Chức năng xã hội của nhà nước với tư cách là

Nhà nước là một bộ máy đặc biệt để bảo đảm sự thống trị về kinh tê, để thực hiện quyền lực về chính trị và thực hiện sự tác động về tư tưởng đối với quần chúng. Nhà nước là một hiện tượng phức tạp và đa dạng nó vừa mang bản chất giai cấp lại vừa mang bản chất xã hội.

Để hiểu hơn bản chất của nhà nước chúng ta cần tìm hiểu khái niệm chức năng nhà nước là gì. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề Chức năng nhà nước là gì? thông qua bài viết dưới đây

>>>>> Tham khảo: Nhà nước là gì?

Chức năng nhà nước là những phương diện, loại hoạt động cơ bản của nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước, đó là những mặt hoạt động, hướng hoạt động chủ yếu của nhà nước, phát sinh từ bản chất, mục tiêu, nhiệm vụ, vai trò và điều kiện tồn tại của nhà nước trong mỗi giai đoạn phát triển của nó.

Để hiểu được khái niệm chức năng nhà nước là gì? chúng ta cần tìm hiểu khái niệm chức năng là: Chức năng là thuật ngữ dùng để chỉ những phần việc chỉ thuộc về một đối tượng nhất định và đói tượng này có khả năng thực tế để làm được phần việc đó.

Nhà nước là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, nó ra đời để tổ chức và quản lí các mặt của đời sống xã hội. Đó là công việc của nhà nước, gắn liền nhà nước mà không một thực thể nào trong xã hội có thể làm thay nhà nước thực hiện nhiệm vụ này.

Mặt khác, nhà nước với những ưu thế của mình nên có khả năng thực tế để làm được những công việc đó. Với ý nghĩa này, chức năng nhà nước là khái niệm dùng để chỉ những hoạt động, phần việc quan trọng của riêng nhà nước mà chỉ nhà nước mới có đủ khả năng, điều kiện để thực hiện những hoạt động đó.

Mặc dù được diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, song nhìn chung, có thể hiểu một khái niệm chung: Chức năng nhà nước là những mặt hoạt động cơ bản của nhà nước, phù hợp với bản chất, mục đích, nhiệm vụ của nhà nước và được xác định bởi điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong những giai đoạn phát triển của nó.

Phân loại chức năng nhà nước

Trong khoa học pháp lí hiện nay có nhiều cách phân loại chức năng của nhà nước:

Căn cứ vào phạm vi hoạt động của nhà nước, chức năng của nhà nước được phân thành các chức năng đối nội và các chức năng đối ngoại:

– Các chức năng đối nội của nhà nước:

Chức năng đối nội của nhà nước là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong quan hệ với các cá nhân, tổ chức trong nước, chẳng hạn chức năng kinh tế, chức năng xã hội, chức năng trấn áp, chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

– Các chức năng đối ngoại của nhà nước:

Chức năng đối ngoại của nhà nước là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong quan hệ với các quốc gia, dân tộc khác, chẳng hạn chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược, chức năng phòng thủ, bảo vệ đất nước, chức năng thiết lập quan hệ ngoại giao, hợp tác quốc tế.

Căn cứ vào hoạt động của nhà nước trong các lĩnh vực xã hội, chức năng của nhà nước được phân theo từng lĩnh vực cụ thể. Theo đó, tương ứng mỗi lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội là một chức năng của nhà nước. Chẳng hạn:

– Chức năng kinh tế: 

Đây là chức năng của mọi nhà nước. Nhà nước thực hiện chức năng này nhằm củng cố và bảo vệ cơ sở tồn tại của nhà nước, ổn định và phát triển kinh tế.

– Chức năng xã hội: 

Đó là toàn bộ hoạt động của nhà nước trong việc tổ chức và quản lí các vấn đề xã hội của đời sống như vấn đề về môi trường, giáo dục, y tế, lao động, việc làm, thu nhập của người dân, phòng chống thiên tai… Đây là các hoạt động góp phần củng cố và bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội, bảo đảm sự ổn định, phát triển an toàn và hài hoà của toàn xã hội.

