Chứng chỉ quản lý nhà nước theo chức danh nghề nghiệp kỹ sư hạng 3

  • Click để xem thông tin
  • Địa chỉ: Số 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM.
  • Điện thoại: [028] 7302 2286
  • Di động: 0968.22.88.66


Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp; được sử dụng làm căn cứ để thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng, bố trí và quản lý viên chức. Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp cần phải đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn theo từng chức danh đã được quy định.

Mỗi chức danh nghề nghiệp được kết cấu bao gồm:

  1. Tên và hạng của chức danh nghề nghiệp;
  2. Nhiệm vụ: liệt kê chi tiết và cụ thể những công việc phải thực hiện có mức độ phức tạp phù hợp với hạng chức danh nghề nghiệp;
  3. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp;
  4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng;
  5. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Ngoài ra, thực hiện Công văn số 3798/SYT-TCCB ngày 17 tháng 7 năm 2019 của Sở Y tế TP.HCM về hồ sơ đề nghị bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đúng tiêu chuẩn, để bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp thì các chức danh sau đây cần phải có thêm chứng chỉ bồi dưỡng Nghiệp vụ Quản lý Nhà nước hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ theo yêu cầu của từng vị trí như sau:

– Bác sĩ cao cấp [hạng I] [Mã số: V.08.01.01]: Chứng chỉ bồi dưỡng Bác sĩ cao cấp [hạng I].

– Bác sĩ chính [hạng II] [Mã số V.08.01.02]: Chứng chỉ bồi dưỡng bác sĩ chính [hạng II].

– Bác sĩ y học dự phòng cao cấp [hạng I] [Mã số: V.08.02.04]: Chứng chỉ bồi dưỡng Bác sĩ y học dự phòng cao cấp [hạng I].

– Bác sĩ y học dự phòng chính [hạng II] [Mã số V.08.01.05]: Chứng chỉ bồi dưỡng bác sĩ y học dự phòng chính [hạng II].

– Điều dưỡng [hạng II] [Mã số V.08.05.11]: Chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II.

– Dược sĩ cao cấp [hạng I] [Mã số: V.08.08.20]: Chứng chỉ theo tiêu chuẩn chức danh dược sĩ cao cấp.

– Dược sĩ chính [hạng II] [Mã số: V.08.08.21]: Chứng chỉ theo tiêu chuẩn chức danh dược sĩ chính.

– Y tế công cộng cao cấp [hạng I] [Mã số: V.08.04.08]: Chứng chỉ bồi dưỡng y tế công cộng cao cấp [hạng I].

– Y tế công cộng chính [hạng II] [Mã số: V.08.04.09]: Chứng chỉ bồi dưỡng y tế công cộng chính [hạng II].

– Chuyên viên cao cấp: Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc có bằng tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị – hành chính.

– Chuyên viên chính: Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính hoặc có bằng tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị – hành chính, thạc sỹ quản lý hành chính công, tiến sỹ quản lý hành chính công.

– Chuyên viên [Mã số 01.003]: Chứng chỉ Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên hoặc có bằng tốt nghiệp đại học ngành hành chính học, thạc sỹ quản lý hành chính công, tiến sỹ quản lý hành chính công.

– Cán sự [Mã số 01.004]: Chứng chỉ Quản lý nhà nước ngạch cán sự.

– Ngạch nhân viên [Mã số: 01.005]: Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ liên quan đến các công việc được giao nếu nhiệm vụ hoặc vị trí việc làm có yêu cầu.

– Kế toán viên cao cấp [Mã số: 06.029]: Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán viên cao cấp.

– Kế toán viên chính [Mã số: 06.030]: Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán viên chính.

– Kế toán viên [Mã số: 06.031]: Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kế toán viên.

– Kế toán viên cao đẳng [Mã số 06a.031]: Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kế toán viên.

– Kế toán viên trung cấp [Mã số 06.032]: Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kế toán viên trung cấp.

– Công tác xã hội viên chính [hạng II] [Mã số: V.09.04.01]: Chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp công tác xã hội viên chính [hạng II].

– Công tác xã hội viên [hạng III] [Mã số: V.09.04.02]: Chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp công tác xã hội viên [hạng III].

– Nhân viên công tác xã hội [hạng IV] [Mã ngạch: V.09.04.03]: Chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp công tác xã hội viên [hạng VI].

