sẽ là một kỷ niệm khó quên khi đến với đất thủ đô.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về chùa Một Cột. Qua bài viết này chắc hẳn các bạn đã biết chùa Một Cột ở đâu và đường đi tới chùa như thế nào. Chùa Một Cột chính là một trong những niềm tự hào của dân Việt. Đã đến Hà Nội mà chưa ghé vào chùa Một Cột thì quả là điều rất đáng tiếc. Còn chần chừ gì mà bây giờ không xách balo lên và đi cùng chúng tôi nào!

Video liên quan

Chủ Đề