– Chức năng trấn áp:

Trong điều kiện có đấu tranh giai cấp, chức năng trấn áp sự phản kháng của giai cấp bị trị là rất cần thiết nhằm bảo vệ sự tồn tại vững chắc của nhà nước, bảo vệ lợi ích về mọi mặt của giai cấp thống trị.

– Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược:

Đây là chức năng đặc trưng của các nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản giai đoạn chủ nghĩa đế quốc trở về trước. Các nhà nước đó thực hiện chức năng này nhằm xâm chiếm và mở rộng lãnh thổ, bóc lột nhân dân cũng như áp đặt sự nô dịch đối với các dân tộc khác.

– Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội: 

Đây là chức năng của các nhà nước nói chung. Thực hiện chức năng này, nhà nước phải sử dụng nhiều biện pháp, nhất là các biện pháp pháp lí nhằm phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác, đảm bảo ổn định, trật tự xã hội, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội.

– Chức năng bảo vệ đất nước: 

Đây là chức năng của mọi nhà nước. Trước đây, nhiều nhà nước thường phát động chiến tranh xâm lược nước khác, ngày nay, nhiều nhà nước vẫn tìm cách áp đặt ý chí của mình đối với nước khác. Trong điều kiện đó, các nhà nước phải thực hiện các hoạt động nhằm bảo vệ đất nước, chống lại các cuộc chiến nanh xâm lược cũng như các ảnh hưởng tiêu cực khác từ bên ngoài.

– Chức năng quan hệ với các nước khác: 

Các nhà nước thực hiện chức năng này nhằm thiết lập các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá… với các quốc gia khác để trước hết phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục… trong nước, qua đó có thể cùng nhau giải quyết những vấn đề có tính chất quốc tế.

Ngoài các cách phân loại nêu trên, chức năng nhà nước còn có thể được phân loại theo những căn cứ khác. Chẳng hạn, dựa vào bản chất của nhà nưóc, chức năng của nhà nước được phân chia thành các chức năng thể hiện tính giai cấp và các chức năng thể hiện tính xã hội; dựa vào mục đích thực hiện, chức năng của nhà nước được chia thành chức năng cai trị và chức năng phục vụ; dựa vào hình thức thực hiện, chức năng của nhà nước được chia thành chức năng lập pháp, chức năng hành pháp, chức năng tư pháp…

Cách thức thực hiện chức năng nhà nước

Để thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại, nhà nước sử dụng nhiều hình thức và phương pháp hoạt động khác nhau, trong đó có ba hình thức hoạt động chính là: Xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật. Trong mỗi nhà nước, việc sử dụng ba hình thức hoạt động này cũng có những đặc điểm khác nhau.

Tùy thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi nước, các phương pháp hoạt động để thực hiện các chức năng của nhà nước cũng rất đa dạng nhưng nh́n chung có hai phương pháp chính là thuyết phục và cưỡng chế. Giáo dục, thuyết phục là việc nhà nước sử dụng các biện pháp tác động lên ý thức con người, làm cho họ biết, hiểu, tự giác, chủ động, tích cực thực hiện các yêu cầu, đòi hỏi của nhà nước.

Cưỡng chế là việc nhà nước bắt buộc các cá nhân, tổ chức trong xã hội phải thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu, đòi hỏi của nhà nước. Các biện pháp cưỡng chế nhà nước rất đa dạng, trong đó người bị cưỡng chế luôn phải gánh chịu sự bất lợi nào đó, có thể là bất lợi về thân thể, về tài sản, thậm chí cả tính mạng của họ.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề chức năng nhà nước là gì? Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến những vấn đề pháp lý. Mong quý độc giả đặt câu hỏi cho chúng tôi để chúng tôi hỗ trợ quý độc giả giải quyết những thắc mắc.

Tìm hiểu về bản chất nhà nước và chức năng của nhà nước

Quy định về chức năng của nhà nước

Ngày nay, cùng với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; thời đại 4.0 cùng với mệnh danh là nước nông nghiệp sản xuất lúa gạo nhất nhì thế giới. Chức năng của nhà nước ngày càng quan trọng. Vậy chức năng của nhà nước là gì, bài viết dưới đây Hoatieu.vn sẽ chia sẻ cho bạn.