– Nghiên cứu viên cao cấp [hạng I] [Mã số: V.05.01.01]: Chứng chỉ bồi dưỡng nghiên cứu viên cao cấp [hạng I].

– Nghiên cứu viên chính [hạng II] [Mã số: V.05.01.02]: Chứng chỉ bồi dưỡng nghiên cứu viên chính [hạng II].

– Nghiên cứu viên [hạng III] [Mã số: V.05.01.03]: Chứng chỉ bồi dưỡng nghiên cứu viên [hạng III].

– Kỹ sư cao cấp [hạng I] [Mã số: V.05.02.05]: Chứng chỉ bồi dưỡng kỹ sư cao cấp [hạng I].

– Kỹ sư chính [hạng II] [Mã số: V.05.02.06]: Chứng chỉ bồi dưỡng kỹ sư cao chính [hạng II].

– Kỹ sư hạng III [Mã ngạch: V05.02.07]: Chứng chỉ Bồi dưỡng kỹ sư hạng III.

– Thư viện viên hạng II [Mã số: V.10.02.05]: Chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thư viện hạng II.

Tiêu chuẩn chức danh kỹ sư hạng III được quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Nội vụ ban hành như sau:

Kỹ sư [hạng III] - Mã số: V.05.02.07

1. Nhiệm vụ:

a] Xây dựng, tổ chức chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật được giao nhằm bảo đảm các hoạt động thường xuyên của quá trình phát triển, ứng dụng và triển khai công nghệ;

b] Chủ trì các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực chuyên môn;

c] Thực hiện hoặc chỉ đạo thực hiện công tác quản lý công nghệ trong phạm vi được giao, tham gia biên soạn và nghiên cứu xây dựng hoàn chỉnh hệ thống định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật của lĩnh vực công nghệ đảm nhiệm.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a] Có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật, công nghệ;

b] Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 [A2] theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

c] Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;

d] Có chứng chỉ bồi dưỡng kỹ sư [hạng III].

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a] Nắm được đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, phương hướng, nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ của ngành và đơn vị; tình hình kinh tế - xã hội nói chung và những thành tựu, xu hướng phát triển khoa học và công nghệ, những tiến bộ khoa học và công nghệ quan trọng trong nước và thế giới liên quan đến ngành và đơn vị;

b] Nắm chắc nội dung, nghiệp vụ quản lý và phương pháp tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ tại đơn vị. Nắm chắc các đối tượng tác động của khoa học và công nghệ trong phạm vi hoạt động, các quy định an toàn lao động, vệ sinh lao động;

d] Đã chủ trì 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở được nghiệm thu ở mức đạt trở lên hoặc tham gia ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở được nghiệm thu ở mức đạt trở lên [áp dụng đối với trường hợp thăng hạng từ chức danh kỹ thuật viên [hạng IV] lên chức danh kỹ sư [hạng III];

đ] Viên chức thăng hạng từ chức danh kỹ thuật viên lên chức danh kỹ sư [hạng III] phải có thời gian giữ chức danh kỹ thuật viên [hạng IV] hoặc tương đương tối thiểu là 3 [ba] năm.

Trên đây là nội dung quy định về tiêu chuẩn chức danh kỹ sư hạng III. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV.

Trân trọng!


Đối tượng áp dụng Thông tư là viên chức chuyên ngành KH&CN làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công

Bộ Khoa học và Công nghệ [KH&CN] đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng dự thảo Thông tư Quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng; nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành KH&CN.

Theo dự thảo, đối tượng áp dụng là viên chức chuyên ngành KH&CN làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành KH&CN; Đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức, cá nhân có liên quan. 

Dự thảo nêu rõ tiêu chuẩn, điều kiện thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành KHCN từ hạng II lên hạng I và từ hạng III lên hạng II.Cụ thể, viên chức chuyên ngành KH&CN đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập được đăng ký dự thi thăng hạng từ hạng II [nghiên cứu viên chính, kỹ sư chính] lên hạng I [nghiên cứu viên cao cấp, kỹ sư cao cấp] hoặc từ hạng III [nghiên cứu viên, kỹ sư] lên hạng II [nghiên cứu viên chính, kỹ sư chính] khi đáp ứng đồng thời các điều kiện gồm: 

Đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

Đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi thăng hạng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày 1/10/2014 quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành KHCN, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 01/2020/TT-BKHCN ngày 20/1/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV.

Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi thăng hạng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV.

Viên chức được miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều 39 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP thì được xác định đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Trường hợp viên chức đăng ký dự thi thăng hạng không có văn bằng, chứng chỉ minh chứng đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn trình độ ngoại ngữ, tin học thì phải có bản cam kết về việc đáp ứng năng lực sử dụng ngoại ngữ, tin học theo quy định, có xác nhận của cơ quan quản lý trực tiếp.

Về thời gian giữ chức danh nghề nghiệp, đối với thăng hạng từ chức danh nghiên cứu viên chính [hạng II] lên chức danh nghiên cứu viên cao cấp [hạng I], cần có thời gian giữ chức danh nghiên cứu viên chính [hạng II] hoặc tương đương tối thiểu là 6 năm. Trường hợp có thời gian tương đương phải có ít nhất 1 năm [đủ 12 tháng] giữ chức danh nghiên cứu viên chính [hạng II] tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi thăng hạng.

Đối với thăng hạng từ chức danh kỹ sư chính [hạng II] lên chức danh kỹ sư cao cấp [hạng I], cần có thời gian giữ chức danh kỹ sư chính [hạng II] hoặc tương đương tối thiểu là 6 năm. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 1 năm [đủ 12 tháng] giữ chức danh kỹ sư chính [hạng II] tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi thăng hạng.

Đối với thăng hạng từ chức danh nghiên cứu viên [hạng III] lên chức danh nghiên cứu viên chính [hạng II], cần có thời gian giữ chức danh nghiên cứu viên [hạng III] hoặc tương đương tối thiểu là 9 năm. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 1 năm [đủ 12 tháng] giữ chức danh nghiên cứu viên [hạng III] tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi thăng hạng.

Đối với thăng hạng từ chức danh kỹ sư [hạng III] lên chức danh kỹ sư chính [hạng II], cần có thời gian giữ chức danh kỹ sư [hạng III] hoặc tương đương tối thiểu là 9 năm. Trường hợp có thời gian tương đương, phải có ít nhất 1 năm [đủ 12 tháng] giữ chức danh kỹ sư [hạng III] tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi thăng hạng.

Việc tính thời gian tương đương thực hiện theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP.

Cũng theo dự thảo Thông tư, Viên chức chuyên ngành KH&CN đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập được đăng ký dự xét thăng hạng từ hạng II [nghiêncứu viên chính, kỹ sư chính] lên hạng I [nghiên cứu viên cao cấp, kỹ sư cao cấp]hoặc từ hạng III [nghiên cứu viên, kỹ sư] lên hạng II [nghiên cứu viên chính, kỹ sưchính] khi đáp ứng đồng thời các điều kiện: Đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện thi thăng hạng quy định tại Điều 3 Thông tư này, tương ứng với từng chức danh dự xét; Đạt thêm số điểm quy đổi từ kết quả hoạt động chuyên môn. Việc tính điểm quy đổi từ kết quả hoạt động chuyên môn được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2020/TT-BKHCN.

Viên chức chuyên ngành KH&CN đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập được đăng ký dự xét thăng hạng từ hạng IV [trợ lý nghiên cứu, kỹ thuật viên] lên hạng III [nghiên cứu viên, kỹ sư] khi đáp ứng đồng thời các điều kiện: Đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP; Đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp đăng ký dự xét [nghiên cứu viên hoặc kỹ sư] quy định tại Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 01/2020/TT-BKHCN; Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh nghề nghiệp đăng ký dự xét [nghiên cứu viên hoặc kỹ sư] quy định tại Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV; Đáp ứng yêu cầu về thời gian giữ chức danh nghề nghiệp. 

Như vậy, đối với viên chức chuyên ngành KH&CN, bên cạnh chính sách xét thăng hạng đặc cách không phụ thuộc vào năm công tác theo Nghị định 40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 Quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN và Nghị định số 27/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40/2014/NĐ-CP và Nghị định số 87/2014/NĐ-CP ngày 22/9/2014, dự thảo Thông tư đã quy định mới về xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp không qua thi khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp. 

Bộ KH&CN đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Nguồn truyenthongkhoahoc

Video liên quan

Chủ Đề