chứng minh câu tục ngữ an quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn

Chứng minh câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn" lớp 7

Chia sẻ

Hướng dẫn chứng minh câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn" lớp 7 các bạn có thể tham khảo thêm

Các bài viết về chủ đề Ăn quả nhớ kẻ trồng cây được quan tâm trên Wikihoc:

  • Giải thích câu tục ngữ mà em tâm đắc nhất lớp 7 - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
  • Dàn ý chứng minh: " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", " Uống nước nhớ nguồn" lớp 7

Vì sao chúng ta được sống trong một môi trường tốt đẹp, một cuộc sống hoà bình, được đùm bọc trong tình yêu thương? Có bao giờ bạn nghĩ đến điều ấy? Vì tự nhiên sinh ra đã có ư? Hay vì vốn dĩ nó là của bạn? Không đâu, tất cả đều bắt đầu từ một cội nguồn đi trước. Không có sự hi sinh trước kia, sẽ chẳng thể có ngày hôm nay hạnh phúc ấm no. Chính vì vậy, mà ông cha ta đúc kết được hai câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn và Ăn quả nhớ kẻ trông cây. Hai câu tục ngữ đều tựu chung lại một chân lí: nghĩa tình thuỷ chung. Để chứng minh được đạo lí ấy, ta cần đi giải thích về hai câu tục ngữ, hình ảnh mà chúng sử dụng biểu trưng cho điều gì? Sau đó là những lí giải vì sao lại như thế, nó biểu hiện như thế nào, có ý nghĩa ra sao, và chúng ta cần thực hiện đạo lí ấy như thế nào.. Các bạn cần chú ý về độ mạch lạc và hàm súc của bài văn. Chúc các bạn thành công!

BÀI VĂN MẪU SỐ 1CHỨNG MINH: ĂN QUẢ NHỚ KẺ TRỒNG CÂY, UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

Ta đã biết, mỗi con người sinh ra và trưởng thành, không ai có thể tồn tại một cách độc lập. Nhìn về quá khứ, đó cũng được gọi là một nghệ thuật sống. Từ xa xưa, ông cha ta đã dạy con cháu điều đó, đúc kết trong hai câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn và Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ta cùng đi tìm hiểu ý nghĩa của hai câu tục ngữ ấy.

Nước và quả là những hình ảnh biểu trưng cho thành quả lao động, cho những giá trị mà chúng ta đang được hưởng ngày hôm nay. Một đất nước hoà bình, một cuộc sống ấm no, bữa cơm ta ăn, chính là hiện thân của nước và quả ấy. Đó là những thứ tốt đẹp nhất được phôi thai từ nguồn và kẻ trồng cây. Nguồn là nguồn gốc của những chân giá trị tốt đẹp ấy, còn kẻ trồng cây la người làm nên thành quả. Như vậy, giữa thành quả và nguồn gốc của nó, ta không thể bỏ quên. Hai câu tục ngữ sử dụng hai hình ảnh ẩn dụ khác nhau, nhưng cũng để khuyên con cháu một đạo lí trong đời: con người cần nhớ về nguồn cội tổ tiên, cần biết ơn những người làm nên thành quả để ta hưởng thụ.
Vì sao lại vậy?

Trước hết, vì đó đã là một truyền thống đạo lí ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Một dân tộc luôn đặt chữ nhân cao hơn tất cả, sống tình nghĩa yêu thương. Dân tộc Việt Nam là những trang sử vàng huy hoàng, với các vị vua Hùng, với những vị vua như Quang Trung, Đinh Bộ Lĩnh đã dốc công mà xây dựng đất nước có hình hài. Vì vậy mà trong cuộc sống hiện đại ngày nay, người ta vẫn tìm về với những ngày giỗ tổ, những đền thờ trang nghiêm như một sự biết ơn. Nó ăn sâu vào tiềm thức, truyền thống của những con người giản dị chân chất. Vậy cớ sao ta lại đi ngược lại đạo lí ngàn đời ấy? Làm như vậy có khác nào phản lại dân tộc. Bởi thế mà đi theo đạo lí uống nước nhớ nguồn, chính là mỗi người hoà vào nhịp đập chung của thời đại.

Hơn thế nữa, không một ai, không một thứ gì có thể tồn tại trong môi trường chân không. Ngày hôm nay nhất định phải là sự phôi thai từ ngày hôm qua, chúng ta có được ngày hôm nay chính là nhờ biết bao công sức của người đi trước. Từ đất nước đến hạt gạo, đều là từ cha ông ta để lại. Không biết ơn thế hệ trước chính là sự phủ nhận thực tại, coi thường cuộc sống mình đang được hưởng thụ. Trong xã hội hiện đại ngày nay, người ta lại càng cần đến đạo lí ấy hơn. Bởi sự vô ơn chính là biểu hiện của những con người thiếu đạo đức, thiếu hiểu biết. Họ sẽ tự tách mình với cuộc sống ngoài kia, bởi không một ai muốn quan hệ và giúp đỡ với những người vô ơn ấy. Bởi vậy, sống theo đạo lí uống nước nhớ nguồn chính là tự tạo giá trị cho bản thân.

Điều đáng buồn là suốt chiều dài lịch sử, ta vẫn gặp những hiện tượng con người vô ơn với quá khứ, với đồng bào, đi ngược lại những giá trị văn hoá ngàn đời. Cũng có những người lấy oán để báo ân, phản lại chính những người đã từng cưu mang giúp đỡ mình. Sống cuộc sống ấy, liệu họ có thể tồn tại và thành công không?