1. Định nghĩa về nhà nước và chức năng cơ quan nhà nước

Trước tiên, chúng ta phải hiểu nhà nước là gì? Nhà nước, hiểu theo nghĩa pháp luật thì tương đương với một quốc gia, là một tổ chức xã hội đặc biệt của quyền lực chính trị được giai cấp thống trị thành lập nhằm thực hiện quyền lực chính trị của mình.

Nhà nước vì thế mang bản chất giai cấp. Nhà nước xuất hiện kể từ khi xã hội loài người bị phân chia thành những lực lượng giai cấp đối kháng nhau; nhà nước là bộ máy do lực lượng nắm quyền thống trị [kinh tế, chính trị, xã hội] thành lập nên nhằm mục đích điều khiển, chỉ huy toàn bộ hoạt động của xã hội trong một quốc gia do vậy nhà nước mang vai trò xã hội, trong đó chủ yếu để bảo vệ các quyền lợi của lực lượng thống trị.

Nhà nước xuất hiện khi có chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và xuất hiện những giai cấp đối kháng nhau do vậy mà nó cần một tổ chức chính trị đứng ra để điều hòa những mâu thuẫn ấy và để quản lí xã hội.

  • Chức năng nhà nước là phương diện chủ yếu của cả bộ máy nhà nước mà mỗi cơ quan nhà nước đều phải tham gia thực hiện ở những mức độ khác nhau, nó là phương hướng hoạt động chủ yếu của Nhà nước thể hiện bản chất, vai trò sứ mệnh xã hội và mục tiêu của Nhà nước.

Ví dụ: chức năng bảo vệ pháp luật và tăng cường pháp chế thuộc về các cơ quan: Quốc Hội, Tòa án, Viện kiểm sát…

  • Chức năng của một cơ quan nhà nước là những phương diện hoạt động của cơ quan đó nhằm góp phần thực hiện chức năng chung của nhà nước.

Ví dụ: Tòa án thực hiện chức năng xét xử vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp. Chức năng của Viện kiểm sát là công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.

2. Phân loại chức năng

Ta căn cứ vào tính chất chức năng phân thành:

  • Chức năng cơ bản
  • Chức năng không cơ bản.

Ta căn cứ vào thời gian thực hiện chức năng:

  • Chức năng lâu dài
  • Chức năng tạm thời

Ta căn cứ vào đối tượng của chức năng:

  • Chức năng đối nội [là chức năng cơ bản]
  • Chức năng đối ngoại.

3. Chức năng nhà nước

Nhà nước có hai chức năng chính phân theo đối tượng là chức năng đối nội và chức năng đối ngoại, cụ thể:

Chức năng đối nội là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong nội bộ đất nước. Ví dụ: Đảm bảo trật tự xã hội, trấn áp những phần tử chống đối chế độ, bảo vệ chế độ kinh tế... la những chức năng đối nội của các nhà nước.

Chức năng đối ngoại thể hiện vai trò của nhà nước trong quan hệ với các nhà nước và dân tộc khác. Ví dụ: phòng thủ đất nước, chống sự xâm lược từ bên ngoài, thiết lập các mối bang giao với các quốc gia khác...

Các chức năng đối nội và đối ngoại có quan hệ mật thiết với nhau. Việc xác định và thực hiện các chức năng đối ngoại luôn luôn phải xuất phát từ tình hình thực hiện các chức năng đối nội. Đồng thời, kết quả của việc thực hiện các chức năng đối ngoại sẽ tác động mạnh mẽ tới việc tiến hành các chức nang đối nội.

Để thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại, nhà nước sử dụng nhiều hình thức và phương pháp hoạt động khác nhau, trong đó có ba hình thức hoạt động chính là: Xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật. Trong mỗi nhà nước, việc sử dụng ba hình thức hoạt động này cũng có những đặc điểm khác nhau. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi nước, các phương pháp hoạt động để thực hiện các chức năng của nhà nước cũng rất đa dạng nhưng nh́n chung có hai phương pháp chính là thuyết phục và cưỡng chế. Trong các nhà nước bóc lột, cưỡng chế được sử dụng rộng rãi và là phương pháp chủ yếu để thực hiện các chức năng của nhà nước. Ngược lại, trong các nhà nước xã hội chủ nghĩa, thuyết phục là phương pháp cơ bản, còn cưỡng chế được sử dụng kết hợp và dựa trên cơ sở của thuyết phục và giáo dục. Các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước được thực hiện thông qua bộ máy nhà nước.

Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan từ trung ương xuống địa phương, bao gồm nhiều loại cơ quan như cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp ... Toàn bộ hoạt động của bộ máy nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước, phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị. Bộ máy nhà nước bao gồm nhiều cơ quan, mỗi cơ quan cũng có những chức năng, nhiệm vụ riêng phù hợp với phạm vi quyền hạn được giao. Vì vậy cần phân biệt chức năng nhà nước với chức năng của mỗi cơ quan nhà nước cụ thể. Chức năng của nhà nước là phương diện hoạt động chủ yếu của toàn thể bộ máy nhà nước, trong đó mỗi cơ quan khác nhau của nhà nước đều tham gia thực hiện ở những mức độ khác nhau. Chức năng của một cơ quan chỉ là những mặt hoạt động chủ yếu của riêng cơ quan đó nhằm góp phần thực hiện những chức năng và nhiệm vụ chung của nhà nước.

Mỗi kiểu nhà nước có bản chất riêng nên chức năng của các nhà nước thuộc mỗi kiểu nhà nước cũng khác nhau và việc tổ chức bộ máy để thực hiện các chức năng đó cũng có những đặc điểm riêng. Vì vậy, khi nghiên cứu các chức năng của nhà nước và bộ máy nhà nước phải xuất phát từ bản chất nhà nước trong mỗi kiểu nhà nước cụ thể để xem xét.

3. Chức năng của nhà nước được thực hiện bởi chủ thể nào?

Như đã phân tích ở trên, chức năng của nhà nước là phương diện hoạt động chủ yếu của toàn thể bộ máy nhà nước, trong đó mỗi cơ quan khác nhau của nhà nước đều tham gia thực hiện ở những mức độ khác nhau.

Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan chiếm số lượng lớn nhất trong hệ thống bộ máy nhà nước. Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập và tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến cơ sở.

Cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương gồm Chính phủ, các Bộ và cơ quan ngang Bộ, ở địa phương gồm ủy ban nhân dân các cấp. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ của từng cơ quan là có sự đóng góp lớn của đội ngũ cán bộ, công chức.

4. Bản chất của nhà nước

4.1 Khái niệm bản chất nhà nước

Vấn đề bản chất và ý nghĩa của nhà nước luôn luôn là đối tượng của cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt nhất. Đồng thời đây cũng là một trong những vấn đề khó nhất đã "trở thành trung tâm của mọi vấn đề chính trị và mọi tranh luận chính trị" Những người đại diện cho triết học, sử học, chính trị, kinh tế học và chính luận tư sản đã đưa ra nhiều thứ lý luận làm cho vấn đề càng trở nên phức tạp hơn. Vì nhiều lý do, các nhà lý luận tư sản không giải thích được một cách đúng đắn và khoa học vấn đề bản chất nhà nước, nên ở góc độ này hay góc độ khác đã biện hộ cho sự thống trị của giai cấp bóc lột không thừa nhận những quy luật vận động khách quan của nhà nước. Với phương pháp luận khoa học, trên cơ sở kế thừa và phát triển những thành tựu của nhiều bộ môn khoa học, học thuyết Mác-Lênin về nhà nước và pháp luật đã giải thích được một cách đúng đắn vấn đề bản chất và ý nghĩa của nhà nước nói chung cũng như của nhà nước xã hội chủ nghĩa nói riêng.

Xuất phát lừ việc nghiên cứu nguồn gốc của nhà nước, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-lênin đi đến kết luận "Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được". Nghĩa là, nhà nước chỉ sinh ra và tồn tại trong xã hội có giai cấp và bao giờ cũng thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc. Bản chất đó thể hiện trước hết ở chỗ nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt nằm trong tay của giai cấp cầm quyền, là công cụ sắc bén nhất để thực hiện sự thống trị giai cấp, thiết lập và duy trì trật tự xã hội.

Trong xã hội có giai cấp, sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác đều thể hiện dưới ba loại quyền lực là quyền lực chính trị, quyền lực kinh tế và quyền lực tư tưởng. Trong đó, quyền lực kinh tế giữ vai trò quyết định, là cơ sở để bảo đảm cho sự thống trị giai cấp. Quyền lực kinh tế có ý nghĩa quan trọng vì nó tạo ra cho người chủ sở hữu khả năng có thể bắt những người bị bóc lột phải phụ thuộc về mặt kinh tế. Nhưng bản thân quyền lực kinh tế không thể duy trì được các quan hệ bóc lột. Vì vậy, cần phải có nhà nước, một bộ máy cưỡng chế đặc biệt để củng cố quyền lực của giai cấp thống trị về kinh tế và để đàn áp sự phản kháng của các giai cấp bị bóc lột. Nhờ có nhà nước, giai cấp thống trị về kinh tế trở thành giai cấp thống trị về chính trị. Nói cách khác, giai cấp thống trị đó trở thành chủ thể của quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị.

Quyền lực chính trị "là bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn áp giai cấp khác". Nhà nước là một bộ máy bạo lực do giai cấp thống trị tổ chức ra để trấn áp các giai cấp đối địch. Với ý nghĩa đó nhà nước chính là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị. Giai cấp thống trị sử dụng nhà nước để tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp mình. Thông qua nhà nước ý chí của giai cấp thống trị được thể hiện một cách tập trung thống nhất và hợp pháp hóa thành ý chí nhà nước. Ý chí nhà nước có sức mạnh bắt buộc các giai cấp khác phải tuân theo một "trật tự” do giai cấp thống trị đặt ra, phải phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị. Làm như vậy, giai cấp thống trị đã thực hiện sự chuyên chính của giai cấp mình đối với các giai cấp khác. Công cụ chủ yếu để thực hiện sự chuyên chính giai cấp là nhà nước, một bộ máy do giai cấp thống trị tổ chức ra.

Trong các xã hội bóc lột, nền chuyên chính của các giai cấp bóc lột đều có đặc điểm chung là duy trì sự thống trị về chính trị, kinh tế và tư tưởng của thiểu số người bóc lột đối với đông đảo nhân dân lao động. Các nhà nước bóc lột đều có chung bản chất là bộ máy để thực hiện nền chuyên chính của giai cấp bóc lột: Nhà nước chủ nô là công cụ chuyên chính của giai cấp chủ nô, nhà nước phong kiến là công cụ chuyên chính của giai cấp địa chủ phong kiến, nhà nước tư sản là công cụ chuyên chính của giai cấp tư sản. Khác với điều đó, nhà nước xã hội chủ nghĩa với bản chất chuyên chính vô sản, là bộ máy để củng cố địa vị thống trị và bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chiếm đa số trong xã hội, để trấn áp những lực lượng thống trị cũ đã bị lật đổ và những phần tử chống đối cách mạng.

Nhưng để thực hiện sự chuyên chính giai cấp không thể chỉ đơn thuần dựa vào bạo lực và cưỡng chế mà còn cần đến sự tác động về tư tưởng nữa. Giai cấp thống trị đã thông qua nhà nước để xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội, bắt các giai cấp khác phải lệ thuộc mình về mặt tư tưởng.

Như vậy, nhà nước là một bộ máy đặc biệt để bảo đảm sự thống trị về kinh tế, để thực hiện quyền lực về chính trị và thực hiện sự tác động về tư tưởng đối với quần chúng. Ngoài việc thực hiện các chức năng trên, nhà nước còn phải giải quyết tất cả các vấn đề khác nảy sinh trong xã hội, nghĩa là phải thực hiện các chức năng xã hội. Điều đó nói lên rằng nhà nước là một hiện tượng phức tạp và đa dạng nó vừa mang bản chất giai cấp lại vừa mang bản chất xã hội.