Hiểu được điều đó, mỗi thế hệ trẻ như chúng ta lại càng phải sống có đạo lí, có nghĩa tình hơn. Không chỉ là biết ơn trong lời nói ra, mà còn phải thể hiện ở chính hành động. Đó là, mỗi người học sinh cần học tập và tu dưỡng thật tốt, để có đủ khả năng làm giàu đẹp thêm cho đất nước, để trả ơn dân tộc một cách thiết thực nhất.

Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Dù có ngàn đời sau, đạo lí ấy vẫn không thể đổi khác!

Nga - wikihoc.com

BÀI VĂN MẪU SỐ 2 CHỨNG MINH: ĂN QUẢ NHỚ KẺ TRỒNG CÂY, UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN HAY ĐẦY ĐỦ

Cuộc đời con người như một chiếc thang dài vô tận. Ta phải biết nhìn lên để hướng tới tương lai và hạnh phúc. Nhưng cũng cần phải biết nhìn lại để nhớ những gì đã qua, để kiếm tìm sự bình yên và yêu thương. Biết nhìn lại và nhớ ơn người đi trước, đó đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc ta bao lâu nay, được đúc kết qua câu: Uống nước nhớ nguồn.

Câu tục ngữ ngắn gọn chia thành hai vế với hai hoạt động hằng ngày. Uống nước- đón nhận những gì trong lành tươi mát từ thiên nhiên, cuộc sống. Dù uống nhiều hay chỉ một ngụm nhỏ cũng phải nhớ đến nguồn- nơi khởi sinh của nước, nơi tạo nên những thành quả ấy. Nói về hành động có tính chất quy luật của cuộc sống, câu tục ngữ như lời nhắc nhở với chúng ta: được hưởng thành quả ngày hôm nay, phải biết nhớ tới, biết ơn những người đã tạo ra thành quả ấy. Đó là đạo lí, là lẽ sống cần có ở đời.

Chiếc lá cũng mọc từ cây, cây nào cũng có cội rễ. Không có cái gì tự nhiên sinh ra, tồn tại tự nó và cho nó. Bất cứ điều gì cũng có nguyên nhân và mọi thứ đều có cội nguồn. Con người cũng vậy. Con người có tổ có tông. Như cây có gốc, như sông có nguồn. Mỗi chúng ta, từ khi sinh ra, dù ý thức hay vô thức đều đang nhận từ người khác một điều gì đó. Sự xuất hiện diệu kì của chúng ta trên cõi đời này chính là món quà vô giá mà bố mẹ tặng cho chúng ta. Những câu hát ru ngọt ngào, những lời dỗ dành yêu thương, những cái hôn và lời dạy dỗ, - chúng ta đang được uống tình yêu thương của gia đình. Cuộc sống hòa bình không bom đạn chiến tranh, phố phường sạch đẹp không mùi rác thải, ngôi trường xinh đẹp hằng ngày ta cắp sách đến, Chúng ta lại nhận ân tình từ xã hội, những người không máu mủ ruột thịt nhưng lại hi sinh và vất vả vì chúng ta. Vì thế, uống nước nhớ nguồn chính là đạo lí, là lẽ đời, là biết cách làm người.

Giản Tư Trung, nhà giáo dục học, tác giả của cuốn sách Đúng việc chia ra những công việc con người cần đảm nhiệm trong cuộc sống. Đó chính là làm người, làm dân và làm nghề. Con người ta không thể sống mà không biết mình là ai, nguồn gốc ở đâu được. Và lối sống biết ơn để con người hiểu và trân trọng sự tồn tại của mình trên cuộc đời. Đó là khi ta tự hào ngân vang bài quốc ca, khi mọi người cùng cúi đầu hướng về tổ tiên:

  • Hằng năm đi đâu làm đâu
  • Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ
  • (Nguyễn Khoa Điểm)

Lòng biết ơn, đạo lí uống nước nhớ nguồn chính là nền tảng cốt lõi để ta phát triển và thành công trong cuộc sống. Khi rễ chắc khỏe, cây mới có thê vươn cao. Chẳng một người thành công nào mà lại không biết trân trọng những gì mình đang có, là một người sống vô ơn và ích kỉ cả. Trong xã hội của đồng tiền, lòng biết ơn với gia đình và quê hương chính là cơ sở để con người sống đẹp, sống đúng với mình và phát triển đất nước. Điều ấy không chỉ trong phạm vi trong nước mà còn thiêng liêng hơn ở những nơi xứ lạ, nó nhân lên thành lòng tự hào dân tộc và tình yêu tổ quốc. Để những trái tim ở xa nhưng vẫn ánh lên những ngọn nến, thắp sáng và sưởi ấm mỗi người.

Nhưng làm sao để biểu lộ lòng biết ơn của mình? Đó không phải chỉ là những câu nói: Cảm ơn đơn thuần, những lời ngợi ca vô nghĩa. Sự chứng thực tốt nhất nằm ở chính hành động. Biết mình là ai, mình từ đâu tới. Nhớ về những hạnh phúc giản đơn, cội nguồn của mình khi khó khăn rất dễ nhưng khi đã hạnh phúc, đủ đầy mới là khó. Hãy luôn biết nhìn về quá khứ để hiểu, để nhớ và để mỗi ngày ta sống người hơn, sống có nghĩa hơn.

Nhà thơ vĩ đại dân tộc Ấn Độ đã từng nói: Hãy cảm ơn ngọn đèn vì ánh sáng của nó. Nhưng đừng quên người cầm đèn đang đứng trong đêm. Cuộc đời con người chỉ có một. Sống sao cho đừng hoài, đừng phí, đừng nuối tiếc vì những giây phút đã qua.