Mặc dù mỗi kiểu nhà nước có bản chất riêng, nhưng các nhà nước đều có một số đặc điểm chung. Để khái quát hóa bản chất chung của nhà nước, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-lênin đã đưa ra nhiều định nghĩa. Trong đó, phần lớn các định nghĩa đều xác định nhà nước là một bộ máy để thực hiện sự thống trị giai cấp, là bộ máy của quyền lực nhà nước. V.I.Lênin định nghĩa: "Nhà nước là một bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác". Trong tác phẩm "Nhà nước và cách mạng" Người giải thích rõ thêm "Nhà nước theo đúng nghĩa của nó, là một bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác". Những định nghĩa này V.I.Lênin một mặt đã xác định rõ bản chất và ý nghĩa xã hội của nhà nước trong xã hội có giai cấp đối kháng [nhà nước theo đúng nghĩa của nó]; mặt khác, đã nêu ra những yếu tố cơ bản cấu thành khái niệm nhà nước của bất kỳ kiểu nhà nước. Theo V.I.Lênin nhà nước trước hết là một bộ máy đặc biệt tách ra khỏi xã hội để thực hiện một quyền lực mang tính cưỡng chế và xét về bản chất, nhà nước bao giờ cũng là công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp. Nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng có một số đặc điểm chung như các kiểu nhà nước khác, nhưng với bản chất là chuyên chính vô sản nó không còn là nhà nước theo đúng nghĩa nữa mà chỉ là "nửa nhà nước".

Tính giai cấp là mặt cơ bản thể hiện bản chất của nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó nhà nước còn thể hiện rõ nét tính xã hội. Dù trong xã hội nào, nhà nước cũng một mặt bảo vệ lợi ích của giai cấp [lực lượng] cầm quyền, nhưng đồng thời cũng phải chú ý đến lợi ích chung của toàn xã hội.

Từ những kết luận trên có thể đi đến định nghĩa sau: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội.

4.2. Vị trí của nhà nước trong xã hội có giai cấp

Để xác định vị trí của nhà nước trong xã hội có giai cấp trước hết cần tìm hiểu mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội có giai cấp nói chung. Nhà nước và xã hội có giai cấp là hai hiện tượng có quan hệ qua lại với nhau; giữa chúng vừa có sự thống nhất lại vừa có sự khác biệt. Sự thống nhất thể hiện ở chỗ xã hội có giai cấp không thể tồn tại thiếu nhà nước đồng thời nhà nước chỉ xuất hiện, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp. Mặt khác, nhà nước và xã hội không đồng nhất với nhau. Khái niệm xã hội rộng hơn khái niệm nhà nước. Về mặt cơ cấu, xã hội được hình thành từ các giai cấp và đẳng cấp khác nhau, còn nhà nước được cấu thành từ những chế định pháp lý và thiết chế nhà nước. Trong mối quan hệ qua lại giữa chúng, xã hội giữ vai trò quyết định, là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của nhà nước. Những biến đổi trong sự vận động và phát triển của xã hội sớm hay muộn cũng sẽ dẫn tới sự thay đổi tương ứng của nhà nước. Ngược lại nhà nước cũng có sự tác động mạnh mẽ tới sự phát triển mọi mặt của xã hội. Vì vậy, khi nghiên cứu những vấn đề về nhà nước phải gắn chúng với những điều kiện cụ thể của xã hội, đồng thời cũng phải chú ý đến những quy luật phát triển riêng của nhà nước, chú ý đến vai trò của nó trong sự tác động trở lại đối với xã hội.

Nhà nước là một bộ phận của thượng tầng kiến trúc xã hội, nó là sản phẩm của một chế độ kinh tế - xã hội nhất định. Sự phát triển của hạ long cơ sở quyết định sự phát triển của nhà nước. Tuy nhiên, những sự biến đổi của nhà nước không phải chỉ phụ thuộc vào những biến đổi trong cơ sở kinh tế của xã hội. Các điều kiện và yếu tố như đối sánh giai cấp mức độ gay gắt của những mâu thuẫn xã hội, các đảng phái chính trị, các trào lưu chính trị pháp lý... đều có ảnh hưởng đến sự phát triển của nhà nước. Đồng thời, nhà nước luôn tác động mạnh mẽ đến cơ sở kinh tế, đến những điều kiện và quá trình phát triển của sản xuất xã hội cũng như đến các hiện tượng xã hội khác.

Trong xã hội có giai cấp, để bảo vệ và thực hiện những lợi ích của mình, ngoài nhà nước ra, giai cấp thống trị còn thiết lập nhiều tổ chức chính trị xã hội khác nữa trong đó đáng chú ý nhất là các đảng phái chính trị. So với các tổ chức chính trị xã hội đó, nhà nước có một vai trò đặc biệt, nó nằm ở vị trí trung tâm giữa các tổ chức chính trị xã hội, bởi vì chỉ nhà nước mới có các cơ quan đặc biệt cùng với các phương tiện vật chất kèm theo như quân đội, cảnh sát, toà án, nhà tu... cho nên nó có thể tác động một cách mạnh mẽ và toàn diện đến đời sống xã hội. Sự tác động của nhà nước đến quá trình phát triển của xã hội được thực hiện thông qua việc đề ra chủ trương, đường lối, chính sách nhằm thực hiện các nhiệm vụ chính trị của giai cấp cầm quyền. Các chủ trương chính sách của nhà nước bao giờ cũng thể hiện một cách trực tiếp lợi ích kinh tế, chính trị của các giai cấp. Chẳng hạn, chính sách của nhà nước tư sản luôn luôn xuất phát từ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất tư bản chủ nghĩa, phản ánh và bảo vệ các lợi ích chung của giai cấp tư sản; chính sách của nhà nước xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất luôn phản ánh và bảo vệ lợi ích chung của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Nhà nước giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện những lợi ích cơ bản của giai cấp cho nên sự tham gia của nhà nước vào việc xác định nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, xác định phương hướng, hình thức và nội dung hoạt động của nhà nước là yếu tố quan trọng trong chính sách của nhà nước.

So với các tổ chức khác trong xã hội có giai cấp, nhà nước có một số đặc điểm riêng sau đây:

  • Nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt không còn hòa nhập với dân cư nữa; chủ thể của quyền lực này là giai cấp thống trị về kinh tế và chính trị. Để thực hiện quyền lực này và để quản lý xã hội, nhà nước có một lớp người đặc biệt chuyên làm nhiệm vụ quản lý; họ tham gia vào các cơ quan nhà nước và hình thành nên một bộ máy cưỡng chế để duy trì địa vị của giai cấp thống trị, bắt các giai cấp khác phải phục tùng theo ý chí của giai cấp thống trị.
  • Nhà nước phân chia dân cư theo lãnh thổ thành các đơn vị hành chính, không phụ thuộc vào chính kiến, huyết thống, nghề nghiệp hoặc giới tính... Việc phân chia này quyết định phạm vi tác động của nhà nước trên quy mô rộng lớn nhất và dẫn đến việc hình thành các cơ quan trung ương và địa phương của bộ máy nhà nước.
  • Nhà nước có chủ quyền quốc gia. Chủ quyền quốc gia mang nội dung chính trị pháp lý, nó thể hiện quyền độc lập tự quyết của nhà nước về những chính sách đối nội và đối ngoại không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. Chủ quyền quốc gia là thuộc tính không thể chia cắt của nhà nước.
  • Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện sự quản lý bắt buộc đối với mọi công dân. Với tư cách là người đại diện chính thức của toàn bộ xã hội, nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật. Pháp luật do nhà nước ban hành nên có tính bắt buộc chung, mọi người [công dân] đều phải tôn trọng pháp luật.
  • Nhà nước quy định và thực hiện việc thu các loại thuế dưới các hình thức bắt buộc, với số lượng và thời hạn ấn định trước. Sở dĩ nhà nước phải đặt ra các loại thuế vì bộ máy của nhà nước bao gồm một lớp người đặc biệt, tách ra khỏi lao động sản xuất để thực hiện chức năng quản lý; bộ máy đó phải được nuôi dưỡng bằng nguồn tài chính lấy từ khu vực sản xuất trực tiếp. Thiếu thuế, bộ máy nhà nước không thể tồn tại được. Nhưng mặt khác, chỉ có nhà nước mới có độc quyền đặt ra thuế và thu thuế vì nhà nước là tổ chức duy nhất có tư cách đại diện chính thức của toàn xã hội.

Những đặc điểm trên nói lên sự khác nhau giữa nhà nước với các tổ chức chính trị xã hội khác, đồng thời cũng phản ánh vị trí và vai trò của nhà nước trong xã hội có giai cấp.

Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước, là phương thức chuyển ý chí giai cấp thống trị thành ý chí nhà nước. Hình thức nhà nước bị quy định bởi bản chất nhà nước. Có hai loại hình thức nhà nước đó là

  • Hình thức chính thể
  • Hình thức cấu trúc.

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Quyết định về chức năng, nhiệm vụ.. của kho bạc nhà nước, Nghị định quy định về trường của cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.

Video liên quan

Chủ Đề